Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Loét dạ dày vì thuốc trị viêm khớp

Diclofenac là một thuốc tốt để chống viêm khớp. Nhưng nếu có một sai sót nhỏ trong dùng thuốc cũng có thể gây ra những hậu quả khó lường.

dau-khop-0e66c
Quên là lãnh đủ
Bà Nguyễn Thị Phùng, 60 tuổi (Thanh Trì, Hà Nội) bị bệnh thoái hoá khớp gối và háng đã nhiều năm nay. Bà đã đi khám ở nhiều bệnh viện và nhiều phòng khám nhưng bệnh không giảm.
Lần gần đây đi khám, bác sĩ chỉ kê đơn thuốc và liều dùng ngoài ra không dặn thêm bất cứ điều gì. Uống thuốc được hai ngày, bà cảm thấy đau bụng không thể chịu được, miệng nôn ra hết thức ăn. Bà phải nằm nghỉ hoàn toàn. Dạ dày cứ thế bị đau tái diễn nhiều lần vào nhiều ngày sau đó. Cứ ăn vào là đau không chịu được. Chưa hết đau gối, bà phải đã phải bỏ thuốc vì không chịu được thuốc.
Đi khám lại tại Bệnh viện 103 (Hà Đông), bác sĩ đã chẩn đoán cho bà bị loét dạ dày tái phát do dùng thuốc. Nhìn sơ bộ, thấy đơn thuốc cũ của bà có kê đơn diclofenac. Tuy nhiên, đơn thuốc đã không ghi rõ cách sử dụng cũng như những lưu ý, thế là bà đã bị biến chứng.
Sai lầm của bà là đã quên kể thêm bệnh dạ dày của bà cho bác sĩ và sai lầm của bác sĩ cũng quên luôn nhắc bà đến nguy cơ biến chứng trên dạ dày.
Có thể gây thủng dạ dày
Diclofenac giúp giảm đau, giảm sưng khớp hiệu quả; thường được dùng trong điều trị viêm khớp, thấp khớp cấp, thoái hoá khớp, viêm khớp dạng thấp… Nó được sản xuất dưới 3 dạng: viên uống (hàm lượng 50mg), dung dịch để tiêm (hàm lượng 75mg) và thuốc đạn để đặt (hàm lượng 100mg).
Cơ chế tác động của thuốc này là ức chế chế men cyclooxygenase để ngăn chặn sự hình thành chất trung gian hoá học prostaglandin (nguyên nhân chính gây viêm, đau và sưng khớp). Song đáng tiếc là nó lại gây hại trên dạ dày. 
Bởi, khi men cyclooxygenase bị ức chế, chất nhầy bảo vệ ở dạ dày sẽ không được tiết ra đầy đủ. Dạ dày dễ bị acid làm cho viêm loét. Tuy tác hại của nó không ghê gớm như các thuốc khác cùng dòng nhưng hoàn toàn có thể gây ra những biến chứng nguy hại như viêm, loét, chảy máu, thủng dạ dày.
Một khi bị biến chứng không mong muốn do thuốc, nhẹ nhất người bệnh sẽ bị viêm loét dạ dày. Biểu hiện là nóng rát đau bụng sau một vài ngày dùng thuốc. Nóng rát sau xương ức và đau tại vùng bụng ngay dưới mũi ức (vùng thượng vị). Đau liên quan đến ăn uống, cứ ăn vào là đau, đau quặn, kèm theo đó là buồn nôn và nôn.
5 nguyên tắc an toàn
Bạn nên dùng thuốc theo 2 giai đoạn: tấn công và duy trì. Với dạng tiêm bạn chỉ nên dùng trong giai đoạn tấn công, tuyệt đối không được dùng trong giai đoạn duy trì. Còn với giai đoạn duy trì bạn bắt buộc phải dùng dạng thuốc viên.
Thời gian tấn công (nếu có) tuyệt đối không vượt quá 2 ngày. Thời gian duy trì tối đa là 7 ngày.
Khi tiêm, tối đa chỉ 2 ống/ngày (ống 75mg), thông thường chỉ tiêm 1 ống. Không được tiêm hai ống liên tiếp tại một vị trí, nếu không sẽ gây đau nhức cơ.
Trong trường hợp đã dùng quy chuẩn mà bệnh chưa giảm thì bắt buộc phải tái khám và có sự can thiệp của bác sĩ chuyên nghành. Mọi việc dùng thêm thời gian, thêm liều hay thay đổi dạng thuốc dùng thì bắt buộc phải có ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Không bao giờ được phép dùng diclofenac mà không có thuốc bảo vệ dạ dày (như cimetidin) đi cùng.
Nên uống thuốc trong khi ăn hoặc ngay sau khi ăn; Chuyển thuốc nếu đang bị viêm gan.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons