Triệu chứng hạ huyết áp có thể xảy ra. Những bệnh nhân có nguy cơ đặc biệt bao gồm những người giảm thể tích hoặc hạn chế dùng muối, dùng thuốc lợi tiểu kéo dài, thẩm phân, tiêu chảy hoặc nôn. Hạ huyết áp đáng kể có thể xảy ra ở bệnh nhân suy tim sung huyết – khả năng nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ ở người bị bệnh thiếu máu tim hay não cục bộ.
Sự ức chế hệ renin-angiotensin-aldosteron (RAA) có thể gây suy thận và hiếm khi hư thận và/ hoặc tử vong ở bệnh nhân nhạy cảm (những người chức năng thận phụ thuộc vào hoạt tính của hệ RAA như ở bệnh nhân suy tim sung huyết nặng).
Suy giảm chức năng thận biểu hiện bằng sự gia tăng nhẹ hoặc thoáng qua BUN và nồng độ creatinin trong huyết thanh, có thể xảy ra sau khi điều trị bằng thuốc ức chế ACE, đặc biệt ở bệnh nhân tăng huyết áp bị hẹp động mạch thận một bên hoặc hai bên, bị suy thận trước đó hoặc điều trị đồng thời với thuốc lợi tiểu. Cần giảm liều, trong một số trường hợp ngưng điều trị với perindopril và/hoặc thuốc lợi tiểu nếu cần thiết.
Tăng kali huyết có thể xảy ra, đặc biệt ở những bệnh nhân suy thận hay tiểu đường và ở những bệnh nhân đang dùng thuốc có thể làm tăng nồng độ kali trong huyết thanh (như các thuốc lợi tiểu giữ kali, các thuốc bổ sung kali, các chất thay thế muối chứa kali). Không khuyến cáo dùng kết hợp perindopril với các thuốc này.
Ho khan và dai dẳng; ngưng hẳn sau khi ngưng dùng thuốc.
Phẫu thuật/gây mê: Hạ huyết áp có thể xảy ra ở bệnh nhân đang trải qua phẫu thuật hoặc trong quá trình gây mê với các thuốc gây hạ huyết áp, có thể điều chỉnh bằng cách tăng thể tích dịch.
Ức chế kép hệ renin-angiotensin-aldosteron (RAA): Không khuyến cáo việc sử dụng đồng thời các thuốc ức chế ACE, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II hoặc aliskiren do khả năng làm tăng nguy cơ hạ huyết áp, tăng kali huyết và suy giảm chức năng thận (bao gồm suy thận cấp). Nếu việc điều trị này cần thiết, khi điều trị phải thường xuyên theo dõi chức năng thận, chất điện giải và huyết áp. Người có bệnh thận kèm tiểu đường không nên dùng đồng thời các thuốc ức chế ACE và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II.
Ở bệnh nhân có nguy cơ có triệu chứng hạ huyết áp, khi bắt đầu điều trị và điều chỉnh liều dùng nên được theo dõi cẩn thận. Áp dụng tương tự ở những bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ hoặc ở bệnh nhân hạ huyết áp quá mức có bệnh mạch máu não có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não. Một số bệnh nhân bị suy tim sung huyết có huyết áp bình thường hoặc thấp, hạ huyết áp nặng thêm có thể xảy ra khi dùng perindopril. Nếu hạ huyết áp biểu hiện triệu chứng, cần thiết giảm liều hoặc ngưng điều trị với perindopril.
Dùng thuốc thận trọng cho những bệnh nhân hẹp van hai lá và tắc nghẽn dòng chảy của tâm thất trái như hẹp động mạch chủ hoặc bệnh phì đại cơ tim.
Suy thận: Điều chỉnh liều khởi đầu theo độ thanh thải creatinin của bệnh nhân, sau đó điều chỉnh liều theo sự đáp ứng của từng bệnh nhân. Theo dõi định kỳ kali và creatinin đối với các bệnh nhân này.
Ở bệnh nhân có triệu chứng suy tim, hạ huyết áp sau khi bắt đầu điều trị với thuốc ức chế ACE có thể dẫn đến một số rối loạn chức năng thận, như suy thận cấp, thường có hồi phục.
Bệnh nhân bị hẹp động mạch thận hai bên hoặc một bên điều trị với thuốc ức chế ACE có hiện tượng tăng urê và creatinin huyết, phục hồi khi ngưng điều trị, đặc biệt trên bệnh nhân bị suy thận. Bệnh nhân bị tăng huyết áp do hẹp động mạch thận có nguy cơ hạ huyết áp và suy thận nặng hơn. Những bệnh nhân này cần được theo dõi chặt chẽ với liều thấp và điều chỉnh liều cẩn thận. Thuốc lợi tiểu có thể làm nặng hơn các nguy cơ trên, bệnh nhân nên ngưng thuốc lợi tiểu và định kỳ theo dõi chức năng thận trong tuần đầu tiên điều trị với perindopril.
Một số bệnh nhân tăng huyết áp không có bệnh mạch máu thận trước đó thường tăng urê và creatinin huyết nhẹ hoặc thoáng qua, đặc biệt khi dùng đồng thời perindopril với một thuốc lợi tiểu.
Quá mẫn/ phù mạch: Phù ở mặt, đầu chi, môi, niêm mạc miệng, lưỡi, thanh môn và/ hoặc thanh quản hiếm gặp ở những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc ức chế ACE, kể cả perindopril. Quá mẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thời gian điều trị. Khi xảy ra quá mẫn trong quá trình điều trị, nên ngưng dùng perindopril, bắt đầu và tiếp tục theo dõi cho đến khi các triệu chứng biến mất hoàn toàn. Nếu chỉ xảy ra phù ở mặt và môi thì có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Những bệnh nhân có tiền sử phù mạch không liên quan đến các thuốc ức chế ACE có thể có nguy cơ bị phù mạch cao khi dùng một thuốc ức chế ACE.
Giảm bạch cầu trung tính, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu đã được báo cáo ở những bệnh nhân điều trị bằng thuốc ức chế ACE. Ở những bệnh nhân có chức năng thận bình thường và không có yếu tố phức tạp khác, giảm bạch cầu hiếm khi xảy ra. Dùng thuốc thận trọng trên những bệnh nhân bị bệnh mạch máu collagen, điều trị ức chế miễn dịch bằng allopurinol hoặc procainamid, hoặc kết hợp những yếu tố này, đặc biệt với bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận trước đó. Một vài bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng, trong một vài trường hợp không đáp ứng với điều trị kháng sinh. Những bệnh nhân này nên được theo dõi số lượng bạch cầu định kỳ và báo ngay cho bác sỹ các dấu hiệu nhiễm trùng (như đau họng, sốt).
Bệnh nhân tiểu đường được kiểm soát đường huyết bằng các thuốc đường uống hay insulin nên được theo dõi chặt chẽ trong suốt 1 tháng đầu tiên dùng thuốc.
Không kết hợp thuốc với lithi.
Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú.
Thuốc không ảnh hưởng trực tiếp lên khả năng lái xe và vận hành máy móc nhưng một số trường hợp hạ huyết áp xảy ra trên một vài bệnh nhân, đặc biệt khi mới bắt đầu điều trị hay khi dùng kết hợp với thuốc chống tăng huyết áp khác.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét