Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Trung Quốc: Sản xuất thành công huyết thanh chống nọc rắn bằng nấm men

Bằng cách thêm gien của rắn độc vào một loại nấm men, các nhà khoa họcTrung Quốc lần đầu tiên có thể sản xuất huyết thanh khối lượng lớn để chống lại nọc độc rắn.
Họ gọi sản phẩm đó là “nọc rắn nhân tạo”, có chứa một loại protein quý hiếm ngăn đông tắc mạch máu và bảo vệ mạng sống nhiều người.
“Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Trao đổi gien từ loài này sang loài khác tương đối dễ dàng, tuy nhiên để giữ cho loài mới sống sót và có ích cực kỳ khó”, giáo sử Xiao Weihua, nhà khoa học chủ nhiệm đề án khoa học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hợp Phì chia sẻ với Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng.
Lượng gien được lấy từ rắn hổ mang bành, còn gọi là rắn độc “5 bước chân”, bởi vì người Trung Quốc tin nọc độc có thể hạ gục con người chỉ trong vài bước chân.
Nhóm nghiên cứu của giáo sư Xiao đã lấy 2 gien từ rắn hổ mang và cho chúng hòa vào nhiễm sắc thể Pichia pastoris (nấm men)-vi sinh vật thường được sử dụng trong quá trình lên men thực phẩm và đồ uống.
Trung Quốc: Sản xuất thành công huyết thanh chống nọc rắn bằng nấm men
Nấm men này kết hợp với gien rắn được cấy trong nhiệt độ phòng và nuôi bằng glucerol, một hợp chất có vị ngọt cũng có thể được sử dụng để làm thuốc nổ. Sau 18 giờ, các nhà khoa học bơm methanol vào ống nghiệm, và nấm men được kích thích để chuyển đổi glycerol thành protein chống nọc rắn độc.
Giáo sư Xiao cho biết sản phẩm đạt chất lượng an toàn sinh học của chính phủ Trung Quốc và sẽ không gây ra bất kỳ tác hại nào đối với con người.
Theo ông Xiao, nấm men dù ít hay nhiều một khi được sử dụng trong bánh làm bằng bột mỳ và rượu, thì chỉ cần nhúng vào glycerol có thể sinh ra protein độc.
Giáo sư Đại học Khoa học và Công nghệ Phì Hợp cho hay nhóm nghiên cứu đang làm việc với một công ty dược phẩm cùng địa phương để dần loại bỏ nhược điểm công nghệ mới và đem loại thuốc chống nọc rắn này vào sản xuất đại trà. Hiện tại, nấm men thường chết sau quá trình sản xuất nọc 38 giờ, điều đó có nghĩa phải liên tục sản xuất sản phẩm mới.
Agkisacutalin, một loại protein được các nhà khoa học Trung Quốc tìm thấy trong nọc rắn hổ mang bành, có thể làm giảm đông máu, nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như đột quỵ và suy tim.
Giá trị lớn nhất của Agkisacutalin là hầu như không có tác dụng phụ. Mọi loại thuốc chống đông máu hiện nay đều dẫn đến mất máu nhiều, nhưng Agkisacutalin thì không”, ông Xiao khẳng định.
Mặc dù protein kháng nọc độc rắn đã chứng minh hiệu quả thử nghiệm trong những năm vừa qua, việc sử dụng nó trong y học vẫn chưa được chính Trung Quốc chấp nhận do lo ngại an toàn so với nọc tự nhiên.
Sản xuất đại trà cũng yêu cầu phải có rất nhiều rắn, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng cao ở Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang cố gắng tổng hợp nọc rắn bằng phương pháp hóa học, tuy nhiên nỗ lực đó đã thất bài do khó khăn trong việc xây dựng protein trong phản ứng hóa học. Ông Xiao tiết lộ nhóm nghiên cứu đang tích cực phát triển loại thuốc mới có khả năng chữa nhiều loại ung thư.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons