Hiểu biết những thành phần có trong công thức của các thuốc trị cảm ho và sự nguy hiểm của những thành phần này là vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em
Cách đây chưa lâu, tất cả các nhà thuốc tây ở Mỹ và Úc đã phải “trùm mền” hàng trăm chế phẩm trị cảm ho dành cho trẻ em sau khi đã bị Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) “răn đe” rằng thuốc trị ho có thể gây nguy hiểm cho trẻ em dưới hai tuổi. Theo FDA, việc sử dụng các loại thuốc trị ho dành cho trẻ em mang nhiều tác hại hơn là lợi ích.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Hiểu biết được những thành phần có trong công thức của các thuốc trị cảm ho và sự nguy hiểm của những thành phần này là vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em. Dưới đây là những thuốc trị cảm ho phổ biến nhất, chúng ta có thể tìm thấy ở bất kỳ tiệm thuốc Tây nào.
Thuốc long đờm (Expectorants)
Loại thuốc này chứa hoạt chất guaifenesin có tác dụng làm giảm sự sung huyết (congestion) bằng cách làm loãng các chất nhờn. Theo ASHP (tổ chức của các dược sĩ tại Mỹ chuyên làm việc trong các bệnh viện) thì guaifenesin "không hề" chặn đứng nguyên nhân gây sung huyết ngực hoặc thúc đẩy tiến trình hồi phục.
Guaifenesin là một độc chất đối với trẻ em nếu dùng quá nhiều. Guaifenesin là thành phần được sử dụng trong rất nhiều thuốc trị cảm ho. Vì vậy, nếu dùng nhiều loại thuốc trị cảm ho cùng lúc sẽ dẫn đến quá liều lượng, gây nguy hiểm.
Chất giảm sung huyết (Decongestants)
Phenylephrine và pseudoephedrine là những thuốc phổ biến nhất "chuyên trị" nghẹt mũi. Dù rất công hiệu nhưng những chất này thường làm cho trẻ em bị kích động, dễ nổi cáu. Chất giảm sung huyết "hành nghề" bằng cách làm co lại các mạch máu trong mũi, ngực và xoang mũi, nhờ đó ống mũi được thông thoáng hơn. Việc làm co mạch này sẽ tác động lên huyết áp của trẻ.
Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều các chất giảm sung huyết, có thể làm chậm nhịp tim của trẻ. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
Chất chặn ho (Cough suppressants)
Dextromethorphan (DM) vốn ngăn chặn trung tâm phản ứng ho ở não. Phản ứng phụ "khét tiếng" nhất của chất này là giảm thị giác, tăng nhịp tim, khó thở và mất tỉnh táo. DM nổi đình nổi đám do được nhóm thanh thiếu niên choai choai lạm dụng để "đi mây về gió". Hiện nay tại Úc, loại thuốc này khi bán phải kèm theo những điều kiện khắt khe nhằm tránh lạm dụng.
Kháng histamine (Antihistamines)
Các chất kháng histamine đầu tiên được dùng để trị phản ứng dị ứng. Do tình cờ khám phá ra những chất kháng histamine còn kiêm thêm khả năng gây buồn ngủ và làm giảm sự sản xuất chất nhầy nên người ta còn dùng chúng để trị cảm.
Những chất kháng histamine phổ biến nhất là diphemhydramine, bropheniramine, carbinoxaimine, chlorpheniramine. Khi cho trẻ em uống thuốc có những chất này, phụ huynh phải hết sức thận trọng, vì có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Những thuốc trị cảm được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau bao gồm thuốc dạng lỏng, viên nhai, viên nén, miếng đặt trên lưỡi, kẹo ngậm, dịch treo (trước khi dùng dạng thuốc dịch treo, cần phải lắc kỹ).
Nồng độ của các hoạt chất chứa trong các dạng bào chế kể trên thường là giống nhau. Khác nhau ở cách thức đưa thuốc vào cơ thể. Cần chọn dạng bào chế tiện lợi và an toàn cho trẻ. Đừng cho trẻ uống những loại viên nén không hòa tan được trong miệng hoặc kẹo ngậm vì có thể làm trẻ ngạt thở.
Luôn đọc kỹ nhãn thuốc để xem liều lượng các thuốc cảm ho khi cho trẻ dùng. Nếu không rõ về liều lượng, cần hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ. Để tránh ngộ độc, tốt nhất là đừng bao giờ cho trẻ uống nhiều hơn một loại các thuốc trị cảm ho, trừ khi có chỉ định rõ ràng của thầy thuốc.
Tuyệt đối không được cho trẻ dùng những chế phẩm trị cảm ho nếu không có dòng chữ "Dùng cho trẻ em", vì những chế phẩm dùng cho người lớn bao giờ cũng chứa hàm lượng hoạt chất nhiều hơn các chế phẩm dùng cho trẻ em.
Theo DS Nguyễn Bá Huy Cường - Phụ nữ TPHCM
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét