Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

9 sai lầm nguy hại khi cho trẻ dùng thuốc

Với trẻ em, một sai lầm nhỏ khi dùng thuốc cũng có thể sẽ gây tác động lâu dài, các tác dụng phụ khó chịu, thậm chí khiến bệnh không thể điều trị được.

Sau đây là những lỗi lầm phổ biến mà các bậc cha mẹ cần chú ý.
1. Không dùng đúng liều lượng chính xác
Khi dùng thuốc dạng lỏng như sirô, mọi người thường "đo đạc" bằng cách ước lượng mà họ nghĩ là tương đồng với chỉ dẫn trên thuốc hoặc của bác sĩ, như dùng muỗng cà phê thay cho tách đo lường tiêu chuẩn.
Ảnh: goodhousekeeping
Nhưng muỗng đĩa dùng trong nhà bếp không nên được dùng để uống thuốc, vì chúng không có tiêu chuẩn chính xác, tương đồng. Trẻ em có thể uống quá nhiều hoặc quá ít thuốc. Khi cho trẻ uống thuốc, bạn nên dùng thìa, ly hoặc ống tiêm y tế.
2. Đoán ước chừng trọng lượng trẻ
Liều dùng cho hầu hết thuốc của trẻ em phụ thuộc vào trọng lượng trẻ, không phải là tuổi tác. 2 muỗng cà phê thuốc giảm sốt có thể hạ sốt cho trẻ nặng chừng 30kg trong 1 giờ, nhưng sẽ cần 3 muỗng nếu trẻ nặng 34kg.
Bạn nên ghi nhớ trọng lượng trẻ khi đi khám bác sĩ. Nhưng không phải tất cả thuốc đều phụ thuộc vào trọng lượng, tốt nhất bạn nên hỏi bác sĩ kỹ lưỡng.
3. Quên kiểm tra liều dùng của loại thuốc mới
Khi cho bé uống thuốc cần uống hết liều, không nên bỏ dở giữa chừng. Hình minh họa.
Nếu trẻ phải dùng nhiều thuốc trong 1 thời gian, và chúng có liều lượng cố định, bạn có thể sẽ quên kiểm tra lại liều dùng của loại thuốc mới sau này. Dùng quá liều thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, nhưng các loại thuốc giảm đau dùng dài ngày có thể gây ra vấn đề về gan, thận.
4. Dùng quá nhiều thuốc để "sửa chữa sai lầm" hoặc để trẻ khỏi nhanh hơn
Cho trẻ dùng thuốc là 1 việc khó khăn, trẻ có thể sẽ nôn ói sau khi uống thuốc, hoặc quên không dùng thuốc. Sau đó, bạn có thể sẽ cho trẻ uống thuốc nhiều hơn để "bù đắp" phần đã mất.
Trong trường hợp khác, cha mẹ thấy bệnh không tiến triển, cho rằng cần phải uống nhiều hơn. Tốt nhất bạn nên hỏi bác sĩ nhi khoa trong cả hai trường hợp. Với nhiều loại thuốc, bao gồm thuốc kháng sinh, trẻ cần mất 3 đến 4 ngày để khỏe hơn. Một chút thuốc uống thêm không làm trẻ khỏe nhanh mà còn gây tác dụng phụ.
5. Không uống hết liều
Trẻ đã khỏe hơn và bạn vẫn chưa dùng hết chai thuốc kháng sinh, nên bạn định cất nó đi để dùng lại nếu cần. Nhưng hầu hết các loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, cần được dùng đầy đủ. Nếu bạn không cho trẻ uống đủ liều, bệnh có thể trở lại. Và nếu bác sĩ chuyển sang loại thuốc mới, bạn cũng không nên để dành thuốc còn dư.
Thuốc kháng sinh để trong tủ lạnh sẽ mất tác dụng sau 2 tuần. Bạn có thể để dành thuốc viên, nhưng nên hỏi bác sĩ trước khi cho con uống.
Trước khi sử dụng thuốc, cần xem kỹ hạn sử dụng. Hình minh họa.
6. Dùng thuốc cũ hoặc đã quá hạn sử dụng
Dùng thuốc kháng sinh không cần thiết cho trẻ có thể làm tăng khả năng kháng thuốc của vi khuẩn. Và sau đó, thuốc sẽ không còn tác dụng với trẻ. Bạn cũng cần xem rõ ngày sản xuất và hết hạn, đặc biệt là những loại thuốc trẻ thỉnh thoảng mới phải sử dụng.
7. Không nhắc nhở người coi trẻ
Bạn nên nói với cô giáo mầm non, người giữ trẻ, người thân chăm trẻ hộ bạn cách thức và thời gian dùng thuốc.
8. Không hỏi kỹ bác sĩ và không gọi bác sĩ khi gặp vấn đề
Đây là chuyện thường xuyên xảy ra. Bạn nên xin số điện thoại của bác sĩ để liên lạc mỗi khi có sai lầm hoặc vấn đề nào xảy đến.
9. Cho rằng thuốc đang có tác dụng
Phụ huynh không nên "dự đoán" rằng thuốc đang có tác dụng. Bạn nên hỏi bác sĩ dùng thuốc này đến bao lâu thì trẻ sẽ có dấu hiệu phục hồi, và những tác dụng phụ có thể xảy ra. Nếu còn điều gì nghi ngờ, bạn đừng ngần ngừ liên lạc với bác sĩ.
Lời khuyên của các chuyên gia:
Cha mẹ thường muốn cho trẻ dùng thuốc chung với thức ăn, đồ uống để trẻ dễ uống thuốc hơn. Nhưng điều này có thể ngăn cản thuốc thẩm thấu vào cơ thể.
Hầu hết thuốc kháng sinh nên được uống 1 giờ trước hoặc sau khi ăn. Những loại thuốc có thể dùng chung với thức ăn gồm thuốc sulfa thường dùng cho bệnh nhiễm trùng tai, và dạng mới của erythromycin, amoxicillin.
Tốt nhất nên dùng thuốc với nước sạch. Đồ uống có ga có thể ức chế sự hấp thụ, sữa có thể làm giảm tác dụng của tetracycline, thuốc fluoride, và các loại thuốc cho bệnh tim ở trẻ em. Nhưng bạn có thể dùng chút sirô socola với thuốc dạng lỏng.
Bạn cũng không nên dùng nước trái cây với thuốc, dù khoảng 20ml nước thường không làm giảm tác dụng của thuốc. Nếu thuốc có thể dùng chung với thực phẩm, cũng nên chỉ dùng đủ để tạo mùi vị - như một thìa cà phê nước táo, sữa chua, kem… Nếu phần ăn quá lớn, trẻ có thể sẽ không dùng hết và bỏ dở liều thuốc.
Theo Lan Thảo - Pháp luật TPHCM

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons