THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ,Glimepiride STADA® 2 mg/4 mg
Xuất xứ:
Việt Nam
Công dụng:
Hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng, tập thể dục để làm hạ đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Hàm lượng:
Mỗi viên nén Glimepiride STADA® 2 mg chứa glimepirid 2 mg.
Mỗi viên nén Glimepiride STADA® 4 mg chứa glimepirid 4 mg.
Liều dùng:
Uống thuốc ngày một lần vào bữa ăn sáng hoặc bữa ăn chính đầu tiên trong ngày.
Bệnh nhân chưa được điều trị trước đó:
Liều khởi đầu: 1-2 mg x 1 lần/ngày.
Bệnh nhân suy nhược, suy dinh dưỡng hoặc người già, suy gan hoặc suy thận, những bệnh nhân có nguy cơ hạ đường huyết: Liều khởi đầu: 1 mg x 1 lần/ngày.
Bệnh nhân đã từng được điều trị bằng các thuốc trị tiểu đường khác:
Liều khởi đầu: 1-2 mg x 1 lần/ngày, không vượt quá 2 mg/ngày.
Liều duy trì: 1-4 mg x 1 lần/ngày.
Ở những bệnh nhân đã dùng liều 1 mg/ngày, có thể tăng đến 2 mg/ngày sau 1-2 tuần điều trị. Sau đó có thể điều chỉnh liều.
Nên tăng liều từ từ, mỗi lần tăng không quá 2 mg/ngày, cách quãng khoảng 1-2 tuần. Liều tối đa: 8 mg x 1 lần/ngày.
Tác dụng phụ:
Hạ glucose huyết, chóng mặt, suy nhược, đau đầu, buồn nôn.
Nôn, đau dạ dày - ruột và tiêu chảy. Một số hiếm trường hợp, có thể có tăng nồng độ enzym gan. Một vài trường hợp riêng biệt có thể bị suy giảm chức năng gan (ứ mật và vàng da) cũng như viêm gan.
Rối loạn chuyển hóa porphyrin da, nhạy cảm với ánh sáng và viêm mạch dị ứng.
Giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan huyết, thiếu máu bất sản và giảm toàn thể huyết cầu.
Rối loạn chuyển hóa porphyrin gan và phản ứng disulfiram, giảm nồng độ natri huyết tương, hội chứng bài tiết hormon kháng lợi niệu ADH không thích hợp.
Những thay đổi trong điều tiết mắt và/ hoặc nhìn mờ.
Lưu ý:
Bệnh nhân nên được thông báo về nguy cơ tiềm tàng và những lợi ích khi điều trị với glimepirid cũng như sự lựa chọn chế độ điều trị thay thế.
Hạ glucose huyết: Tất cả các sulfonylurê đều có khả năng gây hạ glucose huyết trầm trọng.
Bệnh nhân suy giảm chức năng thận nhạy cảm hơn với tác dụng gây hạ glucose huyết của glimepirid.
Bệnh nhân suy nhược hay suy dinh dưỡng, bệnh nhân suy gan, tuyến thượng thận hoặc tuyến yên đặc biệt nhạy cảm với tác dụng hạ glucose huyết. Triệu chứng này khó nhận thấy ở người cao tuổi, người dùng thuốc chẹn beta hay các thuốc liệt giao cảm khác.
Hạ glucose huyết thường xảy ra khi lượng calo đưa vào cơ thể không đủ, sau khi hoạt động thể lực nặng và kéo dài, uống rượu hoặc dùng đồng thời hai hay nhiều thuốc gây hạ mức glucose trong máu.
Kết hợp glimepirid với insulin hoặc metformin có thể làm tăng nguy cơ hạ glucose huyết.
Mất khả năng kiểm soát glucose huyết: Có thể xảy ra ở những bệnh nhân đã ổn định với chế độ điều trị tiểu đường nhưng có những yếu tố gây stress như sốt, chấn thương, nhiễm trùng, hoặc phẫu thuật. Khi đó, cần phải kết hợp insulin với glimepirid hoặc chỉ dùng insulin đơn độc.
Mức glucose huyết lúc đói nên được theo dõi định kỳ để xác định mức độ đáp ứng điều trị. Sự kiểm soát glucose huyết khi điều trị dài hạn được đánh giá bằng cách theo dõi hemoglobin glycosyl hóa định kỳ mỗi 3 đến 6 tháng.
Chống chỉ định dùng glimepirid cho người mang thai. Người đang dùng glimepirid mà có thai, phải báo ngay cho thầy thuốc để chuyển sang dùng insulin và phải điều chỉnh liều insulin để giữ glucose huyết ở mức như bình thường.
Glimepirid vào được sữa mẹ. Vì vậy, chống chỉ định dùng glimepirid cho phụ nữ đang cho con bú; phải dùng insulin để thay thế. Nếu bắt buộc phải dùng glimepirid thì phải ngừng cho con bú.
Hạ hoặc tăng glucose huyết, suy giảm thị lực có thể làm giảm khả năng tập trung và phản ứng. Do đó, nên thận trọng khi lái xe hay vận hành máy móc.
Bảo quản:
Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô. Nhiệt độ không quá 30oC.
Chống chỉ định:
Mẫn cảm với glimepirid, sulfonylurea hay sulfonamid hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Tiểu đường phụ thuộc insulin, hôn mê do tiểu đường, nhiễm keto - acid do tiểu đường.
Rối loạn chức năng gan hoặc chức năng thận.
Phụ nữ có thai.
Phụ nữ cho con bú.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét