Theo thông tin trên Người lao động, bất kỳ loại thuốc gì dù đưa vào cơ thể bằng cách nào cũng phải trải qua 4 giai đoạn: hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ, trong đó, giai đoạn hấp thu có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tác dụng chữa trị hoặc phòng bệnh của thuốc.
Hấp thu thuốc sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Độ hòa tan của thuốc, pH tại vị trí hấp thu, nồng độ của thuốc….
Thời điểm uống thuốc
Uống thuốc vào lúc đói chỉ cần 10 - 30 phút là thuốc từ dạ dày xuống ruột, nhưng nếu uống vào lúc no, tốc độ di chuyển thuốc sẽ chậm, phải mất 1 - 4 giờ mới qua khỏi dạ dày. Vậy nếu uống thuốc khi ăn no, thuốc sẽ tồn lâu ở dạ dày, hậu quả tốt hay xấu còn tùy theo từng loại thuốc điều trị.
Một số thuốc cần uống sau khi ăn như nitrofurantoin (điều trị nhiễm khuẩn cấp hoặc mạn tính ở niệu đạo), griseofulvin (thuốc kháng sinh điều trị các loại nấm ngoài da), spironolacton (điều trị xơ gan cổ trướng, phù nề)...
Khi uống sau bữa ăn, dịch dạ dày và thức ăn sẽ nhào nặn giúp các hạt thuốc trộn đều làm tăng độ ẩm và dễ hấp thu. Với các thuốc tan mạnh trong dầu mỡ như sulfamid, griseofulvin, phenytoin (trị động kinh và các cơn tâm thần vận động)... thì nên uống trong bữa ăn giàu chất béo.
Phần lớn các thuốc kháng nấm ketoconazol nên uống trong bữa ăn để giảm bớt các hiện tượng không dung nạp đường tiêu hóa và cải thiện sự hấp thu, nhưng cần tránh uống rượu.
Các vitamin, nhất là nhóm hòa tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K thì nên uống trong bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn để dầu mỡ có trong thức ăn giúp vitamin dễ hòa tan, cơ thể hấp thu tốt.
Các thuốc chống viêm hạ nhiệt giảm đau không steroid: aspirin, ibuprofen, ketoprofen, diclofenac kèm với nguy cơ loét dạ dày, cần uống thuốc vào bữa ăn và không được uống rượu.
Một số thuốc cần uống vào lúc đói: đó là các thuốc dễ bị ảnh hưởng bởi thức ăn, đặc biệt là các loại kháng sinh. Những thuốc có tác dụng phụ gây nôn do cơ chế trung ương như opiat, thuốc chống ung thư... thì cần phải uống xa bữa ăn.
Ngoài ra, còn một số thuốc không bị thức ăn làm ảnh hưởng đến hấp thu hoặc phá hỏng, có thể uống vào lúc nào cũng được. Ví dụ với các kháng sinh nhóm quinolon (norfloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin...) có thể uống trong hoặc ngoài bữa ăn, sự hấp thu không bị ảnh hưởng.
Uống thuốc phải theo độ tuổi
Bên cạnh yếu tố ảnh hưởng bởi pH dạ dày, độ tuổi dùng thuốc cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu thuốc, nhất là khi dùng thuốc ở trẻ em.
Mức độ bài tiết dịch vị và acid HCl ở trẻ em tính theo cân nặng thấp hơn rất nhiều so với người lớn, nhất là ở trẻ thiếu tháng và trẻ sơ sinh; mức độ này chỉ đạt được độ tương đương khi trẻ trên 2 tuổi; chính vì vậy, mức độ ion hóa thuốc ở dạ dày trẻ dưới 2 tuổi có sự khác biệt rất lớn so với người lớn.
Khi đó, việc dùng các thuốc chịu ảnh hưởng bởi dịch vị và acid dạ dày ở trẻ em cần có chỉ dẫn đặc biệt, không được dùng cách tính như với người lớn.
Đối với người trưởng thành, thuốc chuyển hóa ở gan dưới ảnh hưởng của các enzym. Tuy nhiên, với trẻ dưới 1tuổi, nhất là trẻ sơ sinh, các hệ enzym chưa phát triển đầy đủ nên thuốc bị chuyển hóa chậm ở gan, do vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi các thuốc chuyển hóa theo đường glucuro liên hợp.
Bên cạnh đó, khi trẻ hơn 1 tuổi (và thường đến khoảng 9 tuổi), tốc độ chuyển hóa thuốc lại lớn hơn ở người lớn, do vậy, một số thuốc như theophylin, carbamazepin khi tính liều mg/kg cân nặng phải dùng cao hơn ở người lớn.
Chuyển hóa thuốc ở gan bị giảm ở người cao tuổi
Sau khi được hấp thu vào máu, thuốc chủ yếu được gắn với protein huyết tương để đến cơ quan đích hoặc phân phối vào các mô mỡ. Quá trình này có sự ảnh hưởng khá rõ nét bởi lứa tuổi.
Ở người cao tuổi có sự giảm lượng nước toàn cơ thể, tăng khối mỡ, giảm khối cơ, do vậy làm giảm thiểu thể tích phân bố và tăng liên kết protein đối với các thuốc giảm đau ưa nước nói chung khu trú ở trong dịch kẽ. Như vậy sẽ làm tăng thể tích phân bố thuốc giảm đau tan trong lipid thuốc đi qua các màng sinh học dễ dàng hơn.
Ngoài ra, sự giảm thiểu nồng độ albumin trong huyết tương theo tuổi (giảm 15 - 20%) hoặc trong một số bệnh lý (như trong bệnh cấp tính, xơ gan, chấn thương, bỏng, suy kiệt, nhiễm khuẩn, hội chứng thận hư, giảm lượng máu, rối loạn dinh dưỡng...) có thể ảnh hưởng lớn đến các thuốc giảm đau vốn gắn mạnh vào albumin như aspirin, diflunisal, naproxen làm cho nồng độ thuốc tự do (không gắn) tăng vọt làm cho tác dụng và độc tính tăng theo.
Như vậy, cầnthể. Chú ý khi phối hợp nhiều loại thuốc cùng cơ chế này dễ gặp tương tác bất lợi.giảm liều khởi đầu của những thuốc gắn mạnh vào protein huyết tương, sau đó tăng dần tùy theo đáp ứng của từng cá
Theo Sức khỏe gia đình
0 nhận xét:
Đăng nhận xét