Các thuốc không kê đơn tuy tương đối an toàn nhưng khi sử dụng vẫn có thể gây ra các phản ứng có hại, những phản ứng không mong muốn.
Các thuốc không kê đơn tuy tương đối an toàn nhưng khi sử dụng vẫn có thể gây ra các phản ứng có hại, những phản ứng không mong muốn, như: phản ứng dị ứng thuốc hay tương tác giữa thuốc với thực phẩm, tương tác giữa thuốc với thuốc...
Thuốc không kê đơn (TKKĐ) còn được gọi là thuốc OTC (over- the -counter: thuốc trên quầy) gồm các loại thuốc thông thường như: thuốc giảm đau, cảm cúm người sử dụng có thể mua các loại thuốc này trực tiếp ở các nhà thuốc tây mà không cần có sự chỉ định kê đơn cùa thầy thuốc.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Thuốc không kê đơn (TKKĐ) còn được gọi là thuốc OTC (over- the -counter: thuốc trên quầy) gồm các loại thuốc thông thường như: thuốc giảm đau, cảm cúm người sử dụng có thể mua các loại thuốc này trực tiếp ở các nhà thuốc tây mà không cần có sự chỉ định kê đơn cùa thầy thuốc.
TKKĐ thường được sử dụng để làm giảm bớt các triệu chứng thông thường như: nhức đầu, sổ mũi, ho, mệt mỏi… Các thuốc này tuy tương đối an toàn nhưng khi sử dụng vẫn có thể gây ra các phản ứng có hại, những phản ứng không mong muốn: phản ứng dị ứng thuốc hay tương tác giữa thuốc với thực phẩm, tương tác giữa thuốc với thuốc...
Vì những lý do trên, nên khi sử dụng các TKKĐ cần lưu ý những vấn đề sau:
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng, nắm rõ chỉ định của thuốc (dùng trong trường hợp nào), chống chỉ định (không dùng trong trường hợp nào), các tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra (nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt…), liều dùng (liều lượng và thời gian uống thuốc).
Thuốc có thể uống trực tiếp vào miệng hoặc hòa tan vào nước rồi uống hay ngậm dưới lưỡi… nước dùng để uống tốt nhất là nước đun sôi để nguội, cần tránh dùng nước trà hay nước có chứa cồn để uống thuốc!
Cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc không kê đơn với người mắc bệnh cao huyết áp, phì đại tuyến tiền liệt, đái tháo đường, hen suyễn… vì có thể gây ra tác hại nguy hiểm: các thuốc chống sung huyết gây co mạch trong điều trị nghẹt mũi (phenylephedrin, pseudoephedrin…) làm gia tăng huyết áp ở người cao huyết áp; thuốc kháng histamin thế hệ cũ (chlorpheniramin, dexchlorpheniramin…) gây bí tiểu ở người phì đại tuyến tiền liệt; thuốc aspirin và các thuốc kháng viêm NSAID (ibuprofen, diclophenac…) gây khởi phát đợt hen suyễn hay gây ra viêm loét dạ dày-tá tràng…
Không sử dụng chung đồng thời các vitamin và khoáng chất với các thuốc khác
Một số thuốc không kê đơn có thể gây tương tác với các thuốc kê đơn khi sử dụng đồng thời như: nhóm thuốc chống sung huyết ((phenylephedrin, pseudoephedrin…) làm giảm tác dụng của thuốc cao huyết áp, thuốc aspirin làm gia tăng nguy cơ chảy máu ở người đang sử dụng thuốc chống đông heparin…
Không sử dụng chung đồng thời các vitamin và khoáng chất với các thuốc khác, vì nguy cơ tương tác thuốc có thể xảy ra: levodopa hay phenytoin sẽ bị giảm tác dụng khi dùng chung với vitamin B6; vitamin E sẽ làm gia tăng nguy cơ chảy máu khi kết hợp với warfarin (thuốc chống đông máu) hoặc aspirin (thuốc chống kết tập tiểu cầu)…
Cần lưu ý khi sử dụng thuốc paracetamol riêng lẻ hoặc phối hợp paracetamol với các thuốc khác mà trong thành phân có chứa paracetamol, thì tổng hàm lượng pracetamol không được > 1g ở một lần uống và > 4g một ngày, vì gây nguy cơ tổn thương gan.
Không được kết hợp thuốc aspirin với thuốc kháng viêm NSAID hay 2 thuốc kháng viêm NSAID với nhau, do gây ra nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa.
Tuy các TKKĐ không cần có sự chỉ định của thầy thuốc, người sử dụng các thuốc này vẫn nên thận trọng và cần trình bày, tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ nếu đang mắc phải bệnh lý mãn tính hoặc đang sử dụng các loại thuốc nào đó, để tránh các tác hại có thể xảy ra!
Theo DS. Mai Xuân Dũng - Sức khỏe và Đời sống
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét