Nhiều thập kỷ nay, nạn nhân của các khối u ác tính có ít tuỳ chọn trong điều trị. Hầu hết đều chết trong vòng một năm chỉ do ung thư da nguy hiểm.
Giờ đây một thế hệ các phương pháp điều trị mới bằng công nghệ sinh học - tấn công các protein cho phép ung thư né thoát sự phòng thủ của cơ thể - đang sẵn sàng để làm thay đổi thực trạng. Một loại thuốc mới, Opdivo của Bristol-Myers Squibb làm tăng tỷ lệ sống sót trong vòng một năm trong các thử nghiệm lên 73% so với hoá trị chuẩn chỉ có 42%.
Chỉ có một vấn đề với Opdivo: bệnh nhân phải chi 150.000 USD mỗi năm. Thuốc này và hàng chục loại thuốc chống ung thư khác đang là vấn đề đối với các hãng bảo hiểm và những người sử dụng lao động - những kẻ ký vào hoá đơn.
Hơn 30 loại thuốc ung thư tung ra thị trường từ năm 2010 - 2014 chi phí điều trị lên đến 5.000 USD trở lên mỗi tháng, theo dữ liệu từ trung tâm Memorial Sloan Kettering Cancer ở New York. Express Scripts - cơ quan bảo hiểm toa thuốc đối với 85 triệu người Mỹ, xem việc điều trị ung thư là một trong những kiểm soát chi phí hàng đầu của hãng.
Một thập kỷ sau khi Big Pharma lo lắng rằng sẽ không đủ thuốc trong ống dẫn để duy trì ngành kinh doanh theo định hướng nghiên cứu đầy tốn kém, hiện nay ngành công nghiệp đang được hưởng một cuộc chạy đua về thuốc đắt tiền đột phá hứa hẹn chữa khỏi mọi thứ bệnh, ngay cả bệnh ung thư hiếm như viêm gan C. Điều đó đặt ngành công nghiệp dược trước sự mâu thuẫn đối với các thành tựu khoa học y tế.
Sự xung đột đe doạ làm chậm bước tiến của tương lai về các khám phá và các tiếp cận của bệnh nhân đối với thuốc. Cổ phiếu Pharma sụt giảm khi Express Scripts và các nhà quản lý lợi nhuận từ thuốc quyết định ưu tiên cho thuốc rẻ hơn so với thuốc mắc.
Express Scripts phát động một cuộc chiến giá cả hồi tháng 12 đối với thuốc viêm gan C, khi nó loại một loại thuốc mới của Gilead Sciences giá hơn 1.000 USD một ngày khỏi danh mục chính các loại thuốc điều trị chi trả của họ. Thay vì vậy, họ ưu tiên cho một loại thuốc cạnh tranh hơn của AbbVie với mức hoa hồng đáng kể để đạt hiệu quả kinh doanh.
“Chi phí quá là kinh, hệ thống chăm sóc sức khoẻ sẽ không chịu nổi”, Steven Avey, phó chủ tịch chương trình đặc biệt của hệ thống MedImpact Healthcare, một nhà bảo hiểm toa thuốc, nói.
Leonard Schleifer, giám đốc điều hành Regeneron Pharmaceuticals, đang nghiên cứu một loại thuốc chống cholesterol, nhìn điều đó theo cách khác. “Bạn đang ngăn chận người dân đổi mới nếu bảo hiểm chỉ bó hẹp trong phạm vi các loại thuốc giá thấp nhất”, ông nói.
41 loại thuốc mới được phê chuẩn trong năm 2014 bởi cơ quan Thực dược Mỹ (FDA) là nhiều nhất trong suốt 18 năm qua. Chín loại nhận được điều trị chỉ định của FDA gồm Opdivo, một loại thuốc điều trị u ác tính - đối thủ của Keytruda của hãng Merck, và hai loại điều trị viêm gan C: Harvoni của Gilead Sciences và Viekira Pak của AbbVie.
Khoa học tiến bộ, nhiều đầu tư đổ vào công nghệ sinh học, và chính sách xúc tiến của FDA đang tăng cường cơ may cho nhiều khám phá hơn. Các nhà nghiên cứu tại IMS Health, nơi theo dõi và bán dữ liệu đơn thuốc, cho biết khoảng 30 - 35 loại thuốc mỗi năm sẽ được đưa ra thị trường vào năm 2018, so mức trung bình 25 từ năm 2000 - 2013.
Nhưng các hãng bảo hiểm toa thuốc lại đang đi ngược lại việc dùng thuốc mới. Express Scripts rút thuốc Advair trị suyễn của GSK khỏi danh mục thuốc bảo hiểm chính trong năm 2014 do giá cả. Doanh số thuốc ở Mỹ sụt 25%. Advair được đưa vào lại danh mục sau khi GSK hạ giá thuốc trong năm nay.
Cuộc chiến giá cả này chỉ có bệnh nhân là chịu thiệt nhiều nhất.
Theo Tr.B - Thế giới tiếp thị/ Nông thôn ngày nay
0 nhận xét:
Đăng nhận xét