Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

7 mối nghi ngại thường gặp về vaccine

Vaccine có an toàn không? Liệu vaccine có gây ra tự kỷ? Và nó có thực sự cần thiết? Theo Parents.com, các chuyên gia sẽ giúp bạn giải tỏa 7 nghi ngại về vaccine sau đây.

1. Nghi ngại: Vaccine không an toàn
Sự thật: PGS. TS Matthew Kronman, Chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm nhi khoa tại bệnh viện Nhi Đồng Seattle (Mỹ) cho biết: Để một loại vaccine được đưa vào lưu thông, cung cấp cho bệnh nhi đều phải trải qua các thử nghiệm nghiêm ngặt của Cơ quan quản thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Sau đó, các tổ chức, cùng với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), tiếp tục theo dõi các vấn đề liên quan. "Nếu một đứa trẻ gặp các phản ứng phụ với vaccine, thì thường chúng đều rất nhẹ, ví dụ như sốt chiếm 5-15% các trường hợp hoặc sưng đau tại chỗ. Một số tác dụng phụ khác, mặc dù hiếm gặp vẫn có thể xảy ra, nhưng với tỷ lệ ít hơn nhiều so với tỷ lệ biến chứng nặng do sởi". - PGS. TS Matthew Kronman hcho biết.
7-moi-nghi-ngai-thuong-gap-ve-vaccine
2. Tin đồn: Vaccine sởi gây tự kỷ
Sự thật: "Gần như không có một bằng chứng khoa học nào đối với tin đồn này. Có chăng chỉ có một loạt các nghiên cứu cho thấy điều ngược lại: loại vaccine này không gây ra tự kỷ". - TS. Richard Rupp, Giám đốc Văn phòng thử nghiệm lâm sàng tại trung tâm Sealy của Viện phát triển vắc xin, Đại học y Texas, cơ sở Galveston cho biết.
Sở dĩ xuất hiện thông tin này là do một nghiên cứu gian lận, trong đó người đứng đầu nghiên cứu là một bác sĩ người Anh sau đó đã bị tước giấy phép hành nghề y tế đã nói dối về việc tìm thấy mối liên hệ giữa vaccine sởi và bệnh tự kỷ. Cũng chẳng có ý nghĩa gì nhiều khi những dấu hiệu đáng chú ý của chứng tự kỷ có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở trẻ khoảng 12 tháng tuổi, sau khi đứa trẻ được tiêm một loạt các loại vaccine.
"Thông thường, các biểu hiện rối loạn xuất hiện khi trẻ còn nhỏ. Nhưng tự kỷ dễ được phát hiện hơn khi một đứa trẻ bắt đầu bỏ qua các sự kiện quan trọng nào đó". Các nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ đã tiêm chủng hay chưa tiêm đều có nguy cơ tự kỷ như nhau.
3. Cho rằng: Con tôi được tiêm vaccine có nghĩa là con tôi đã được an toàn
Sự thật: Có một điều chắc chắn là nguy cơ con bạn mắc các bệnh có thể phòng ngừa giảm đáng kể khi những người xung quanh đã được tiêm phòng. Nhưng 90% dân cư cần phải được tiêm phòng thì mới tạo ra sự miễn dịch hiệu quả cho cả cộng đồng.
Mặc dù tỉ lệ tiêm chủng quốc gia (của Hoa Kỳ) đã chạm mốc 90%, các dịch bệnh, ví dụ như dịch sởi gần đây ở California có xu hướng xảy ra ở vùng dân cư có tỷ lệ trẻ được tiêm chủng thấp.
4. Nghi ngại: Con tôi phải tiêm quá nhiều loại vaccine
Sự thật: Con bạn kiên cường hơn bạn nghĩ đấy. Cũng theo TS Rupp thì "Số lượng rất ít các hợp chất từ vi sinh vật có chứa trong vaccine không là gì so với số lượng được sản sinh ra bởi hàng ngàn vi trùng mà hệ miễn dịch của bé phản ứng lại mỗi ngày".
Trên thực tế, cơ thể bé nhỏ của một em bé có khả năng tạo ra các kháng thể lên tới 100,000 liều vaccine một lúc. Nhưng các bé chỉ phải tiêm chủng khoảng 26 mũi trong suốt 2 năm đầu đời để bảo vệ trước 14 căn bệnh chết người khác nhau.
5. Hiểu lầm: Không có gì đáng ngại khi thay đổi lịch trình tiêm chủng
Sự thật: Thực hiện sai các khuyến nghị tiêm chủng của các cơ quan chuyên môn khiến cho em bé của bạn dễ bị các loại bệnh nghiêm trọng đe dọa tại một thời điểm khi mà hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu.
PGS. TS Matthew Kronman (BV Nhi Đồng Seattle) cho biết: "Phải mất một thời gian để hệ miễn dịch non nớt của bé xây dựng đủ kháng thể để chống lại bệnh tật".
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ đã xây dựng lịch tiêm chủng, cung cấp cho trẻ khả năng bảo vệ tối ưu càng sớm càng tốt. Khoảng cách giữa các mũi tiêm xa hơn khuyến cáo tạo ra lỗ hổng trong việc bảo vệ trẻ khỏi các vi khuẩn, virus. "Mặc dù con bạn đã được bảo vệ bởi mũi tiêm đầu tiên, bé vẫn chưa được bảo vệ toàn diện cho đến khi được tiêm đủ tất cả các mũi".
6. Hiểu lầm: Không có sự khác biệt giữa việc để trẻ phơi nhiễm tự nhiên với thủy đậu và tiêm ngừa vaccine cho bé
Sự thật: Virus thủy đậu gây ra những hậu quả nguy hiểm hơn việc chỉ gây ngứa hay phát ban khó coi. Nó khiến một đứa trẻ có thể gặp những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.
Khoảng 1 trong tổng số 1.000 trẻ bị thủy đậu gặp biến chứng viêm phổi nặng hoặc nhiễm trùng não. Một số phát triển thành liên cầu nhóm A, một loại bệnh chết người thường được gọi là vi khuẩn ăn thịt. Trước khi vaccine thủy đậu được cung cấp vào năm 1995 đã có 2 trẻ chết vì virus này mỗi tuần.
7. Cho rằng: Vaccine chứa thủy ngân, và thế là không tốt
Sự thật: Các loại vaccine trước đây thường có chứa thimerosal, một chất bảo quản có chứa thủy ngân nhưng là một loại hợp chất khác chứ không hẳn là thủy ngân.
Quan trọng hơn, loại chất bảo quản này đã không được sử dụng trong các loại vaccine trẻ em từ năm 2001, kể từ khi Cơ quan quản thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) loại bỏ ra khỏi danh mục, mặc dầu, các nghiên cứu đều cho thấy nó an toàn.
Thimerosal được cho vào vaccine để giữ cho các loại vi khuẩn không phát triển trong các loại vaccine đa liều. Các loại vaccine tiêm 1 lần được bảo quản bằng thimerosal hiện nay được cho vào các loại lọ hoặc ống tiêm đơn liều để chúng không bị nhiễm khuẩn.
Theo Diệu Thúy - Sức khỏe gia đình

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons