Ảnh minh họa |
TS Trần Đáng – Nguyên Cục trưởng, Cục An toàn thực Phẩm nói, tại sao lại ra thông tư cấm bác sĩ không được kê đơn có thực phẩm chức năng? Trong khi đó, thực phẩm chức năng cũng là giải pháp dinh dưỡng, cần được tư vấn cho người bệnh sử dụng đúng cách, không phải là để họ tự mua một cách vô tội vạ như hiện nay.
Ngoài ra, ông Đáng còn cho rằng, chúng ta đang thiếu một chương trình giáo dục về an toàn thực phẩm và thực phẩm chức năng trong giáo dục ở trường học. Ở Việt Nam không có nội dung này vì ngay cả bác sĩ cũng không hiểu nhiều về thực phẩm chức năng vì không được đào tạo chính khóa.
Còn PGS Lê Văn Truyền-Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cũng cho rằng hiện nay không nên cấm bác sĩ kê đơn thuốc có thực phẩm chức năng.
Theo ông Truyền, nếu dùng không đúng thực phẩm chức năng, người tiêu dùng phải dùng sản phẩm không đúng cho sức khỏe. Khi đó, các bệnh mãn tính, tiềm tàng nó sẽ có thể phát triển đến giai đoạn nguy hiểm. Nếu dùng không đúng chi phí cơ hội bỏ ra nhiều, mất cả tính mạng do dùng không đúng, hiểu không đúng vì thực phẩm chức năng nó không có tác dụng ngăn ngừa bệnh mãn tính.
Đặc biệt hiện nay, người tiêu dùng không có đủ kiến thức để hiểu thực phẩm chức năng dùng cho mình như thế nào, ngừa bệnh gì. Hiện nay, họ còn thiếu sự tư vấn của người chăm sóc sức khỏe. “Nghiêm cấm bác sĩ kê đơn thuốc có thực phẩm chức năng nghĩa là họ không tư vấn được cho người tiêu dùng sử dụng như nào, tôi cho là đây là điều người tiêu dùng bị thiệt thòi. Tôi nghĩ chúng ta nên ngăn chặn sự lạm dụng thực phẩm chức năng trong bệnh viện cho người bệnh thì nên tìm cách khác để người bệnh được tư vấn về thực phẩm chức năng” – ông Truyền nói.
Người tiêu dùng chủ yếu mua theo quảng cáo
Hiện nay, người Việt Nam sử dụng ngày càng nhiều thực phẩm phẩm chức năng. Theo số thống kê, từ 40 - 60 % người Việt ở các thành phố lớn sử dụng TPCN. Trên thế giới ở các nước phát triển số người sử dụng thực phẩm chức năng còn cao hơn. Tuy nhiên theo ông Truyền, không phải là số người dùng là bao nhiêu mà việc sử dụng đó đã cần thiết hay chưa và có đúng đắn hay không vì vậy chúng tôi cho kiến thức của người dân cần được nâng lên để sử dụng đúng, hiểu đúng thực phẩm chức năng để có lợi cho sức khỏe của mình.
Ông Truyền cho rằng, hiện nay chúng ta không kiểm soát được truyền thông, quảng cáo về thực phẩm chức năng, nhiều quảng cáo còn loạn ngôn không có cơ sở khoa học xác định, người dân tiếp nhận thông tin sử dụng không cần biết có lợi hay có hại, lợi ích đến mức độ nào.
Người tiêu dùng mua sản phẩm thường theo tư vấn của người thân, của bạn bè và quảng cáo. Vì thế, vai trò của cơ quan quản lý giúp người tiêu dùng nhận thức được vấn đề và nói cho người tiêu dùng sản phẩm nào tốt cho sức khỏe, sản phẩm nào cần thiết vì hiện nay người tiêu dùng đang ở ma trận thực phẩm chức năng và họ thực sự yếu thế, thông tin, họ không đủ năng lực phán xét sản phẩm đó có tốt không, phán xét truyền thông có trung thực, khách quan khoa học hay không. Để cho người tiêu dùng thông minh chúng ta không thể đưa ra khẩu hiệu người tiêu dùng thông minh mà cần phải giúp họ hiểu ra.
Để phân biệt hàng thật hàng giả, các chuyên gia đều khuyên người tiêu dùng một điều quan trọng nhất là mua ở nơi được phép kinh doanh, không nên mua qua các kênh trôi nổi, thương mại điện tử, bán hàng online không có xác nhận của cơ quan quản lý.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét