Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Cần cảnh giác với các loại thuốc gây độc cho gan

Thực tế có nhiều mức độ tổn thương gan do tác dụng phụ/ hay tác dụng không mong muốn do thuốc chữa bệnh (dược phẩm) gây ra.

Những thuốc gây cho gan bị nhiễm độc như thuốc đặc trị lao, thuốc trị bệnh tiểu đường, thuốc kháng sinh điều trị bệnh nấm,… có những mối liên quan không chỉ cho tương tác với thuốc mà còn do thuốc với bệnh trạng hiện tại của người bệnh. 

Những người mắc bệnh về gan mãn tính vốn rất dễ bị nhiễm độc thuốc so với bệnh nhân gan bình thường.

Phạm vi nhiễm độc gan do thuốc

Gan bị tổn thương do thuốc gây ra từ sự thay đổi sinh hóa tối thiểu, không đặc hiệu đến viêm gan cấp tính, viêm gan mãn tính, suy gan cấp tính, ngay cả xơ gan và ung thư gan. Hơn nữa thuốc có thể gây ra gan nhiễm mỡ, u hạt gan, trong một số trường hợp xảy ra bệnh phospholipid, hay hội chứng Budd-Chiari… Nếu không được giải độc cho gan kịp thời nguy cơ tổn thương nghiêm trọng khó lòng tránh khỏi!...

Những dược phẩm gây nhiễm độc cho gan

Tên dược phẩm

Đặc trị bệnh

Viêm gan

Acetaminophen

Giảm đau, hạ sốt

U gan

Anabolic steroids

Giúp tăng trưởng cơ

Giả-xơ gan mật nguyên phát

Chlorpromazine (Thorazine)

Bệnh tâm thần

Viên gan cấp tính và bệnh đường mật

Cimetidine (Tagamet)

Bệnh viêm loét dạ dày-ruột

Viêm gan-mật

Ciprofloxin

Kháng sinh chữa bệnh nhiễm trùng

Viêm gan cấp tính

Clindammycine (Cleocin)

Kháng sinh chữa bệnh nhiễm trùng

Viêm gan cấp tính

Cocaine

Bệnh tâm thần

Gan nhiễm mỡ

Corticosteroids (Prednisoline)

Kháng viêm

Viêm gan cấp tính và bệnh đường mật

Coumadine

Bệnh về máu

Viêm gan cấp tính và bệnh đường mật

Cyclosporin A

Ức chế miễn dịch

Bệnh đường mật

Diazepam (Valium)

Thuốc ngủ

Viêm gan cấp tính và bệnh đường mật

Erythromycine esolate

Kháng sinh chữa nhiễm trùng

Bệnh đường mật

Estrigens và Androgens

Nội tiết tố (hormones) sinh dục

U gan

Halothan

Gây mê (trong phẫu thuật)

Viên gan cấp và mạn tính

Ibuprofen

Giảm đau

Viêm gan cấp tính

INH

Bệnh lao

Viêm gan

Methotrexate

Viêm khớp

Xơ gan

Methyldopa (Aldomet)

Cao huyết áp

Viêm gan tự miễn dịch

Metronidazole (Flagyl)

Kháng sinh chữa nhiễm trùng

Viêm gan cấp tính

Naproxen (Anaprox)

Giảm đau

Viêm gan cấp tính và bệnh đường mật

Omeprozole

Loét dạ dày-ruột

Viêm gan cấp tính

Thuốc ngừa thai (viên)

Ngừa thai

U gan

Phenytoin

Chống co thắt

Viêm gan cấp tính

Rosiglitazone (Avandia)

Tiểu đường

Suy gan

Salicylates (Aspirin)

Giảm đau, hạ sốt

Viêm gan cấp tính

Tamoxifen

Ung thư vú

Viêm gan cấp tính

Tetracyline

Kháng sinh chữa nhiễm trùng

Gan nhiễm mỡ

Sinh tố nhóm A (Retinol) gây nhiễm độc cho gan…đôi điều cần quan tâm

Uống vitamin A quá nhiều là nguyên nhân gây cho gan bị nhiễm độc phụ thuộc vào liều lượng có thể đưa đến xơ gan với hiện tượng chướng bụng nước (hepatic ascite) và tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Uống thường xuyên liều cao sinh tố nhóm A (>25.000 Đơn vị Quốc tế (Ius/ ngày), có khả năng gây cho gan bị nhiễm độc mãn tính và tiêu hủy các tế bào. Nhiễm độc gan có thể xảy ra khi uống 25.000-40.000 Đơn vị Quốc tế/ ngày/ trong một năm, nhưng dùng liều lượng cao hơn có nguy cơ nhiễm độc gan trong vòng vài tháng.

Tổn thương gan nhiều hay ít tùy thuộc vào liều lượng và thời gian sử dụng. Trong thực tế có nhiều bệnh nhân mắc bệnh gan do sử dụng sinh tố nhóm A gây ra có khi không nhận thấy, chỉ khi bác sĩ thăm khám mới phát hiện bệnh nhân dùng sinh tố nhóm A kéo dài kèm viêm gan nhiễm mỡ, tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Người nghiện rượu có nguy cơ gây cho gan bị nhiễm độc càng cao. Hình ảnh lâm sàng của gan bị nhiễm độc là khởi phát của xơ gan với hiện tượng chướng bụng nước, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, giãn tĩnh mạch thực quản.

Tăng men gan, 70% bệnh nhân có tăng nhẹ Phosphatase kiềm, thỉnh thoảng có tăng nhẹ Bilirubin. Ở bệnh nhân không có nhiễm độc gan do sinh tố nhóm A thường có giảm đản bạch (albumin) và Prothrombine.

Dự phòng nhiễm độc gan

- Khi cần sử dụng bất cứ loại dược phẩm nào tốt nhất nên có chỉ định hướng dẫn cụ thể của bác sĩ, dược sĩ, lương y.

- Cần cho bác sĩ, dược sĩ, lương y biết bản thân bạn có cơ địa dị ứng (hay nổi mụn nhọt, lở ngứa mề đay, ăn uống khó tiêu…), có tiền sử mắc bệnh gan-mật.

- Tránh uống rượu, bia nhiều.

- Thường xuyên ăn nhiều trái cây, rau củ tươi chín, năng tập luyện thể lực hàng ngày.

Theo BS Hoàng Huy Đức Trí - Y học phổ thông

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons