Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2020

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu

 Xét nghiệm máu là 1 trong các xét nghiệm quan trọng và cung cấp những chỉ số quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán và phát hiện nhiều bệnh lý. Ngoài ra, xét nghiệm cũng được thực hiện nhằm đánh giá những triệu chứng và theo dõi hiệu quả điều trị bệnh. Xét nghiệm máu tổng quát ở người lớn nên tiến hành 2 lần/ năm, thực hiện xét nghiệm công thức máu, đường máu, mỡ máu, cơ bản nước tiểu và men gan giúp người xét nghiệm sớm phát hiện những triệu chứng bệnh sớm, phòng & tránh bệnh kịp thời. 

Xét nghiệm máu có thể phát hiện ra những bệnh gì?

- Kiểm tra nhóm máu

- Bệnh về máu, liên quan đến máu như bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu, huyết tán, suy tủy, thiếu máu, ung thư máu

- Kiểm tra chức năng của gan(SGOT, SGPT) và chức năng thận như ure máu, creatinine

- Bệnh tiểu đường

- Bệnh về não như nhiễm trùng não, thiếu máu não

- Rối loạn mỡ máu (cholesterol, triglyceride, HDL-C),

- Bệnh Gout

- Bệnh về gan như viêm gan A, B, C, E, D,.. xơ gan, tăng men gan, ung thư gan…

- Phát hiện HIV

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu

Cách đọc kết quả xét nghiệm máu. Ảnh: SK&ĐS 

Cách đọc kết quả xét nghiệm máu hay nước tiểu là điều bạn cần khi đi khám sức khỏe vì các bác sĩ vẫn hay chỉ định bệnh nhân đi làm xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên nếu bác sĩ không giải thích thì bạn cũng không thể hiểu được các chỉ số trên kết quả xét nghiệm có ý nghĩa gì. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu về cách đọc kết quả xét nghiệm máu.

GLUCOSE là đường trong máu. Giới hạn bình thường từ 4,1-6,1 mnol/l.

1. GLU (GLUCOSE): Đường trong máu. Giới hạn bình thường từ 4,1-6,1 mnol/l. Nếu vượt quá giới hạn cho phép thì tăng hoặc giảm đường máu. Tăng trên giới hạn là người có nguy cơ cao về mắc bệnh tiểu đường.

2. SGOT & SGPT: Nhóm men gan

Giới hạn bình thường từ 9,0-48,0 với SGOT và 5,0-49,0 với SGPT. Nếu vượt quá giới hạn này chức năng thải độc của tế bào gan suy giảm. Nên hạn chế ăn các chất thức ăn, nước uống làm cho gan khó hấp thu và ảnh hưởng tới chức năng gan như:
Các chất mỡ béo động vật và rượu bia và các nước uống có gas.

3. Nhóm MỠ MÁU: Bao gồm CHOLESTEROL, TRYGLYCERID, HDL-CHOLES, LDL-CHLES

Giới hạn bình thường của các yếu tố nhóm này như sau:

Giới hạn bình thường từ 3,4-5,4 mmol/l với CHOLESTEROL.

Giới hạn bình thường từ 0,4-2,3 mmol/l với TRYGLYCERID.

Giới hạn bình thường từ 0,9-2,1 mmol/l với HDL-Choles.

Giới hạn bình thường từ 0,0-2,9 mmol/l với LDL-Choles.

Nếu 1 trong các yếu tố trên đây vượt giới hạn cho phép thì có nguy cơ cao trong các bệnh về tim mạch và huyết áp. Riêng chất HDL-Choles là mỡ tốt, nếu cao nó hạn chế gây xơ tắc mach máu. Nếu CHOLESTEROL quá cao kèm theo có cao huyết áp và LDL-Choles cao thì nguy cơ tai biến, đột quỵ do huyết áp rất cao. Nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất mỡ béo và cholesterol như: phủ tạng động vật, trứng gia cầm, tôm, cua, thịt bò, da gà... Tăng cường vận động thể thao. Uống thêm rượu tỏi và theo dõi huyết áp thường xuyên.

4. GGT: Gama globutamin, là một yếu tố miễn dịch cho tế bào gan. Bình thường nếu chức năng gan tốt, GGT sẽ có rất thấp ở trong máu (Từ 0-53 U/L). Khi tế bào gan phải làm việc quá mức, khả năng thải độc của gan bị kém đi thì GGT sẽ tăng lên -> Giảm sức đề kháng, miễn dịch của tế bào gan kém đi. Dễ dẫn tới suy tế bào gan. Nếu với người có nhiễm SVB trong máu mà GGT, SGOT & SGPT cùng tăng thì cần thiết phải dùng thuốc bổ trợ tế bào gan và tuyệt đối không uống rượu bia nếu không thì nguy cơ dẫn đến VGSVB là rất lớn.

5. URE (Ure máu): là sản phẩm thoái hóa quan trọng nhất của protein được thải qua thận.

Giới hạn bình thường: 2.5 - 7.5 mmol/l.

6. BUN (Blood Urea Nitrogen) = ure (mg) x 28/60; đổi đơn vị: mmol/l x 6 = mg/dl.

Tăng trong: bệnh thận, ăn nhiều đạm, sốt, nhiễm trùng, tắc nghẽn đường tiểu...

Giảm trong: ăn ít đạm, bệnh gan nặng, suy kiệt...

BUN: là nitơ của ure trong máu.

Giới hạn bình thường 4,6 - 23,3 mg/dl. -> Bun = mmol/l x 6 x 28/60 = mmol/l x 2,8 (mg/dl).

Tăng trong: suy thận, suy tim, ăn nhiều đạm, sốt, nhiễm trùng..

Giảm trong: ăn ít đạm, bệnh gan nặng..

7. CRE (Creatinin): là sản phẩm đào thải của thoái hóa creatin phosphat ở cơ, lượng tạo thành phụ thuộc khối lượng cơ, được lọc qua cầu thận & thải ra nước tiểu; cũng là thành phần đạm ổn định nhất không phụ thuộc vào chế độ ăn -> có giá trị xác định chức năng cầu thận.

Giới hạn bình thường: nam 62 - 120, nữ 53 - 100 (đơn vị: umol/l).

Tăng trong : bệnh thận, suy tim, tiểu đường, tăng huyết áp vô căn, NMCT cấp...

Giảm trong : có thai, sản giật...

8. URIC (Acid Uric = urat): là sản phẩm chuyển hóa của base purin (Adenin, Guanin) của ADN & ARN, thải chủ yếu qua nước tiểu.

Giới hạn bình thường: nam 180 - 420, nữ 150 - 360 (đơn vị: umol/l).

Tăng trong:

Nguyên phát: do sản xuất tăng, do bài xuất giảm (tự phát) -> liên quan các men: bệnh Lesh Nyhan, Von Gierke..

Thứ phát: do sản xuất tăng (u tủy, bệnh vảy nến..), do bài xuất giảm (suy thận, dùng thuốc, xơ vữa động mạch..).

Bệnh Gout (thống phong): tăng acid uric/ máu có thể kèm nốt tophi ở khớp & sỏi urat ở thận.

Giảm trong: bệnh Wilson, thương tổn tế bào gan..

9. KẾT QUẢ MIỄN DỊCH

Anti-HBs: Kháng thể chống vi rút viêm gan siêu vi B trong máu (ÂM TÍNH < = 12 mUI/ml).

HbsAg: Vi rút viêm gan siêu vi B trong máu (ÂM TÍNH).

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2020

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, Olanstad 10

 THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, Olanstad 10

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Tâm thần phân liệt & các loạn thần khác có các biểu hiện rõ rệt của các triệu chứng dương tính hoặc âm tính.

Hàm lượng:

Mỗi viên nén bao phim chứa olanzapin 10 mg.

Liều dùng:

Người lớn:

Tâm thần phân liệt:

Liều khởi đầu: 5-10 mg/ngày.

Có thể tăng liều tới 10 mg mỗi ngày, từng đợt cách nhau không dưới 1 tuần. Liều trên 10 mg/ngày chỉ nên dùng sau khi đánh giá lại về mặt lâm sàng.

Hưng cảm:

Điều trị hưng cảm cấp tính:

Đơn trị: 10 mg hoặc 15 mg/ngày.

Kết hợp: 10 mg.

Điều chỉnh liều 5 mg được thực hiện cách nhau không dưới 24 giờ nếu cần thiết sao cho khoảng liều nằm trong giới hạn 5 - 20 mg/ngày. Nếu có sự đáp ứng, có thể điều trị tiếp tục với liều tương tự để phòng ngừa tái phát.

Phòng ngừa tái phát trên bệnh nhân hưng cảm trước đó có đáp ứng với olanzapin: Dùng liều khởi đầu 10 mg mỗi ngày.

Bệnh nhân suy gan hoặc suy thận:

Bệnh nhân suy gan vừa: Liều khởi đầu 5 mg/ngày và thận trọng khi tăng liều.

Bệnh nhân suy thận: Liều khởi đầu: 5 mg/ngày

Giới tính:

Thường không cần thay đổi liều khởi đầu và khoảng liều cho bệnh nhân nữ so với bệnh nhân nam.

Người hút thuốc lá:

Thường không cần thay đổi liều khởi đầu và khoảng liều cho bệnh nhân không hút thuốc lá so với bệnh nhân có hút thuốc lá.

Khi có hơn một yếu tố có thể làm chậm quá trình chuyển hóa của olanzapin (giới nữ, tuổi già, tình trạng không hút thuốc lá), nên xem xét giảm liều khởi đầu. Khi chỉ định tăng liều nên thận trọng trên những bệnh nhân này.

Trẻ em và trẻ vị thành niên:

Không khuyến cáo sử dụng vì thiếu dữ liệu về an toàn và hiệu quả.

Người cao tuổi:

Thường không chỉ định liều khởi đầu thấp hơn (5 mg/ ngày) nhưng nên xem xét đối với những bệnh nhân ≥ 65 tuổi khi có những yếu tố lâm sàng chứng minh.

Uống thuốc không phụ thuộc vào bữa ăn.

Tác dụng phụ:

Rất thường gặp

Tăng cân.

Buồn ngủ.

Hạ huyết áp thế đứng.

Tăng nồng độ prolactin huyết tương.

Thường gặp

Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính.

Tăng nồng độ cholesterol, glucose, triglycerid, glucose niệu, tăng cảm giác ngon miệng.

Hoa mắt, nằm ngồi không yên, bệnh Parkinson, rối loạn vận động.

Có tác dụng kháng cholinergic nhẹ, thoáng qua bao gồm táo bón và khô miệng.

Tăng các aminotransferase gan (ALT, AST) thoáng qua, không triệu chứng, đặc biệt ở giai đoạn đầu điều trị.

Phát ban.

Đau khớp.

Rối loạn cương dương ở nam giới, giảm ham muốn tình dục ở nam giới và nữ giới.

Suy nhược, mệt mỏi, phù, sốt.

Tăng phosphatase kiềm, creatin phosphokinase cao, gamma glutamyltranspeptidase (GGT) cao, acid uric cao.

Ít gặp

Quá mẫn.

Tiến triển hoặc làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường đôi khi kèm nhiễm acid-ceton hoặc hôn mê, gồm cả một số trường hợp tử vong.

Động kinh xảy ra ở phần lớn trường hợp có tiền sử động kinh hoặc có các yếu tố nguy cơ của động kinh, loạn trương lực cơ (gồm cả chuyển động mắt xoay tròn), rối loạn vận động muộn, mất trí nhớ, chứng loạn vận ngôn.

Nhịp tim chậm, kéo dài khoảng QT.

Thuyên tắc huyết khối (bao gồm thuyên tắc phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu).

Chảy máu cam.

Trướng bụng.

Phản ứng nhạy cảm với ánh sáng, rụng tóc.

Són tiểu, bí tiểu, khó tiểu.

Vô kinh, nở ngực, chảy sữa ở nữ giới, vú to/nở ngực ở nam giới.

Tăng bilirubin toàn phần.

Hiếm gặp

Giảm tiểu cầu.

Hạ thân nhiệt.

Hội chứng an thần kinh ác tính, triệu chứng ngưng thuốc.

Nhịp nhanh tâm thất/rung thất, đột tử.

Viêm tụy.

Viêm gan (bao gồm tổn thương tế bào gan, ứ mật hoặc tổn thương gan hỗn hợp).

Tiêu cơ vân.

Cương đau dương vật kéo dài.

Chưa biết

Thời kỳ mang thai, sau sinh và chu sinh: Hội chứng cai thuốc ở trẻ sơ sinh.

Lưu ý:

Olanstad có chứa tá dược lactose. Bệnh nhân mắc các rối loạn di truyền hiếm gặp về dung nạp galactose, thiếu hụt lactase Lapp hoặc rối loạn hấp thu glucose-galactose không nên dùng thuốc này.

Olanzapin thể hiện hoạt tính kháng cholinergic in vitro nên thận trọng khi kê đơn olanzapin cho bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt, hoặc tắc ruột do liệt và các tình trạng liên quan.

Olanzapin có tác dụng chủ yếu lên hệ thần kinh trung ương, nên sử dụng thận trọng khi dùng phối hợp với các thuốc tác dụng lên hệ thần kinh trung ương và rượu. Vì olanzapin thể hiện tính đối kháng với dopamin in vitro, nên olanzapin có thể đối kháng với tác dụng của các chất chủ vận dopamin gián tiếp và trực tiếp.

Rối loạn tâm thần liên quan đến sa sút trí tuệ và/hoặc rối loạn hành vi: Không khuyến cáo dùng olanzapin cho nhóm đối tượng này vì làm tăng tử vong và nguy cơ tai biến mạch máu não.

Không dùng olanzapin trong điều trị bệnh rối loạn tâm thần liên quan đến chủ vận dopamin ở bệnh nhân Parkinson.

Hội chứng an thần kinh ác tính đe dọa mạng sống liên quan đến việc sử dụng các thuốc chống loạn thần kinh với các biểu hiện lâm sàng là sốt cao, cứng cơ, thay đổi tâm thần, có biểu hiện không ổn định của hệ thần kinh thực vật (mạch hoặc huyết áp không đều, nhịp tim nhanh, toát mồ hôi và loạn nhịp tim), các dấu hiệu khác gồm tăng creatinin phosphokinase, myoglobin niệu (ly giải cơ vân), và suy thận cấp. Nếu bệnh nhân có các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng an thần kinh ác tính, hoặc bị sốt cao không rõ nguyên nhân mà không kèm theo các biểu hiện lâm sàng của hội chứng an thần kinh ác tính, thì phải ngừng các thuốc chống loạn tâm thần (bao gồm cả olanzapin).

Tăng glucose huyết và tiểu đường: Những bệnh nhân điều trị với bất kỳ thuốc chống loạn thần kinh nào, bao gồm cả olanzapin nên được theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng tăng đường huyết (như là chứng khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều và yếu sức) và những bệnh nhân bị tiểu đường hay có các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường nên được theo dõi thường xuyên tình trạng xấu đi của việc kiểm soát glucose huyết. Nên theo dõi cân nặng thường xuyên.

Rối loạn lipid không mong muốn đã quan sát được ở bệnh nhân điều trị với olanzapin. Rối loạn lipid nên được kiểm soát lâm sàng thích hợp, đặc biệt là bệnh nhân bị rối loạn lipid máu và bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tiến triển rối loạn lipid. Bệnh nhân điều trị với bất kỳ thuốc chống loạn thần kinh, bao gồm cả olanzapin, nên được theo dõi lipid thường xuyên theo chỉ dẫn sử dụng thuốc chống loạn thần kinh.

Mất bạch cầu hạt: Sử dụng thận trọng cho bệnh nhân có số lượng bạch cầu và/hoặc bạch cầu trung tính thấp do bất kỳ nguyên nhân nào, bệnh nhân đang dùng thuốc gây mất bạch cầu trung tính, bệnh nhân có tiền sử ức chế/độc tủy xương do thuốc, bệnh nhân bị ức chế tủy xương do bệnh kết hợp với xạ trị hoặc hóa trị và bệnh nhân bị tăng bạch cầu acid hoặc tăng sản tủy xương. Mất bạch cầu trung tính đã được báo cáo là thường gặp khi sử dụng phối hợp olanzapin với valproat và ở những bệnh nhân tăng bạch cầu acid hoặc tăng sản tủy xương.

Rất hiếm gặp các triệu chứng cấp như đổ mồ hôi, mất ngủ, run, lo âu, buồn nôn hoặc nôn khi ngừng olanzapin đột ngột.

Cần phải thận trọng khi kê đơn olanzapin cùng với những thuốc đã biết có tác dụng kéo dài khoảng QTc, đặc biệt ở người lớn tuổi, bệnh nhân bị hội chứng kéo dài khoảng QT bẩm sinh, suy tim sung huyết, phì đại tim, hạ kali huyết và hạ magnesi huyết.

Huyết khối nghẽn mạch: Rất hiếm gặp. Mối quan hệ nguyên nhân giữa việc xảy ra huyết khối tĩnh mạch với việc sử dụng olanzapin chưa được chứng minh rõ. Tuy nhiên, do bệnh nhân bị tâm thần phân liệt thường có các yếu tố nguy cơ mắc phải của bệnh huyết khối tĩnh mạch (như bệnh nhân bất động), nên cần được xác định và đánh giá dự phòng.

Nguy cơ loạn vận động muộn gia tăng khi sử dụng thuốc lâu dài. Do đó, nếu có dấu hiệu hay triệu chứng của loạn vận động muộn, nên xem xét giảm liều hay ngừng thuốc.

Sử dụng olanzapin thận trọng cho bệnh nhân có tiền sử co giật hoặc có những yếu tố nguy cơ làm hạ ngưỡng co giật. Co giật đã được báo cáo hiếm xảy ra ở những bệnh nhân điều trị với olanzapin. Trong hầu hết các trường hợp này, đã có báo cáo về tiền sử co giật hoặc yếu tố nguy cơ co giật.

Olanzapin có thể gây hạ huyết áp thế đứng kèm theo chóng mặt, nhịp tim nhanh và ở vài bệnh nhân là bất tỉnh, đặc biệt trong giai đoạn xác định liều khởi đầu, có thể do ảnh hưởng của tính chất đối kháng thụ thể alpha-adrenergic.

Đột tử do bệnh tim đã được báo cáo trên những bệnh nhân sử dụng olanzapin.

Thận trọng trên bệnh nhân có các dấu hiệu và triệu chứng của suy gan, bệnh nhân trước đó có chức năng gan giới hạn và bệnh nhân đang điều trị thuốc có khả năng gây độc cho gan. Nên đánh giá định kỳ enzym transaminase trên những bệnh nhân có bệnh gan nặng.

Các thuốc trị loạn tâm thần làm mất khả năng hạ thân nhiệt trung tâm của cơ thể. Nên cẩn thận khi kê đơn olanzapin cho bệnh nhân đang trong tình trạng có thể làm tăng thân nhiệt như đang tập luyện gắng sức, nhiễm nóng, đang dùng thuốc kháng cholinergic, hay đang bị mất nước.

Chứng khó nuốt: Mất cử động thực quản và hô hấp có liên quan đến việc dùng thuốc trị loạn tâm thần. Viêm phổi-hô hấp là nguyên nhân phổ biến của sự hoành hành và tử vong trên bệnh nhân mắc sẵn bệnh Alzheimer. Nên dùng thận trọng olanzapin và các thuốc trị loạn tâm thần trên bệnh nhân có nguy cơ viêm phổi-hô hấp.

Khả năng tự tử vốn đã có trên bệnh nhân tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực. Nên giám sát chặt chẽ những bệnh nhân có nguy cơ tự tử cao kèm với việc điều trị bằng thuốc.

Chưa có những thử nghiệm đầy đủ và kiểm soát chặt chẽ trên phụ nữ có thai. Chỉ dùng olanzapin cho phụ nữ có thai khi lợi ích điều trị cao hơn nguy cơ gây hại cho thai nhi.

Nếu đang dùng olanzapin, bệnh nhân không nên cho con bú.

Chưa có những thử nghiệm về sự ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên olanzapin có thể gây ra buồn ngủ và chóng mặt nên bệnh nhân dùng thuốc này cần thận trọng khi vận hành máy móc và lái xe.

Bảo quản:

Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô. Nhiệt độ không quá 30oC.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm với olanzapin hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Bệnh nhân đã biết về nguy cơ glaucom góc hẹp

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN ,Neuronstad

 THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN ,Neuronstad

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Điều trị hỗ trợ trong động kinh.

Đau do viêm các dây thần kinh ngoại biên, đau sau bệnh zona.

Hàm lượng:

Mỗi viên nang chứa gabapentin 300 mg.

Liều dùng:

Người lớn & trẻ em trên 12 tuổi:

Ngày đầu tiên: 300 mg x 1 lần

Ngày thứ 2: 300 mg x 2 lần

Ngày thứ 3: 300 mg x 3 lần

Sau đó có thể tăng dần lên 300 mỗi ngày. Liều thông thường: 900-1800 mg/ngày, chia làm 3 lần.

Không dùng quá 2400 mg/ngày.

Chia đều tổng lều dùng hàng ngày cho mỗi lần uống thuốc. Các lần uống thuốc không cách nhau quá 12 giờ. Liều cao có thể chia ra làm 4 lần/ngày.

Suy giảm chức năng thận và đang phải thẩm phân máu:

Giảm liều dựa theo độ thanh thải creatinin (CLL):

50-70 ml/phút: 600-1200 mg/ngày, chia 3 lần

15-29 ml/phút: 300 mg/ngày, chia 3 lần.

< 15 ml/phút: 300 mg cách ngày 1 lần, chia 3 lần.

Thẩm phân máu: 200-300 mg, sau mỗi 4 giờ thẩm phân máu.

Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi, cân nặng từ 30-36 kg:

Ngày đầu tiên: 300 mg x 1 lần/ngày

Ngày thứ 2: 300 mg x 1 lần/ngày

Ngày thứ 3: 300 mg x 1 lần/ngày

Liều thông thường: 300 mg x 3 lần/ngày

Liều duy trì: 300 mg x 3 lần/ngày 

Đau do viêm các dây thần kinh ngoại biên, đau sau bệnh zona:

Người lớn: Không quá 1800 mg/ngày, chia 3 lần, hoặc:

Ngày thứ nhất: 300 mg

Ngày thứ 2: 300 mg x 2 lần/ngày

Ngày thứ 3: 300 mg x 3 lần/ngày

Sau đó có thể tăng thêm từng bước 300 mg mỗi ngày, cho đến khi đạt liều tối đa 1800 mg/ngày. Tổng liều/ngày được chia uống 3 lần.

Người cao tuổi:

Liều dùng có thể thấp do chức năng thận kém.

 

Tác dụng phụ:

Thường gặp:

Vận động mất phối hợp, rung giật nhãn cầu, mệt mỏi, chóng mặt, phù, buồn ngủ, giảm trí nhớ.

Trẻ em từ 3 đến 12 tuổi: Lo âu, thay đổi cách ứng xử (quấy khóc, cảm giác sảng khoái hoặc trầm cảm, quá kích động, thái độ chống đối...).

Khó tiêu, khô miệng, táo bón, đau bụng, tiêu chảy.

Phù mạch ngoại biên.

Viêm mũi, viêm họng - hầu, ho, viêm phổi.

Nhìn một hóa hai, giảm thị lực.

Đau cơ, đau khớp.

Mẩn ngứa, ban da.

Giảm bạch cầu.

Liệt dương, nhiễm virus.

Ít gặp:

Mất trí nhớ, mất ngôn ngữ, trầm cảm, cáu gắt hoặc thay đổi tâm thần, tính khí, liệt nhẹ, giảm hoặc mất dục cảm, nhức đầu.

Rối loạn tiêu hóa, chảy máu lợi, viêm miệng, mất hoặc rối loạn vị giác.

Hạ huyết áp, đau thắt ngực, rối loạn mạch ngoại vi, hồi hộp.

Tăng cân, gan to.

Hiếm gặp:

Liệt dây thần kinh, rối loạn nhân cách, tăng dục cảm, giảm chức năng vận động, rối loạn tâm thần.

Loét dạ dày - tá tràng, viêm thực quản, viêm đại tràng, viêm trực tràng.

Ho, khản tiếng, viêm niêm mạc đường hô hấp, giảm thông khí phổi, phù phổi.

Ngứa mắt, chảy nước mắt, bệnh võng mạc, viêm mống mắt.

Viêm sụn, loãng xương, đau lưng.

Giảm bạch cầu (thường không có triệu chứng), thời gian máu chảy kéo dài.

Sốt hoặc rét run.

Hội chứng Stevens-Johnson.

Lưu ý:

Sử dụng thận trọng đối với người có tiền sử rối loạn tâm thần, người suy giảm chức năng thận và thẩm phân máu, người vận hành tàu xe hoặc máy móc.

Thuốc có thể gây dương tính giả khi xét nghiệm protein niệu ở những bệnh nhân dùng gabapentin.

Các tác dụng không mong muốn thường nhẹ hoặc trung bình và có khuynh hướng giảm dần trong vòng 2 tuần khi tiếp tục điều trị.

Vận động mất phối hợp liên quan đến liều dùng. Nếu giảm liều mà không đỡ, phải ngừng thuốc.

Nếu nghi ngờ có hội chứng Stevens-Johnson, phải ngừng thuốc.

Không nên dừng thuốc đột ngột vì có thể làm tăng tần suất các cơn động kinh. Trước khi ngừng thuốc hoặc chuyển sang sử dụng thuốc chống động kinh khác cần phải giảm liều từ từ trong vòng ít nhất 7 ngày.

Phụ nữ có thai: Chưa có nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát trên phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, chỉ dùng thuốc cho người mang thai khi thật sự cần thiết và có cân nhắc kỹ lợi ích cao hơn so với nguy cơ cho thai nhi.

Phụ nữ cho con bú: Khi dùng đường uống, gabapentin vào được sữa mẹ. Tác dụng của thuốc trên trẻ sơ sinh còn chưa rõ, vì vậy chỉ dùng gabapentin cho phụ nữ cho con bú khi thật cần thiết và đã cân nhắc kỹ lợi ích cao hơn nguy cơ rủi ro.

Gabapentin có thể ảnh hưởng nhẹ hoặc trung bình trên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Gabapentin tác động lên hệ thần kinh trung ương và có thể gây buồn ngủ, chóng mặt hoặc các triệu chứng tương tự khác. Thậm chí, khi những ảnh hưởng trên chỉ ở mức độ nhẹ và trung bình, thì cũng có thể là nguy hiểm tiềm tàng ở những bệnh nhân lái xe hoặc vận hành máy móc. Điều này đặc biệt đúng khi bắt đầu điều trị và sau khi tăng liều.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm với gabapentin hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN ,Mirastad 30

 THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN ,Mirastad 30

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Điều trị các cơn trầm cảm lớn.

Hàm lượng:

Mỗi viên nén bao phim chứa mirtazapin 30 mg.

Liều dùng:

Người lớn:

Bắt đầu điều trị với liều 15 hoặc 30 mg/ngày. Thông thường cần phải tăng liều để đạt được đáp ứng lâm sàng tối ưu. Liều hữu hiệu hàng ngày thường là 15 - 45 mg.

Mirtazapin thường bắt đầu có hiệu quả sau 1 - 2 tuần điều trị. Thông thường cần phải tăng liều (tối thiểu sau 1 - 2 tuần) để đạt được đáp ứng lâm sàng tối ưu. Điều trị đủ liều sẽ có đáp ứng tích cực trong vòng 2 - 4 tuần. Với đáp ứng chưa đầy đủ, có thể tăng đến liều tối đa. Nếu vẫn không có đáp ứng trong vòng 2 - 4 tuần nữa, nên ngưng điều trị.

Bệnh nhân trầm cảm nên được điều trị đầy đủ trong thời gian ít nhất 6 tháng để đảm bảo không còn triệu chứng.

Khi kết thúc điều trị bằng mirtazapin nên ngưng từ từ để tránh các triệu chứng ngưng thuốc.

Người cao tuổi:

Liều khuyên dùng như đối với người lớn. Ở bệnh nhân cao tuổi, việc tăng liều cần được theo dõi sát để tìm ra đáp ứng thỏa đáng và an toàn.

Trẻ em:

Không nên dùng mirtazapin cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi vì hiệu quả vì sự an toàn chưa được chứng minh.

Trên bệnh nhân suy thận và suy gan:

Độ thanh thải của mirtazapin có thể giảm trên bệnh nhân suy thận từ vừa đến nặng (độ thanh thải creatinin < 40 ml/phút) và suy gan. Cần tính đến điều đó khi kê toa mirtazapin cho những bệnh nhân này.

Thời gian bán thải của mirtazapin là 20 - 40 giờ, do đó thích hợp khi dùng mirtazapin 1 lần/ngày, nên uống một lần duy nhất vào ban đêm trước khi đi ngủ. Cũng có thể chia liều mirtazapin thành 2 lần (sáng một lần và tối một lần, liều cao hơn nên uống vào buổi tối).

Tác dụng phụ:

Bệnh nhân trầm cảm có một số triệu chứng hay đi kèm với bệnh. Do vậy đôi khi rất khó chắc chắn được triệu chứng nào là hậu quả của bệnh và triệu chứng nào là hậu quả của điều trị với mirtazapin.

Rất thường gặp

Tăng cân, tăng cảm giác ngon miệng.

Buồn ngủ, an thần, đau đầu.

Khô miệng.

Thường gặp

Mơ bất thường, lú lẫn, lo âu, mất ngủ.

Ngủ lịm, chóng mặt, run.

Hạ huyết áp tư thế.

Buồn nôn, tiêu chảy, nôn, táo bón.

Phát ban.

Đau khớp, đau cơ, đau lưng.

Phù ngoại biên, mệt mỏi.

Ít gặp

Ác mộng, hưng cảm, kích động, ảo giác, bồn chồn tâm thần vận động (gồm có chứng nằm, ngồi không yên, tăng động).

Dị cảm, chân không nghỉ, ngất.

Hạ huyết áp.

Giảm cảm giác ở miệng.

Hiếm gặp

Hung hăng.

Máy cơ.

Viêm tụy.

Tăng hoạt tính transaminase huyết thanh.

Lưu ý:

Bệnh trầm cảm trở nên xấu hơn và/hoặc bộc lộ ý nghĩ và hành vi tự tử hoặc có những thay đổi bất thường trong hành vi xảy ra ở cả người lớn và trẻ em bị rối loạn trầm cảm lớn hoặc bị các rối loạn tâm thần khác dù họ có đang dùng thuốc chống trầm cảm hay không.

Không nên dùng mirtazapin để điều trị cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.

Điều trị với mirtazapin có thể gây ưc chế tủy xương, thường được biểu hiện bằng giảm hoặc mất bạch cầu hạt, có thể phục hồi nhưng có vài trường hợp tử vong. Đa số các trường hợp tử vong liên quan đến những bệnh nhân trên 65 tuổi. Phải báo cáo với bác sỹ về những triệu chứng như sốt, đau họng, viêm miệng hoặc những dấu hiệu nhiễm trùng khác; khi xảy ra những triệu chứng như vậy nên ngưng điều trị và xét nghiệm máu.

Cần dùng thuốc cẩn thận cũng như cần đều đặn theo dõi sát đối với những bệnh nhân có:

Động kinh và hội chứng não thực thể.

Suy gan: Sau khi uống một liều duy nhất 15 mg mirtazapin, độ thanh thải mirtazapin giảm khoảng 35% ở những bệnh nhân suy gan từ nhẹ đến vừa so với những bệnh nhân có chức năng gan bình thường. Nồng độ huyết tương trung bình của mirtazapin tăng khoảng 55%.

Suy thận: Sau khi uống một liều duy nhất 15 mg mirtazapin, độ thanh thải mirtazapin giảm khoảng 30% và 50% tương ứng ở những bệnh nhân suy thận vừa (độ thanh thải creatinin < 40 ml/phút) và nặng (độ thanh thải creatinin ≤ 10 ml/phút) so với bệnh nhân có chức năng thận bình thường. Nồng độ huyết tương trung bình của mirtazapin tăng khoảng 55% ở bệnh nhân suy thận vừa và 115% ở bệnh nhân suy thận nặng. Không có sự khác biệt đáng kể ở những bệnh nhân suy thận nhẹ (độ thanh thải creatinin < 80 ml/phút) so với nhóm bệnh nhân được kiểm soát.

Bệnh tim như rối loạn dẫn truyền, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim gần đây, vốn là những trường hợp thường phải thận trọng và cẩn thận khi dùng chung với những thuốc khác.

Huyết áp thấp.

Tiểu đường.

Cũng như các thuốc chống trầm cảm khác, cần thận trọng đối với những bệnh nhân:

Rối loạn tiểu tiện như phì đại tuyến tiền liệt (tuy vấn đề này ít gặp vì mirtazapin chỉ có hoạt tính kháng cholinergic rất yếu).

Glaucom góc hẹp cấp và tăng nhãn áp (vấn đề này cũng ít có cơ hội xảy ra với mirtazapin, vì hoạt tính kháng cholinergic của thuốc rất yếu).

Nên ngưng điều trị nếu xảy ra vàng da.

Ngoài ra, như đối với các thuốc chống trầm cảm khác, cũng cần lưu ý đến:

Triệu chứng tâm thần có thể diễn biến xấu hơn khi dùng thuốc chống trầm cảm cho bệnh nhân tâm thần phân liệt hoặc các rối loạn tâm thần khác; ý nghĩ dạng hoang tưởng đoán nhận (paranoid) có thể trầm trọng hơn.

Khi bắt đầu điều trị trong giai đoạn trầm cảm của bệnh loạn thần kinh hưng - trầm cảm, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn hưng cảm.

Về nguy cơ tự tử, đặc biệt là khi bắt đầu điều trị, chỉ nên cho bệnh nhân dùng một số lượng hạn chế thuốc viên mirtazapin.

Tuy mirtazapin không gây nghiện, ngưng điều trị đột ngột sau một thời gian dài dùng thuốc có thể gây ra các triệu chứng ngưng thuốc. Đa số các phản ứng ngưng thuốc nhẹ và tự giới hạn. Các triệu chứng thường gặp nhất bao gồm chóng mặt, kích động, lo âu, đau đầu và buồn nôn. Khuyến cáo nên ngưng điều trị mirtazapin từ từ.

Việc sử dụng các thuốc chống trầm cảm có liên quan với sự phát triển của chứng nằm, ngồi không yên. Hầu hết xuất hiện trong vòng vài tuần điều trị đầu tiên. Ở những bệnh nhân phát triển các triệu chứng này, việc tăng liều có thể gây hại.

Những trường hợp kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh, nhịp nhanh thất, và đột tử đã từng được báo cáo khi mirtazapin lưu hành trên thị trường. Thận trọng khi kê đơn mirtazapin cho những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch đã biết hoặc có tiền sử gia đình bị kéo dài khoảng QT, và khi dùng chung với những thuốc gây kéo dài khoảng QT.

Hiếm khi tình trạng hạ natri huyết được báo cáo khi sử dụng mirtazapin. Nên thận trọng với những bệnh nhân có nguy cơ, như người cao tuổi hoặc khi điều trị đồng thời với các thuốc gây hạ natri huyết.

Hội chứng serotonin có thể xảy ra khi các chất ức chế tái thu nhập serotonin có chọn lọc (SSRIs) được sử dụng đồng thời với các chất có hoạt tính serotonergic khác. Nên thận trọng và theo dõi lâm sàng chặt chẽ khi các chất có hoạt tính này được kết hợp với mirtazapin.

Bệnh nhân cao tuổi thường nhạy cảm hơn, đặc biệt với các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm. Trong nghiên cứu lâm sàng với mirtazapin, trên bệnh cao tuổi không thấy tác dụng phụ được báo cáo nhiều hơn so với các nhóm tuổi khác; tuy vậy cho đến nay vẫn còn ít kinh nghiệm về vấn đề này.

Thuốc có chứa lactose. Bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp không dung nạp galactose, thiếu men Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose không nên dùng thuốc này.

Tăng cân: Tăng cân ≥ 7% trọng lượng cơ thể đã được báo cáo ở 7,5% bệnh nhân điều trị với mirtazapin so với 0% dùng giả dược và 5,9% dùng amitriptylin.

Tăng cholesterol và triglycerid.

Tăng enzym gan.

Hạ huyết áp thế đứng.

Chưa có nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát tốt ở phụ nữ mang thai, do đó chỉ nên dùng thuốc trong thai kỳ nếu thật sự cần thiết.

Vì một ít mirtazapin có thể được tiết vào sữa mẹ, cần thận trọng khi dùng mirtazapin cho phụ nữ cho con bú.

Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc: Mirtazapin có thể làm giảm khả năng tập trung và sự tỉnh táo. Bệnh nhân điều trị với những thuốc chống trầm cảm nên tránh làm những công việc có khả năng gây nguy hiểm cần sự tỉnh táo và tập trung tốt, như lái xe hoặc vận hành máy móc.

Chống chỉ định:

Quá mẫn cảm với mirtazapin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Dùng đồng thời mirtazapin với các thuốc ức chế monoamin oxydase.

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN ,Levetstad 500

 THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN ,Levetstad 500

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Cơn động kinh khởi phát cục bộ có hoặc không có cơn toàn thể hóa thứ phát ở bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên vừa mới được chẩn đoán động kinh.
Bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên: Liều khởi đầu 250 mg x 2 lần/ngày và tăng lên 500 mg x 2 lần/ngày sau 2 tuần. 
Có thể tiếp tục tăng thêm 250 mg x 2 lần/ngày mỗi 2 tuần tùy theo đáp ứng lâm sàng. Liều tối đa 1500 mg x 2 lần/ngày.

Hàm lượng:

Mỗi viên nén bao phim chứa levetiracetam 500 mg.

 

Liều dùng:

Cơn động kinh khởi phát cục bộ kèm theo hoặc không kèm theo cơn toàn thể hóa thứ phát ở người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên bị động kinh.

Cơn động kinh rung giật cơ ở người lớn và động kinh giật cơ thiếu niên ở trẻ từ 12 tuổi trở lên.

Cơn động kinh co cứng co giật toàn thể hóa nguyên phát ở người lớn và trẻ từ 12 tuổi bị động kinh toàn thể hóa tự phát.

Người lớn (≥ 18 tuổi) và trẻ vị thành niên (12-17 tuổi) có cân nặng ≥ 50 kg: Liều khởi đầu 500 mg x 2 lần/ngày. Có thể tăng lên 1500 mg x 2 lần/ngày. Có thể thêm 500 mg x 2 lần/ngày mỗi 2-4 tuần.

 

Bệnh nhân ≥ 65 tuổi và bệnh nhân suy chức năng thận: Điều chỉnh liều hằng ngày.

Độ thanh thải creatinin (CCL) > 80 ml/phút: 500-1500 mg/ngày, khoảng cách dùng giữa 2 lần là 12 giờ.

50 < CLL < 80: 500-1000mg/ngày, khoảng cách dùng giữa 2 lần là 12 giờ.

30 < CLL < 50: 250-750mg/ngày, khoảng cách dùng giữa 2 lần là 12 giờ.

CLL < 30: 250 mg-500 mg/ngày, khoảng cách dùng giữa 2 lần là 12 giờ.

Bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối đang được thẩm phân:

500-1000mg/ngày, khoảng cách dùng giữa 2 lần là 24 giờ. Sau khi thẩm phân, liều bổ sung khuyến cáo từ 250-500 mg.

Bệnh nhân suy gan:

Nhẹ đến trung bình: Không cần chỉnh liều.

Nặng: Giảm 50% liều duy trì hàng ngày khi CLL < 70 ml/phút/1,73 m2.

Tác dụng phụ:

Rất thường gặp:

Viêm mũi họng, buồn ngủ, đau đầu.

Thường gặp: 

Chán ăn, trầm cảm, hành vi thù địch/ hung hăng, lo âu, mất ngủ, căng thẳng/ kích động, co giật, rối loạn thăng bằng, choáng váng, ngủ lịm, run, chóng mặt, ho, đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, nôn, phát ban, suy nhược/ mệt mỏi.

Ít gặp:

Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, sụt cân hoặc tăng cân, cố gắng tự tử, có ý nghĩ tự tử, rối loạn tâm thần, hành vi bất thường, ảo giác, giận dữ, lẫn, dễ hoảng sợ/ tính khí thất thường, kích động, mất trí nhớ, suy giảm trí nhớ, phối hợp bất thường/ mất điều hòa, dị cảm, rối loạn tập trung, chứng nhìn đôi, nhìn mờ, thử nghiệm chức năng gan bất thường, rụng tóc, chàm, ngứa, yếu cơ, đau cơ, chấn thương,

Hiếm gặp:

Nhiễm trùng, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu trung tính, tự tử, rối loạn nhân cách, suy nghĩ bất thường, múa giật - múa vờn, rối loạn vận động, tăng động, viêm tụy, suy gan, viêm gan, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Stevens-Johnson, hồng ban đa dạng.

Lưu ý:

Không nên ngưng thuốc đột ngột để tránh nguy cơ gia tăng các cơn động kinh. Phải giảm liều levetiracetam dần dần 1 g/ngày, cách quãng 2 tuần.

Suy thận: Điều chỉnh liều theo chức năng thận.

Xu hướng tự tử được quan sát thấy ở những bệnh nhân sử dụng thuốc chống động kinh.

Phụ nữ có thai: Chưa có các nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát trên phụ nữ mang thai.Vì vậy chỉ nên dùng levetiracetam cho phụ nữ mang thai khi lợi ích mang lại cao hơn nguy cơ tiềm ẩn cho bào thai.

Phụ nữ cho con bú: Levetiracetam bài tiết được qua sữa mẹ. Do những phản ứng có hại nghiêm trọng tiềm ẩn trên trẻ đang bú sữa mẹ, cần cân nhắc tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ khi quyết định ngừng thuốc hay ngừng cho con bú.

Ảnh hưởng của thuốc trên khả năng lái xe và vận hành máy móc chưa được nghiên cứu. Do tính nhạy cảm trên mỗi cá thể có thể khác nhau nên một số bệnh nhân có thể buồn ngủ hoặc có những triệu chứng khác liên quan đến thần kinh trung ương, đặc biệt khi bắt đầu điều trị hay sau khi tăng liều. Vì vậy cần thận trọng đối với những bệnh nhân khi thực hiện công việc đòi hỏi kỹ năng như lái xe, vận hành máy móc. Bệnh nhân không nên lái xe hay vận hành máy cho đến khi biết chắc chắn thuốc không ảnh hưởng đến các hoạt động này.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm với levetiracetam, dẫn chất khác của pyrrolidon, hoặc với bất kỳ thành phần nào khác của thuốc.

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN ,Lamostad 50

 THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN ,Lamostad 50

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Động kinh

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

Điều trị hỗ trợ hoặc đơn trị liệu động kinh cục bộ và động kinh toàn thể, bao gồm động kinh co cứng-co giật.

Động kinh liên quan đến hội chứng Lennox-Gastaut. Lamotrigin được dùng như liệu pháp hỗ trợ nhưng có thể là thuốc chống động kinh khởi đầu để bắt đầu điều trị hội chứng Lennox-Gastaut.

Trẻ em từ 2 – 12 tuổi:

Điều trị hỗ trợ động kinh cục bộ và động kinh toàn thể, bao gồm động kinh co cứng-co giật và động kinh liên quan đến hội chứng Lennox-Gastaut.

Đơn trị liệu động kinh cơn vắng ý thức cục bộ.

Rối loạn lưỡng cực 

Người lớn từ 18 tuổi trở lên: Phòng ngừa các đợt trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn lưỡng cực I mà chủ yếu bị các đợt trầm cảm.

Hàm lượng:

Mỗi viên nén chứa lamotrigin 50 mg.

Liều dùng:

Nếu tổng liều tính được (ví dụ: tính liều cho trẻ em) không tương ứng với số viên nguyên, chọn liều tương ứng với số viên nguyên ít nhất (ví dụ nếu liều tính được là 78 mg/ngày, cho bệnh nhân sử dụng 1 viên Lamostad 50 mg + 1 viên Lamostad 25 mg/ngày; nếu liều tính được  < 5 mg, không sử dụng Lamostad).

Sử dụng lại thuốc:

Khi sử dụng lại lamotrigin cho những bệnh nhân đã ngưng lamotrigin vì bất kỳ nguyên nhân nào, bác sĩ nên đánh giá sự cần thiết của việc tăng liều từng bậc đến liều duy trì, vì nguy cơ phát ban nghiêm trọng có liên quan với liều ban đầu cao và vượt ngưỡng tăng bậc liều dùng của lamotrigin. Càng cách xa thời gian sử dụng liều trước đây, càng cân nhắc nhiều hơn việc tăng liều từng bậc đến liều duy trì. Khi khoảng thời gian kể từ khi ngừng lamotrigin vượt quá 5 lần thời gian bán thải của thuốc, nên tăng liều từng bậc đến liều duy trì theo lịch trình phù hợp.

Lamostad được khuyến cáo không sử dụng lại cho những bệnh nhân ngừng thuốc do phát ban có liên quan đến điều trị bằng lamotrigin trước đó trừ khi lợi ích cao hơn nguy cơ. 

Động kinh

Liều trong liệu pháp đơn trị

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

Tuần 1 + 2: 25 mg x 1 lần/ngày. 

Tuần 3 + 4: 50 mg x 1 lần/ngày.

Sau đó, liều nên được tăng đến tối đa 50 – 100 mg mỗi 1 – 2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu.

Liều duy trì thường dùng: 100 – 200 mg x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày. Một số bệnh nhân đòi hỏi liều lamotrigin 500 mg/ngày mới đạt được đáp ứng mong muốn.

Trẻ em từ 2 – 12 tuổi: 

Đơn trị liệu động kinh cơn vắng ý thức cục bộ: 

Tuần 1 + 2: 0,3 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày.

Tuần 3 + 4: 0,6 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày. 

Liều duy trì thường dùng: 1 – 15 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày. Để đạt được liều duy trì, nên tăng liều đến tối đa 0,6 mg/kg/ngày mỗi 1 – 2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu, với liều duy trì tối đa 200 mg/ngày. 

Liều trong liệu pháp hỗ trợ

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi

Ở bệnh nhân đang dùng valproat có hoặc không có dùng bất kỳ thuốc chống động kinh nào khác: 

Tuần 1 + 2: 25 mg dùng cách ngày.

Tuần 3 + 4: 25 mg x 1 lần/ngày. Sau đó, liều nên được tăng đến tối đa 25 – 50 mg  mỗi 1 – 2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu.

Liều duy trì thường dùng: 100 – 200 mg x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày.

Ở bệnh nhân đang dùng đồng thời các thuốc chống động kinh hoặc các thuốc cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigin (như phenytoin, carbamazepin, phenobarbiton, primidon, rifampicin và lopinavir/ritonavir) có hoặc không có dùng các thuốc chống động kinh khác (trừ valproat):

Tuần 1 + 2: 50 mg x 1 lần/ngày.

Tuần 3 + 4: 100 mg chia 2 lần/ngày. Sau đó, liều nên được tăng đến tối đa 100 mg mỗi 1 – 2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu.

Liều duy trì thường dùng: 200 – 400 mg chia 2 lần/ngày. Một số bệnh nhân đòi hỏi liều lamotrigin 700 mg/ngày mới đạt được đáp ứng mong muốn.

Ở bệnh nhân đang dùng oxcarbazepin không dùng với bất kỳ thuốc cảm ứng hoặc thuốc ức chế sự glucuronid hóa lamotrigin khác:

Tuần 1 + 2: 25 mg x 1 lần/ngày.

Tuần 3 + 4: 50 mg x 1 lần/ngày. Sau đó, liều nên được tăng đến tối đa 50 – 100 mg mỗi 1 – 2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu.

Liều duy trì thường dùng: 100 – 200 mg x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày.

Trẻ em 2 – 12 tuổi:

Ở bệnh nhân đang dùng valproat có hoặc không có dùng bất kỳ thuốc chống động kinh nào khác:

Tuần 1 + 2: 0,15 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày.

Tuần 3 + 4: 0,3 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày. Sau đó, liều nên được tăng đến tối đa 0,3 mg/kg/ngày mỗi 1 – 2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu.

Liều duy trì thường dùng: 1 – 5 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày. Để đạt được liều duy trì, nên tăng liều đến tối đa 0,3 mg/kg/ngày mỗi 1 – 2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu, với liều duy trì tối đa 200 mg/ngày. 

Ở bệnh nhân đang dùng đồng thời các thuốc chống động kinh hoặc các thuốc cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigin (như phenytoin, carbamazepin, phenobarbiton, primidon, rifampicin và lopinavir/ritonavir) có hoặc không có dùng các thuốc chống động kinh khác (trừ valproat):

Tuần 1 + 2: 0,6 mg/kg/ngày chia 2 lần/ngày.

Tuần 3 + 4: 1,2 mg/kg/ngày chia 2 lần/ngày. Sau đó, liều nên được tăng đến tối đa 1,2 mg/kg/ngày mỗi 1 – 2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu.

Liều duy trì thường dùng: 5 – 15 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày. Để đạt được liều duy trì, nên tăng liều đến tối đa 1,2 mg/kg/ngày mỗi 1 – 2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu, với liều duy trì tối đa 400 mg/ngày. 

Ở bệnh nhân đang dùng oxcarbazepin không dùng với bất kỳ thuốc cảm ứng hoặc thuốc ức chế sự glucuronid hóa lamotrigin khác:

Tuần 1 + 2: 0,3 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày.

Tuần 3 + 4: 0,6 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày. Sau đó, liều nên được tăng đến tối đa 0,6 mg/kg/ngày mỗi 1 – 2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu.

Liều duy trì thường dùng: 1 – 10 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày, tối đa 200 mg/ngày.

Rối loạn lưỡng cực

Tăng liều khuyến cáo đến tổng liều duy trì ổn định hàng ngày trong điều trị rối loạn lưỡng cực: 

Đơn trị liệu với lamotrigin hoặc điều trị hỗ trợ không có valproat và các thuốc gây cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigin: 

Tuần 1 + 2: 25 mg x 1 lần/ngày.

Tuần 3 + 4: 50 mg x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày. 

Tuần 5: 100 mg x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày. 

Liều ổn định mục tiêu của lamotrigin (tuần 6)*: 200 mg x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày.

Điều trị hỗ trợ với valproat (thuốc ức chế sự glucuronid hóa lamotrigin):

Tuần 1 + 2: 25 mg dùng cách ngày. 

Tuần 3 + 4: 25 mg x 1 lần/ngày. 

Tuần 5: 50 mg x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày. 

Liều ổn định mục tiêu của lamotrigin (tuần 6)*: 100 mg x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày. Có thể dùng liều tối đa 200 mg/ngày tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng.

Điều trị hỗ trợ không có valproat và có các thuốc cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigin (phenytoin, carbamazepin, phenobarbiton, primidon, rifampicin, lopinavir/ritonavir):

Tuần 1 + 2: 50 mg x 1 lần/ngày. 

Tuần 3 + 4: 100 mg chia 2 lần/ngày. 

Tuần 5: 200 mg chia 2 lần/ngày. 

Liều ổn định mục tiêu của lamotrigin (tuần 6)*: 300 mg chia 2 lần/ngày trong tuần 6, nếu cần, tăng liều đến liều mục tiêu thường dùng là 400 mg chia 2 lần/ngày trong tuần 7 để đạt được đáp ứng tối ưu. 

* Liều ổn định mục tiêu sẽ thay đổi tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng.

Tổng liều duy trì ổn định hàng ngày sau khi ngưng các thuốc dùng đồng thời trong điều trị rối loạn lưỡng cực:

Ngưng dùng valproat (thuốc ức chế sự glucuronid hóa lamotrigin), tùy thuộc vào liều ban đầu của lamotrigin. Khi ngưng dùng valproat, nên tăng liều lên gấp đôi liều ổn định, không tăng quá 100 mg/tuần.

Nếu liều lamotrigin ổn định đang dùng (trước khi ngưng valproat) là 100 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu ngưng valproat): 200 mg/ngày; Tuần 2 và tuần thứ 3 trở đi*: Duy trì liều 200 mg/ngày (chia 2 lần/ngày).  

Nếu liều lamotrigin ổn định đang dùng (trước khi ngưng valproat) là 200 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu ngưng valproat): 300 mg/ngày; Tuần 2: Duy trì liều 400 mg/ngày; Tuần thứ 3 trở đi: Duy trì liều 400 mg/ngày.

Ngưng dùng thuốc cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigin (phenytoin, carbamazepin, phenobarbiton, primidon, rifampicin, lopinavir/ ritonavir), tùy thuộc vào liều ban đầu của lamotrigin:

Nếu liều lamotrigin ổn định đang dùng (trước khi ngưng các thuốc trên) là 400 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu ngưng các thuốc trên): 400 mg/ngày; Tuần 2: 300 mg/ngày; Tuần thứ 3 trở đi*: 200 mg/ngày.

Nếu liều lamotrigin ổn định đang dùng (trước khi ngưng các thuốc trên) là 300 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu ngưng các thuốc trên): 300 mg/ngày; Tuần 2: 225 mg/ngày; Tuần thứ 3 trở đi*: 150 mg/ngày. 

Nếu liều lamotrigin ổn định đang dùng (trước khi ngưng các thuốc trên) là 200 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu ngưng các thuốc trên): 200 mg/ngày; Tuần 2: 150 mg/ngày; Tuần thứ 3 trở đi*: 100 mg/ngày. 

* Liều có thể tăng lên đến 400 mg/ngày khi cần.

Ngưng dùng các thuốc ức chế hoặc cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigin không đáng kể: Nên dùng chế độ liều này khi ngưng dùng các thuốc này: Duy trì liều mục tiêu đạt được trong tăng liều (200 mg chia 2 lần/ngày) (khoảng liều từ 100 - 400 mg/ngày). 

Điều chỉnh liều lamotrigin hàng ngày sau khi dùng thêm các thuốc khác trong điều trị rối loạn lưỡng cực: 

Dùng thêm valproat (thuốc ức chế sự glucuronid hóa lamotrigin), tùy thuộc vào liều ban đầu của lamotrigin: Nên dùng chế độ liều này khi bổ sung valproat không kể đến thuốc dùng đồng thời:

Nếu liều lamotrigin ổn định đang dùng (trước khi dùng thêm valproat) là 200 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu dùng thêm valproat): 100 mg/ngày; Tuần 2 và tuần thứ 3 trở đi: Duy trì liều 100 mg/ngày.

Nếu liều lamotrigin ổn định đang dùng (trước khi dùng thêm valproat) là 300 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu dùng thêm valproat): 150 mg/ngày; Tuần 2 và tuần thứ 3 trở đi: Duy trì liều 150 mg/ngày.

Nếu liều lamotrigin ổn định đang dùng (trước khi dùng thêm valproat) là 400 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu dùng thêm valproat): 200 mg/ngày; Tuần 2 và tuần thứ 3 trở đi: Duy trì liều 200 mg/ngày.

Dùng thêm các thuốc cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigin ở những bệnh nhân không dùng valproat, tùy thuộc vào liều ban đầu của lamotrigin: Nên dùng chế độ liều này sau khi dùng thêm: phenytoin, carbamazepin, phenobarbiton, primidon, rifampicin, lopinavir/ ritonavir mà không có valproat: 

Nếu liều lamotrigin ổn định đang dùng (trước khi dùng thêm các thuốc trên) là 200 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu dùng thêm các thuốc trên): 200 mg/ngày; Tuần 2: 300 mg/ngày; Tuần thứ 3 trở đi: 400 mg/ngày.

Nếu liều lamotrigin ổn định đang dùng (trước khi dùng thêm các thuốc trên) là 150 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu dùng thêm các thuốc trên): 150 mg/ngày; Tuần 2: 225 mg/ngày; Tuần thứ 3 trở đi: 300 mg/ngày.

Nếu liều lamotrigin ổn định đang dùng (trước khi dùng thêm các thuốc trên) là 100 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu dùng thêm các thuốc trên): 100 mg/ngày; Tuần 2: 150 mg/ngày; Tuần thứ 3 trở đi: 200 mg/ngày.

Dùng thêm các thuốc ức chế hoặc cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigin không đáng kể: Nên dùng chế độ liều này khi dùng thêm các thuốc này:

Duy trì liều mục tiêu đạt được trong tăng liều (200 mg/ngày; khoảng liều từ 100 - 400 mg/ngày).

Liều khuyến cáo chung cho lamotrigin ở nhóm bệnh nhân đặc biệt:

Phụ nữ uống thuốc tránh thai nội tiết:

Sử dụng ethinyloestradiol/levonorgestrel (30 μg/150 μg) kết hợp làm tăng độ thanh thải của lamotrigin xấp xỉ 2 lần dẫn đến làm giảm nồng độ lamotrigin. Sau hiệu chỉnh liều, liều duy trì cao hơn của lamotrigin (gấp 2 lần) cần thiết để đáp ứng điều trị tối đa. Nồng độ lamotrigin tăng 2 lần trong tuần dùng viên (của vỉ thuốc tránh thai) không có hoạt chất. Các tác dụng không mong muốn liên quan đến liều không thể loại trừ. Vì vậy, nên xem xét đến việc dùng thuốc tránh thai không có tuần dùng viên không hoạt chất như liệu pháp điều trị đầu tiên (như thuốc tránh thai nội tiết liên tục hoặc biện pháp không có nội tiết).

Bắt đầu dùng thuốc tránh thai nội tiết ở bệnh nhân đang dùng liều duy trì lamotrigin và không dùng thuốc gây cảm ứng glucuronid hóa lamotrigin:

Liều duy trì của lamotrigin ở hầu hết các trường hợp cần phải được tăng lên gấp 2 lần. Khi bắt đầu dùng thuốc tránh thai nội tiết, mỗi tuần tăng liều lamotrigin từ 50 – 100 mg/ngày, tùy theo đáp ứng lâm sàng từng bệnh nhân. Việc tăng liều không được vượt quá tỉ lệ này trừ khi đáp ứng lâm sàng cho phép sử dụng liều lớn hơn. Cần đo nồng độ lamotrigin huyết tương trước và sau khi dùng thuốc tránh thai nội tiết để xác định nồng độ lamotrigin đang duy trì. Điều chỉnh liều nếu cần. Ở phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai nội tiết có một tuần dùng viên (của vỉ thuốc tránh thai) không có hoạt chất, nên theo dõi nồng độ lamotrigin huyết tương trong suốt tuần thứ 3 dùng thuốc, tức là vào ngày 15 – 21 của chu kì thuốc tránh thai. 

Ngừng dùng thuốc tránh thai nội tiết ở bệnh nhân đang dùng liều duy trì lamotrigin và không dùng thuốc gây cảm ứng glucuronid hóa lamotrigin:

Liều duy trì của lamotrigin trong hầu hết các trường hợp cần phải giảm 50%. Khuyến cáo mỗi tuần giảm liều hàng ngày lamotrigin từ 50 – 100 mg (tỷ lệ không quá 25% tổng liều hàng ngày mỗi tuần) trong 3 tuần, trừ khi đáp ứng lâm sàng chỉ ra tỷ lệ khác. Cần cân nhắc đo nồng độ lamotrigin huyết tương trước và sau khi ngừng thuốc tránh thai nội tiết để xác định nồng độ lamotrigin đang duy trì. Ở phụ nữ muốn ngưng sử dụng thuốc tránh thai nội tiết có một tuần dùng viên không có hoạt chất, nên theo dõi nồng độ lamotrigin huyết tương trong suốt tuần thứ 3, tức là vào ngày 15 – 21 của chu kì thuốc tránh thai. Không nên lấy mẫu đánh giá nồng độ lamotrigin trong tuần đầu tiên sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai lâu dài. 

Bắt đầu sử dụng lamotrigin ở những bệnh nhân đang uống thuốc tránh thai nội tiết:

Tăng liều từng bậc theo liều khuyến cáo.

Bắt đầu và ngừng thuốc tránh thai nội tiết ở những bệnh nhân đang dùng liều duy trì lamotrigin và dùng thuốc gây cảm ứng glucuronid hóa lamotrigin:

Không cần điều chỉnh liều duy trì lamotrigin.

Sử dụng với atazanavir/ritonavir:

Không cần điều chỉnh tăng liều lamotrigin từ từ khi lamotrigin được thêm vào liệu pháp điều trị với atazanavir/ritonavir. Ở những bệnh nhân đang dùng liều duy trì lamotrigin và không dùng thuốc gây cảm ứng glucuronid hóa, liều lamotrigin cần được tăng nếu atazanavir/ritonavir được thêm vào hay giảm nếu ngừng dùng atazanavir/ritonavir. Cần theo dõi lamotrigin huyết tương trong suốt 2 tuần khi bắt đầu hoặc ngừng dùng atazanavir/ritonavir để xem có cần điều chỉnh liều lamotrigin không.

Bệnh nhân suy gan:

Liều khởi đầu, liều tăng dần và liều duy trì nhìn chung giảm khoảng 50% ở bệnh nhân suy gan vừa (Child-Pugh B) và 75% ở bệnh nhân suy gan nặng (Child-Pugh C). Nên điều chỉnh tăng liều từng bậc và duy trì liều tùy theo đáp ứng lâm sàng.

Suy thận:

Thận trọng khi dùng lamotrigin cho bệnh nhân suy thận. Đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, liều khởi đầu của lamotrigin nên dựa vào các thuốc bệnh nhân dùng đồng thời; giảm liều duy trì có thể có hiệu quả đối với bệnh nhân suy chức năng thận đáng kể.

Tác dụng phụ:

Rất thường gặp

Đau đầu.

Ban da.

Thường gặp  

Hung hăng, kích thích.

Ngủ lơ mơ, chóng mặt, run, mất ngủ, kích động.

Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khô miệng.

Đau khớp.

Mệt mỏi, đau, đau lưng.

Ít gặp

Mất điều hòa cơ.

Nhìn đôi, nhìn mờ.

Hiếm gặp

Rối loạn hệ thần kinh: Rung giật nhãn cầu, viêm màng não vô khuẩn.  

Rối loạn mắt: Viêm kết mạc.

Rối loạn da và mô dưới da: Hội chứng Stevens-Johnson.

Lưu ý:

Đột tử không rõ nguyên nhân trong động kinh: Trong quá trình phát triển thăm dò lamotrigin trước khi đưa ra thị trường, đã có báo cáo 20 trường hợp đột tử không rõ nguyên nhân trên một nhóm thống kê gồm 4700 bệnh nhân bị động kinh sử dụng liệu pháp hỗ trợ bằng thuốc (patient-year là 5747). Mặc dù tỷ lệ tử vong này vượt quá dự đoán ở nhóm khỏe mạnh (không bị động kinh) phân theo nhóm tuổi và giới tính, tỷ lệ này tương tự với nhóm bệnh nhân động kinh điều trị với các thuốc chống động kinh không liên quan về mặt hóa học. Bằng chứng này không chứng minh nhưng cho thấy hiện tượng đột tử không rõ nguyên nhân trong liệu pháp phối hợp lamotrigin có thể do đối tượng điều trị hơn là do tác dụng của lamotrigin.

Tình trạng động kinh: Khó thu được các đánh giá chính xác về tỷ lệ mắc phải tình trạng động kinh do điều trị ở bệnh nhân được điều trị với lamotrigin do các báo cáo viên tham gia thử lâm sàng đã không áp dụng thống nhất các nguyên tắc khi nhận dạng các trường hợp bệnh. Tối thiểu có 7 trong số 2343 bệnh nhân người lớn có các cơn được mô tả rõ rệt là tình trạng động kinh. Hơn nữa, có một số báo cáo về sự gia tăng các cơn động kinh có tính chất khác nhau (như co giật theo chuỗi, co giật đột ngột,...).

Dấu hiệu lâm sàng xấu đi và nguy cơ tự tử: Có báo cáo về ý định và hành vi tự tử ở những bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc chống động kinh khi dùng cho nhiều chỉ định. Một phân tích gộp các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược của các thuốc chống động kinh cũng cho thấy gia tăng nhẹ nguy cơ có ý định và hành vi tự tử. Chưa biết cơ chế gây ra nguy cơ này và dữ liệu có sẵn không loại trừ khả năng tăng nguy cơ này khi dùng lamotrigin. Do đó nên theo dõi các dấu hiệu có ý định và hành vi tự tử của bệnh nhân và nên xem xét điều trị thích hợp. Bệnh nhân (và người chăm sóc bệnh nhân) nên được tư vấn về y khoa nếu xuất hiện các dấu hiệu có ý định và hành vi tự tử. Ở những bệnh nhân rối loạn lưỡng cực, các triệu chứng trầm cảm có thể nặng hơn và/ hoặc xuất hiện hành vi tự tử dù có hay không dùng thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực, bao gồm cả lamotrigin. Do đó, cần theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu lâm sàng xấu đi (bao gồm cả việc phát triển các triệu chứng mới) và tự tử ở bệnh nhân dùng lamotrigin để điều trị rối loạn lưỡng cực, đặc biệt là ở thời điểm bắt đầu đợt điều trị, hoặc lúc thay đổi liều. Với một số bệnh nhân, như những người có tiền sử có hành vi hoặc ý định tự tử, người trẻ tuổi, và những bệnh nhân biểu hiện rõ ý định tự tử trước khi bắt đầu điều trị, có thể có nguy cơ có ý định hoặc cố gắng tự tử cao hơn, cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị. Cần cân nhắc thay đổi chế độ điều trị, có thể ngưng dùng thuốc, ở những bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng xấu đi (bao gồm cả việc phát triển các triệu chứng mới) và/ hoặc có sự xuất hiện ý định/ hành vi tự tử, đặc biệt là nếu các triệu chứng này nặng, khởi phát đột ngột, hoặc chưa từng xuất hiện ở bệnh nhân.

Ban da: Đã có các báo cáo về những tác dụng không mong muốn ở da, thường xảy ra trong vòng 8 tuần đầu sau khi bắt đầu điều trị với lamotrigin. Phần lớn phát ban nhẹ và tự giới hạn, tuy nhiên phát ban da nặng phải nhập viện và ngừng dùng lamotrigin cũng đã được báo cáo. Các tác dụng không mong muốn đe doạ tính mạng gồm hội chứng Stevens-Johnson (SJS) và hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN) và phản ứng tăng bạch cầu eosin và triệu chứng toàn thân (DRESS), còn được gọi là hội chứng quá mẫn (HSS). 

Ở trẻ em, những biểu hiện ban đầu của phát ban có thể bị nhầm lẫn với bệnh nhiễm trùng, bác sĩ nên xem xét khả năng phản ứng với lamotrigin khi điều trị ở trẻ em làm tiến triển các triệu chứng phát ban và sốt trong 8 tuần đầu điều trị.

Ngoài ra các rủi ro phát ban quá mức khi kết hợp với:

Liều lamotrigin ban đầu cao và vượt ngưỡng tăng liều lamotrigin từng bậc.

Dùng đồng thời với valproat.

Cần thận trọng khi điều trị cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc phát ban với các thuốc chống động kinh khác (AED) vì tần suất bị phát ban không nghiêm trọng sau khi điều trị với lamotrigin ở những bệnh nhân này cao hơn gần 3 lần so với những bệnh nhân không có tiền sử trên.

Nên đánh giá và ngừng ngay lamotrigin ở tất cả các bệnh nhân (người lớn và trẻ em) có tiến triển phát ban trừ khi phát ban thật sự không liên quan đến điều trị bằng lamotrigin. Không nên bắt đầu lại lamotrigin ở những bệnh nhân ngưng điều trị do có phát ban liên quan đến điều trị với lamotrigin trước đó trừ khi lợi ích cao hơn nguy cơ. Nếu bệnh nhân bị SJS, TEN, hoặc DRESS khi sử dụng lamotrigin, không nên dùng thuốc lại bất cứ lúc nào.

Phát ban cũng được báo cáo là một phần của phản ứng quá mẫn toàn thân như sốt, sưng hạch, phù mặt, bất thường về máu và gan và viêm màng não vô khuẩn. Triệu chứng cho thấy phổ lâm sàng rộng, nghiêm trọng và hiếm gặp hơn dẫn đến đông máu rải rác nội mạch và suy đa phủ tạng. Điều quan trọng cần lưu ý những biểu hiện sớm của phản ứng quá mẫn (như sốt, sưng hạch) có thể xuất hiện ngay cả khi phát ban không rõ ràng. Nên đánh giá ngay lập tức các dấu hiệu và triệu chứng ở bệnh nhân và ngừng dùng thuốc nếu không có một nguyên nhân nào khác.

Trong hầu hết các trường hợp, viêm màng não vô khuẩn hồi phục khi cai thuốc nhưng tái phát ở một số trường hợp tái sử dụng lamotrigin. Tái sử dụng thuốc dẫn đến các triệu chứng trở lại nhanh chóng và thường nghiêm trọng hơn. Không nên tái sử dụng lamotrigin ở bệnh nhân ngừng dùng thuốc vì viêm màng não vô khuẩn liên quan đến điều trị bằng lamotrigin trước đây.

Thuốc tránh thai nội tiết:

Ảnh hưởng của thuốc tránh thai nội tiết lên hiệu quả của lamotrigin: Sử dụng ethinyloestradiol/levonorgestrel (30 μg/150 μg) kết hợp làm tăng độ thanh thải của lamotrigin xấp xỉ 2 lần dẫn đến làm giảm nồng độ lamotrigin. Nồng độ lamotrigin giảm có liên quan đến mất kiểm soát cơn động kinh. Sau hiệu chỉnh liều, cần dùng liều duy trì lamotrigin cao hơn (gấp 2 lần) trong hầu hết trường hợp để đạt đáp ứng điều trị tối đa. Khi ngừng dùng thuốc tránh thai nội tiết, độ thanh thải của lamotrigin có thể giảm đi một nửa. Sự gia tăng nồng độ lamotrigin có thể liên quan đến tác dụng không mong muốn liên quan đến liều. Bệnh nhân cần được chú ý theo dõi điều này.

Ở những phụ nữ không dùng chất cảm ứng glucuronid hóa lamotrigin và đang dùng thuốc tránh thai nội tiết có 1 tuần dùng viên không có hoạt chất, nồng độ lamotrigin tăng thoáng qua trong tuần điều trị này. Những thay đổi nồng độ lamotrigin ở giai đoạn này có liên quan đến các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, đầu tiên nên cân nhắc sử dụng thuốc tránh thai không có 1 tuần điều trị dùng viên không có hoạt chất (như thuốc tránh thai nội tiết liên tục hoặc biện pháp không có nội tiết).

Ảnh hưởng của lamotrigin lên tác dụng của thuốc tránh thai nội tiết: Khi kết hợp lamotrigin và một thuốc tránh thai nội tiết tố (ethinyloestradiol/ levonorgestrel kết hợp), có sự tăng điều độ độ thanh thải levonorgestrel và thay đổi FSH và SH trong huyết thanh. Tác động của những thay đổi này lên hoạt động rụng trứng của buồng trứng không rõ. Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng những thay đổi này dẫn đến giảm hiệu quả của thuốc tránh thai ở một vài bệnh nhân dùng các chế phẩm tránh thai với lamotrigin. Do đó bệnh nhân cần được hướng dẫn để báo cáo kịp thời những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, như rong kinh.

Nên có hướng dẫn tránh thai đặc biệt cho phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. Nên khuyến khích phụ nữ ở tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai không thuộc nội tiết tố thay thế có hiệu quả.

Thận trọng liên quan đến động kinh:

Giống như các thuốc chống động kinh khác, việc ngưng lamotrigin đột ngột có thể kích thích cơn động kinh trở lại. Nên giảm liều từ từ qua thời gian 2 tuần, trừ khi có vấn đề về tính an toàn (như phát ban) đòi hỏi phải ngưng thuốc ngay.

Có những tài liệu báo cáo cho thấy những cơn động kinh co giật nghiêm trọng bao gồm cả tình trạng động kinh dẫn đến tiêu cơ vân, suy đa phủ tạng và đông máu nội mạch rải rác, đôi khi gây tử vong. Những trường hợp tương tự đã xảy ra có liên quan đến sử dụng lamotrigin.

Đã quan sát thấy trong lâm sàng, tần số các cơn động kinh xấu đi thay vì được cải thiện. Ở những bệnh nhân có hơn 1 loại động kinh, lợi ích kiểm soát một loại động kinh nên được cân nhắc với tình trạng ngày càng tệ hơn ở một loại động kinh khác. 

Sự co giật có thể nặng hơn khi dùng lamotrigin.

Có một gợi ý trong các dữ liệu cho thấy đáp ứng khi kết hợp với các thuốc gây cảm ứng enzym ít hơn khi kết hợp với các tác nhân chống động kinh không enzym. Chưa rõ lý do.

Ở trẻ em dùng lamotrigin để điều trị động kinh cơn vắng ý thức cục bộ, hiệu quả có thể không được duy trì ở tất cả các bệnh nhân.

Phụ nữ có thai: Nếu việc điều trị với lamotrigin được coi là cần thiết trong thai kỳ, nên dùng liều điều trị thấp nhất có thể. Lamotrigin có tác dụng ức chế nhẹ men dihydrofolic acid reductase và do đó về mặt lý thuyết có thể dẫn đến gia tăng nguy cơ tổn thương phôi thai do giảm nồng độ acid folic. Nên bổ sung acid folic khi dự định mang thai và trong thời kỳ đầu mang thai. 

Những thay đổi về sinh lý trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến nồng độ lamotrigin và/hoặc ảnh hưởng hiệu quả trị liệu. Đã có báo cáo về việc giảm nồng độ lamotrigin trong huyết tương trong thai kỳ. Nên đảm bảo kiểm soát lâm sàng thích hợp ở phụ nữ có thai trong quá trình điều trị với lamotrigin.

Phụ nữ cho con bú: Thông tin về việc dùng lamotrigin ở phụ nữ cho con bú còn hạn chế. Thông tin sơ bộ cho rằng thuốc đi vào sữa mẹ đạt nồng độ bằng 40 – 60% nồng độ huyết thanh. Ở một số ít trẻ bú mẹ,

Không có nghiên cứu về ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc được thực hiện. Tác dụng không mong muốn của lamotrigin có đặc tính thuộc thần kinh như chóng mặt và chứng nhìn đôi đã được báo cáo. Vì vậy, bệnh nhân phải xem xét liệu pháp lamotrigin ảnh hưởng như thế nào trước khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với lamotrigin hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons