Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Phác đồ điều trị chuẩn suy tim mạn tính gồm các thuốc ức chế men chuyển (ACE) (hoặc chẹn thụ thể angiotensin trong trường hợp không dung nạp thuốc ức chế men chuyển), chẹn beta, thuốc lợi tiểu và các thuốc glycosid trợ tim khi thích hợp. Bắt đầu điều trị bằng bisoprolol khi tình trạng bệnh nhân ổn định (không suy tim cấp).

Hàm lượng:

Mỗi viên nén bao phim chứa bisoprolol fumarat 2,5 mg

Liều dùng:

Bisostad 2,5 được dùng 1 lần/ngày vào tuần thứ 2. 
Liều tăng dần theo các bước sau:
Tuần 1: 1,25 mg bisoprolol, 1 lần/ ngày, nếu dung nạp tốt tăng lên.
Tuần 2: 2,5 mg bisoprolol, 1 lần/ ngày, nếu dung nạp tốt tăng lên.
Tuần 3: 3,75 mg bisoprolol, 1 lần/ ngày, nếu dung nạp tốt tăng lên.
Tuần 4-7: 5 mg bisoprolol, 1 lần/ ngày, nếu dung nạp tốt tăng lên.
Tuần 8-11: 7,5 mg bisoprolol, 1 lần/ ngày, nếu dung nạp tốt tăng lên.
Điều trị duy trì sau đó: 10 mg x 1 lần/ ngày.
Liều tối đa là 10 mg x 1 lần/ ngày.
Bệnh nhân suy thận và suy gan:
Không có thông tin về dược động học của bisoprolol ở bệnh nhân suy tim mạn tính kèm theo suy gan hay suy thận. Việc xác định liều cho các trường hợp này cần hết sức thận trọng.

Tác dụng phụ:

Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, dị cảm, giảm xúc giác, buồn ngủ, lo âu, bồn chồn, giảm năng lực/trí nhớ.

Khô miệng.

Nhịp tim chậm, hồi hộp và các rối loạn nhịp khác, lạnh đầu chi, mất thăng bằng, hạ huyết áp, đau ngực, suy tim sung huyết, khó thở.

Dị mộng, mất ngủ, trầm cảm.

Đau dạ dày/thượng vị/bụng, viêm dạ dày, khó tiêu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón.

Đau cơ/khớp, đau lưng/cổ, co cứng bụng, co giật/run.

Phát ban, chàm, kích ứng da, ngứa, đỏ bừng, đổ mồ hôi, rụng tóc, phù mạch, viêm tróc da, viêm mạch ở da.

Rối loạn thị giác, đau mắt/nặng mắt, chảy nước mắt bất thường, ù tai, đau tai, bất thường vị giác.

Gout

Hen suyễn/ co thắt khí quản, viêm phế quản, ho, khó thở, viêm họng, viêm mũi,viêm xoang.

Giảm hoạt động tình dục/bất lực, viêm bàng quang, đau quặn thận.

Phát ban.

 Mệt mỏi, suy nhược, đau ngực, khó chịu, phù, tăng cân.

Lưu ý:

Suy tim: Kích thích thần kinh giao cảm là một thành phần cần thiết hỗ trợ chức năng tuần hoàn trong giai đoạn bắt đầu suy tim sung huyết, và sự chẹn beta có thể dẫn đến suy giảm thêm co bóp của cơ tim và thúc đẩy suy tim nặng hơn.

Bệnh nhân không có tiền sử suy tim: Sự ức chế liên tục cơ tim của các thuốc chẹn beta trên một số bệnh nhân có thể làm cho suy tim. Khi có các dấu hiệu và triệu chứng đầu tiên của suy tim, cần phải xem xét việc ngừng dùng bisoprolol. Trong một số trường hợp, có thể tiếp tục liệu pháp chẹn beta trong khi điều trị suy tim với các thuốc khác.

Ngừng điều trị đột ngột: Đau thắt ngực nặng hơn và trong một số trường hợp nhồi máu cơ tim hoặc loạn nhịp thất ở người bị bệnh động mạch vành sau khi ngừng đột ngột thuốc chẹn beta.

Bệnh mạch máu ngoại vi: Các thuốc chẹn beta có thể gây ra hoặc làm nặng thêm triệu chứng thiếu máu động mạch trên bệnh nhân mắc bệnh mạch máu ngoại vi.

Bệnh co thắt phế quản: Nói chung, bệnh nhân có bệnh co thắt phế quản không được dùng các thuốc chẹn beta. Tuy vậy, do tính chất chọn lọc tương đối beta 1, có thể dùng thận trọng bisoprolol ở bệnh nhân có bệnh co thắt phế quản không đáp ứng hoặc không thể dung nạp với điều trị chống tăng huyết áp khác. Vì tính chọn lọc beta 1 không tuyệt đối, phải dùng liều bisoprolol thấp nhất có thể được, và bắt đầu với liều 2,5 mg. Phải có sẵn một thuốc chủ vận beta 2 (giãn phế quản).

Tiểu đường và hạ glucose huyết: Các thuốc chẹn beta có thể che lấp các biểu hiện của hạ glucose huyết, đặc biệt nhịp tim nhanh. Các thuốc chẹn beta không chọn lọc có thể làm tăng mức hạ glucose huyết gây bởi insulin và làm chậm sự phục hồi các nồng độ glucose huyết thanh. Do tính chất chọn lọc beta 1, điều này ít có khả năng xảy ra với bisoprolol. Tuy nhiên cần phải cảnh báo bệnh nhân hay bị hạ glucose huyết, hoặc bệnh nhân đái tháo đường đang dùng insulin hoặc các thuốc hạ glucose huyết uống về khả năng này và phải dùng bisoprolol một cách thận trọng.

Bệnh tăng năng tuyến giáp: Các thuốc chẹn beta che lấp các dấu hiệu lâm sàng của tăng năng tuyến giáp như tim đập nhanh. Việc ngưng đột ngột liệu pháp chẹn beta có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của cường chức năng tuyến giáp hoặc có thể thúc đẩy xảy ra cơn bão giáp.

Gây mê và đại phẫu thuật: Nếu cần phải tiếp tục điều trị với bisoprolol lúc gần phẫu thuật, phải đặc biệt thận trọng khi dùng với thuốc gây mê làm suy giảm chức năng cơ tim, như ether, cycloropram và tricloroethylen.

Bisoprolol có tác dụng dược lý có thể gây ra các tác hại cho phụ nữ có thai, thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Nói chung, các thuốc chẹn beta làm giảm lượng máu nhau thai và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Trẻ sơ sinh cần được theo dõi kỹ ngay sau khi sinh. Các triệu chứng của giảm đường huyết và chậm nhịp tim thường xảy ra trong vòng 3 ngày đầu tiên.

Không chỉ định bisoprolol cho phụ nữ cho con bú do chưa đủ dữ liệu an toàn.

Các nghiên cứu trên bệnh nhân bệnh mạch vành cho thấy bisoprolol không ảnh hưởng đến khả năng lái xe của bệnh nhân. Tuy nhiên, do phản ứng có thể xảy ra khác nhau ở mỗi cá thể nên khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc có thể bị ảnh hưởng.

Chống chỉ định:

Suy tim cấp hoặc trong giai đoạn suy tim mất bù cần điều trị co bóp tim mạch.

Sốc tim.

Blốc nhĩ thất độ II hoặc III (không đặt máy tạo nhịp).

Hội chứng nút xoang, blốc xoang nhĩ .

Nhịp tim chậm dưới 60 lần/phút trước khi bắt đầu điều trị.

Hạ huyết áp (áp suất tâm thu dưới 100 mm Hg).

Hen phế quản nặng hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Giai đoạn cuối của bệnh tắc nghẽn động mạch ngoại biên và hội chứng Raynaud.

U tế bào ưa crôm không được điều trị.

Nhiễm toan chuyển hóa.

Mẫn cảm với bisoprolol hay với bất kỳ thành phần nào của thuốc.