Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Viêm nướu răng dùng thuốc gì?

Bệnh viêm nướu răng là một bệnh lý răng miệng rất thường gặp, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh nha chu, làm mất răng do xương và các mô liên kết quanh chân răng bị phá hủy!
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm nướu răng là sự hình thành mảng bám ở răng.
Các mảng bám là một hỗn hợp gồm thức ăn, vi khuẩn và nước bọt tạo thành và sẽ bám vào chân răng sau khi ăn. Theo thời gian, các mảng bám này sẽ tích tụ dần dần, trở nên cứng (gọi là vôi răng) và là nơi trú ngụ của vi khuẩn, tiết ra các độc tố gây viêm nướu răng.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác:
- Do vệ sinh răng miệng kém.
- Do thói quen hút thuốc.
- Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể như phụ nữ trong thời kỳ mang thai hay sau mãn kinh…
- Do hệ miễn dịch bị suy yếu ở người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh HIV/AIDS, bệnh ung thư…
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm… làm giảm tiết nước bọt (có vai trò làm sạch vi khuẩn), nên tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn.
Bình thường nướu răng có màu hồng nhạt, chắc khỏe. Khi nướu răng bị viêm, sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Nướu răng sưng, đỏ, đau.
- Nướu răng mềm, không bám chắc chân răng.
- Chảy máu ở nướu răng (thường xuất hiện sau khi đánh răng).
- Hơi thở hôi...
Thuốc điều trị bệnh viêm nướu răng
Các dung dịch súc miệng: giúp vệ sinh răng miệng, trong thành phần thường có chứa các chất kháng khuẩn như chlorhexidin, hexetidin, zin gluconat, chlorin dioxide… sẽ làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn ra khỏi miệng.
Nhóm thuốc kháng sinh (beta-lactam, macrolid…): có tác dụng diệt vi khuẩn trú ngụ ở nướu răng, thường được sử dụng trong điều trị viêm nướu răng.
Sự kết hợp của spiramycin (kháng sinh nhóm macrolid) với metronidazol (kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn kỵ khí) trong chế phẩm Rodogyl, mang lại hiệu quả cao trong điều trị các bệnh lý răng miệng như: bệnh viêm nướu răng, nha chu, sâu răng...
Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, acid mefenamic, diclophenac, meloxicam…): làm giảm các triệu chứng sưng, đỏ, đau của viêm nướu răng.
Nhóm thuốc corticosteroid (prednisolon, dexamethason…) có tính kháng viêm mạnh, điều trị hiệu quả các triệu chứng sưng, đỏ, đau của viêm nướu răng.
Cần lưu ý: không được sử dụng nhóm thuốc kháng viêm non-steroid và nhóm thuốc corticosteroid cho người có tiền sử viêm loét dạ dày.
Nhóm thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, aspirin…) thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau do viêm nướu.
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, việc phòng ngừa bệnh như vệ sinh răng miệng thật tốt, không hút thuốc, đi khám răng đều đặn... là những biện pháp quan trọng giúp phòng tránh được bệnh viêm nướu răng.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons