Tác dụng phụ của thuốc hạ sốt nhét hậu môn thậm chí còn nhiều hơn so với dạng uống.
- Trẻ bị sốt không nên lạm dụng thuốc nhét hậu môn vì có thể gây tác dụng phụ. Tốt nhất đo nhiệt độ chính xác rồi cho trẻ uống thuốc hàm lượng phù hợp, đủ liều lượng. Trường hợp bất đắc dĩ mới phải đặt thuốc nhưng cũng chỉ nên đặt vài lần.
- Nếu đặt thuốc hậu môn có thể gây ra tình trạng đi ngoài cho bé. Nếu bé đi ngoài cần dừng đặt thuốc ngay. Lý do là bởi đặt thuốc trong trạng thái trẻ đi ngoài thuốc sẽ không có tác dụng do bị đào thải ngay ra ngoài, thậm chí còn gây ngộ độc, kích thích tại chỗ.
- Thuốc hạ sốt đặt hậu môn dùng lâu ngày có thể gây viêm trực tràng
- Thuốc đạn khi đặt thường gây ngứa hậu môn, mức độ và tần số cơn ngứa thường tăng theo thời gian, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc. Đây là nguyên nhân khiến trẻ đang đặt thuốc có biểu hiện khó chịu hay trung tiện, thậm chí són phân.
- Thuốc viên đạn dễ gây nhiễm khuẩn hậu môn, làm hậu môn của trẻ sưng tấy, đau rát
- Cũng giống như uống, viên hạ sốt đặt hậu môn có thể ngấm vào máu nên cũng sẽ có trường hợp bị ngộ độc nếu quá liều, hoặc dùng nhiều quá có thể dẫn đến nhờn thuốc.
- Không dùng thuốc hạ sốt đặc hậu môn khi trẻ bị dị ứng paracetamol, có bệnh nặng ở gan, bị viêm hậu môn, chảy máu trực tràng, bị tiêu chảy
- Thuốc hạ sốt đặt hậu môn chỉ nên dùng đối với trẻ nôn ói nhiều, đang co giật hoặc trẻ đang ngủ mà không muốn đánh thức trẻ dậy thì có thể dùng thuốc nhét hậu môn.
Theo Nga Quỳnh - Kiến thức
0 nhận xét:
Đăng nhận xét