Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị ngoại trú bệnh động kinh

Người bệnh động kinh phải dùng thuốc đều đặn, liên tục và lâu dài theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa. Do đó, ngoài việc điều trị tại bệnh viện (nội trú) thì người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc để dùng tại nhà (ngoại trú). Và, carbamazepin là một trong những thuốc như vậy. Tuy nhiên khi dùng thuốc này người bệnh cần hiểu cặn kẽ về thuốc để dùng thuốc an toàn.

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị ngoại trú bệnh động kinh

Trong bệnh động kinh carbamazepin dùng trong các trường hợp động kinh cục bộ có triệu chứng phức tạp (động kinh tâm thần vận động và động kinh thùy thái dương). 
Người động kinh loại này tỏ ra đáp ứng tốt với thuốc hơn các loại động kinh khác; Ðộng kinh lớn (co giật cứng toàn bộ); Các kiểu động kinh hỗn hợp gồm các loại trên, hoặc các loại động kinh cục bộ hoặc toàn bộ khác. Cơn vắng ý thức (động kinh nhỏ) không đáp ứng với carbamazepin
Carbamazepin còn có tác dụng chống các cơn đau kịch phát ở người bệnh đau dây thần kinh tam thoa, làm giảm nguy cơ co cứng và giảm các triệu chứng cai nghiện rượu.
Khi được kê đơn dùng thuốc này, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, số lần dùng, và thời gian dùng thuốc, thời gian tái khám bệnh… nhưng do thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn cho người dùng, nên bệnh nhân cần lưu ý. 
Các tác dụng phụ của thuốc thường bắt đầu xảy ra là các triệu chứng về thần kinh trung ương, sau đó đến các phản ứng về da. Thường gặp nhất là các hiện tượng như toàn thân thấy chóng mặt. Trên thần kinh trung ương là các hiện tượng như ngủ gà, mất điều hòa, mệt mỏi. 
Trên hệ tiêu hóa người bệnh thấy chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, khô miệng, kích ứng trực tràng nếu dùng thuốc đặt trực tràng và ở da có hiện tượng nổi ban và ngứa, thoát dịch dưới da. Mắt thấy khó điều tiết, nhìn một thành hai...
Đây là danh mục những tác dụng phụ thường gặp. Vì vậy, người bệnh gặp một trong các triệu chứng trên hoặc thấy bất thường (không có trong danh mục này), cần thông báo cho bác sĩ điều trị biết để được xử lý kịp thời, thích hợp.
Các tác dụng không mong muốn của carbamazepin xảy ra khá phổ biến, đặc biệt trong giai đoạn đầu điều trị, gồm có hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ và mất điều hòa. Có thể giảm thiểu các tác dụng này bằng bắt đầu điều trị với liều thấp. 
Buồn ngủ và rối loạn chức năng tiểu não và vận nhãn cũng là các triệu chứng của nồng độ carbamazepin quá cao trong huyết tương và có thể hết khi tiếp tục điều trị với liều thấp. 
Các tác dụng không mong muốn liên quan đến liều dùng thường tự hết trong một vài ngày hoặc sau khi tạm thời giảm liều. Khi bị các tác dụng không mong muốn nặng như phát ban đỏ toàn thân, phản ứng quá mẫn, có thể cần phải ngừng điều trị.
Theo DS Nguyễn Thị An - Sức khỏe và Đời sống


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons