Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị ngoại trú bệnh động kinh

Người bệnh động kinh phải dùng thuốc đều đặn, liên tục và lâu dài theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa. Do đó, ngoài việc điều trị tại bệnh viện (nội trú) thì người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc để dùng tại nhà (ngoại trú). Và, carbamazepin là một trong những thuốc như vậy. Tuy nhiên khi dùng thuốc này người bệnh cần hiểu cặn kẽ về thuốc để dùng thuốc an toàn.

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị ngoại trú bệnh động kinh

Trong bệnh động kinh carbamazepin dùng trong các trường hợp động kinh cục bộ có triệu chứng phức tạp (động kinh tâm thần vận động và động kinh thùy thái dương). 
Người động kinh loại này tỏ ra đáp ứng tốt với thuốc hơn các loại động kinh khác; Ðộng kinh lớn (co giật cứng toàn bộ); Các kiểu động kinh hỗn hợp gồm các loại trên, hoặc các loại động kinh cục bộ hoặc toàn bộ khác. Cơn vắng ý thức (động kinh nhỏ) không đáp ứng với carbamazepin
Carbamazepin còn có tác dụng chống các cơn đau kịch phát ở người bệnh đau dây thần kinh tam thoa, làm giảm nguy cơ co cứng và giảm các triệu chứng cai nghiện rượu.
Khi được kê đơn dùng thuốc này, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, số lần dùng, và thời gian dùng thuốc, thời gian tái khám bệnh… nhưng do thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn cho người dùng, nên bệnh nhân cần lưu ý. 
Các tác dụng phụ của thuốc thường bắt đầu xảy ra là các triệu chứng về thần kinh trung ương, sau đó đến các phản ứng về da. Thường gặp nhất là các hiện tượng như toàn thân thấy chóng mặt. Trên thần kinh trung ương là các hiện tượng như ngủ gà, mất điều hòa, mệt mỏi. 
Trên hệ tiêu hóa người bệnh thấy chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, khô miệng, kích ứng trực tràng nếu dùng thuốc đặt trực tràng và ở da có hiện tượng nổi ban và ngứa, thoát dịch dưới da. Mắt thấy khó điều tiết, nhìn một thành hai...
Đây là danh mục những tác dụng phụ thường gặp. Vì vậy, người bệnh gặp một trong các triệu chứng trên hoặc thấy bất thường (không có trong danh mục này), cần thông báo cho bác sĩ điều trị biết để được xử lý kịp thời, thích hợp.
Các tác dụng không mong muốn của carbamazepin xảy ra khá phổ biến, đặc biệt trong giai đoạn đầu điều trị, gồm có hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ và mất điều hòa. Có thể giảm thiểu các tác dụng này bằng bắt đầu điều trị với liều thấp. 
Buồn ngủ và rối loạn chức năng tiểu não và vận nhãn cũng là các triệu chứng của nồng độ carbamazepin quá cao trong huyết tương và có thể hết khi tiếp tục điều trị với liều thấp. 
Các tác dụng không mong muốn liên quan đến liều dùng thường tự hết trong một vài ngày hoặc sau khi tạm thời giảm liều. Khi bị các tác dụng không mong muốn nặng như phát ban đỏ toàn thân, phản ứng quá mẫn, có thể cần phải ngừng điều trị.
Theo DS Nguyễn Thị An - Sức khỏe và Đời sống


Thuốc điều trị nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim (NMCT) là tình trạng một vùng cơ tim bị tổn thương, hoại tử và ngưng hoạt động vĩnh viễn, do các động mạch vành bị tắc nghẽn làm ngưng đột ngột sự cung cấp máu đến nuôi cơ tim. 
Các thuốc được sử dụng trong điều trị NMCT giúp nhanh chóng khôi phục lưu thông máu ở động mạch vành, giảm đau và giảm nhu cầu tiêu thụ oxy ở mô cơ tim.
Nguyên nhân và triệu chứng nhồi máu cơ tim
Có hai nguyên nhân chính làm tắc nghẽn động mạch vành gây ra NMCT:
- Do xơ vữa động mạch vành (nguyên nhân chủ yếu gây ra NMCT): sự tích tụ các chất béo (cholesterol, triglycerid) và canxi trong lòng động mạch vành, hình thành nên những mảng xơ vữa. 
Các mảng xơ vữa này sẽ làm thành động mạch vành dày lên, kém đàn hồi, cứng và làm giảm lưu lượng máu đến tim, gia tăng nguy cơ hình thành huyết khối ở động mạch vành, làm ngưng cung cấp máu đến cơ tim.
- Do co thắt động mạch vành làm ngưng cung cấp máu đến cơ tim.
Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra NMCT như:
Hút thuốc lá.
Béo phì, ít vận động.
Lượng cholesterol và triglycerid trong máu cao.
Tiền sử gia đình bị nhồi máu cơ tim...
Cơ tim bị tổn thương
Cơ tim bị tổn thương
Các triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim:
- Đau ngực, cơn đau có thể lan lên hàm và xuyên ra sau lưng hoặc lan xuống tay trái. Trong trường hợp hiếm: đau ở vùng thượng vị gây nhầm lẫn với các bệnh khác.
- Khó thở, thở gấp.
- Đổ mồ hôi, da lạnh.
- Buồn nôn, nôn.
- Mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng.
- Chóng mặt, hôn mê...
NMCT đưa đến các biến chứng: loạn nhịp tim, suy tim, tổn thương van tim, rung thất… và có thể dẫn đến tử vong.
Thuốc điều trị nhồi máu cơ tim
Khi NMCT xảy ra, các động mạch vành ngưng cung cấp máu đến nuôi cơ tim, các mô cơ tim bị thiếu oxy dẫn đến tổn thương, hoại tử và ngưng hoạt động.
Nhóm thuốc kháng kết tập tiểu cầu (aspirin, clopidrogel. ticagrelor…) có tác dụng ngăn chặn sự kết dính các tiểu cầu để hình thành huyết khối ở động mạch vành.
Aspirin thường được sử dụng ở dạng thuốc viên với hàm lượng 81mg.
Clopidrogel được sử dụng thay thế aspirin khi người bệnh bị dị ứng với aspirin hay có tiền sử viêm loét dạ dày-tá tràng.
Nhóm thuốc chống đông máu: heparin được sử dụng ở dạng tiêm truyền tĩnh mạch, có tác dung làm loãng máu, ngăn chặn quá trình đông máu hình thành huyết khối.
Nhóm thuốc nitrat (glyceryl trinitrat, isosorbid dinitrat, isosorbid mononitra)là những thuốc có tính giãn mạch, giúp tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, cung cấp đủ máu và oxy cho cơ tim.
Nhóm thuốc chẹn beta (atenolol, propanolol, bisopropol…) có tác dụng làm chậm nhịp tim, thư giãn cơ tim nên làm giảm gánh nặng hoạt động của tim và làm giảm triệu chứng đau ngực của NMCT.
Nhóm thuốc ức chế men chuyển (captopril, enalpril…) là những thuốc có tác dụng giãn mạch, tăng cường tốc độ lưu thông máu … nên thường được sử dụng trong điều trị NMCT.
Nhóm thuốc statin (lovastatin,simvastatin, atorvastatin…) có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, ngăn chặn xơ vữa động mạch vành gây ra NMCT.
Nhóm thuốc giảm đau opioid: morphin là thuốc giảm đau nhóm opioid thường được sử dụng để làm giảm đau và giảm nhu cầu tiêu thụ oxy ở mô cơ tim trong NMCT.
Cần lưu ý:
- Các thuốc được sử dụng trong điều trị NMCT phải được sự chỉ định và theo dõi của các thầy thuốc chuyên khoa.
- Người bệnh phải tuân theo sự chỉ định chặt chẽ của thầy thuốc, tránh ngưng sử dụng thuốc đột ngột.
- Sau lần đầu tiên điều trị NMCT, người bệnh nên tiếp tục sử dụng bốn nhóm thuốc mỗi ngày (thuốc kháng kết tập tiểu cầu, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển, thuốc statin) để phòng ngừa tái phát NMCT.
Đối với bệnh NMCT, việc phòng ngừa là hết sức quan trọng. Cần tránh các yếu tố nguy cơ, như: không hút thuốc lá (thuốc lá gây co thắt các mạch máu và gia tăng xơ vữa động mạch vành), kiểm soát huyết áp và đường huyết, chế độ dinh dưỡng nhiều rau quả, ít chất béo. Cần tăng cường luyện tập thể dục, thể thao, tránh béo phì...
Nhồi máu cơ tim là một bệnh lý tim mạch thường xảy ra, gây nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời!
Theo DS Mai Xuân Dũng - Sức khỏe và Đời sống


Những loại thuốc “cấm” dùng trong kỳ kinh nguyệt

Thuốc hoóc-môn tình dục

Sự tổng hợp và cân bằng trao đổi chất của hoóc-môn giới tính nữ có liên quan chặt chẽ tới chu kỳ kinh nguyệt. Do vậy, trong kỳ nguyệt san, bạn không nên sử dụng thuốc hoóc-môn kích thích chuyện ấy, để tránh bị rối loạn kinh nguyệt.

Thuốc trị viêm nhiễm phụ khoa

Trong kỳ nguyệt san, màng nhầy tử cung xung huyết, miệng tử cung mở rộng, rất dễ bị viêm nhiễm.


Thuốc chống đông máu

Thuốc chống đông máu có thể khiến cho nguyệt kinh kéo dài, lượng máu kinh cũng nhiều hơn. Bởi vậy, trong kỳ kinh nguyệt, XX nên tránh sử dụng thuốc chống đông máu như heparin, coumarin…

Thuốc nhuận tràng

Thuốc nhuận tràng dễ dẫn đến xung huyết vùng chậu, nên tránh dùng trong kỳ nguyệt san, các thuốc nhu động dạ dày ruột cũng không nên dùng trong thời gian này.

Thuốc nội tiết

Tổng hợp và cân bằng trao đổi chất của hoóc-môn trong cơ thể có liên quan chặt chẽ tới chu kỳ nguyệt san. Do vậy, trong kỳ nguyệt san không thể sử dụng thuốc kích thích hoóc-môn, để tránh mất cân bằng.

Thuốc cầm máu

Thuốc cầm máu như Andel, vitamin K, có thể giảm tính thấm mao mạch, thúc đẩy sự co lại của mao mạch, sau khi sử dụng khiến cho lượng máu kinh không ra đều và mịn như bình thường.

Thuốc giảm béo

Trong thuốc giảm béo có chứa thành phần ngăn chặn sự thèm ăn, nếu dùng trong kỳ kinh nguyệt, có thể dẫn đến rối loạn nguyệt san, nước tiểu nhiều hoặc bài tiết khó, hoặc xuất hiện tâm lý hoảng loạn, lo âu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến vô kinh.

Vì sao gây mê có thể tử vong?

Một trong những nguyên nhân gây tử vong là tác dụng phụ của thuốc gây mê. Tác dụng phụ này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi, người lớn tuổi do hệ miễn dịch suy yếu...

Vậy, những đối tượng nào có thể gặp nguy hiểm trong quá trình gây mê?

Ai dễ gặp biến chứng khi gây mê?

TS.BS Nguyễn Thị Thanh, Chủ nhiệm bộ môn Gây mê - hồi sức Đại học Y Dược và Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM - cho biết: kỹ thuật gây mê ra đời đã góp phần thành công trong các cuộc phẫu thuật phức tạp như: mổ tim, mổ gan, ghép tạng… Tuy nhiên, cũng như nhiều loại thuốc khác, thuốc gây mê có những tác dụng phụ, gây ra tai biến.

Một cuộc khảo sát trên 200.000 bệnh nhân được gây mê ở Pháp cho thấy, cứ 13.200 ca sẽ có một ca chết; tỷ lệ này sẽ cao hơn ở các nước đang phát triển. 

Cũng theo một nghiên cứu ở Pháp vào năm 2006, bệnh nhân tử vong trong gây mê thì biến chứng đường hô hấp chiếm 38% và tim mạch chiếm 61% (bao gồm: sốc phản vệ, thiếu máu cơ tim, giảm thể tích tuần hoàn, giảm lượng máu, tụt huyết áp).

Những cuộc phẫu thuật lớn bắt buộc phải gây mê - (ảnh chụp tại BV Nhi Đồng 2)

Một trong những nguyên nhân gây tử vong là tác dụng phụ của thuốc gây mê. Tác dụng phụ này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi, người lớn tuổi do hệ miễn dịch suy yếu; đặc biệt là trên những người mắc bệnh nặng, có nguy cơ cao như: bệnh tim (van tim, mạch vành), tiểu đường, bệnh về máu, hen suyễn, bệnh phổi, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính. Mặt khác, sự lựa chọn thuốc gây mê trên những bệnh nhân này cũng bị giới hạn.

Ở người bệnh bình thường (không mắc bệnh lý mạn tính), BS dễ dàng lựa chọn thuốc gây mê ít tác dụng phụ.

Với bệnh nhân mổ tắc ruột, viêm ruột thừa… (thường bị mất nước, ói mửa nhiều, tiêu chảy) dễ dẫn đến giảm thể tích tuần hoàn, mạch co lại để cung cấp máu cho các cơ quan quan trọng, nên BS sẽ không sử dụng các loại thuốc gây mê có tác dụng dãn mạch mà chỉ giới hạn trong các loại thuốc có tác dụng co mạch. Tuy nhiên, những loại thuốc này có tác dụng phụ nhiều hơn.

Hoặc ở những bệnh nhân bị sốc mất máu, sốc nhiễm trùng, sốc tim, BS thường dùng những loại thuốc gây mê liều cao; điều này đồng nghĩa với nguy cơ tác dụng phụ nhiều hơn. Dù đã có nhiều loại thuốc gây mê mới, hạn chế các tác dụng phụ, nhưng chưa thể thay thế hoàn toàn các loại thuốc gây mê thế hệ cũ.

ThS.BS Phan Thị Minh Tâm, Trưởng khoa Phẫu thuật gây mê - hồi sức, BV Nhi Đồng 2 - chia sẻ: "Nếu những bệnh nhân có tiền căn dị ứng trứng gà, đậu phộng… thì BS sẽ tránh sử dụng các loại thuốc gây mê như người bệnh bình thường. Tuy nhiên, không phải ca nào BS cũng đánh giá được hết các nguy cơ xảy ra cho người bệnh".

Tử vong do sốc phản vệ


Đặc biệt, có những trường hợp người bệnh chưa từng bị dị ứng với thuốc, không mắc các bệnh nguy hiểm, nhưng vẫn xảy ra rủi ro khi thực hiện gây mê. ThS.BS Phan Thị Minh Tâm dẫn chứng, những bệnh nhân mắc các bệnh tiềm ẩn như bị sốt cao ác tính do gen, khi thực hiện gây mê thì bệnh này mới bùng phát và tử vong rất nhanh. Những trường hợp sốc phản vệ, rối loạn nhịp tim với thuốc gây mê dễ dẫn đến tử vong.

Biến chứng thường xảy ra ở giai đoạn bắt đầu gây mê, vài giờ đầu sau gây mê và lúc bệnh nhân chờ hồi tỉnh. Có những trường hợp, sau khi mổ bệnh nhân đã có vẻ tỉnh, nhưng cơ thể chưa thải hết thuốc mê ra ngoài, khiến bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng hôn mê trở lại và dẫn đến tử vong.

Ngoài tác dụng phụ của thuốc gây mê, người bệnh còn đối diện với tác dụng phụ của nhiều loại thuốc khác hỗ trợ trong quá trình gây mê như: thuốc vận mạch, thuốc co mạch, thuốc dãn mạch, thuốc tăng co bóp cơ tim…

Thiếu nhân lực

Tai biến trong quá trình gây mê còn do không đủ BS đảm bảo chuyên môn. Nếu BS gây mê không cho thuốc mê đủ liều lượng, nồng độ cũng khiến bệnh nhân "thức giấc giữa chừng" và tâm sinh lý bị xáo trộn. 

Những tình huống này rất nguy hiểm, người bệnh bị đau dẫn đến huyết áp tăng vọt, thiếu máu cơ tim, vỡ mạch máu… và tử vong. 

Ngược lại, nếu BS cho thuốc quá liều sẽ khiến tình trạng hôn mê sau mổ không hồi tỉnh, tử vong. Vì cơ chế của thuốc gây mê sâu là nhằm ức chế tim mạch, tuần hoàn cơ thể, mạch máu; do đó, nếu ức chế quá lâu thì tim mạch sẽ ngừng đập…

Để kiểm soát được mức độ mê do thuốc gây ra, một số bệnh viện đã trang bị máy đo độ mê nông hay sâu, nhưng vì đắt tiền nên rất ít bệnh viện trang bị.

TS.BS Nguyễn Thị Thanh khẳng định: "Đội ngũ BS gây mê hiện nay đang thiếu và yếu". Nhiều bệnh viện trên địa bàn TPHCM chỉ có cử nhân gây mê, điều dưỡng gây mê, một BS gây mê phải luân chuyển ba-bốn phòng mổ; nhiều trường hợp BS điều trị kiêm luôn khâu gây mê.

Ngay tại một bệnh viện hạng I, mỗi ngày tiếp nhận gần 3.000 bệnh nhân đến khám, nhưng chỉ có ba BS gây mê hồi sức. 3 BS này phải chia nhau làm việc suốt 24 giờ, "canh" cho 20 bệnh nhân đang thở máy, 35 bệnh nhân chờ tỉnh sau quá trình phẫu thuật gây mê.

Theo TS.BS Nguyễn Thị Thanh, ngành gây mê thiếu nhân lực vì BS gây mê buộc phải biết rành rẽ từng loại phẫu thuật khác nhau (học cắt phổi, ghép tạng, mổ bắt con, gây mê trẻ con, nội soi...), nhưng thu nhập thấp, không được khám bệnh ngoài giờ, lại không được xã hội quan tâm. 

Chưa kể, khi thực hiện gây mê cho người bệnh, BS gây mê cũng hít phải những thuốc mê độc hại. Trong khi đó, ở nước ngoài, lương của BS gây mê cao hơn BS sản khoa, nhi khoa, khoảng 500.000 USD/năm. Thực tế ở Việt Nam, nhiều BS gây mê ra trường đã phải chuyển sang chuyên ngành khác.

Bên cạnh đó, BS gây mê yếu chuyên môn là do hiện nay Việt Nam chỉ đào tạo BS gây mê tổng quát. Mặt khác, thời gian đào tạo BS gây mê nội trú của Việt Nam chỉ có ba năm, còn ở nước ngoài đến 5 năm. Với những BS gây mê muốn học chuyên sâu thì hoàn toàn phụ thuộc vào kinh phí của mỗi bệnh viện.

Thep Phụ nữ TPHCM

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

Thuốc chống nôn dùng khi nào

Thuốc chứa domperidon là thuốc điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn. Mới đây, Cục Quản lý Dược Bộ Y tế đã có Công văn số 9234/QLD-ÐK về việc cập nhật thông tin dược


Thuốc chống nôn dùng khi nào
Domperidon ngăn chặn dopamin ngoại biên có tác dụng chống nôn
Domperidon là thuốc điều chỉnh rối loạn chức năng tiêu hóa: ngăn chặn dopamin ngoại biên, làm thay đổi chức năng dạ dày ruột nên có tính chống nôn dùng trị triệu chứng buồn nôn, nôn, cảm giác trướng và nặng bụng, khó tiêu sau bữa ăn do thức ăn chậm xuống ruột, trào ngược dạ dày - thực quản.
Do thuốc hầu như không có tác dụng lên các thụ thể dopamin ở não nên domperidon không ảnh hưởng lên tâm thần và thần kinh. 
Domperidon kích thích nhu động của ống tiêu hóa, làm tăng trương lực cơ thắt tâm vị và làm tăng biên độ mở rộng của cơ thắt môn vị sau bữa ăn, nhưng lại không ảnh hưởng lên sự bài tiết của dạ dày.
Chỉ nên sử dụng thuốc chứa domperidon liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất để kiểm soát nôn và buồn nôn. Nên uống thuốc trước bữa ăn, nếu uống sau bữa ăn thuốc có thể bị chậm hấp thu. Bệnh nhân nên uống thuốc vào một thời gian cố định. 
Trường hợp người bệnh chẳng may lỡ bị quên một liều thì có thể bỏ qua liều đó và tiếp tục dùng thuốc bình thường. Người bệnh không được tự tăng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên.
Thời gian điều trị domperidon tối đa không nên vượt quá một tuần. Do cần dùng liều chính xác nên các dạng thuốc viên nén, viên sủi, viên đạn không thích hợp cho trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên có cân nặng dưới 35kg.
Thuốc không dùng cho bệnh nhân suy gan trung bình và nặng; bệnh nhân có thời gian dẫn truyền xung động tim kéo dài, đặc biệt là khoảng QT, bệnh nhân có rối loạn điện giải rõ rệt (hạ kali máu, tăng kali máu, rối loạn magie máu), nhịp tim chậm hoặc bệnh nhân đang có bệnh tim mạch như suy tim sung huyết do nguy cơ rối loạn nhịp thất.
Không cần hiệu chỉnh liều đối với bệnh nhân suy gan nhẹ. Do thời gian bán thải của domperidon bị kéo dài ở bệnh nhân suy thận nặng nên nếu dùng nhắc lại, số lần đưa thuốc cần giảm 1 - 2 lần/ngày và hiệu chỉnh liều tùy mức độ suy thận.
Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy, domperidon có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp thất nghiêm trọng hoặc đột tử do tim mạch. Nguy cơ này cao hơn đối với bệnh nhân trên 60 tuổi, bệnh nhân dùng liều hàng ngày lớn hơn 30mg, bệnh nhân dùng đồng thời thuốc kéo dài khoảng QT hoặc thuốc ức chế CYP3A4.
Cần ngừng điều trị với domperidon và trao đổi lại với cán bộ y tế nếu có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nào liên quan đến rối loạn nhịp tim.
Bệnh nhân cần nhanh chóng thông báo khi có các triệu chứng tim mạch trong thời gian dùng domperidon.
Vì domperidon có thể bài tiết qua sữa mẹ và trẻ bú mẹ nhận được ít hơn 0,1% liều theo cân nặng của trẻ. Các tác dụng bất lợi, đặc biệt là tác dụng trên tim mạch vẫn có thể xảy ra sau khi trẻ bú sữa mẹ.
Vì vậy cần cân nhắc lợi ích của việc cho trẻ bú sữa mẹ và lợi ích của việc điều trị cho mẹ để quyết định ngừng cho con bú hay ngừng điều trị bằng domperidon. Cần thận trọng trong trường hợp có yếu tố nguy cơ làm kéo dài khoảng QT ở trẻ bú mẹ.
Theo DS Quang Huy - Sức khỏe và Đời sống






NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ


Gọi cho chúng tôi 0902233317

Vai trò của các vitamin B trong cơ thể

Vitamin B rất cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và một loạt các chức năng khác của cơ thể. Chúng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các enzym, protein điều tiết các phản ứng hóa học trong cơ thể, rất quan trọng trong chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và các chất cần thiết khác. 

Vitamin B được tìm thấy trong các loại thức ăn có nguồn gốc từ thực vật và động vật.
Vai trò của các vitamin B trong cơ thể
Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin B
Vitamin B1 (thiamine) và B2 (riboflavin) quan trọng đối với hoạt động lành mạnh của các cơ bắp, thần kinh và tim, giúp cho cơ thể năng lượng và ảnh hưởng đến sản xuất các enzym ảnh hưởng đến các cơ bắp, thần kinh và tim mạch.
Vitamin B3 (niacin) giúp điều chỉnh các hệ thống thần kinh và tiêu hóa, có một vai trò trong việc sản xuất năng lượng trong tế bào và giúp giữ cho làn da, hệ thần kinh và hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Vitamin B5 (pantothenic acid) và B12 cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường.
Vitamin B6 (biotin) hỗ trợ hệ thống miễn dịch và trợ giúp cơ thể trong việc duy trì sức khỏe của các tế bào máu đỏ, hệ thống thần kinh và các bộ phận của hệ thống miễn dịch.
Vitamin B7 (biotin) được tham gia vào việc sản xuất hormon, giúp tiêu hóa protein, carbohydrate và giúp cơ thể làm cho kích thích tố.
Vitamin B9 (folic acid) giúp tế bào thực hiện và duy trì DNA. Giúp các tế bào trong cơ thể thực hiện và duy trì DNA và quan trọng trong sản xuất các tế bào máu đỏ.
Vitamin B12 có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung và giảm mức độ homocysteine (một acid amin góp phần vào bệnh tim khi nó xảy ra ở mức độ cao). 
Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Nó cũng có một phần trong sản xuất các tế bào máu, chức năng của hệ thần kinh và cách cơ thể sử dụng axit folic và carbohydrate.
Theo BS.Vũ Huỳnh - Sức khỏe và Đời sống





NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ


Gọi cho chúng tôi 0902233317

Vitamin E và aspirin sẽ hạn chế xơ vữa động mạch

Việc sử dụng kết hợp vitamin E và một chất ức chế như aspirin có thể làm giảm rõ rệt sự phát triển chứng xơ vữa động mạch ngay cả khi lượng cholesterolvẫn ở mức cao.
Các nhà nghiên cứu đã cho những con chuột biến đổi gen có lượng cholesterol cao và bị xơ vữa động mạch dùng kết hợp vitamin E và aspirin. Kết quả là sự sản sinh mảng bám trong mạch máu của những con vật này đã giảm 80%.
Một số nghiên cứu trước đây cũng xác nhận rằng, ở những động vật có vú bịxơ vữa động mạch, hệ thống mạch máu phản ứng tích cực với 2 loại thuốc trên và các thuốc tương đương. 
Các nhà khoa học Pennsylvania hy vọng rằng đây sẽ là liệu pháp hiệu quả và ít tốn kém để điều trị xơ vữa động mạch cho những người không thể dùng thuốc giảm cholesterol.

Theo Minh Khuê - Sức khỏe và Đời sống





NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ


Gọi cho chúng tôi 0902233317

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons