Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Bệnh nhược cơ cơ năng.
Mất trương lực cơ ống tiêu hóa, táo bón do mất trương lực cơ. 

Hàm lượng:

Pyridostigmine bromide ……………………………………   60 mg
Tá dược vừa đủ ………………………………… …………………… 1 viên

Liều dùng:

 Hiệu quả thuốc chỉ xuất hiện từ từ, thường trong vòng 15–30 phút sau khi uống  
 Liều lượng có thể thay đổi từng ngày, tuỳ theo bệnh giảm hay nặng lên, stress về cảm
xúc và thể lực của người bệnh. Liều thông thường:         
  Mất trương lực cơ ống tiêu hóa, táo bón do mất trương lực cơ: uống mỗi lần 1 viên,
cách nhau 4 giờ.      
  Bệnh nhược cơ cơ năng: 1 – 3 viên/lần, uống từ 2 – 4 lần/ ngày hoặc liều có thể cao hơn nếu cần. 
  Nên uống 30 – 45 phút trước khi ăn và chia nhỏ viên thuốc đối với người bệnh khó nuốt.
  Đối với bệnh nhân nhược cơ cơ năng, mỗi liều thuốc có tác dụng trong khoảng 4 giờ, ngày cũng như đêm (khi cơ thể giảm hoạt động), khoảng thời gian tác dụng của thuốc có thể kéo dài tới 6 giờ.
  Khuyến cáo các thời điểm uống thuốc nên được lựa chọn sao cho tác dụng tối đa của thuốc xuất hiện cùng lúc với hưng phấn của cơ thể (như lúc sáng ngủ dậy hoặc trong bữa ăn... )
  Pyridostigmine uống cùng với sữa hoặc thức ăn gây ít tác dụng phụ muscarinic.
  Khoảng cách giữa các liều của pyridostigmine dài hơn so với neostigmine trong điều trị bệnh nhược cơ. Vì thế có thể kết hợp pyridostigmine với neostigmine trong điều trị bệnh nhược cơ, thí dụ như dùng pyridostigmine trong ngày và tối, neostigmine dùng vào buổi sáng. Tuy nhiên sự kết hợp này cần được kiểm tra chặt chẽ do có thể làm giảm vận động ruột và gia tăng tích lũy độc tố.
Hướng dẫn liều cho nhóm bệnh nhân đặc biệt:
Trẻ em:  Cần xác định liều lượng thật chính xác và cẩn thận. Đối với trường hợp nhược cơ trẻ sơ sinh, nên điều trị với neostigmine. Tuy nhiên, nếu xuất hiện tác dụng phụ do tăng cholinergic thì nên dùng Meshanon. Liều lượng gợi ý như sau: 5 -10 mg (nghiền nhỏ viên nén), dùng trước khi ăn từ 30 – 50 phút. Thời gian điều trị quá 8 tuần đầu sau khi sinh, chỉ cần thiết với rất hiếm trường hợp nhược cơ bẩm sinh và bệnh nhược cơ trẻ em có tính chất gia đình.   
Suy thận:  Liều thấp được áp dụng cho bệnh nhân suy thận do pyridostigmine được đào thải chủ yếu dưới dạng không đổi qua thận. Liều lượng cần được điều chỉnh cho phù hợp với tác dụng.    

Tác dụng phụ:

 Giống như các thuốc cholinergic, Meshanon có tác dụng không mong muốn lên hệ thần kinh thực vật. Tác dụng không mong muốn thường liên quan đến tình trạng quá liều và thường thuộc 2 kiểu:
 Các triệu chứng kiểu muscarinic: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chuột rút dạ dày, tăng  nhu động và bài tiết dịch phế quản, tăng tiết nước bọt và nước mắt cũng như chậm nhịp và co đồng tử...
 Các triệu chứng kiểu nicotinic: co thắt cơ, co giật và nhược cơ....
 Giống như các thuốc có chứa bromine khác, Meshanon có thể gây ban đỏ và sẽ biến mất nhanh chóng khi ngừng thuốc

QUÁ LIỀU
 Dùng thuốc  quá liều, dẫn đến tăng cholinergic, được nhận biết bởi tình trạng nhược cơ (hoặc làm tăng tình trạng nhược cơ trên bệnh nhân bị mất trương lực cơ). Tình trạng này gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân do liệt các cơ hô hấp.
 Quá liều trên những bệnh nhân nặng, cũng có thể đi kèm bởi sự nhược cơ nặng, và do đó khó có thể phân biệt hội chứng cholinergic với các triệu chứng căn bản. Tuy nhiên, sự phân biệt này là rất quan trọng vì nếu tăng liều pyridostigmine hoặc các thuốc khác cùng nhóm có thể làm xuất hiện hội chứng cholinergic hoặc tình trạng bệnh day dẳng hay không nhạy cảm.
 Người bệnh ngộ độc do dùng thuốc kháng cholinesterase không được dùng aminophylin, morphin, phenothiazin, thuốc an thần kinh, reserpin, sucinylcholin, theophylin hoặc không được truyền một lượng dịch lớn.
 Điều trị: Ngưng thuốc ngay lập tức. Những tác dụng muscarinic là nặng nhất và có thể kiểm soát bằng atropin (2 mg, tiêm tĩnh mạch, sau đó tiêm bắp, cứ 2 – 4 giờ một lần, tuỳ theo cần thiết, để giảm khó thở) nhưng phải tránh quá liều atropin. Những tác dụng trên cơ xương sau quá liều pyridostigmine không dịu bớt khi điều trị với atropin.  

Tương tác thuốc:

Pyridostigmine đối kháng một cách có hiệu quả tác dụng của các thuốc giãn cơ không khử cực
Atropin làm mất tác dụng cholinergic của pyridostigmine, đặc biệt là tác dụng làm chậm nhịp tim và tăng bài tiết. 
Các thuốc kháng cholinesterase đôi khi có hiệu lực để đảo nghịch sự chẹn thần kinh – cơ do các kháng sinh aminoglycoside gây ra. Tuy nhiên, các kháng sinh aminoglycoside, các thuốc tê và một số thuốc gây mê, thuốc chống loạn nhịp, thuốc gây cản trở dẫn truyền thần kinh cơ phải được sử dụng cẩn thận ở người nhược cơ nặng, và liều của pyridostigmine có thể phải tăng lên sao cho phù hợp.

Lưu ý:

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sĩ.

Bảo quản:

Nơi khô mát, dưới 25oC. Tránh ánh sáng, tránh ẩm.

Chống chỉ định:

 Quá mẫn với các thuốc kháng cholinesterase,
 Không sử dụng ở người có bệnh viêm phúc mạc, tắc nghẽn cơ học đường tiêu hoá, đường tiết niệu.
 Do có sự hiện diện của ion bromide, không nên dùng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bromides.
 Không dùng phối hợp với các thuốc giãn cơ không khử cực (như suxamethonium).