Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

Acetaminophen không giúp giảm đau khớp

Viêm khớp là nguyên nhân hàng đầu gây đau ở người lớn tuổi. Nó có thể gây xáo trộn hoạt động tay chân, làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim, tiểu đường và sức khoẻ nói chung kém đi.





paracetamolKhông có gì ngạc nhiên nếu acetaminophen không giúp giảm đâu trong viêm khớp. Ảnh: TL
Acetaminophen - còn được biết đến với các tên Tylenol, Panadol - không phải là chọn lựa hiệu quả để làm giảm đau trong các chứng viêm khớp gối hay háng, hoặc cải thiện chức năng khớp, nghiên cứu của đại học Bern (Thuỵ Sĩ) đã chỉ ra điều này.
Mặc dù acetaminophen được cho kết quả tốt hơn một chút so với giả dược trong các nghiên cứu, nhưng theo các nhà khoa học, các thuốc giảm viêm không steroid như ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc diclofenac vẫn là những chọn lựa tốt hơn trong việc giảm đau ngắn hạn.
TS Sven Trelle, người chủ trì nghiên cứu, nói: “Về mặt liều lượng, diclofenac vẫn là thuốc hiệu quả nhất trong các loại thuốc giảm đau trong việc làm giảm đau và cải thiện chức năng viêm khớp”.
Tuy nhiên, diclofenac có các tác dụng phụ. Trelle nói: “Nếu bạn đang nghĩ đến chuyện sử dụng một loại thuốc giảm đau để chữa viêm khớp, bạn phải xem xét đến diclofenac. Nhưng bạn cũng nên lưu ý là giống như đa số các loại thuốc không steroid khác, nó có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim và tử vong”.
Viêm khớp là nguyên nhân hàng đầu gây đau ở người lớn tuổi. Nó có thể gây xáo trộn hoạt động tay chân, làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim, tiểu đường và sức khoẻ nói chung kém đi.
TS Shaheda Quraishi, chuyên gia tâm thần thuộc trung tâm đau Northwell (Hoa Kỳ) nói: “Không có gì ngạc nhiên nếu acetaminophen không giúp giảm đau trong viêm khớp vì viêm xương khớp là hiện tượng viêm các khớp, trong khi acetaminophen không có tác dụng gì trên hiện tượng viêm”.
Nghiên cứu do nhóm của TS Sven Trelle thực hiện dựa trên hồi cứu 74 thử nghiệm công bố từ năm 1980 - 2015 trên hơn 85.000 bệnh nhân, bao gồm việc so sánh những liều khác nhau của acetaminophen và bảy loại thuốc chữa giảm đau viêm khớp không steroid. Nghiên cứu công bố trên tạp chí Lancet số mới nhất.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Không tắm nước nóng khi dùng một số thuốc

Khi tắm nước nóng, các mạch máu giãn nở làm tăng lưu lượng máu khiến thuốc thâm nhập hệ tuần hoàn máu “ồ ạt” hơn.

Tuy nhiên có nhiều loại dược phẩm mà khi dùng, người sử dụng không được tắm nước quá nóng hoặc ngâm mình quá lâu trong bồn nước nóng.

Đó là các loại dược phẩm có tác dụng kháng đông máu, làm loãng máu dùng cho bệnh nhân tim mạch hoặc mắc phải các rối loạn về sự đông máu.

Không tắm nước nóng khi dùng một số thuốc 1
Khi tắm nước nóng, các mạch máu giãn nở làm tăng lưu lượng máu khiến thuốc thâm nhập hệ tuần hoàn máu “ồ ạt” hơn

Các thuốc kháng đông làm cơ thể rất nhạy cảm với nhiệt độ cao (bị ói mửa hay xây xẩm).

Một số bệnh nhân sử dụng các thuốc trị huyết áp cao cũng không nên dùng nước quá nóng, một số dược phẩm có tác dụng phụ gây hoa mắt, chóng mặt hay buồn ngủ cũng không được ngâm mình trong bồn nước nóng.

Riêng loại thuốc dán qua da thì càng hết sức cẩn trọng. Những dược phẩm dán qua da sẽ làm dược phẩm hấp thu vào cơ thể nhanh chóng hơn khi ở nhiệt độ cao.

Khi tắm nước quá nóng, các mạch máu giãn nở làm tăng lưu lượng máu khiến thuốc thâm nhập hệ tuần hoàn máu “ồ ạt” hơn.

Những thuốc dán có tác dụng giảm đau như fentanyl, oxycodone, buprenorphine sẽ rất nguy hiểm nếu người sử dụng đi ngoài nắng hoặc tắm bằng nước nóng, ngâm mình trong bồn nước nóng.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Trị nhiệt miệng bằng kháng sinh có hiệu quả?

Trẻ bị nhiệt miệng thường khó chịu và không ăn gì cả. Nếu mẹ không giúp con xử trí kịp thời, tình trạng nhiệt miệng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.


Tuy nhiên, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ, không nên tự ý sử dụng kháng sinh vì có thể làm tình trạng nhiệt miệng nặng thêm.
Nhiệt miệng kéo dài - nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ
Nhiệt miệng (viêm loét miệng) do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiệt miệng thường xảy ra vào mùa nắng nóng và thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường hay tái phát nhất là khi vệ sinh răng miệng không tốt. 
Biểu hiện của bệnh là trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống, sinh hoạt của trẻ. Nếu không có biến chứng, nhiệt miệng sẽ tự lành sau 10 - 15 ngày. 
Người bị viêm loét miệng do liên cầu khuẩn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ: Khoảng 20 - 30% trẻ em và 5 - 15% người lớn.
Nhiều người cho rằng nhiệt miệng là do nóng trong người hay do ăn phải những đồ nóng “nóng” như mít, xoài… Do vậy, nhiều bậc phụ huynh thường áp dụng nhiều phương pháp chữa khác nhau như sử dụng các thực phẩm có tính mát như chè đậu đen, trà xanh, rau má, bột sắn dây… để chữa nhiệt miệng cho trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ nhiệt miệng liên tục thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ để tìm ra nguyên nhân gây nhiệt miệng và điều trị cho bé.
Trị nhiệt miệng bằng kháng sinh có hiệu quả? - Ảnh 1Khi trẻ nhiệt miệng liên tục thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ
Nhiệt miệng thông thường không nên dùng kháng sinh
Nhiệt miệng là những tổn thương phát sinh ở vùng miêm mạc miệng và cổ họng, gây đau đớn, khó chịu khi nói chuyện và ăn uống. Nhiều cha mẹ khi chắc tới bệnh nhiệt miệng sẽ ngay lập tức nghĩ tới việc sử dụng thuốc kháng sinh. Nhưng không phải lúc nào thuốc kháng sinh cũng là lựa chọn tối ưu cho bệnh nhiệt miệng.
Nhiệt miệng thường gặp ở nhiều người, cả người lớn và trẻ em. Nguyên nhân chính gây bệnh thường không xác định được rõ ràng. Theo khuyến cáo của Hiệp hội các Bệnh Truyền nhiễm Mỹ (IDSA) chỉ nên dùng kháng sinh nếu bị nhiễm liên cầu khuẩn và cần phải chẩn đoán, xét nghiệm cụ thể để xác định, còn lại những nguyên nhân khác thì không cần phải sử dụng kháng sinh.
Trị nhiệt miệng bằng kháng sinh có hiệu quả? - Ảnh 2Cha mẹ không tự ý sử dụng kháng sinh khi trẻ bị nhiệt miệng
Các vết loét trong niêm mạc miệng thường rất lâu lành là do chúng thường xuyên bị tiếp xúc trong nước bọt và dịch thức ăn. Một phương pháp mới được đưa ra để chữa trị chứng nhiệt miệng này là dùng thuốc bôi trực tiếp lên vết loét. 
Thuốc là dạng bột nhưng vào trong miệng gặp nước bọt và dịch huyết tương rỉ ra từ chỗ tổn thương tạo thành màng đủ sức chịu đựng được sự tấn công của nước bọt và dịch thức ăn. Cứ 6 giờ bôi thuốc một lần sẽ tạo được màng ngăn cách vết loét với dịch khoang miệng, từ đó làm cho vết loét nhanh lành. Đồng thời, thuốc có tác dụng kháng viêm làm ngăn chặn hiện tượng nhiệt miệng tái phát. 
Đề phòng tái phát cần dùng nước súc miệng có bán tại các nhà thuốc để súc miệng theo quy định. Sử dụng kem đánh răng có bổ sung natri sulfatdodecyl để đánh răng trước khi đi ngủ, sau ăn và mỗi sáng. Ăn uống đầy đủ chất,chú ý bổ sung thực phẩm giàu kẽm.
Chữa nhiệt miệng bằng dược liệu tự nhiên
Theo y học cổ truyền, nhiệt miệng là bệnh phát sinh do hoả độc, nhiệt độc, thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can, thận; hay gặp nhất là ở tỳ vị. Hoả độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ. Phương pháp chữa trị nhiệt miệng theo Đông y là thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm, lương huyết. Các bài thuốc cổ phương như: Hoàng cầm, Ngân hoa, Ngưu hoàng... là những vị thuốc hiệu quả cao trong chữa trị và ngăn ngừa tái phát bệnh nhiệt miệng.
Hiệu quả của các bài thuốc trên trong phòng chữa bệnh nhiệt miệng đã được chứng minh trên thực nghiệm lâm sàng. Phối hợp với các phương pháp chữa trị trên, cần hạn chế các đồ cay, nóng như gừng, ớt... Bên cạnh đó cần vệ sinh răng miệng đúng cách, không uống nước lạnh, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá; Ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng ngăn ngừa bệnh tái phát.
Để tiện lợi mà vẫn mang lại hiệu quả cao và an toàn, bạn có thể lựa chọn một sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ các bài thuốc Đông y để giúp hỗ trợ điều trị nhiệt miệng, viêm loét miệng.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bao nhiêu sẽ gây vô sinh?

Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp như cơm bữa, nhiều cặp tình nhân trẻ coi đây như là biện pháp phòng tránh thai hữu hiệu.

Tuy nhiên, các bác sĩ sản khoa cảnh báo nếu lạm dụng quá nhiều thuốc tránh thai khẩn cấp rất dễ gây vô sinh.

ThS. BS Phạm Thị Thanh Phương 

Tốn bao tiền cũng chi, miễn là có con
ThS.BS Phạm Thị Thanh Phương, BVĐK quốc tế Thu Cúc cho biết: Trong suốt thời gian gần 30 năm làm về phụ sản, chị gặp rất nhiều trường hợp lạm dụng thuốc tránh thai. Tỷ lệ này tăng lên trong những năm gần đây và hay gặp nhất ở những bạn trẻ.
“Có bạn bị vô kinh, có bạn lại bị rong kinh 2- 3 tháng, thậm chí có cặp vợ chồng sảy thai liên tục. Đến khi gặp tôi, sau khi hồi cứu lại tiền sử thì các bạn ấy mới cho biết, do hai bạn sống xa nhau, ban đầu chưa định có con nên sau mỗi lần vợ chồng gặp nhau là bạn ấy lại dùng thuốc tránh thai khẩn cấp” - BS Phương nói.
BS Phương kể lại, trường hợp ấy còn rất trẻ, sống ngay tại Hà Nội, cưới nhau 2 năm nhưng cả 4 lần có bầu thì cả 4 lần không giữ được thai. “Cô ấy đến trong trạng thái buồn bã. Lần nào cũng ngân ngấn nước mắt, lần nào cũng chỉ một câu: Chị ơi, tình trạng của em có chuyển biến không? Cần phải uống thuốc gì, làm gì chị cứ nói, bao tiền em cũng lo được miễn là giúp em có được con”- BS Phương kể lại.
Theo BS Phương, chị đã rất vất vả giải thích cho bệnh nhân việc chữa vô sinh rất cần sự kiên trì. Đặc biệt với trường hợp của bạn này, do lúc trẻ đã uống quá nhiều thuốc tránh thai khẩn cấp.
BS Phương cho biết thêm, thuốc tránh thai là những thuốc có tác dụng mạnh để chống thụ thai. Không chỉ đơn thuần tác dụng lên cơ quan sinh sản, một số chị em phụ nữ sử dụng viên thuốc tránh thai khẩn cấp quá nhiều cũng dẫn đến vô sinh.
Các nghiên cứu về sinh sản từng nhận định thuốc tránh thai khẩn cấp có tác dụng hạn chế sự phát triển và rụng trứng. Khi ngừng thuốc thì buồng trứng cần một khoảng thời gian tương đối dài để hồi phục. Nhưng khi dùng quá liều, thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ làm niêm mạc tử cung bị teo lại, niêm mạc mỏng khiến trứng không thể làm tổ được.
“Nếu chửa lần sau thì nguy cơ sẩy thai cũng rất lớn. Bình thường, thuốc tránh thai không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của phụ nữ cũng như khả năng sinh con. Nhưng việc sử dụng thuốc tránh thai kéo dài có thể gây khó có thai lại trong vòng 6 tháng đầu sau khi dùng thuốc. Nếu uống thuốc tránh thai khẩn cấp 3 lần/tháng uống liền trong vòng 6 tháng thì nguy cơ vô sinh rất cao” - BS Phương nói.
Hàm lượng cao gấp 4 lần thuốc tránh thai thông thường
Theo các bác sĩ, hiện nay rất nhiều chị em phụ nữ dùng thuốc tránh thai khẩn cấp mà không biết các tác dụng phụ của nó. Theo quy định chỉ được uống tối đa 2 viên thuốc tránh thai khẩn cấp trong một tháng, nhưng không ít người dùng tới 10 - 15 viên/tháng.
Trao đổi về vấn đề này, BS sản khoa Lê Thị Kim Dung - Trung tâm y tế Lao động Thái Hà cho biết, thuốc tránh thai cấp có thành phần tương tự như thuốc tránh thai hằng ngày nhưng liều lượng cao gấp 4 lần. Nó có tác dụng ức chế sự rụng trứng và ức chế trứng bám vào niêm mạc tử cung nên ngăn chặn quá trình thụ thai.
Tuy nhiên, theo BS Dung thì thuốc tránh thai khẩn cấp có hiệu quả không cao lắm (khoảng 75%) và hiệu quả này càng giảm đi nếu dùng nhiều lần. Thuốc gây một số tác dụng phụ như làm rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, rong huyết, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn. 
Vì thế BS Dung khuyến cáo chị em, nhất là các bạn gái trẻ cần thận trọng khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp liên tục. Theo chỉ định, thuốc này chỉ dùng cho những người khỏe mạnh và không được dùng quá 2 lần trong một tháng.
“Ngoài việc có thai ngoài ý muốn, bị rối loạn kinh nguyệt là “tai nạn” hay xảy ra nhất đối với những người lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Đến nay chưa có kết luận chính thức nào về việc lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây vô sinh. 
Tuy nhiên, nếu dùng thuốc quá nhiều sẽ hạn chế sự phát triển và rụng trứng, khi ngừng thuốc thì buồng trứng cần một khoảng thời gian tương đối dài để hồi phục. Do đó, chỉ nên coi viên tránh thai khẩn cấp như một biện pháp cuối cùng khi định tránh thai, chớ nên lạm dụng” - BS Dung nhấn mạnh.
Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo, nếu nạo phá thai là nguy cơ hàng đầu dẫn đến vô sinh, thì việc lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên gây nguy cơ vô sinh đứng liền sau đó. Vì vậy, các cặp tình nhân tuổi teen thiếu hiểu biết còn dùng thuốc thường xuyên, thay thế bao cao su thì nên chấm dứt, nên đi khám sức khỏe để được tư vấn phương pháp tránh thai đảm bảo, an toàn.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Cơ thể thừa chất sắt gây ung thư, đột quỵ



Theo một nghiên cứu của trường Đại học Hoàng gia London, ngay khi vừa uống thuốc viên bổ sung chất sắt, bạn đã có thể gây hại cho DNA của mình trong vòng 10 phút.
Các nhà nghiên cứu đã lên tiếng cảnh báo mọi người cần chú ý về lượng chất sắt hấp thu vào cơ thể.
Lượng sắt thích hợp rất cần thiết cho cơ thể vì sắt đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy từ phổi tới các mô. Thiếu sắt có thể gây ra thiếu máu. Thuốc bổ sung chất sắt do đó rất phổ biến, đa dạng, thông thường mỗi viên chứa 18mg sắt.
Nhưng mỗi người chỉ nên nạp khoảng 50mg sắt mỗi ngày vì này hoàn toàn có khả năng nạp đủ qua đường ăn uống.
co the thua chat sat gay ung thu, dot quy - 1Nếu nạp quá nhiều chất sắt cho cơ thể có thể sẽ gây ung thư, đột quỵ
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã thêm sắt vào tế bào nội mô trích từ thành mạch máu của người. Lượng sắt này tương đương với lượng thường thấy trong mạch máu sau khi uống thuốc viên cung cấp sắt.
Họ phát hiện ra rằng chỉ trong vòng 10 phút, lượng sắt thêm vào đã kích hoạt hệ thống phục hồi của DNA. Hiệu ứng này kéo dài khoảng sáu tiếng.
Lượng sắt quá cao đã được biết là sẽ gây hại cho tế bào con người. Tuy nhiên, nghiên cứu này còn cho thấy rằng lượng sắt thường có trong thuốc bổ sung dưỡng chất cũng có thể gây hại cho tế bào, ít nhất là với kết quả trong phòng thí nghiệm. Các tế bào có vẻ nhạy cảm với sắt hơn mức con người thường nghĩ.
Các bệnh nhân nếu được kê đơn từ bác sĩ nên tiếp tục uống thuốc, vì họ thực sự thiếu sắt. Nhưng những người khác nên cẩn thận với các loại thuốc bổ sung chất. Hơn nữa, các bác sĩ cũng nên cẩn trọng về lượng sắt trong thuốc kê đơn cho bệnh nhân.
Thừa sắt là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tật. Nhiều nghiên cứu trước đó đã cho thấy người nạp qúa nhiều sắt hơn mức thường tăng cao nguy cơ bị trụy tim, đột quỵ, tiểu đường, ung thư và nhiều chứng bệnh thần kinh khác. Đặc biệt, nguy cơ trụy tim, đột quỵ sẽ cao hơn ở phụ nữ.
Trong thí nghiệm với động vật, thừa sắt làm tăng tốc độ xơ vữa động mạch. Sắt thừa kích hoạt sản sinh các gốc tự do, gây hại cho mạch máu và oxy hóa LDL cholesterol. Sắt thừa cũng làm tăng nguy cơ sưng viêm, gây ra rất nhiều loại bệnh tật.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Cẩn trọng uống thuốc đúng cách khi đang cho con bú


Vì trong quá trình sử dụng, nhiều thuốc có thể đi qua sữa mẹ tuy chỉ có nồng độ thấp, nhưng khi người mẹ bị suy gan, suy thận, thì nồng độ thuốc trong máu và sữa mẹ sẽ rất cao và có thể gây ngộ độc cho con khi con bú mẹ.
Trẻ có thể bị ức chế thần kinh, nếu mẹ dùng thuốc ngủ, thuốc an thần, rượu. Trẻ có thể bị ngạt mũi, nếu mẹ dùng cao ba gạc, reserpin. Mẹ dùng tetracylin, doxycylin thì con bú sẽ chậm lớn và hỏng răng, vàng răng. Mẹ dùng thuốc tẩy, con có khả năng bị tiêu chảy. Nếu mẹ dùng viên thuốc tránh thai, thuốc sẽ làm thay đổi biểu mô âm đạo của bé gái, vú bé gái to ra, xượng bị cốt hóa nhanh.
Người mẹ cần thận trọng dùng thuốc khi cho con bú
Một số loại kháng sinh như penicillin, ampicilin… tuy ít thải qua sữa nhưng cũng nên tránh dùng cho người mẹ, nếu trong gia đình nội ngoại, bố mẹ hay bị dị ứng, vì một lượng rất nhỏ kháng sinh qua sữa cũng có thể gây các phản ứng dị ứng, ảnh hưởng cho trẻ bú mẹ.
Bởi vậy với những thuốc chống chỉ định cho người mẹ trong giai đoạn cho con bú, nhưng vẫn phải dùng để chữa bệnh cho mẹ thì cần tư vấn của bác sĩ, đồng thời cho trẻ tạm ngừng bú trong thời gian mẹ dùng thuốc và cho trẻ em ăn bổ sung bằng sữa thay thế.
Với các thuốc không cấm dùng, người mẹ cũng nên thận trọng uống 15 phút sau khi cho con bú hoặc từ 3 - 4 giờ trước lần cho bú tiếp theo.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Nguy cơ đột tử khi uống thuốc chung với nước ép bưởi


Các bác sĩ Canada cảnh báo nhiều loại thuốc được bán trên thị trường có thể phản ứng với các nước ép bưởi gây ra những hậu quả khôn lường, thậm chí là đột tử.
David Bailey, một dược sĩ tại Viện nghiên cứu sức khỏe Lawson tại London (Anh) đã tìm ra sự tương tác giữa nước hoa quả và một số dược phẩm trong suốt 20 năm qua. Ông có nói rằng, có tới 85 loại dược phẩm phản ứng với nước ép bưởi.
Không nên uống thuốc với nước ép bưởiKhông nên uống thuốc với nước ép bưởi. Ảnh: CBC
Dựa trên các công trình nghiên cứu dược phẩm mới và các đơn thuốc của Hiệp hội dược sĩ Canada, Bailey nhận ra rằng, “Những gì tôi quan sát được trong 4 năm qua thật đáng cảnh báo, lượng dược phẩm gây ra phản ứng phụ, thậm chí là các phản ứng đặc biệt nguy hiểm đang có xu hướng gia tăng. Chỉ trong vòng 4 năm, số thuốc gây phản ứng phụ từ 17 đã tăng lên 44.”
Bailey cũng chia sẻ, “uống một viên thuốc với một li nước bưởi tương đương với uống 20 viên thuốc với nước.” Trong số 85 loại thuốc được phát hiện là phản ứng với nước ép bưởi, có 43 thuốc gây ra phản ứng phụ nghiêm trọng, trong đó có đột tử, suy thận cấp tính, suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa, ức chế tủy xương ở những người có hệ miễn dịch kém.
Các tác giả cũng lưu ý toàn bộ bưởi – các loại trái cây hoặc chỉ 200 ml nước ép bưởi và các loại quả có múi như cam Seville (thường được dùng trong mứt), chanh đều dẫn tới phản ứng với thuốc. Daivid Bailey đã tự mình thử nghiệm phản ứng giữa nước bưởi và một loại thuốc.
David Bailey tự mình kiểm tra phản ứng giữa nước ép bưởi và thuốcBác sĩ David Bailey tự mình kiểm tra phản ứng giữa nước ép bưởi và thuốc. Ảnh: CBC
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh phản ứng phụ có thể xảy ra ngay cả khi ăn bưởi hoặc uống nước ép trước khi uống thuốc nhiều giờ, ví dụ như uống nước vào buổi sáng và uống thuốc vào buổi tối cùng ngày. Theo báo cáo công bố trước đây cho thấy rằng uống một ly 200 ml nước ép bưởi ba ngày một lần làm tăng 330 phần trăm trong nồng độ của simvastatin, statin thường được sử dụng, trong máu so với uống thuốc với nước.
Các bác sĩ nói rằng phản ứng phụ không xảy ra với tất cả các loại thuốc mà chỉ xảy ra với các loại thuốc có đặc điểm cơ bản sau:
- Thuốc uống qua đường miệng
- Tỷ lệ phần trăm hấp thụ thuốc hoặc “tiêu hóa sinh học” rất thấp hoặc dưới mức trung bình
- Thuốc được chuyển hóa bởi enzyme cytochrome P450 3A4.
Bệnh nhân cần cẩn trọng khi xem xét các thành phần được ghi trong đơn thuốc.Các loại quả có múi có chứa các thành phần hoạt động gọi là furanocoumarins có thể ngăn enzyme chuyển hóa thuốc hoạt động.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Mắc bệnh vì lạm dụng các loại vitamin và thuốc bổ?


Nhiều người luôn có suy nghĩ rằng dù ăn uống đủ chất nhưng vẫn cần bổ sung dinh dưỡng bằng vitamin hay thuốc bổ, bởi cơ thể không thể hấp thụ hết những dinh dưỡng có trong thức ăn.
Các loại vitamin và thuốc bổ được ưa chuộng thường là những loại có chiết xuất từ thảo dược và dầu cá. Theo lời các công ty sản xuất và phân phối sản phẩm, chúng giúp tăng sức đề kháng, tăng khả năng chuyển hóa thức ăn, giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng và đặc biệt giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn. 
Vitamin và một số loại thuốc bổ không cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn có nguy cơ gây bệnh.Vitamin và một số loại thuốc bổ không phải lúc nào cũng có lợi cho sức khỏe

Nhưng thực tế thì không phải vậy, gần đây các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra rằng nhiều loại vitamin và thuốc bổ không hề giúp bổ sung dinh dưỡng mà còn có nguy cơ cao gây bệnh cho cơ thể.  
Một thông báo gần đây từ Viện Y tế chuyên về nghiên cứu các loại thuốc (ERs) tại Mỹ chỉ ra rằng cơ thể những người có sử dụng vitamin hay thuốc bổ đều chịu ảnh hưởng xấu từ những tác dụng phụ mà thuốc mang lại. Những biểu hiện dễ nhận ra do tác dụng phụ của thuốc như đau thắt ngực, cảm thấy cơ thể run lên vì tim đập quá nhanh, thường xuyên xuất hiện chứng đau đầu, chóng mặt buồn nôn.
Nghiên cứu được tiến hành rộng khắp nước Mỹ và đã cho thấy một kết quả bất ngờ rằng các đối tượng từ trẻ em đến người già, từ thanh thiếu niên đến người trưởng thành đều bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng vitamin và thuốc bổ. Hiện giới chức Mỹ đã tuyên bố tất cả các loại vitamin, thuốc bổ hay bất kỳ một loại thuốc nào đều phải trải qua kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng và độ an toàn trước khi được sản xuất và bày bán rộng rãi.
Trong khi đó các bác sĩ khuyên rằng: “Để có một sức khỏe tốt thì chỉ cần ăn uống đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh và nghỉ ngơi vui chơi hợp lý, chứ không cần bổ sung thêm bất cứ loại thuốc gì khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Lạm dụng vitamin hay thuốc bổ không những không có tác dụng mà còn gây bệnh cho cơ thể.”

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Đục dịch kính có chữa được không?


Đục dịch kính là khi xuất hiện một hoặc nhiều hình ảnh lạ, lơ lửng trước mắt dưới dạng các chấm, đốm nhỏ, cong, vòng tròn, dạng sợi, chữ C… có màu đen hoặc xám trôi nổi trong tầm nhìn.

Nó có thể là bình thường do lão hóa, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo mắt đang bị tổn thương nghiêm trọng cần chữa trị.
Vai trò của dịch kính trong mắt
Dịch kính là một khối gel trong suốt nằm sau thủy tinh thể, lấp đầy 80% thể tích nhãn cầu,có chức năng tiếp truyền các tia sáng từ ngoài vào đáy mắt, cung cấp dinh dưỡng cho thủy tinh thể và võng mạc. Đồng thời nó cũng tạo áp lực để cố định hình dạng của thấu kính, giúp thấu kính tập trung hình ảnh sắc nét trên võng mạc.
Vẩn đục dịch kính làm xuất hiện những “con ruồi hư ảo” trong tầm nhìn
Vẩn đục dịch kính xảy ra khi nào?
Dịch kính được hình thành từ khi sinh ra và tồn tại vĩnh cửu, không được thay thế, trừ khi có tác động của con người (thay dịch kính). Nó tồn tại và không có mạch máu nuôi dưỡng. Chất dinh dưỡng được vận chuyển bằng cách thẩm thấu qua các mạch máu võng mạc. 
Vì thế, khi mắt lão hóa hoặc bị tật khúc xạ (cận thị, viễn thị), hay bị bệnh về mắt, chấn thương mắt như: nhiễm khuẩn mắt, xuất huyết dịch kính, viêm màng bồ đào, viêm sau phẫu thuật đục thủy tinh thể, viêm võng mạc, nhiệt lò nung, tia lửa hàn điện… đều gián tiếp hay trực tiếp làm các collagen (cấu tạo dịch kính) mất tính đàn hồi, dễ hóa lỏng. Khi đó chúng bị lắng đọng, co cụm và tạo ra các sợi hoặc bóng lơ lửng trong dịch kính mà không được vận chuyển ra ngoài.
Vẩn đục dịch kính và đục thủy tinh thể có cùng dấu hiệu “ruồi bay”
Đục thủy tinh thể và đục dịch kính đều làm xuất hiện hiện tượng “ruồi bay”. Để phân biệt, người bệnh dùng tay bịt một mắt, mắt còn lại nhìn cố định tại một điểm:
- Nếu “con ruồi” vẫn bay trước mắt, tức là bị đục dịch kính.
- Nếu “con ruồi” đứng yên một chỗ, nhưng khi liếc mắt lập tức ruồi sẽ bay theo, thì đó là đục thủy tinh thể.
Vẩn đục dịch kính có nguy hiểm không?
Nếu dịch kính bị vẩn đục do thoái hóa, não bộ của chúng ta sẽ liên tục thay đổi để thích nghi với tình trạng này. Tuy nhiên nó có thể gây cảm giác bất tiện, vướng víu trong tầm nhìn. Nhưng nếu nó là hậu quả của một bệnh lý nào đó về mắt, hoặc người bệnh kèm theo tiểu đường, huyết áp cao… thì vấn đề lại hoàn toàn khác, không điều trị sớm có thể bị mất thị lực hoàn toàn.
Vẩn đục dịch kính nên phòng ngừa và điều trị thế nào?
Cho đến nay, vẫn chưa có bất kỳ một loại thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn đục dịch kính. Tuy nhiên khi tiến triển của bệnh nặng lên và gây mất thị lực, bác sĩ sẽ cân nhắc một số phương pháp như: phẫu thuật hút bỏ dịch kính, thay thế bằng một dung dịch kháctương tự, hoặc sử dụng tia laser để phá vỡ các đốm đen này.
Thay vì việc có bệnh mới chữa, ngày nay công tác phòng bệnh càng trở nên quan trọng hơn. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, bổ sung thêm alpha lipoic acid (ALA) - chất chống oxy hóa với lợi thế thấm rất tốt vào mô mắt. Cùng vớingăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm mắttừ các hoạt chấtsinh học có trong cây Hoàng đằng, sẽ hiệu quả để giúp phòng ngừa, cải thiện tình trạng đục dịch kính, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng (hoàng điểm).

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Nguy cơ mù lòa vì tùy tiện dùng thuốc nhỏ mắt 'trái lời' của bác sĩ


Một chuyên gia về mắt nói rằng việc sử dụng thuốc nhỏ mắt không có hướng dẫn của bác sĩ có thể dẫn tới tác hại nghiêm trọng, ví dụ như mù lòa. “Có một lượng lớn người mua thuốc nhỏ mắt mà không cần bác sĩ kê đơn. Lượng thuốc nhỏ mắt bán ra có chứa steroids. 
Việc sử dụng chúng mà không theo đơn của bác sĩ rất có thể gây ra mù lòa”, tiến sĩ Waseem Abdulaziz Aalam, bác sĩ cố vấn đồng thời là giám đốc phòng Quan hệ công chúng của Hội chuyên khoa mắt Ả Rập (SOS) nói.
Ông có nói rằng steroids có thể giúp giảm sưng viêm ở mắt nhưng nó cũng gây hại tới hệ miễn dịch vì càng dùng nhiều thì càng nguy hiểm cho mắt.
Đừng để bị mù vì dùng thuốc nhỏ mắtĐừng để bị mù vì dùng thuốc nhỏ mắt. Ảnh minh họa
Aalam cũng nói, một nguyên nhân khác đó là hầu hết mọi người đều kéo dài việc sử dụng một loại thuốc cho tới khi họ thấy tốt hơn so với lúc đầu. Hiện tượng này rất nguy hiểm vì thời gian sử dụng steroids càng lâu thì càng gây áp lực lên mắt, dẫn tới bệnh tăng nhãn áp. 
“Tăng nhãn áp là tình trạng mà ở đó dây thần kinh thị giác bị gây tổn hại, dẫn tới mù lòa. Tăng nhãn áp giống như một quả bom nổ chậm với dây thần kinh thị giác vì bệnh nhân không thể cảm nhận được gì trong giai đoạn đầu”, Aalam cho hay.
Ông cũng nói rằng dị ứng mắt rất phổ biến ở Anh: “Steroids trong thuốc nhỏ mắt đôi khi được sử dụng để chữa dị ứng nhưng càng dùng lâu càng nguy hiểm. Những loại thuốc nhỏ mắt này không nên sử dụng lâu hơn một tháng. Tùy từng trường hợp thì chỉ có bác sĩ có thể kê đơn sử dụng nó trong thời gian dài.”
Aalam cũng cảnh báo tránh sử dụng thuốc nhỏ mắt trong các trường hợp mắt đỏ vì nó sẽ gây tổn thương tới mạch. Ông cũng nhấn mạnh cha mẹ hãy cho con mình đi kiểm tra mắt trong khoảng độ 2 tuổi, trước khi 4 tuổi và trước khi tới trước vì các phát hiện sớm thì việc điều trị mới đạt hiệu quả tốt nhất.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons