Hiện nay việc dùng thuốc kháng sinh rất phổ biến. Chính vì vậy rất dễ xảy ra việc lạm dụng kháng sinh.
- Tai biến do dị ứng: tất cả các kháng sinh đều có khả năng gây tai biến, có khi liều dùng rất nhỏ. Biểu hiện ngứa, mày đay, ban đỏ... đáng sợ nhất là sốc phản vệ gây chết người.
Vì vậy cần thận trọng với những người biểu hiện dị ứng, nếu đã biết có dị ứng với kháng sinh nào thì phải tuyệt đối tránh sử dụng kháng sinh đó cũng như các thuốc kháng sinh cùng nhóm. Đối với kháng sinh tiêm, phải thử test phản ứng và có đủ phương tiện cấp cứu khi cần.
- Tai biến do nhiễm độc: Các bộ phận thường hay bị nhiễm độc do kháng sinh là: thận, gan, máu và thần kinh. Nếu nặng có thể dẫn đến suy thận, suy gan, bất sản tủy (chloramphenicol), điếc (gentamycin) viêm đa dây thần kinh.
- Tai biến do vi khuẩn: nhất là ở bộ máy tiêu hóa (loạn khuẩn). Tai biến do nội độc tố của vi khuẩn làm bệnh nặng thêm.
- Tai biến chọn lọc: Có một số kháng sinh gây tai biến chọn lọc trên bộ phận cơ thể, ví dụ: nhóm quinolon gây viêm gân, thậm chí làm đứt gân Achille, gây điếc do streptomycin; hỏng men răng trẻ em do tetracyclin, bất sản tủy do chloramphenicol, mất bạch cầu hạt do sunfamid v.v..
Bên cạnh đó, hầu hết các kháng sinh đều gây nên các tác dụng phụ cho người bệnh biểu hiện ở đường ruột, da, gan, thận, thần kinh, mắt, tai, máu, gân cơ, tim.Có những triệu chứng nhẹ dễ qua đi và hết sau khi ngừng sử dụng thuốc nhưng cũng có những biểu hiện để lại di chứng nặng nề.
Vì vậy khi đã có biểu hiện không bình thường cần phải hỏi ý kiến các thầy thuốc và dược sĩ để có hướng dẫn kịp thời.
Theo DS. Thế Hiệp - Sức khỏe & Đời sống
0 nhận xét:
Đăng nhận xét