Tỷ lệ nhiễm giun đường ruột ở nước ta khá cao, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi, những nơi có điều kiện vệ sinh kém. Trẻ em thường hiếu động, bò chơi lê la trên sàn nhà rồi lại mút tay, cầm nắm và ngậm đồ chơi nhiễm bẩn, có khi trẻ đánh rơi thức ăn xuống đất rồi lại nhặt lên ăn vì thế trẻ rất dễ bị nhiễm các loại giun như giun đũa, giun tóc, giun kim.
Biểu hiện nhiễm giun, trẻ thường bị rối loạn tiêu hóa, làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng nên các bé sẽ chậm lớn, biếng ăn, suy dinh dưỡng, thiếu máu, sức đề kháng kém vì thế dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn khác. Trường hợp nhiễm giun móc, trẻ có thể bị thiếu máu nặng vì mất máu mạn tính do tổn thương niêm mạc ruột làm chảy máu kéo dài...
Chiến dịch tẩy giun học đường của WHO
Khi trẻ bị nhiễm giun, dùng thuốc tẩy giun là một việc làm rất cần thiết vì thuốc có tác dụng tẩy sạch hoặc làm giảm đáng kể số lượng giun ra khỏi ruột. Đây là loại thuốc dễ sử dụng và tương đối an toàn, được bào chế dưới dạng viên nén, thơm, ngọt, có thể nhai, nghiền trước khi uống hay dạng hỗn dịch, tùy theo lứa tuổi của bé để lựa chọn dạng thuốc cho thích hợp.
Có thể uống thuốc vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, không cần phải nhịn đói. Tuy nhiên, chỉ nên bắt đầu tẩy giun định kỳ khi trẻ được 2 tuổi trở lên. Thời gian tẩy giun định kỳ là 6 tháng một lần.
Trước hết, cha mẹ nên cho cháu đến cơ sở y tế để khám, làm xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác và dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
VĂN PHÒNG 0906143408
0 nhận xét:
Đăng nhận xét