Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Kem ốc sên chỉ làm lành da

Gần đây nhiều chị em thích làm trắng da đã sử dụng các loại kem được chế từ ốc sên. Tuy nhiên qua thời gian thấy không khả quan mà còn bị dị ứng da, nguy hiểm cho tính mạng.

Chất nhớt của ốc sên là hỗn hợp gồm proteoglycans, glycosaminoglycans, enzyme glycoprotein, acid hyaluronic, peptide và nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm và sắt.
Một số thương hiệu mỹ phẩm quảng cáo rằng sản phẩm có chứa ốc sên của họ “...có tác dụng bảo vệ, dưỡng ẩm sâu, làm đổi mới và kích thích sự tái sinh của da bị hư hại do mụn, vết thương, viêm tấy, lão hóa da...”, nhưng không có nghĩa là khi họ được cấp bằng sáng chế các sản phẩm từ ốc sên thì được phép tuyên bố là sản phẩm này hoàn toàn vô hại.
Thật vậy, một số nghiên cứu trên sự nuôi cấy tế bào chứng minh chất nhờn ốc sên có tác dụng tăng sinh tế bào nguyên sợi, kích thích sản xuất collagen và elastin mới. Nhưng kết quả trên nuôi cấy tế bào vẫn chưa thể kết luận là tốt khi áp dụng trên da. Vài nghiên cứu khác cho thấy ốc sên giúp cải thiện da bằng cách tăng khả năng tự nhiên của lớp hạ bì chống mất nước, và tốt nhất là làm lành vết thương.

Từ thời Hi Lạp cổ đại đến thời Trung cổ, người ta dùng ốc sên chống loét đường tiêu hóa và làm dịu cơn ho. Người Cameroon dùng điều trị bỏng. Hippocrates ghi những lợi ích sức khỏe của ốc sên và các thí nghiệm cho thấy mucin trong ốc sên rất hiệu quả trong việc chữa lành da, làm tiêu mụn cóc và giảm sẹo. Đến nay các nhà nghiên cứu hiện đại chứng minh Hippocrates đã đúng vì huyết thanh ốc sên được phát hiện có chứa cả hai chất chống viêm và chống oxy hóa.
Tuy nhiên quan trọng là loại ốc nào và chất lượng loại nhớt của ốc còn tùy thuộc vào môi trường sống, nguồn thức ăn mà ốc tiêu thụ sẽ ảnh hưởng chất lượng loại kem được sản xuất.
Việc sử dụng ốc sên trong các mỹ phẩm dùng cho người cũng có rủi ro, dù được chế ở dạng kem chỉ áp dụng trên da nhưng không chắc chắn là nó không thấm qua da vào cơ thể để gây bệnh.
Nhiễm ký sinh trùng, ốc sên được xem là mầm mang bệnh lây truyền cho người, trong đó bao gồm E. coli, các khuẩn khác có khả năng sống lâu trong phân người và động vật.
Ốc sên cũng có mang mầm bệnh từ chuột là Angiostrongylus cantonensis gây ra nhiễm giun phổi (lungworms) do chuột mang mầm bệnh này, thông thường các động vật thân mềm bị nhiễm do tiêu thụ phân chuột nhiễm bệnh.
Các ký sinh trùng này sẽ phát triển mạnh trong ốc sên và qua chất nhớt có thể thấm vào máu qua da, đó là mối hiểm họa cho người, nhất là những người thích ăn loài vật này.
Không làm trắng da, thật ra các chất nhờn của ốc sên được sử dụng để điều trị các vết thương nhỏ và mụn cóc.
Từ thời Hi Lạp cổ đại Hippocrates báo cáo đề xuất sử dụng ốc sên nghiền nát làm giảm da bị viêm và hơn 2 thập kỷ qua, những người nông dân Chile thu hoạch và xử lý ốc sên để cung cấp cho thị trường của Pháp dạng sản phẩm mang tên “Elicina”.
Tuy nhiên dù sao ốc sên vẫn được xem là nguồn thực phẩm đáng được chú ý vì chứa nhiều nước, protein, chất béo omega 3,6,9 tốt cho sức khỏe, nhiều khoáng tố canxi, sắt, selen, magiê và giàu vitamin như E, A, K và B12. Ốc được xem là lý tưởng trong chế độ ăn uống vì có nguồn protein cao nhưng ít calo. Ăn 100 gam ốc, có khoảng 90 calories. Nó còn có tính chống oxy hóa cao.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons