Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Thuốc giảm đau, an thần: Sát thủ giấu mặt

Phổ biến nhất trong các tân dược sát nhân là thuốc giảm đau oxydone. Trào lưu lạm dụng thuốc giảm đau khai sinh tại Mỹ, nơi mỗi năm có trên 200 nghìn trường hợp phải cấp cứu tại bệnh viện vì lý do sử dụng quá liều. Đáng lưu ý, trong nhóm tuổi 25-64, số người thiệt mạng vì uống quá liều thuốc giảm đau mỗi năm thường lớn hơn con số nạn nhân tử vong vì tai nạn xe hơi. Oxydone (hoặc oxytocin) là thuốc giảm đau có thành phần gần như heroin. Thời gian đầu các bác sĩ bị choáng, khi chứng kiến thực tế, cùng với thời gian, thay vì uống, ngày càng nhiều người bệnh bắt đầu đưa viên thuốc lên mũi hít, tán nhỏ trộn lẫn thuốc lá hút hoặc tự chích...

Ẩn họa khi sử dụng thuốc Tăng Phì Hoàn (Ceng Fui Yen)

Mặc dù thuốc Tăng Phì Hoàn cấm lưu hành từ năm 2005. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều người đã “rỉ tai” cùng nhau sử dụng loại “thần dược” này mà không biết những ẩn họa đang rập rình. Mặc dù cấm lưu hành nhưng loại thuốc Tăng Phì Hoàn (Ceng Fui Yen) được xem như “thần dược” giúp tăng cân vẫn được bán và có rất nhiều người sử dụng Cấm nhưng vẫn bán Phần lớn các tiệm đông y trên địa bàn TP Quy Nhơn đều có bán loại thuốc Tăng Phì Hoàn, giá dao động từ 90 - 100 ngàn đồng/hộp 30 viên, thông tin ghi trên vỏ hộp thuốc toàn bằng chữ Trung Quốc.  Loại thuốc này được giới thiệu như “thần dược” giúp “ăn ngon, ngủ yên”, cơ thể sẽ mau...

Tên thuốc na ná nhau - Cười và... mếu

Không hiểu do sự bí thế trong đặt tên hay là do sự trùng hợp tình cờ ngẫu nhiên, nhiều công ty dược phẩm chẳng liên quan đến nhau nhưng lại có những thuốc với tên gọi na ná nhau. Nếu không để ý kỹ rất có thể một bệnh nhân bị đau đầu sẽ uống nhầm phải thuốc dùng trong sản khoa... Ergotamin/Ergometrin Sự giống nhau tới mức không tưởng đó là 2 thuốc ergotamin và ergometrin. Hai tên này chỉ khác nhau mấy chữ cái phía đuôi. Nguyên bản, ergotamin là thuốc co mạch máu ngoại vi, tác dụng lên thụ cảm thể alpha trên thành mạch máu. Thuốc này có tác dụng điều trị bệnh đau nửa đầu. Chỉ cần dùng 1 viên, sau 30 phút cơn đau đầu đã thuyên giảm rõ rệt... Nhưng...

Dị ứng thuốc không chừa ai

Thực tế cho thấy, 10 - 20% người sử dụng thuốc sẽ gặp phải các triệu chứng dị ứng, tùy cấp độ khác nhau. Thấy bụng lục bục đau, rồi tiêu chảy, chị B.M.Ph. lấy thuốc biseptol có sẵn trong nhà ra để uống. Được 15 phút thì chị chợt nhớ đã từng bị dị ứng với thuốc này một lần. Tìm cách để ói, đưa thuốc ra khỏi cơ thể nhưng đã muộn. Chỉ một lúc sau chị bắt đầu thấy người nóng bừng, ngứa ngáy ở lòng bàn chân, bàn tay, ngạt mũi và thở vướng ở họng... rồi toàn thân nổi mề đay.  Cũng may, là bác sĩ nên chị Ph. đã biết “tự xử” tình trạng dị ứng của mình bằng thuốc telfast. Một lúc sau thì hiện tượng dị ứng dịu dần. Chị tự nhủ: Mình là bác sĩ...

Tramadol gây khó thở nghiêm trọng ở trẻ

Tramadol là một opioid được phê duyệt để điều trị đau trung bình hoặc đau khá nặng ở người lớn. Trong cơ thể, tramadol bị chuyển hóa ở gan thành dạng opioid có hoạt tính là O-desmethyltramadol. Một số người bệnh có kiểu gien làm tăng tốc độ và mức độ chuyển hóa tramadol sang dạng hoạt tính so với thông thường. Ở những người này, nồng độ dạng hoạt tính trong huyết tương của tramadol có thể cao hơn mức bình thường, dẫn đến khó thở và nguy hiểm đến tính mạng. Gần đây, một trẻ 5 tuổi ở Pháp sau khi uống một liều duy nhất tramadol dạng dung dịch uống giảm đau sau cắt bỏ amidan và VA đã bị khó thở nghiêm trọng, dẫn đến cấp cứu và nhập viện....

Vì sao kháng sinh đang ngày càng mất tác dụng?

Hiện nay việc sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị có nhiều sự chọn lựa do xuất hiện khá nhiều loại thuốc KS với các tên biệt dược khác nhau. Ðồng thời do thuốc kháng sinh (KS) được bán và mua tương đối dễ dàng mặc dù đó là loại thuốc phải kê đơn, nên cũng xuất hiện tình trạng lạm dụng kháng sinh, dùng kháng sinh tràn lan, thiếu hiểu biết gây ra hậu quả nguy hiểm là ngày càng có nhiều thuốc KS bị vi khuẩn (VK) kháng lại, tức là thuốc không còn hiệu lực điều trị nữa. Hiện tượng “nhờn thuốc” gia tăng Mỗi một loại thuốc KS chỉ có tác dụng tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của một số nhóm vi khuẩn. Vì vậy, nếu chọn KS không...

Thuốc gây ảo giác tác động lên não như thế nào

Vô số nghệ sĩ đã tìm đến chất kích thích trong quá trình làm việc. Theo Bored Panda, cư dân mạng có biệt danh whatafinethrowaway trên diễn đàn Reddit đề nghị một người bạn là họa sĩ vẽ chân dung tự họa sau khi sử dụng chất thức thần LSD để thể hiện tác động của nó lên não bộ. Với mỗi bức tranh, nữ họa sĩ cần 15-45 phút. Trong ảnh là bức chân dung hoàn thành sau 15 phút dùng LSD.   Sau 45 phút dùng thuốc, nữ họa sĩ hoàn thành bức tranh thứ hai. Cô cho biết không cảm thấy gì khác biệt.   Sau 75 phút...   Sau 2 tiếng 15 phút... họa sĩ nói: "Thật tốt vì đã mua bút chì màu".   Sau 3 tiếng 30 phút. "Tôi...

Người bị... mập ra do thuốc

Khi bắt đầu sử dụng những loại dược phẩm để điều trị một loại bệnh nào đó, một số bệnh nhân nhận thấy bỗng nhiên họ tăng cân và dược phẩm thường được cho là chịu trách nhiệm về sự tăng cân này. Nói như vậy có thể đúng mà cũng có thể sai. Nguyên nhân Tất cả các loại dược phẩm đều có tác dụng phụ mà giới y học gọi là “tần suất rủi ro” của thuốc. Một số bệnh nhân khi bị tăng cân đã quên rằng họ đang thay đổi lối sống hoặc giảm các hoạt động thể chất. Vì vậy, trước khi “đổ tội” cho thuốc, cần phải xem xét nhiều khía cạnh. Để đưa sự tăng cân vào danh sách tác dụng phụ của thuốc, các bệnh nhân tham gia thí nghiệm được phân vào cùng một nhóm...

​Thuốc viên không được bẻ nhỏ

Theo tin đồn, xuất phát từ một đài truyền hình từ Ukraine và nhiều báo trên mạng có khuyến cáo mọi người khi uống thuốc viên nén nên bẻ thuốc ra làm đôi.  Lý do là vì người ta phát hiện có một tổ chức giết người (đây đúng tin thất thiệt vì làm gì có tổ chức giết người vô cớ và ngu dốt như thế) bằng cách phát tán các viên thuốc có chứa mảnh kim loại nhỏ tẩm chất độc, nếu được uống vào dạ dày thuốc tan rã, mảnh kim loại lộ ra làm trầy xước tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa gây chết người hoặc gây ung thư.  Tốt nhất, người uống thuốc viên bất cứ thuốc gì nên bẻ đôi viên thuốc trước khi cho vào miệng.  Tôi đã được nhiều...
Page 1 of 30512345Next
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons