Hiển thị các bài đăng có nhãn THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2020

THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH, Risdomibe 2mg

THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH, Risdomibe 2mg


Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Điều trị loạn thần cấp và mạn, điều trị duy trì để ngăn ngừa tái phát ở bệnh nhân đã được kiểm soát ổn định.
 Điều trị hưng cảm liên quan đến rối loạn lưỡng cực.
 Điều trị các rối loạn hành vi ở bệnh nhân sa sút trí tuệ.
 Điều trị tự kỷ ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Hàm lượng:

Mỗi viên nén dài bao phim chứa  2 mg Risperidon.
Tá dược : Tinh bột ngô, Lactose monohydrat, HPMC 606, Cellulose vi tinh thể, Silic oxyd keo khan, Natri laurylsulfat, Magnesi stearat, Polyvinyl alcohol, PEG, Talc, Titan dioxyd, Sắt oxyd vàng, màu vàng Quinoline, màu vàng Sunset.

Liều dùng:

Liều lượng
Tâm thần phân liệt
Người trưởng thành
- Liều hằng ngày có thể được dùng 1 lần hoặc chia làm 2 lần.
- Nên bắt đầu dùng Risdomibe với liều 2 mg/ngày. Có thể tăng liều lên 4 mg vào ngày thứ hai. Hầu hết bệnh nhân đáp ứng tốt với liều 4-6 mg/ngày. Liều này có thể được duy trì hoặc điều chỉnh tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân.
- Liều trên 10 mg/ngày không cho thấy có hiệu quả cao hơn so với những liều thấp hơn và có thể gây ra những triệu chứng ngoại tháp. Không nên dùng liều cao hơn 16 mg/ngày vì chưa được đánh giá độ an toàn.
Người cao tuổi
- Liều khởi đầu nên dùng là 0,5 mg x 2 lần/ngày. Liều này có thể điều chỉnh tăng thêm 0,5 mg đến tối đa 2 mg Risperidon  cho mỗi lần uống.
Rối loạn lưỡng cực – thể hưng cảm
- Risdomibe nên được uống 1 lần trong ngày. Liều khởi đầu là 2 mg. Nếu cần tăng liều, nên được thực hiện sau 24 tiếng và tăng 1 mg/ngày. Hiệu quả của thuốc được ghi nhận trong khoảng từ 1-6 mg/ngày.
Rối loạn hành vi  ở bệnh nhân sa sút trí tuệ
- Nên khởi đầu với liều 0,25 mg x 2 lần/ngày. Liều này có thể tăng thêm 0,25 mg x 2 lần/ngày tùy theo từng bệnh nhân. Liều tối ưu cho phần lớn bệnh nhân sa sút trí tuệ là 0,5 mg x 2 lần/ngày. Tuy nhiên, một số bệnh nhân cần đến liều trên 1 mg x 2 lần/ngày mới đạt hiệu quả. Sau khi đạt được liều đích thì liều này có thể được dùng ngày 1 lần.
- Giống như tất cả các biện pháp điều trị triệu chứng, việc sử dụng tiếp tục Risdomibe phải được đánh giá và điều chỉnh dựa trên cơ sở tiến triển bệnh. 
Tự kỷ ở trẻ em và thanh thiếu niên
Liều dùng Risdomibe phải được kê toa cụ thể theo nhu cầu và đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân. Lộ trình dùng thuốc được chỉ dẫn trong bảng sau:
 
 
Bệnh nhân suy thận và suy gan
Bất kể với chỉ định nào, việc khởi liều và tiếp tục dùng thuốc phải được giảm đi một nửa so với người bình thường. Quá trình chuẩn liều cũng phải chậm và thận trọng hơn ở những bệnh  nhân này.
Cách dùng: thuốc uống không phụ thuộc bữa ăn.

Tác dụng phụ:

Thường gặp: Chóng mặt, tăng kích thích, lo âu, ngủ gà, triệu chứng ngoại tháp, nhức đầu; táo bón, buồn nôn, khó tiêu, đau bụng, chán ăn, đau răng; viêm mũi, ho, viêm xoang, viêm họng; ban, da khô; tăng tiết bã nhờn; đau khớp; nhịp tim nhanh, hạ huyết áp tư thế; nhìn mờ; đau lưng, đau ngực, sốt, mệt mỏi, loạn chức năng sinh dục.
Hiếm gặp: giảm tập trung, trầm cảm, phản ứng tăng trương lực, sảng khoái, mất trí  nhớ, dị cảm; tiêu chảy, đầy hơi, viêm dạ dày, phân đen, trĩ; trứng cá, rụng lông tóc; tăng hoặc giảm cân, giảm natri huyết, đái tháo đường, mất kinh, to vú đàn ông; đái dầm, đái ra máu, chảy máu âm đạo; chảy máu cam, ban xuất huyết, thiếu máu; rét run.
QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ
Triệu chứng: Nhìn chung những dấu hiệu quá liều là kết quả do tác dụng quá mức về tác động dược lý của thuốc. Đó là buồn ngủ, an thần, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp và triệu chứng ngoại tháp. Đã gặp tác dụng khác như QT kéo dài, co giật và ngừng tim-hô hấp.
Xử trí: Thiết lập và duy trì thông đường hô hấp và đảm bảo đầy đủ oxy. Rửa dạ dày và cho than hoạt hoặc thuốc xổ. Theo dõi tim mạch ngay, kể cả theo dõi điện tâm đồ. Không có thuốc giai độc đặc hiệu nên cần sử dụng các biện pháp hỗ trợ. Truyền dịch tĩnh mạch hoặc/và thuốc tác dụng giống giao cảm. Trong trường hợp triệu chứng ngoại tháp nặng nên dùng thuốc kháng cholinergic.
Theo dõi chặt chẽ đến khi bệnh nhân hồi phục.

Tương tác thuốc:

Do Risperidon tác dụng chủ yếu lên hệ thần kinh trung ương nên cần thận trọng khi kết hợp với những thuốc tác dụng trên hệ thần kinh  trung ương và rượu.
Risperidon đối kháng với tác dụng thuốc chủ vận dopamin (như levodopa).
Làm tăng tác dụng hạ huyết áp của thuốc hạ huyết áp.
Thận trọng khi kết hợp với những thuốc kéo dài khoảng QT.
Carbamazepin và những thuốc cảm ứng men gan CYP 3A4 khác làm giảm nồng độ phần có hoạt tính chống loạn thần của Risperidon trong huyết tương. Cần điều chỉnh liều Risperidon khi bắt đầu hoặc ngưng dùng carbamazepin và các thuốc cảm ứng men gan CYP 3A4 khác.
Thận trọng khi phối hợp Risperidon với thuốc lợi tiểu furosemid ở bệnh nhân cao tuổi sa sút trí tuệ do tỷ lệ tử vong tăng.
SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ 
Có thai: Không dùng Risperidon cho phụ nữ có thai. Cho con bú
Risperidon và chất chuyển hóa 9-hydroxyrisperidon được bài tiết qua sữa mẹ, vì vậy phụ nữ đang dùng Risperidon không nên cho con bú.
TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC KHI VẬN HÀNH TÀU XE, MÁY MÓC
Không nên vận hành tàu xe, máy móc khi đang sử dụng thuốc.

Chống chỉ định:

Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân quá liều barbiturat, các chế phẩm có thuốc phiện, rượu.
THẬN TRỌNG: Hạn chế liều ban đầu đối với bệnh nhân cao tuổi, người suy nhược, suy giảm chức năng gan, thận và người dễ bị hạ huyết áp.
Những người bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não, có tiền sử động kinh, co cứng, hội chứng Parkinson cần phải dùng liều thấp hơn và bắt đầu trị liệu  ở liều thấp.

THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH, Halozam

THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH, Halozam

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Rối loạn mạch máu não.
Suy giảm chức năng tâm thần.
Chứng đau nửa đầu.
Say tàu xe.
Rối loạn tiền đình.

Hàm lượng:

Hoạt chất: Piracetam 400 mg, Cinarizin 25 mg.
Tá dược: Natri starch glycolat, Kollidon, Lactose monohydrat, Magnesi stearat, Aerosil, HPMC 615, HPMC 606, PEG 6000, Titan dioxid, Talc.

Liều dùng:

Liều lượng:
Không dùng thuốc quá 3 tháng.
- Người lớn: 1 – 2 viên x 3 lần/ngày, trong 1 – 3 tháng.
- Trẻ em: 1 – 2 viên x 1 – 2 lần/ngày.
- Bệnh nhân suy thận: khi hệ số thanh thải của creatinin dưới 60 ml/phút (creatinin huyết thanh trên 1,25 mg/100 ml), cần phải điều chỉnh liều:
+ Hệ số thanh thải creatinin 60 - 40 ml/phút, creatinin huyết thanh 1,25 - 1,7 mg/100 ml: chỉ nên dùng 1/2 liều bình thường.
+ Hệ số thanh thải creatinin 40 - 20 ml/phút, creatinin huyết thanh 1,7 - 3,0 mg/100 ml: dùng 1/4 liều bình thường.
Cách dùng:
Nên dùng thuốc sau bữa ăn.

Tác dụng phụ:

Toàn thân: mệt mỏi. Ít gặp: chóng mặt.
 Tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, trướng bụng. Ít gặp khô miệng, tăng cân.
 Thần kinh: bồn chồn, dễ bị kích động, nhức đầu, mất ngủ, ngủ gà. Ít gặp: run, kích thích tình dục. Hiếm gặp: triệu chứng ngoại tháp ở người cao tuổi hoặc khi điều trị dài ngày.
 Tim mạch: hiếm gặp giảm huyết áp.
 Khác: ra mồ hôi, phản ứng dị ứng.
 Rất hiếm: phản ứng da, nhạy cảm ánh sáng.
Cách xử trí:
 Có thể giảm nhẹ các tác dụng phụ của thuốc bằng cách giảm liều.
 Phải ngừng thuốc khi bệnh nặng hơn hoặc xuất hiện những triệu chứng ngoại tháp khi điều trị dài ngày cho người cao tuổi.

Tương tác thuốc:

Dùng đồng thời với các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc rượu sẽ làm tăng tác dụng an thần.
  Thuốc có thể làm tăng các tác dụng phụ của thuốc hạ áp, thuốc giãn tĩnh mạch, một số thuốc chống đông máu, các hormon tuyến giáp và có thể gây run.
  Dùng đồng thời với tinh chất tuyến giáp có thể gây lú lẫn, bị kích thích và rối loạn giấc ngủ.
  Thời gian prothrombin đã được ổn định bằng wafarin có thể tăng lên khi dùng thuốc.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
   Vì thuốc có thể qua nhau thai nên không được dùng thuốc này cho người mang thai.
   Vì thuốc bài tiết qua sữa nên không được dùng thuốc này cho mẹ trong thời kỳ cho con bú.
Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc
   Tránh dùng thuốc khi đang lái xe và vận hành máy móc.

Bảo quản:

Nơi khô

Chống chỉ định:

 Mẫn cảm với Piracetam, Cinarizin hoặc các thành phần khác của thuốc.
 Suy thận nặng, đột quỵ xuất huyết, rối loạn chuyển hóa porphyrin, bệnh Huntington, suy gan.

THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH, Premilin 75

THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH, Premilin 75

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Đau thần kinh ở người lớn, đau nhức thần kinh ở bệnh đái tháo đường, hoặc đau thần kinh sau bệnh herpes.
Điều trị hỗ trợ trong động kinh cục bộ ở người lớn, có hoặc không có kèm theo động kinh toàn bộ thứ phát.
Đau do xơ cơ.

Hàm lượng:

Hoạt chất: Pregabalin 75 mg
Tá dược: Lactose monohydrat, Tinh bột ngô, Magnesi stearat.

Liều dùng:

Dùng đường uống. Liều dùng từ 150 mg đến 600 mg/ngày, chia thành 2 đến 3 lần.
-  Đau thần kinh:
Liều khởi đầu 150 mg/ngày. Tùy theo sự dung nạp và đáp ứng của từng cá nhân, có thể tăng liều lên 300 mg/ngày sau 3 – 7 ngày. Nếu cần thiết tăng đến liều tối đa 600 mg/ngày trong tuần điều trị thêm.
-  Động kinh: Liều khởi đầu 150 mg/ngày. Tùy theo sự dung nạp và đáp ứng của từng cá nhân, có thể tăng liều lên 300 mg/ngày sau 1 tuần. Nếu cần thiết tăng đến liều tối đa 600 mg/ngày trong tuần điều trị thêm.
 Nếu phải ngưng dùng Pregabalin cần giảm liều từ từ trong    vòng 1 tuần.
Chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận:
Điều chỉnh liều ở bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận hoặc đang được thẩm tách máu được đề nghị trong bảng sau:
 Bảng 1. Liều của Pregabalin dựa vào chức năng thận
 QD = liều đơn/ ngày,  BID = chia 2 liều/ ngày,  TID = chia 3 liều/ ngày. 
 
 
* Liều bổ trợ là liều đơn bổ sung. 

Tác dụng phụ:

Thận trọng
Suy thận, suy gan, suy tim sung huyết nặng, trẻ em và thiếu niên (dưới 17 tuổi), người cao tuổi.
Bệnh nhân đái tháo đường tăng cân khi dùng Pregabalin cần điều chỉnh việc dùng các thuốc hạ đường huyết.
Bệnh nhân phải được chỉ dẫn thận trọng cho đến khi quen với các tác dụng phụ của thuốc như chóng mặt, buồn ngủ, sa sút tinh thần...
Cần xem xét để đạt tới đơn trị liệu bằng Pregabalin ngay khi đạt được kiểm soát cơn động kinh với Pregabalin điều trị kết hợp.
Tác dụng phụ
Chóng mặt, buồn ngủ.
Rối loạn thị lực, mất điều hòa, chứng loạn vận ngôn, run, ngủ lịm, giảm trí nhớ, sảng khoái, táo bón, khô miệng, phù ngoại biên, mất hoặc giảm dục năng, rối loạn cương cứng, tăng cân.

Tương tác thuốc:

Không quan sát thấy tương tác dược động học in vivo. Có thể có tiềm năng tương tác với opioid, benzodiazepin, barbiturat, ethanol và các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác.
Tác động của thuốc khi vận hành tàu xe, máy móc
Pregabalin gây chóng mặt, buồn ngủ, do đó không nên lái xe hoặc vận hành máy móc khi đang dùng thuốc.

Lưu ý:

Quá liều và cách xử trí
Thông báo cho bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ đã dùng thuốc quá liều chỉ định. Không có tác dụng không mong muốn nào được báo cáo trong trường hợp quá liều đến 15 g.
Các dấu hiệu của việc dùng thuốc quá liều có thể là: rối loạn cảm xúc, ngủ gà, tình trạng lú lẫn, trầm cảm, lo âu, bồn chồn.

Bảo quản:

Nơi khô, dưới 30oC. Tránh ánh sáng.

Chống chỉ định:

Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Phụ nữ có thai và cho con bú

THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH ,Coneulin

THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH ,Coneulin

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Rối loạn thần kinh, tâm thần (liệt nửa người, rối loạn vận động, mất trí nhớ, mất ngôn ngữ, mất phương hướng và đau đầu, liệt cơ vận động) sau đột quỵ, chấn thương đầu, phẫu thuật não.
Bệnh Parkinson.
Hỗ trợ trí nhớ và làm chậm sự suy giảm trí nhớ do tuổi tác, bệnh Alzheimer, xơ vữa mạch máu não.

Hàm lượng:

Hoạt chất: Natri citicolin tương đương với Citicolin 500 mg.
Tá dược: Kollidon K30, Tinh bột ngô, Avicel M101, Lactose monohydrat, Natri starch glycolat, Talc, Magnesi stearat.

Liều dùng:

 Liều lượng tùy theo từng bệnh nhân. Liều được khuyến cáo là 1 viên/ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống trong hoặc giữa các bữa ăn.

Lưu ý:

Không nên uống rượu khi đang dùng Citicolin.
-   Citicolin có thể gây chứng hạ huyết áp và trong trường hợp cần thiết tác dụng hạ huyết áp có thể được điều trị với corticosteroid hoặc các thuốc cường giao cảm.
-   Khi xuất huyết nội sọ kéo dài: không dùng quá 1000 mg Citicolin/ngày và phải truyền tĩnh mạch thật chậm (30 giọt/phút).
-   Trong tình trạng bệnh lý cấp tính và đang cấp cứu, nên dùng Citicolin kết hợp với các thuốc làm giảm áp lực sọ não hoặc thuốc cầm, điều trị giảm thân nhiệt. Nếu tiếp tục bị chảy máu não, tránh dùng liều cao Citicolin (> 500 mg), vì có thể làm tăng thêm lưu lượng máu ở não. Nếu cần, có thể dùng Citicolin liều thấp (100 – 500 mg, 2 – 3 lần/ngày).
Tương tác thuốc
-   Không được sử dụng Citicolin đồng thời với các thuốc chứa meclophexonat hoặc centrophenoxin.
-   Do Citicolin làm tăng hiệu lực của levodopa nên cần thận trọng khi phối hợp với 2 loại thuốc này.
Quá liều và cách xử trí
Citicolin có độc tính thấp trên người. Trong một nghiên cứu chéo, có đối chứng giả dược trong thời gian ngắn, 12 người tình nguyện khỏe mạnh uống Citicolin với liều 600 mg, 1000 mg hay giả dược hàng ngày trong 5 ngày liên tiếp. Đau đầu thoáng qua xảy ra trên 4 người dùng liều 600 mg, 5 người dùng liều 1000 mg và 1 người dùng giả dược. Không có những thay đổi và bất thường được quan sát thấy về huyết học, thử nghiệm sinh hóa lâm sàng và thần kinh.
Sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú
 Chưa có đủ dữ liệu về tính an toàn của Citicolin trên phụ nữ có thai và cho con bú. Không nên dùng Citicolin cho phụ nữ có thai và cho con bú trừ khi lợi ích cao hơn nguy cơ.
Tác động của thuốc khi vận hành tàu xe, máy móc
Do tác dụng phụ của thuốc có thể gây chóng mặt, đau đầu. Vì vậy không nên dùng thuốc khi vận hành tàu xe, máy móc.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm với Citicolin hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng phụ
  Tác dụng phụ thường hiếm gặp và thoáng qua bao gồm:
  Phát ban.
  Mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, co giật, kích động.
   Rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, chán ăn, rối loạn thượng vị, tiêu chảy).
   Bất thường trong xét nghiệm chức năng gan.
   Chứng nhìn đôi.
   Chứng đỏ bừng, thay đổi huyết áp thoáng qua, cảm giác khó chịu.

THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH ,Mysobenal

THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH ,Mysobenal

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Cải thiện các triệu chứng tăng trương lực cơ trong các bệnh sau: hội chứng đốt sống cổ, viêm quanh khớp vai và đau thắt lưng.
Liệt cơ cứng trong các bệnh sau: bệnh mạch máu não, liệt cứng do tủy, thoái hóa đốt sống cổ, di chứng sau phẫu thuật ( bao gồm cả u não tủy), di chứng sau chấn thương ( chấn thương tủy, tổn thương đầu), xơ cứng cột bên teo cơ, bại não, thoái hóa tủy, bệnh mạch máu tủy và các bệnh lý não tủy khác.

Hàm lượng:

Hoạt chất: Eperison hydroclorid 50 mg .
Tá dược: Lactose monohydrat, Crospovidon, Magnesi stearat, Avicel, Prejel, Goâm shellac, gôm arabic, Gelatin, Saccharose, Talc, Magnesi carbonat, Titan dioxyd, sáp ong, Sáp carnauba.

Liều dùng:

Liều lượng thông thường dùng cho người lớn là 1 viên/lần x 3 lần/ngày. Uống thuốc sau mỗi bữa ăn.
Liều lượng nên được điều chỉnh theo tuổi của mỗi bệnh nhân và mức độ trầm trọng của triệu chứng.

Tác dụng phụ:

Các tác dụng phụ sau đây hiếm gặp: rối loạn chức năng gan, thận; các triệu chứng về tâm thần kinh như mất ngủ, nhức đầu, tê cứng các chi; các triệu chứng trên hệ tiêu hóa như buồn nôn, nôn, chán ăn, khô miệng, táo bón. Tiêu chảy, đầy bụng…; số lượng hồng cầu hay giá trị hemoglobin bất thường; ban da hoặc ngứa; vô niệu, tiểu đêm không kiềm chế. Nên theo dõi hoặc thực hiện các xét nghiệm huyết học.

Tương tác thuốc:

Rối loạn điều tiết mắt xảy ra khi dùng đồng thời  methocarbamol với tolperison hydroclorid (có cầu trúc tương tự eperison hydroclorid) đã được báo cáo.

Chống chỉ định:

Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH ,GABAHASAN 300

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Giảm đau thần kinh ở người lớn từ 18 tuổi trở lên.

 Động kinh: điều trị hỗ trợ trong điều trị các cơn động kinh cục bộ có hay không có cơn toàn bộ thứ phát ở bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên.

Hàm lượng:

Gabapentin ………………………………………………………………… 300 mg
Tá dược vừa đủ ………………………………………………………  1 viên
( Lactose, tinh bột bắp, talc, vỏ nang số 1 (titan dioxid, oxid sắt vàng, gelatin)

Liều dùng:

  • Được dùng đường uống, cùng hoặc không cùng thức ăn.

Trong điều trị giảm đau thần kinh ở người lớn

  •  Liều khởi đầu: 1 liều 300 mg vào ngày thứ nhất, 600 mg/ngày vào ngày thứ hai (chia làm 2 lần trong ngày), 900 mg/ngày vào ngày thứ ba (chia làm 3 lần trong ngày).
  •  Có thể chuẩn liều giảm đau trong 1 ngày lên tới 1800 mg (chia làm 3 lần/ngày). Trong các nghiên cứu lâm sàng, hiệu quả điều trị cho thấy có thể tăng đến liều 1800mg – 3600 mg/ngày. Lợi ích của việc dùng liều lớn hơn 1800 mg/ngày chưa được chứng minh.

Trong điều trị động kinh

  •  Chỉ định cho việc điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân > 3 tuổi. Hiệu quả của thuốc ở bệnh nhi < 3 tuổi chưa được thiết lập.
  •  Đối với bệnh nhân > 12 tuổi:

+   Liều có hiệu quả là 900 –  1800 mg/ngày (chia liều 3 lần/ngày)
+    Khởi đầu: 300 mg ´ 3 lần/ngày. Nếu cần thiết có thể tăng liều lên đến 1800 mg/ngày. Liều lên tới 2400 mg/ngày được dung nạp tốt trong thử nghiệm lâm sàng dài hạn. Liều 3600 mg/ngày cũng được chỉ định cho 1 số ít bệnh nhân trong 1 khoảng thời gian tương đối ngắn và được dung nạp tốt.

  •   Đối với trẻ từ 3 – 12 tuổi:

+    Liều khởi đầu: 10 – 15 mg/kg/ngày chia làm 3 lần và chuẩn liều để tìm ra liều có hiệu quả có thể tiến hành trong 3 ngày.
+ Liều có hiệu quả ở bệnh nhân > 5 tuổi: 25 – 35 mg/kg/ngày (chia liều
3 lần/ngày)
+ Liều có hiệu quả ở bệnh nhân 3 – 4 tuổi: 40 mg/kg/ngày (chia liều
3 lần/ngày)
+   Liều lên đến 50 mg/kg/ngày được dung nạp tốt trong các nghiên cứu lâm sàng dài hạn.

  •   Chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận:

Điều chỉnh liều ở bệnh nhân > 12 tuổi bị suy giảm chức năng thận hoặc đang được thẩm phân máu được đề nghị trong bảng sau:
Bảng 1. Liều của Gabapentin dựa vào chức năng thận.


Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng

 Độ thanh thải creatinin
(ml/min)

Tổng liều
(mg/ngày)

Chế độ liều
(mg)

³ 60

900-3600

300 TID

400 TID

600 TID

800 TID

1200 TID

> 30-59

400-1400

200 BID

300 BID

400 BID

500 BID

700 BID

> 15-29

200-700

200 QD

300 QD

400 QD

500 QD

700 QD

15a

100-300

100 QD

125 QD

150 QD

200 QD

300 QD

Thẩm phân máu

125b

150b

200b

250b

350b

QD = 1 lần/ngày,                 BID = 2 lần/ngày,   TID = 3 lần/ngày

Hãy đọc kỹ trước khi sử dụng

  a Đối với bệnh nhân có độ thanh thải creatinin < 15 ml/phút, giảm liều hàng ngày cho phù hợp với độ thanh thải creatinin (Ví dụ: bệnh nhân có độ thanh thải creatinin 7,5 ml/phút thì nên dùng ½ liều của bệnh nhân có độ thanh thải creatinin 15 ml/phút).

 

b Ở bệnh nhân đang thẩm phân lọc máu nên dùng liều duy trì dựa trên sự đánh giá độ thanh thải creatinin như đã chỉ định ở phần trên trong bảng 1 và ở bệnh nhân đang thẩm phân lọc máu mà chưa từng dùng Gabapentin thì liều bổ sung được điều chỉnh sau mỗi 4 giờ thẩm phân lọc máu theo chỉ định ở phần dưới trong bảng 1.

  •   Đối với người cao tuổi:

Bởi vì ở người cao tuổi thường có sự suy giảm chức năng thận, phải cẩn thận khi chọn liều và liều nên được điều chỉnh dựa trên độ thanh thải creatinin ở các bệnh nhân này.
    Trường hợp bỏ quên liều:
Nếu bỏ quên một liều thuốc, hãy dùng thuốc ngay khi có thể. Tuy nhiên, nếu còn ít hơn 4 giờ nữa sẽ đến liều kế tiếp thì không nên dùng liều đã bỏ quên và trở lại lịch uống thuốc định kỳ. Không được dùng liều gấp đôi. Nếu có vấn đề gì xảy ra hãy báo ngay cho bác sĩ.
    Quá liều
Ngộ độc cấp, đe dọa tính mạng chưa được quan sát khi dùng liều Gabapentin lên đến 49 g. Triệu chứng trong những trường hợp này gồm có: nhìn đôi, nói lắp, buồn ngủ, ngủ lịm và tiêu chảy. Tất cả bệnh nhân đều hồi phục nếu được điều trị hỗ trợ.
Gabapentin có thể được đào thải bằng cách thẩm phân lọc máu. Mặc dù phương pháp thẩm phân lọc máu không áp dụng cho 1 số trường hợp quá liều, nó có thể được chỉ định tùy theo tình trạng lâm sàng của bệnh nhân hoặc ở bệnh nhân suy thận nặng.

Tác dụng phụ:

Tác dụng phụ gặp phải khi dùng Gabapentin trị đau thần kinh:

  • Tác dụng bất lợi thường thấy khi dùng Gabapentin ở người trưởng thành là chóng mặt, buồn ngủ và phù ngoại biên.

Tác dụng phụ gặp phải khi dùng Gabapentin trị động kinh:

  • Những tác dụng phụ thường thấy khi dùng kết hợp Gabapentin với thuốc chống động kinh khác ở bệnh nhân > 12 tuổi là buồn ngủ, chóng mặt, mất điều vận, mệt mỏi, rung giật nhãn cầu.
  • Những tác dụng phụ thường thấy đã được báo cáo khi dùng kết hợp Gabapentin với thuốc chống động kinh khác ở bệnh nhi từ 3 – 12 tuổi là nhiễm virút, sốt, buồn nôn, nôn mửa, buồn ngủ và cảm giác hận thù.

Bảng 3. Các dấu hiệu và triệu chứng gặp phải xuất hiện ở ít nhất 1% bệnh nhân > 12 tuổi được điều trị động kinh bằng Gabapentin trong các nghiên cứu có kiểm chứng bằng giả dược.

Hệ cơ thể / Tác dụng phụ

Gabapentin
N=543
%

Giả dượca
N=378
%

Hệ cơ thể /
Tác dụng phụ

Gabapentin
N=543
%

Giả dượca
N=378
%

Toàn thân

Hệ thần kinh

Mệt mỏi    

11

5

Buồn ngủ

19.3

8.7

Tăng cân

2.9

1.6

Chóng mặt

17.1

6.9

Đau lưng

1.8

0.5

Mất điều vận

12.5

5.6

Phù ngoại biên

1.7

0.5

Rung giật nhãn cầu

8.3

4

Hệ tim mạch

Run rẩy

6.8

3.2

Giãn mạch

1.1

0.3

Hốt hoảng, nóng nảy

2.4

1.9

Hệ tiêu hóa

Loạn vận ngôn

2.4

0.5

Chứng khó tiêu

2.2

0.5

Lú lẫn

2.2

0

Khô miệng

1.7

0.5

Trầm cảm

1.8

1.1

Táo bón

1.5

0.8

Suy nghĩ bất thường

1.7

1.3

Răng dị dạng

1.5

0.3

Co giật

1.3

0.5

Thèm ăn

1.1

0.8

Điều phối bất thường

1.1

0.3

Hệ máu và hệ bạch huyết

Hệ hô hấp

Giảm bạch cầu

1.1

0.5

Viêm mũi

4.1

3.7

Hệ cơ xương

Viêm họng

2.8

1.6

Đau cơ

2

1.9

Ho

1.8

1.3

Gẫy xương

1.1

0.8

Hệ tiết niệu – sinh dục

Da và phần phụ

Liệt dương

1.5

1.1

Trầy da

1.3

0

Các giác quan đặc biệt

Ngứa

1.3

0.5

Nhìn đôi

5.9

1.9

 

Giảm thị lực

4.2

1.1

a Gồm các thuốc chống động kinh khác dùng đồng thời.

  • Trong số các tác dụng phụ gặp phải có ít nhất 10% bệnh nhân điều trị bằng Gabapentin thì buồn ngủ và mất điều vận xuất hiện ở liều đáp ứng điều trị.

Bảng 4. Các dấu hiệu và triệu chứng gặp phải xuất hiện ở ít nhất 2% bệnh nhân từ 3-12 tuổi được điều trị động kinh bằng Gabapentin trong các nghiên cứu có kiểm chứng bằng giả dược. Các tác dụng phụ thường ở mức độ từ nhẹ đến vừa.


Hệ cơ thể / Tác dụng phụ

Gabapentin
N=119
%

Giả dượca
N=128
%

Toàn thân

Nhiễm virút

10.9

3.1

Sốt

10.1

3.1

Tăng cân

3.4

0.8

Mệt mỏi

3.4

1.6

Hệ tiêu hóa

Buồn nôn / nôn mửa

8.4

7

Hệ thần kinh

Buồn ngủ

8.4

4.7

Cảm giác hận thù

7.6

2.3

Dễ xúc động

4.2

1.6

Chóng mặt

2.5

1.6

Tăng vận động

2.5

0.8

Hệ hô hấp

Viêm phế quản

3.4

0.8

Nhiễm khuẩn hô hấp

2.5

0.8

a Bao gồm cả các thuốc chống động kinh khác dùng đồng thời

  • Các tác dụng phụ khác gặp ở > 2% bệnh nhi từ 3 – 12 tuổi gồm có: viêm họng, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đau đầu, viêm mũi, co giật, tiêu chảy, biếng ăn, ho, viêm tai giữa. 

Các tác dụng phụ khác gặp phải trong tất cả các nghiên cứu lâm sàng
(1) Thử nghiệm lâm sàng ở người lớn > 12 tuổi (ngoại trừ các thử nghiệm lâm sàng ở bệnh đau thần kinh): Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp trong điều trị ở các nghiên cứu có kiểm chứng bằng giả dược được tổng kết như sau:

  • Tác dụng toàn thân: suy nhược, cảm giác khó chịu, bất ổn, phù mặt.
  • Hệ tim mạch: cao huyết áp.
  • Hệ tiêu hóa: biếng ăn, đầy hơi, viêm lợi.
  • Hệ máu và hệ bạch huyết: ban xuất huyết thường được mô tả như là các vết bầm do chấn thương cơ thể.
  • Hệ cơ xương: đau khớp.
  • Hệ thần kinh: chóng mặt, tăng vận động, tăng, giảm hoặc mất phản xạ, lo lắng, cảm giác hận thù.
  • Hệ hô hấp: viêm phổi.
  • Hệ tiết niệu-sinh dục: nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Các giác quan đặc biệt: nhìn bất thường.

(2) Thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em bị động kinh:
Các tác dụng phụ xảy ra trong các thử nghiệm lâm sàng ở 449 bệnh nhi từ 3 – 12 tuổi được điều trị bằng Gabapentin gồm có:

  • Tác dụng toàn thân: mất nước, nhiễm trùng hạch.
  • Hệ tiêu hóa: viêm gan.
  • Hệ máu và hệ bạch huyết: giảm khả năng đông máu.
  • Hệ thần kinh: đau dây thần kinh, mất trí nhớ thoáng qua.
  • Chức năng sinh lý: mộng du.
  • Hệ hô hấp: khàn giọng.

Ngưng thuốc do tác dụng phụ
(1) Trong điều trị hỗ trợ:
Khoảng 7% trong số hơn 2000 người tình nguyện khỏe mạnh và bệnh nhân động kinh, co giật hay đau nửa đầu dùng Gabapentin trong các thử nghiệm lâm sàng phải ngưng điều trị do tác dụng phụ.
Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm: ngủ gà, mất điều vận, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn hay nôn mửa. Hầu như tất cả các bệnh nhân đều gặp nhiều tác dụng phụ và không thể phân biệt tác dụng nào là chủ yếu.
(2) Trong đơn trị liệu:
Khoảng 8% trong số các bệnh nhân dùng Gabapentin đơn trị liệu hay chuyển sang đơn trị liệu ở các thử nghiệm lâm sàng trước khi đưa thuốc ra thị trường đã ngưng điều trị do tác dụng phụ. Các tác dụng thường gặp liên quan đến việc ngưng thuốc là chóng mặt, căng thẳng, tăng cân, buồn nôn, nôn mửa và ngủ gà.
(3) Khi dùng cho bệnh nhân từ 3 – 12 tuổi:
Khoảng 8% trong số 292 bệnh nhân từ 3 – 12 tuổi dùng Gabapentin trong các thử nghiệm lâm sàng phải ngưng dùng thuốc do tác dụng phụ. Các tác dụng thường gặp liên quan đến việc ngưng thuốc là ngủ gà, tăng vận động và cảm giác hận thù.
Các tác dụng phụ gặp phải sau khi thuốc được đưa ra thị trường
Những tác dụng phụ này không được liệt kê ở phần trên và các số liệu chưa đủ để đưa ra dự đoán tỷ lệ mắc phải của chúng hoặc để thiết lập nguyên nhân. Những tác dụng phụ bổ sung sau khi thuốc đưa ra thị trường bao gồm: phù mạch, dao động mức glucose máu, ban đỏ, tăng men gan, sốt, viêm gan, vàng da, tăng hoạt động, hội chứng Stevens-Johnson, giảm bạch cầu, ù tai, đái dầm.
Các tác dụng phụ do việc ngưng sử dụng Gabapentin đột ngột cũng được báo cáo. Thường xảy ra là lo âu, mất ngủ, buồn nôn, đau nhức và đổ mồ hôi.
Lạm dụng và phụ thuộc thuốc
Khả năng lạm dụng và phụ thuộc Gabapentin chưa được đánh giá bằng các nghiên cứu ở người.

Tương tác thuốc:

Các thuốc chống động kinh: Không quan sát thấy có sự tương tác nào giữa Gabapentin và phenobarbital, phenytoin, acid valproic hoặc carbamazepin.

Naproxen: việc dùng kết hợp viên nang natri naproxen (250 mg) với Gabapentin (125 mg) làm tăng lượng hấp thu của Gabapentin từ 12% đến 15%. Nên giảm liều của cả 2 thuốc này thấp hơn liều điều trị khi dùng chung.

Hydrocodon: làm giảm 14% giá trị AUC của Gabapentin.

Morphin: Bệnh nhân điều trị đồng thời với morphin có thể làm tăng nồng độ Gabapentin. Các thông số dược động học của morphin không bị ảnh hưởng bởi việc dùng Gabapentin 2 giờ sau khi dùng morphin. 

Cimetidin: làm thay đổi sự bài tiết qua thận của cả Gabapentin và creatinin. Khi cimetidin làm giảm 1 lượng nhỏ sự bài tiết của Gabapentin thì không gây ảnh hưởng lâm sàng quan trọng. Thuốc tránh thai đường uống: Cmax của norethindron cao hơn 13% khi dùng kết hợp với Gabapentin, tương tác này không có ý nghĩa lâm sàng.

Thuốc kháng acid (Maalox): làm giảm khoảng 20% sinh khả dụng của Gabapentin. Sự giảm sinh khả dụng này khoảng 5% khi dùng Gabapentin 2 giờ sau khi uống Maalox. Do đó nên dùng Gabapentin ít nhất 2 giờ sau khi uống Maalox.

Probenecid: sự bài tiết của Gabapentin qua thận không bị ảnh hưởng bởi probenecid.

Rượu hoặc các thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương (thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc gây mê, kháng histamin, thuốc giãn cơ…): gây ra các tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương của Gabapentin.

Các xét nghiệm sinh hóa: kết quả dương tính giả đã được báo cáo ở các xét nghiệm sử dụng que nhúng Ames N-Multislix SG khi dùng phối hợp Gabapentin với các thuốc chống động kinh khác. Do đó nên dùng phương pháp kết tủa acid sulfosalicylic đặc hiệu hơn để xác định protein trong nước tiểu.

Bảo quản:

Nơi khô mát, dưới 25oC. Tránh ánh sáng, tránh ẩm.

Chống chỉ định:

Quá mẫn cảm với Gabapentin hay bất cứ thành phần nào của thuốc.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons