Truy tìm kẻ “đánh cắp” giấc ngủ
Theo TS Ngô Thanh Hồi, giấc ngủ đối với con người là một tiêu chuẩn bắt buộc đánh giá chất lượng cuộc sống. Nhưng đời sống hiện đại có quá nhiều yếu tố khiến bạn liên tục có những “đêm trắng”. Nguyên nhân gây ra mất ngủ đó có thể chia theo ba nhóm:
- Yếu tố tâm lý: lo âu, tức giận, sợ hãi, ghen tuông, hận thù, trầm uất… khiến bạn mệt mỏi, căng thẳng khó ngủ.
- Yếu tố thần kinh: các bệnh lý tổn thương thực thể não và hệ thần kinh trung ương hoặc các bệnh gây nên sốt, suy nhược… khiến thể trạng suy nhược, khó chịu.
- Yếu tố thể dịch: biến đổi nội tiết tố, hormone do tuổi tác, do chất kích thích… gây ra hiện tượng suy giảm giấc ngủ.
Với đối tượng trung niên thì stress, áp lực cuộc sống hiện đại và sự suy giảm hormone tăng trưởng là những nguy cơ chủ yếu nhất dẫn tới mất ngủ triền miên.
Do đó, thuốc ngủ trở thành vật bỏ túi với nhiều người nhất là với đời sống phương Tây vì chúng mang lại hiệu quả tức thời hơn các liệu pháp khác (bấm huyệt, uống thuốc Đông y, ăn uống…).
Ảnh minh họa
|
Thuốc ngủ là cứu cánh
Từ thời cổ đại, người La Mã đã đi tìm những bài thuốc hiệu nghiệm chữa chứng mất ngủ từ cácgiống cây cỏ như: hạt của cây phỉ ốc tư, nước quả của rau diếp… người Hy Lạp cổ và người Ai Cập cũng đã biết sử dụng chiết xuất từ thuốc phiện để giúp giấc ngủ đến dễ dàng và sâu hơn cho những người khó ngủ.
Vì vậy, trong thần thoại Hy Lạp ta có thể thấy hình ảnh vị thần giấc ngủ Hypnos được miêu tả với một bên tay luôn giữ một hoa thuốc phiện.
Đầu năm 300 Trước Công Nguyên các bác sĩ Hy Lạp đã tìm ra được các bước chưng cất và pha chế hỗn hợp các loại thảo dược để cho ra loại thức uống được gọi là "Syrups buồn ngủ".
Năm 1832, nhà hóa học Justus von Liebig người Đức đã tổng hợp được loại thuốc ngủ Hydrat có thể giúp người khó ngủ tìm được giấc ngủ sau nữa giờ. Năm 1857, các lớp học nghiên cứu về thuốc ngủ được thành lập bởi nhà hóa học người Anh, Sir Charles Locock...
Và đến ngày nay, với sự phát triển của khoa học, thị trường thuốc ngủ đã xuất hiện rất nhiều dòng khác nhau như: thuốc ngủ nguồn gốc thảo dược, thuốc ngủ thuộc nhóm Benzodiazepine, thuốc ngủ không thuộc nhóm Benzodiazepine, các thuốc an thần kinh…
Trong khi người tây phương xem việc sử dụng thuốc ngủ là bình thường thì nhiều người Việt bị chứng khó ngủ vẫn còn mơ hồ, xa lạ và thậm chí nhiều người còn “li kị” vì cho rằng thuốc an thần, thuốc ngủ là độc dược.
Từ trước đến nay, nếu người phương Tâychỉ có thể sử dụng được thuốc ngủ khi có toa kê bắt buộc của bác sĩ chuyên ngành, thì người Việt thường có tâm lý tự mua tự uống, thậm chí thích uống quá liều để thuốc mau có tác dụng nên việc sử dụng thuốc ngủ trở thành nguy hiểm và từ đó cái mác: “Thuốc ngủ = Nguy hiểm=> lánh xa” trở thành phản xạ của người Việt.
“Ứng xử” với thuốc ngủ
Trong phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ tại BV Tâm thần Ban ngày Mai Hương thì uống thuốc ngủ là phương pháp cuối cùng khi những liệu pháp khác không hiệu quả.
Bởi chúng là loại thuốc có tính hai mặt rõ rệt: an thần giữ giấc ngủ và cũng lại là độc dược hạng nhất. Do đó vấn đề không phải là dùng hay không dùng mà dùng như thế nào.
Ảnh minh họa
|
Để dùng thuốc ngủ an toàn, bạn nên tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của bạn và chọn loại thuốc phù hợp. Thuốc tạo được khởi đầu và duy trì giấc ngủ. Không gây tình trạng nhờn, lệ thuốc thuốc và có thể cắt bỏ, đổi loại khác.
Sau một thời gian sử dụng thuốc ngủ, bác sĩ sẽ chỉ định kê lại toa cho bệnh nhân để tránh nhờn thuốc, tránh phản ứng phụ gây rối loạn tâm thần.
Đối với những người mất ngủ thường xuyên thì có thể uống đều đặn mới duy trì được giấc ngủ. Nhưng trong trường hợp không phải tối nào cũng mất ngủ, bệnh nhân nên dùng thuốc gián đoạn và chỉ uống khi thấy cần.
Lưu ý
- Phụ nữ mang thai, người bệnh hô hấp, gan, thận tuyệt đối không nên dùng thuốc ngủ. Vì chúng ảnh hưởng tới sự điều hòa chức năng gan thận, sức khỏe thai nhi.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc ngủ cùng các chất có cồn như rượu, bia. Nếu phải lái xe đường dài hoặc hoạt động thể chất nặng, bạn không nên dùng thuốc ngủ vào buổi tối hôm trước.
- Nhiều người đang dùng thuốc và thấy chưa hài long với giấc ngủ nên tự ý tăng liều lượng. Đó là mối nguy hiểm nhất trong việc dùng thuốc bởi rễ gây tử vong. Khi liều cũ không thấy tác dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi toa.
- Mỗi loại thuốc phù hợp với thể trạng, bệnh tình của từng đối tượng. Dùng nhiều loại cùng một lúc dễ gây hại cho sức khỏe, phản ứng thuốc, sốc thuốc.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét