Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Những thuốc nên dùng điều trị zona


Zona có thể gây ra những biến chứng từ khó chịu dai dẳng đến nguy hiểm. Dưới đây là một số thuốc thường dùng và không dùng trong điều trị zona.
Virus varicella zoster gây bệnh thủy đậu ở trẻ em, sau đó nằm yên trong cơ thể, khi có cơ hội sẽ gây bệnh zona (herpes zoster) ở người trưởng thành.
Những thuốc nên dùng điều trị zona
Biểu hiện của bệnh zona.
Lúc đầu, người bệnh bị nhức đầu, sợ ánh sáng, khó ở, hiếm khi có sốt, có cảm giác bất thường ở da (ngứa, đau nhói hoặc dữ dội). Khoảng sau 1-5 ngày, xuất hiện các nốt hồng ban dát sẩn, tiến triển thành các cụm nước trong. 
Mụn nước có thể rộng ra cả một vùng da. Điểm đặc biệt là mụn nước chỉ ở một bên, ít khi lan qua vùng ranh giới giữa thân. Trong vòng 3 - 5 ngày lần lượt chuyển qua các giai đoạn hóa mủ, loét đóng vảy. 
Sau chừng 2 tuần, các tổn thương da sẽ lành, để lại vết sẹo và thay đổi màu da vĩnh viễn. Tổn thương da thường kéo thành vạt dài, khu trú ở vùng hông, lưng, cổ đùi hay bị nhầm với dịch tiết của con dời, nên dân gian gọi là bệnh "dời leo". 
Đa số (phần lớn là trẻ), zona chỉ lan tỏa ở da, chỉ có 5 - 10% (phần lớn là người cao tuổi) zona có thể gây tổn thương nội tạng (viêm phổi, viêm não, viêm gan hoại tử võng mạc) có trường hợp dẫn đến tử vong (thường do viêm phổi) song hiếm gặp.
Nhóm kháng virus
Dùng trong giai đoạn cấp tính. Thuốc rút ngắn thời gian bài xuất virut, làm ngưng nhanh sự hình thành tổn thương mới, đẩy nhanh tốc độ liền sẹo, giảm độ nặng cơn đau cấp. 
Thường chọn một trong ba thứ acyclovir, valacyclovir, famcilovir. Chúng khác nhau một số điểm nhỏ: valacyclovir là tiền chất của acyclovir, sản xuất ra acyclovir cao gấp 5 lần acyclovir. Uống valacyclovir mỗi 8 giờ một lần 1.000mg sẽ có hiệu quả bằng acyclovir 4 giờ một lần 800mg. Valacyclovir, famciclovir có cân bằng dược động học tốt, cách dùng đơn giản hơn, được ưa thích hơn. 
Cần dùng sớm trong vòng 24 - 48 giờ khi có triệu chứng, với liều cao. Không dùng dạng thuốc bôi vì không có hiệu quả. Thuốc không gây ra tác dụng bất lợi nào. Tuy nhiên, với người suy thận, cần giảm liều. Chưa có thông tin đầy đủ vì thế không nên dùng cho người có thai.
Nhóm giảm đau
Đau thần kinh sau zona thường xuất hiện 30 - 60 ngày sau khi nổi phát ban hay sau khi liền sẹo. Cảm giác đau rất khó chịu: nhức nhối, rát bỏng như dao đâm, điện giật. 
Đau có thể kéo dài nhiều tháng hay nhiều năm, kèm theo một số rối loạn cảm giác khác nhau, đặc trưng nhất là loạn cảm giác đau (áo quần bị tiếp xúc với vùng da bị ảnh hưởng, dù chỉ chạm nhẹ, cũng có thể gây đau dữ dội). 
Ngoài ra có thể bị dị cảm (cảm giác như kim châm xảy ra tự phát), loạn cảm (cảm giác bất thường với các kích thích lên da), có thể kèm theo triệu chứng trầm cảm. Thuốc có thể dùng riêng hay phối hợp, gồm:
Lidocain: dùng dạng thuốc dán 5%. Thuốc có thể gây kích ứng tại chỗ, ít khi gây độc hại toàn thân. Chỉ được dán lên vùng da nguyên vẹn.
Kem capsaicin: hoạt chất chiết xuất từ quả ớt. Dùng dạng bôi có nồng độ 0,025 - 0,075%. Lúc đầu bôi loại có nồng độ thấp sau bôi loại có nồng độ cao. Chỉ được bôi lên vùng da lành. Thuốc gây rát bỏng. Một số người bỏ điều trị vì không chịu nổi.
Amitriptylin, nortriptylin: là thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Bắt đầu thường dùng từ liều thấp sau tăng cao, chia thành 3 lần uống trong ngày. Thuốc có thể làm an thần, gây lú lẫn, bí tiểu, hạ huyết áp tư thế, khô miệng, loạn nhịp tim (nên hạn chế dùng cho người cao tuổi).
Oxycodon: là thuốc giảm đau thuộc họ thuốc phiện. Tác dụng phụ: táo bón, gây nghiện, nên hạn chế dùng. Dùng liều từ 5 - 20mg/ngày.


Sẽ có vắc-xin và thuốc trị bệnh do virut Dengue

Trong thời gian tới sẽ có vắc-xin và thuốc điều trị bệnh do virut Dengue đó là thông tin do các nhà nghiên cứu Đại học y khoa Vanderbilt cho biết. Theo đó, các nhà khoa học đã xác định cấu trúc của một kháng thể đơn dòng ở người có khả năng vô hiệu hóa một cách mạnh mẽ một loại virut Dengue gây ra các bệnh nguy hiểm chết người. 4 “typ huyết thanh” của bệnh sốt Dengue được phân biệt bởi các kháng nguyên hoặc các protein trên vỏ của virut gây ra những đáp ứng miễn dịch. Trong thực tế, chúng có thể gia tăng sự lây nhiễm bởi một typ huyết thanh thứ hai - một quá trình được gọi là tăng cường kháng thể phụ thuộc của sự lây nhiễm. Việc lây nhiễm tiếp theo làm tăng nguy cơ sốt Dengue xuất huyết và hội chứng sốc do Dengues, với biểu hiện là sốt, nôn mửa, xuất huyết nội tạng có thể tử vong do trụy tim mạch.
Sẽ có vắc-xin và thuốc trị bệnh do virut Dengue
Các nhà nghiên cứu tạo ra các kháng thể ở người trong phòng thí nghiệm từ một định tố kháng nguyên phức tạp hoặc một phần kháng nguyên của vỏ virut. Bằng cách này, họ có thể xác định một kháng thể đơn dòng của con người chống lại virut Dengue type 2 (DENV2) mà nó “khóa” bởi các protein vỏ. Các kháng thể cũng có một chức năng quan trọng thứ hai là ngăn chặn sự gắn kết của các kháng thể khác, nếu không chúng sẽ làm lây nhiễm. Định tố kháng nguyên đặc hiệu này kích thích một đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, do đó nó giúp phát triển các loại thuốc và các loại vắc-xin chống Dengue.
Virut Dengue do muỗi truyền và có liên quan lây nhiễm cho khoảng 390 triệu người trên thế giới mỗi năm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong ở các vùng nhiệt đới. GS. Ann Scott Carell cho biết: “Với việc sản xuất ra kháng thể Dengue sẽ là bước tiến lớn trong việc phát triển các loại thuốc kháng virut mới, chẳng hạn như kháng thể của con người không chỉ giết chết virut Dengue mà còn ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết gia tăng”.


Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Bệnh vẩy nến: Vừa tìm ra loại thuốc chữa mới

Bệnh vẩy nến là một bệnh da không lây nhiễm và tạo mảng bám dày, lan rộng trên da, thường ảnh hưởng đến vùng da ở khuỷu tay, đầu gối và da đầu. 

Nó thường xuất hiện với lớp vẩy nhỏ rồi kết hợp thành những mảng da lớn hơn. Đây là căn bệnh mạn tính có thể được điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Các nhà nghiên cứu ở ĐH Manchester cho biết một loại thuốc mới chữa bệnh vẩy nến có thể chữa trị tốt các triệu chứng của tình trạng da ở 40% bệnh nhân sau 12 tuần điều trị.
Phát hiện thuốc điều trị bệnh vẩy nến hiệu quả
Nghiên cứu có sự tham gia của 2500 người bị bệnh vẩy nến. Một nửa trong số họ đã được nhận thuốc ixekizumab. Một nửa khác được dùng placebo hoặc etanercept - một loại thuốc được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh vẩy nến.
Những người dùng ixekizumab đã cho thấy sự cải thiện nhanh chóng và sâu rộng trong tình trạng bệnh của họ. Thay đổi đó có thể được thấy rõ vào đầu tuần thứ 4 của quá trình thử nghiệm và có tới 71% cho thấy sự thay đổi cao.
Các nhà nghiên cứu thực hiện nghiên cứu này nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng của bệnh vẩy nến làm ảnh hưởng đến sự tự tin của bệnh nhân.
Sau khi tiến hành nghiên cứu, họ đã có sự cải thiện đáng kể không chỉ về phương diện vật lý mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, giúp họ tự tin hơn, ít bị ngứa hơn so với nhóm bệnh nhân khác.
Ixekizumab là một kháng thể đơn dòng, làm trung hòa những ảnh hưởng gây viêm của interleukin - một protein có trong da. Protein này ngày càng được công nhận là một trong những nguyên nhân gây mảng vẩy màu đỏ ảnh hưởng tới khoảng 2% người dân Anh.
Việc phát hiện loại thuốc này đã đem đến hy vọng cho những người bị bệnh vẩy nến, giúp họ khôi phục làn da mịn màng và sự tự tin trong cuộc sống


Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Mệt mỏi vì các loại thuốc chữa bệnh

Rất nhiều thuốc chữa bệnh có những phản ứng phụ gây mệt mỏi, đặc biệt là nhóm thuốc giảm đau, an thần, dị ứng (thuốc kháng histamin), chống trầm cảm, cao huyết áp, thuốc lợi tiểu steroids, thậm chí cả thuốc ngủ cũng có thể gây mệt mỏi. Gần đây trong y học có nhắc đến Hội chứng mệt mỏi kinh niên (CFS), bệnh chính thức được nhận mặt chỉ tên vào những năm 80 thể kỷ trước và được đặt tên là Yuppie flu, trong đó các những người làm việc trong ngành y lại có tỉ lệ mắc bệnh cao, bệnh khó chẩn đoán nguyên nhân nên hiệu quả chữa trị còn thấp. Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, trong đó có yếu tố do quá tải loại hóa chất, phơi nhiễm ra môi trường có hóa chất độc hại... Tất cả những điều này đều có thể gây gián đoạn quá trình chuyển hóa trong cơ bắp, gây đau và mệt mỏi.
Mệt mỏi vì các loại thuốc chữa bệnh
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây mệt mỏi như: thiếu máu, đau mạn tính, trầm cảm, mắc chứng rối loạn ăn uống, cường hoặc suy giáp, viêm nhiễm, thiếu sắt mất ngủ, suy dinh dưỡng mắc chứng ngưng thở khi ngủ...
Theo TSW 2015

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Những cách kết hợp thuốc có thể gây thảm kịch sức khỏe

Nhung cach ket hop thuoc co the gay tham kich suc khoe
Nhiều người có thói quen đau là uống thuốc, bệnh là dùng thuốc mà không hề biết rằng, uống nhiều loại thuốc cùng lúc sẽ gây ra tác dụng phụ nguy hiểm không ngờ.
Nhung cach ket hop thuoc co the gay tham kich suc khoe-Hinh-2
Thuốc Tylenol và thuốc cảm. Nhiều người khi bị cảm thường dùng thuốc Acetaminophen chữa đau họng, đau đầu và sốt. Nhưng hãy nhớ rằng Tylenol cũng là một loại của Acetaminophen. Và nếu, bạn uống 2 loại cùng nhau thì cách kết hợp thuốc tai hại này sẽ khiến lượng dược chất vượt quá giới hạn 4gr/ngày.
Nhung cach ket hop thuoc co the gay tham kich suc khoe-Hinh-3
Nguy cơ gây ra khi vượt quá lượng chỉ định là có thể gây tổn thương gan hoặc thậm chí tử vong. Nguy cấp là 7gr Acetaminophen/ ngày nhưng chỉ 4gr là đã rất nguy hiểm.
Nhung cach ket hop thuoc co the gay tham kich suc khoe-Hinh-4
Bất kỳ kết hợp của ibuprofen, naproxen, và aspirin. Ibuprofen cũng là một loại thuốc chống viêm không steroid, nó có thể làm giảm các triệu chứng viêm khớp, sốt, đau bụng kinh nguyệt và có tác dụng như một loại thuốc giảm đau.
Nhung cach ket hop thuoc co the gay tham kich suc khoe-Hinh-5
Nếu dùng kèm aspirin (cũng là một loại thuốc giảm đau) thì e rằng nó sẽ gây ra tác dụng phụ nhẹ thì buồn nôn, nặng thì xuất huyết. Vì vậy, nếu dùng thì hãy cách xa một khoảng thời gian nhất định theo chỉ dẫn của bác sic.
Nhung cach ket hop thuoc co the gay tham kich suc khoe-Hinh-6
Thuốc kháng histamin và thuốc say tàu xe. Hãy thận trọng khi dùng hai loại thuốc này cùng lúc. Bởi thuốc kháng sinh điều trị buồn nôn như dramamine sẽ làm cho bạn buồn ngủ, thuốc chống say tàu xe cũng vậy.
Nhung cach ket hop thuoc co the gay tham kich suc khoe-Hinh-7
Nó sẽ không gây ra tác hại quá lớn nhưng sẽ làm cho bạn luôn cảm thấy buồn ngủ và chìm trong trạng thái đờ đẫn không tỉnh táo nhiều giờ sau khi uống.
Nhung cach ket hop thuoc co the gay tham kich suc khoe-Hinh-8
Thuốc chống tiêu chảy và thuốc bổ sung canxi. Khi bị bệnh tả, một trong các thuốc được sử dụng nhiều nhất đó là tetracyclin. Nhưng cần lưu ý nhé, nếu đang dùng kháng sinh này thì đừng ngó ngàng tới canxi. Canxi làm cho xương khỏe mạnh nhưng nó lại chẳng thể làm bạn với tetracyclin.
Nhung cach ket hop thuoc co the gay tham kich suc khoe-Hinh-9
Trong trường hợp dùng canxi liều cao (một kiểu kết hợp thuốc với kim loại), canxi làm cho thuốc bị kết tủa. Hậu quả thuốc không thể nào được hòa tan và rất khó đi vào cơ thể. Sự đối kháng này đặc biệt chú ý vì chúng ta không thể để bệnh tả kéo dài.
Nhung cach ket hop thuoc co the gay tham kich suc khoe-Hinh-10
Dùng thảo dược St. John wort và thuốc ho. Thảo dược dược St. John wort là loại thuốc được dùng để điều trị các bệnh trầm cảm. 

Uống hai loại thuốc này cùng thời điểm có thể gây ra một tình trạng nguy hiểm được gọi là hội chứng serotonin gây mồ hôi, cảm giác bứt rứt khó chịu khó kiểm soát hành động. Một số trường hợp uống nhiều có thể gây tử vong. 

Nhập viện do tự mua thuốc uống

Đã gần một tháng từ hôm ra viện bà Lan chưa hết sợ từ việc dùng thuốc bừa bãi của mình. May mà trường hợp dị ứng thuốc của bà vẫn còn là nhẹ chứ ở viện nhiều người bị nặng lắm: người thì bị bong tróc lở loét khắp người như phải bỏng, người thì mặt mũi sưng vù như bị ong đốt nằm trong viện điều trị với thời gian gấp mấy lần của bà, tốn kém lắm, mà rồi còn để lại di chứng nữa chứ. Có người còn không qua khỏi…
Nhập viện do tự mua thuốc uống
Tự ý sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc dễ gây dị ứng và nguy hiểm đến tính mạng
Bác Na hàng xóm sang chơi thấy bà Lan ngồi đăm chiêu bèn lên tiếng:
- Bà Lan suy tư gì thế?
- Cứ nghĩ việc uống thuốc là đơn giản, ai ngờ, tiền mất bệnh chẳng khỏi lại phải nhập viện điều trị tới cả nửa tháng trời. May mà còn khỏi cô ạ.
- Ai làm sao mà phải nhập viện hả bà?
- Thì chính tôi chứ ai nữa. Bữa đó tôi bị viêm họng có chạy ra chợ mua ít thuốc về uống. Được bà bán thuốc ở chợ bán cho một túi gồm hai ba loại thuốc gì đấy nói là thuốc điều trị viêm họng. Uống được 3 ngày thì tự nhiên thấy toàn thân mẩn đỏ, rồi ngứa, mắt thì sưng húp, toàn thân sốt cao… đến mức lơ mơ chả biết gì nữa. Tỉnh ra thấy mình đang nằm trong bệnh viện.
- Thế bà đã uống thuốc gì?
- Có tên thuốc đâu. Bà bán thuốc dặn uống viên nhộng thì thế này, uống viên trắng thì thế kia… thế là tôi uống. Vào viện bác sĩ khám và kết luận tôi bị nhiễm độc da dị ứng do thuốc, phải nhập viện để điều trị. 
Cũng vì thuốc không có tên, không có nhãn mác nên bác sĩ cũng không biết là tôi bị dị ứng chính xác với loại thuốc nào nữa. Được các bác sĩ nhiệt tình cứu chữa nên sau hai tuần tôi được xuất viện. 
Trong thời gian nằm viện tôi được chứng kiến nhiều cảnh dùng thuốc bị tai biến, sợ lắm cô ạ. Bác sĩ khuyên là khi có bệnh người bệnh cần có thói quen đi khám để được dùng thuốc hợp lý, được hướng dẫn sử dụng và phát hiện những tác dụng phụ của thuốc trong quá trình dùng thuốc chứ không được tự ý dùng thuốc, đặc biệt là không được mua thuốc dạo, thuốc không có nhãn mác lại ở những nơi không tin cậy về dùng là rất nguy hiểm. 
Bác sĩ còn cho biết thêm, thuốc như con dao hai lưỡi ấy, dùng đúng thì chữa bệnh tốt, còn lạm dụng, hay dùng sai thuốc thì nguy hiểm khó lường lắm cô ạ.
Theo Bảo Lâm - Sức khỏe và Đời sống


Kiêng rượu bia khi tiêm phòng vaccine

Trong sáu tháng đầu năm 2015, trên địa bàn TP đã có hơn 16.400 người bị chó, mèo cắn phải đi tiêm vaccine phòng dại, trong đó có hơn 83% là bị chó cắn.

Các vị trí bị cắn nhiều nhất là chân (hơn 70%), tay (hơn 23%). Tất cả những bệnh nhân bị chó mèo cắn được tiêm vaccine đều an toàn, không ai bị lên cơn dại, 1,2% người bị phản ứng nhẹ tại chỗ.
Trung tâm y tế dự phòng TPHCM khuyến cáo người dân hạn chế nuôi chó, mèo. Nếu nuôi thì phải tiêm phòng dại định kỳ theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Đặc biệt, nếu nuôi thì phải nhốt, không được thả rong, không cho trẻ em đến gần chúng. 
Ngoài ra, khi bị chó mèo cắn thì phải rửa sạch vết thương bằng xà phòng và sau đó đến cơ sở y tế tiêm ngừa vaccine phòng bệnh dại.
Trong thời gian tiêm vaccine phòng dại thì không được làm quá sức, tuyệt đội không uống rượu và các chất kích thích, không được dùng các thuốc làm giảm miễn dịch như corticoid, ACTH trong vòng sáu tháng.


Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Thuốc kháng sinh điều trị bệnh lậu

Thuốc kháng sinh là thuốc chủ yếu điều trị bệnh lậu. Chọn lựa thuốc kháng sinh đáp ứng hiệu quả điều trị bệnh lậu là hết sức quan trọng.

Bệnh lậu ngày càng gia tăng trong cộng đồng, chiếm đa số ở lứa tuổi thanh niên.
Bệnh lậu
Bệnh lậu là bệnh thường gặp nhất trong số các bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn gram âm neisseria gonorrhoeae (lậu cầu khuẩn) gây ra.
Nguyên nhân:
Nguyên nhân gây ra bệnh lậu là do quan hệ tình dục mà không sử dụng các biện pháp an toàn và vi khuẩn neisseria gonorrhoeae (lậu cầu khuẩn) chính là tác nhân gây ra bệnh.
Triệu chứng:
Bệnh thường khởi phát sau 2 - 10 ngày nhiễm bệnh (thời gian ủ bệnh) và gây ra những triệu chứng sau:
- Đi tiểu buốt.
- Khó tiểu.
- Đi tiều lắt nhắt nhiều lần.
- Có mủ màu trắng hay vàng ở bộ phận sinh dục.
Có khoảng 60% số phụ nữ và một số ít nam giới nhiễm bệnh nhưng không xuất hiện các triệu chứng. Vì vậy, với những người này khi nghi ngờ mắc bệnh, cần phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để tiến hành các xét nghiệm phát hiện bệnh.
Biến chứng:
Bệnh lậu nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm khớp.
- Nhiễm khuẩn huyết.
- Viêm nội tâm mạc (endocarditis).
- Viêm tuyến tiền liệt, mào tinh, tinh hoàn (nam giới).
- Viêm xương chậu, viêm vòi fallope (nữ giới).
- Viêm kết mạc do lậu cầu khuẩn ở trẻ sơ sinh. Trong trường hợp nặng, trẻ có thể bị mù.
Thuốc kháng sinh điều trị bệnh lậu
Cần chọn lựa loại thuốc kháng sinh có độ nhạy cảm cao, không bị đề kháng bởi lậu cầu khuẩn, đáp ứng hiệu quả điều trị. Sau đây là các thuốc kháng sinh được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn lựa trong phác đồ điều trị bệnh lậu:
Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều duy nhất.
Spectinomycin 2g tiêm bắp liều duy nhất.
Cefotaxime 1g tiêm bắp liều duy nhất.
Ciprofloxacin 500mg uống liều duy nhất.
Cefixim 400mg uống liều duy nhất.
Doxycyclin 100mg uống 2viên/ ngày x 7 ngày.
Tetraxyclin 500mg uống 4 viên/ ngày x 7 ngày.
Erythromycin 500mg, uống 4 viên/ ngày x 7 ngày.
Azithromycin 500mg, uống 2 viên liều duy nhất.
Hiện nay lậu cầu khuẩn đã đề kháng với nhiều loại thuốc kháng sinh. Để xác định loại thuốc kháng sinh không bị đề kháng, có độ nhạy cảm cao nhất với lậu cầu khuẩn nên tiến hành làm kháng sinh đồ.
Thuốc kháng sinh điều trị bệnh lậu
Nên lưu ý:
- Cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh lậu để tránh gây ra các biến chứng.
- Việc điều trị nên thực hiện đồng thời với người nhiễm bệnh và bạn tình (hoặc vợ/chồng người nhiễm bệnh).
- Các thuốc ciprofloxacin, doxycycline, tetracycline không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú (gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi).
Lời khuyên của thầy thuốc
Từ bệnh lậu đến bệnh AIDS là một khoảng cách rất gần (đều là những bệnh lây truyền qua đường tình dục). Một cuộc sống tình dục lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng, không quan hệ với nhiều bạn tình, sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn là phương pháp phòng ngừa bệnh lậu và bệnh AIDS hiệu quả nhất!



 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons