Trên thị trường, thực phẩm chế biến sẵn được bày bán rất nhiều, phục vụ nhiều tầng lớp người tiêu dùng trong xã hội như: bánh mứt, thịt - cá, bánh chưng, giò chả… đây là những thức ăn thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, nên dễ xảy ra dị ứng thực phẩm và ngày có xu hướng tăng cao, đặc biệt là người già và trẻ em.
Dị ứng thực phẩm là tình trạng cơ thể không thích ứng với thức ăn hay nước uống khi vào cơ thể, bằng cách chống lại một chất mà cơ thể không dung nạp gọi là kháng nguyên hay còn gọi là histamin, qua hệ thống kháng thể của cơ thể gọi là globulin E (lgE) để chống lại những tác nhân gây ra dị ứng.
Về nguyên nhân, gây dị ứng thức ăn thường gặp nhất được các nhà y học ghi nhận, đó là ở thức ăn động vật có đạm cao như: tôm, cua, bò gà, vịt xiêm, baba, ngỗng, cá biển như: cá ngừ, cá thu, trứng…
Về triệu chứng, thường gặp nhất của dị ứng thực phẩm là do histamin phóng thích ở da làm cho các mao mạch máu bị giãn ra, huyết tương thoát ra tạo thành mảng đỏ, còn gọi là phát ban, thường kèm theo rất ngứa, xuất hiện theo từng mảng hoặc thành vùng rộng trên cơ thể. Nếu nhẹ thì các triệu chứng sẽ thoáng qua và tự khỏi.
Nếu nặng hơn thường kèm theo đỏ da nhiều hơn, sưng phù quanh mắt, mũi, môi- miệng, có thể xuất hiện mụn nước hay bóng nước ở vùng niêm mạc như: miệng, cơ quan sinh dục, quanh mi mắt dưới; có thể có hắt hơi, chảy nước mũi, nặng ngực, khó thở, lên cơn suyễn, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói; nhức đầu, mệt mỏi. Trường hợp dị ứng nặng có thể gây tử vong.
Về xử trí, trước một bệnh nhân hay một em bé hay người già có biểu hiện dị ứng thức ăn, thì nhanh chóng dừng ngay thức ăn đó, sau đó dùng ngay thuốc kháng histamin. Nếu trẻ em trên 12 tuổi và người lớn thì uống 1 viên loratadine 10mg, với tên thường mại là Clarityne hay 1 viên Cetirizine 10mg, thuốc này gây buồn ngủ nên không sử dụng khi lái xe hay lao động có tính chất nguy hiểm.
Đối với trẻ em có thể dùng Aerius sirô, uống 2ml lần duy nhất trong ngày, hoặc Chlorpheniramine 4mg, tăng cường uống nhiều nước, uống vitamin C để cơ thể nhanh chóng đào thải chất gây dị ứng ra ngoài. Trường hợp chưa đỡ, nặng hơn như khó thở, xuất hiện mụn nước hay bóng nước thì nhanh chóng nhập viện để điều trị.
Về phòng bệnh, trước hết mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh trong ăn uống. Trong chế biến cũng như trong chọn lựa thực phẩm, chú ý chất lượng cũng như hạn dùng. Tuyệt đối không ăn những thức ăn lạ.
Nếu có dùng thì nên ăn ít, khi phát hiện dị ứng thực phẩm đã dùng thì tuyệt đối không dùng lại, trong một thời gian dài. Nếu muốn dùng lại thì nên dùng có tính chất thăm dò từ ít rồi tăng dần, nếu dị ứng trở lại tuyệt đối không nữa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét