Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Vitamin E: Lành tính nhưng không vô hại



Vitamin E là một chất béo hòa tan được tìm thấy trong rất nhiều các loại thực phẩm. Hoạt chất này có tác dụng chống lại sự phát triển của gốc tự do, hạn chế sự chết đi của tế bào, kìm hãm quá trình lão hóa, giúp da tóc mịn màng. Với những công dụng này, nó đã và đang được chị em coi như thần dược giúp cơ thể khỏe mạnh, trẻ trung và xinh đẹp.
Chị Nguyễn Thúy An (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: “Thời gian gần đây, da mặt tôi lúc nào cũng trong tình trạng khô ráp. Ngay cả chuyện “yêu” cũng gặp nhiều khó khăn. Tìm hiểu trên internet, tôi thấy nếu bổ sung vitamin E sẽ giải quyết được tất cả vấn đề này nên đã mua sử dụng từ đầu tháng. Chuyện “yêu” thì chưa có tiến triển nhiều, nhưng da mặt thì có vẻ đỡ khô hơn. Chẳng biết loại vitamin này uống kéo dài có được không?”.
Cùng tâm trạng băn khoăn như chị An, chị Trần Thu Hoài (Q.7, TPHCM) giãi bày: “Tôi uống vitamin E tính đến nay đã được 2 tháng, mỗi ngày một viên và thấy da, tóc cũng mềm mại hơn nên đã mua một lố về dùng dần. Tuy nhiên, hôm trước, chị họ tôi qua chơi, thấy vậy nói rằng: có đợt chị ấy loại vitamin này thì bị lở mồm, khi ngưng một thời gian thì hết. Chẳng hiểu do cơ địa chị ấy không hợp thuốc hay đây là tác dụng phụ của nó?”.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Cần bổ sung khi nào?
Theo BS Vũ Thế Trung (Phòng khám Thế An, Hà Đông, Hà Nội), không cần đi đâu xa tìm kiếm vì xung quanh chúng ta có rất nhiều các thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin E dồi dào như: dầu hạnh nhân (22mg/100g), cà chua (17mg/100g), củ cải, đu đủ (cung cấp 17% lượng vitamin E cần thiết mỗi ngày)... Trong khẩu phần ăn hằng ngày, nếu sử dụng đầy đủ các thực phẩm này, nhu cầu về vitamin E của cơ thể sẽ được đáp ứng đầy đủ, không cần bổ sung thêm.
Tuy nhiên, với những người người bị thiếu hụt vitamin E do chế độ ăn uống không đầy đủ hay khả năng hấp thu của cơ thể kém, hoặc những người đang trong giai đoạn cần bổ sung vitamin E liều cao như: trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, phụ nữ trong thời kỳ mang thai, người đang điều trị các rối loạn ngoài da... thì bổ sung thêm vitamin E dưới dạng biệt dược được coi là giải pháp tốt để mang lại sự dẻo dai cho sức khỏe.
Vẫn theo BS Trung , những người thiếu vitamin E thường có biểu hiện: rối loạn thần kinh, yếu cơ, rung giật nhãn cầu, giảm nhạy cảm về xúc giác, dễ tổn thương ở da, dễ vỡ hồng cầu, dễ gây tổn thương cơ quan sinh dục...
Để đáp ứng nhu cầu bổ sung thêm vitamin E cho các chị em, các nhà sản xuất dược đã bào chế nó dưới dạng thuốc uống và kem bôi. Tuy nhiên, theo BS Trung, bổ sung vitamin E bằng nguồn thực phẩm vẫn cho kết quả tốt hơn. Nếu sử dụng biệt dược, chúng ta phải tăng liều gấp 1,4 lần so với loại tự nhiên thì mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
Không phải uống bao nhiêu cũng được
Theo các chuyên gia, nhu cầu vitamin E hàng ngày của người lớn từ 200-400 đơn vị. Càng lớn tuổi, khả năng chống lại gốc tự do thấp dần, do đó, để tránh tình trạng da ráp, tóc khô, nhiều người đã tìm cách bổ sung thêm vitamin E dưới dạng viên uống. Điều này là hoàn toàn cần thiết vì nó sẽ giúp cơ thể duy trì sự tươi trẻ. Tuy nhiên, dù lành tính, nhưng vitamin E không phải uống bao nhiêu cũng được mà cần có liều lượng nhất định.
Theo BS Trung, bình thường, dưới dạng thành phẩm, loại vitamin này trường thường có hàm lượng 400 đơn vị quốc tế, dùng 1 viên một ngày. Nhiều người muốn đẹp nhanh, đẹp gấp đã sử dụng gấp đôi, gấp 3 liều cho phép. Điều này sẽ gây ra những rắc rối không nhỏ cho sức khỏe. Thậm chí, ngay cả với những người sử dụng 400 đơn vị vitamin E/ngày, nhưng trong thời gian dài, nó cũng gây ra nhiều biến chứng.
Hậu quả thường thấy khi dùng quá liều vitamin E là rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng. Nặng hơn nữa là lợi bị viêm, thanh quản bị viêm dẫn đến khàn tiếng hoặc k nói được. Cũng có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng vitamin E lâu ngày có thể gây ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới (khoảng 17%).
Nhiều người nghĩ rằng, vitamin E có tác dụng làm da mịn, tóc suôn nên chỉ cần uống mình loại thuốc này là đã có thể làm đẹp. Tuy nhiên, bác sĩ cho biết, muốn cơ thể trẻ trung, xinh đẹp thực sự, chị em cần bổ sung nhiều loại vitaminh khác nữa, cụ thể là: vitamin A (có nhiều trong trái cây màu vàng, đỏ), C (trung hòa gốc tự do, có nhiều trong cam, chanh, chuối, bưởi)..., nghĩa là cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ, chứ không đơn thuần là chỉ bổ sung vitamin E.
Theo Nguyễn Hoa - Sức khỏe gia đình

                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi47fuXZfoOtW-d5NTTvFGuMio-VvJbkBIRIYQXvimIysh6okIgB0GbAVjApcELpJ5HLV4Y41IQRiOgoimf4JUTlMls35QzPrna0EAS5YX3BtL1Oyt_M7P6tN3h145EUV-JpEcD1A8-jZI/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Cách sử dụng thuốc chống muỗi an toàn


Trước khi sử dụng cho toàn thân, nên thử dùng trước cho một vùng da nhỏ mặt trong cánh tay. Nếu không xuất hiện kích ứng, mẩn ngứa thì từ đó mới sử dụng cho toàn bộ cơ thể. Không xịt trực tiếp thuốc lên người, nên xịt ra tay và xoa lên các vùng có nguy cơ bị muỗi đốt. 
Khi bôi cần tránh vùng mắt, mũi, miệng, vết thương hở. Có thể bôi thuốc lên quần áo, chăn, chiếu, màn... cũng cho tác dụng chống muỗi đốt. Chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết (đi đến nơi xa lạ, du lịch...).
Thuốc chống muỗi cũng phải được dùng đúng hướng dẫn
Lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc chống muỗi cho trẻ em
Các loại thuốc chống muỗi đều có khả năng tác động lên hệ hô hấp và ảnh hưởng đến làn da của bé. Một số loại hóa chất tổng hợp có trong thuốc chống muỗi có thể nguy hiểm cho cơ thể bé khi chúng xâm nhập vào trong da. Nhất là đối với những bé dưới 6 tháng tuổi, không được sử dụng bất kỳ sản phẩm chứa DEET nào. 
Với bé trên 6 tháng tuổi, nên tránh dùng kem chống muỗi bôi trực tiếp lên da. Không bôi thuốc lên tay trẻ, vì trẻ thường xuyên cho tay vào miệng. Một số loại kem (dầu) chống muỗi có mùi hương và nồng độ rất mạnh, dễ gây dị ứng cho làn da nhạy cảm của bé. Sử dụng thuốc dạng nước hoặc kem thay vì thuốc phun xịt. 
Việc đó giúp cho trẻ không bị hít quá nhiều thuốc côn trùng, vì khi phun, thuốc dạng bụi nước có xu hướng lan ra khắp nơi. Nếu muốn sử dụng thuốc cho quần áo, hãy xịt thuốc khi không có trẻ và trước khi trẻ mặc chừng 30 phút.Sau khi không cần thiết phải bôi thuốc cho trẻ nữa, phải tắm rửa cho trẻ sạch sẽ để loại bỏ hóa chất có hại.

                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi47fuXZfoOtW-d5NTTvFGuMio-VvJbkBIRIYQXvimIysh6okIgB0GbAVjApcELpJ5HLV4Y41IQRiOgoimf4JUTlMls35QzPrna0EAS5YX3BtL1Oyt_M7P6tN3h145EUV-JpEcD1A8-jZI/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Lạm dụng thuốc nhỏ mũi: dễ mất khả năng nhận biết mùi

Dùng thuốc nhỏ mũi vô tội vạ, không theo hướng dẫn của bác sĩ chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng: mất khả năng nhận biết mùi, viêm teo mũi, thủng vách ngăn mũi.

“Điếc không sợ súng”?
Thay đổi thời tiết, môi trường khói bụi, ngồi điều hòa nhiều... là nguyên nhân làm gia tăng tình các bệnh về mũi ở Việt Nam. Khi mắc bệnh này, đã số mọi người đều tự mua thuốc về sử dụng mà không cần đến sự thăm khám của bác sĩ.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Qua khảo sát của PV, tại một hiệu thuốc tại đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội, số lượng thuốc nhỏ mũi các loại bán ra hàng ngày không dưới 10 lọ. Khi được hỏi về tác dụng phụ mà loại thuốc này có thể gây ra cho người sử dụng, chủ cửa hàng khẳng định: “Tôi bán thuốc đã cả chục năm mà chưa từng thấy ai bị biến chứng vì sử dụng thuốc nhỏ mũi. Ở đây, toàn là thuốc phổ thông, lành tính. Có người cứ hắt hơi, sổ mũi là lại ra lấy thuốc về dùng, chả thấy kêu ca gì”.
Cũng ngay tại hiệu thuốc này, khi hỏi một người mua hàng về những tác dụng phụ mà chị đã từng gặp phải khi sử dụng thuốc nhỏ mũi, PV nhận được câu trả lời: “Mình cũng hay sử dụng thuốc nhỏ mũi mỗi khi trái gió, trở trời, nhưng cũng chưa thấy sức khỏe bị ảnh hưởng gì. Thường thì mình hay mua thuốc theo tư vấn của người bán thuốc, nếu 5-7 ngày sau không thấy khỏi thì lại chuyển thuốc khác nặng hơn. Riêng với em bé thì mình thường đưa đi khám để lấy đơn thuốc. Nếu sau này, bé bị tình trạng tương tự thì đem đơn cũ ra mua thuốc”.
Không chỉ có người bán thuốc hay vị khách hàng này mới cho rằng thuốc nhỏ mũi là an toàn mà khi khảo sát tại một cửa hàng thuốc khác trên đường Cầu Giấy, Hà Nội, chúng tôi cũng nhận được câu trả lời với thái độ tương tự khi hỏi về những tác dụng phụ có thể gặp phải của thuốc nhỏ mũi. Cũng có một vài ý kiến cho rằng, lạm dụng thuốc nhỏ mũi có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, lần sau sẽ phải sử dụng với liều cao hơn.
Qua khảo sát nhỏ mà PV thực hiện, có thể nhận thấy, dù là được bày bán phổ biến tại các cửa hàng thuốc, thế nhưng, những tác hại mà thuốc nhỏ mũi gây ra vẫn là một ẩn số với người dùng. Hầu hết, mọi người đều không nghĩ rằng, dùng thuốc nhỏ mũi không đúng cách chính là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng như: thủng vách ngăn mũi, viêm teo mũi, hay mất khả năng cảm nhận mùi...
“Lợn lành hóa lợn què”
Theo Ths. BS Lê Đình Hưng, (Khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện E, Hà Nội): Với khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, viêm mũi, viêm xoang... là các bệnh phổ biến ở Việt Nam. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc nhỏ mũi khác nhau, nhưng về cơ bản, chúng chỉ chứa một trong 3 thành phần là thuốc co mạch, corticoid và nước muối.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Thuốc co mạch có trong thành phần của hầu hết các loại thuốc nhỏ mũi. Những thuốc này sẽ giúp mũi thông, tuy nhiên, nếu chúng ta dùng nhiều, thuốc co mạch đó sẽ làm thay đổi niêm mạc mũi, dẫn đến quá phát cuống mũi do thuốc. 
Lúc mới đầu sử dụng, loại thuốc này có hiệu quả từ 6-10 giờ, sau đó, nếu bị lạm dụng, cơ chế nhờn thuốc sẽ xuất hiện khiến người bệnh có xu hướng tăng liều hoặc sử dụng loại mạnh hơn. 
Điều tai hại là, khi đã ở trong tình trạng này, càng dùng thuốc, tình trạng nghẹt mũi lại càng nặng hơn do hiện tượng cương tụ niêm mạc mũi. Nếu cứ tiếp tục sử dụng trong thời gian dài, người bệnh có thể bị viêm teo mũi, thủng vách ngăn hay mất khả năng nhận biết mùi...
Thành phần thứ hai có trong thuốc là corticoid. Thuốc này có thể dùng ở dạng đơn thuần hoặc phối hợp với các thuốc co mạch khác để chống dị ứng, chống viêm, ngạt mũi. Nếu thuốc này dùng ở dạng đơn thuần để điều trị viêm mũi dị ứng thì sẽ không có tác dụng chữa ngạt mũi ngay lập tức mà phải sau 3-5 ngày và thông thường phải dùng kéo dài mới giúp tình trạng bệnh ổn định. 
Dạng thuốc này tuy chỉ có khoảng 2% hấp thu vào máu nhưng nếu lạm dụng cũng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là đối với trẻ em như: rối loạn quá trình tạo xương, loãng xương, teo cơ, giảm kali máu, rối loạn cân bằng muối - nước...
Thành phần thứ 3 là thuốc nhỏ mũi đơn thuần dùng nước muối, có thể là nước muối sinh lý hoặc nước muối biển. Các chế phẩm này chỉ có tác dụng làm sạch mũi, nhưng lại giúp bệnh suy giảm do các niêm mạc mũi được làm sạch một cách tự nhiên. Nước muối này dùng rất an toàn và hầu như không gây tác dụng phụ nào.
Vẫn theo bác sĩ Hưng, thuốc nhỏ mũi chỉ là thuốc điều trị triệu chứng, không phải là thuốc trị bệnh, thế nên sau 3-5 ngày sử dụng mà không có kết quả, cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, tuyệt đối không sử dụng thuốc thường xuyên, kéo dài, trừ khi có chỉ định của người có chuyên môn


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi47fuXZfoOtW-d5NTTvFGuMio-VvJbkBIRIYQXvimIysh6okIgB0GbAVjApcELpJ5HLV4Y41IQRiOgoimf4JUTlMls35QzPrna0EAS5YX3BtL1Oyt_M7P6tN3h145EUV-JpEcD1A8-jZI/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Tiêu chảy do kháng sinh: Không tự dùng men tiêu hóa

Thói quen cho con uống thuốc kháng sinh của cha mẹ khi trẻ bị ốm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Một trong những hậu quả là dẫn đến tiêu chảy.


Thời tiết thay đổi, hệ miễn dịch của trẻ kém nên rất dễ bị ốm. Trong trường hợp này, lựa chọn hàng đầu của các bậc cha mẹ giúp bé nhanh khỏi bệnh là cho bé uống thuốc kháng sinh. Chị Thu Thanh (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Bé Na nhà mình mới được hơn 1 tuổi, vốn dĩ rất yếu và hay ốm vặt, nhưng được cái bé chỉ ốm nhẹ, hôm trước hôm sau là khỏi. 
Lần này, bé ho đã gần một tuần mà không đỡ. Sốt ruột, mình mua kháng sinh về dùng. Mới được hai ngày thì bé tiêu chảy như tháo dạ khiến cả nhà cả nhà đứng ngồi không yên. Quá sốt ruột, tôi đưa bé đi bệnh viện khám và được các bác sĩ cho biết bé Na bị mất nước nặng vì tiêu chảy do dùng kháng sinh”.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Có thể gây mất nước nặng
Trao đổi với phóng viên Sức Khỏe Gia đình về tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ khi sử dụng thuốc kháng sinh, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Có 2 nhóm vi khuẩn là có lợi và có hại. 
Trong đó, đường ruột của trẻ chứa hàng triệu vi khuẩn có lợi giúp tiêu hóa thức ăn. Trong điều kiện bình thường, vi khuẩn có hại không gây bệnh được do vi khuẩn có lợi lấn át. Nhưng khi uống kháng sinh, các vi khuẩn có lợi cũng sẽ bị tiêu diệt cùng với vi khuẩn có hại. Đó chính là nguyên nhân gây tiêu chảy.”
Theo bác sĩ Dũng, tình trạng tiêu chảy do uống kháng sinh xảy ra rất phổ biến. Thông thường, trẻ sẽ bị tiêu chảy sau khi uống kháng sinh 1-2 hôm, thậm chí sau khi ngừng uống vẫn bị tiêu chảy.
“Tiêu chảy do uống kháng sinh có rất nhiều thể trạng. Trong trường hợp nhẹ chỉ cần ngừng uống kháng sinh là trẻ hết tiêu chảy, nhưng cũng có trường hợp nặng nề hơn, bởi có những con vi trùng độc gây tiêu chảy kéo dài, dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như: mất nước nặng, viêm ruột, đau bụng, thậm chí ra máu… Nếu thây trẻ có các biểu hiện này, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để được tư vấn, chữa trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc”- bác sĩ Dũng nhấn mạnh.
Điều trị cần có tư vấn của bác sĩ
Bác sĩ Dũng khuyến cáo, khi nghi ngờ bé tiêu chảy do kháng sinh, các bậc cha mẹ cần phải ngừng sử dụng thuốc kháng sinh cho bé ngay. Thực tế cho thấy, để phòng ngừa tiêu chảy cho con, nhiều mẹ đã tự ý mua các loại men vi sinh về cho con uống. Tuy nhiên, đây là thói quen rất nguy hiểm, bởi việc bổ sung men vi sinh loại nào còn phụ thuộc vào từng bé và cần phải có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ trong từng trường hợp, nếu không có thể sẽ “tiền mất tật mang”.
Làm gì khi bé bị tiêu chảy?
- Ngưng sử dụng thuốc kháng sinh, chuyển sang dùng thuốc khác như thuốc nam, thuốc đắp, miếng dán… tùy theo tình loại bệnh của trẻ.
- Cho bé uống đủ nước. Tuyệt đối không cho uống nước quả hay các đồ uống có gas, nó sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Vệ sinh nhẹ nhàng vùng quanh hậu môn cho bé, sử dụng các loại kem chống hăm để giảm đau rát cho bé.
- Bổ sung men vi sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Nhận biết tiêu chảy do dùng kháng sinh:
- Trẻ bị tiêu chảy trong và sau khi dùng kháng sinh, mức độ nhẹ
- Khi đại tiện trẻ phải rặn, hậu môn bị hăm đỏ
- Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân sống và lỏng
- Trẻ không bị sốt khi tiêu chảy, trong khi tiêu chảy do các nguyên nhân nhiễm khuẩn trẻ đều có sốt, mức độ tiêu chảy nặng hơn, kèm theo các biểu hiện khác như nôn, đau bụng.
Theo An Bình - Sức khỏe gia đình

                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi47fuXZfoOtW-d5NTTvFGuMio-VvJbkBIRIYQXvimIysh6okIgB0GbAVjApcELpJ5HLV4Y41IQRiOgoimf4JUTlMls35QzPrna0EAS5YX3BtL1Oyt_M7P6tN3h145EUV-JpEcD1A8-jZI/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Ngưng thuốc khi có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa

Các bạn cần ngừng dùng colchicin tôi nếu có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trên vì đó là các dấu hiệu báo động sớm về khả năng có thể sẽ bị ngộ độc nặng hơn.

Colchicine tôi là thuốc được sử dụng điều trị gút từ những năm 1810. Tôi còn được dùng để chẩn đoán viêm khớp do gút (nếu có đáp ứng với trị liệu bằng colchicin thì chứng tỏ là có tinh thể urat vì tinh thể này khó bị phát hiện, nhất là khi chỉ bị ở các khớp nhỏ).
Vì những tác dụng chống viêm và có ảnh hưởng lên hệ miễn dịch, nên người ta còn dùng colchicine tôi trong da liễu để kết hợp điều trị một số bệnh như: vảy nến, viêm mao mạch, vảy nến khớp, vảy nến thể mụn mủ, viêm da dạng Herpes, xơ cứng bì và một số bệnh khác... Nhưng ở người suy thận nặng, suy gan nặng, người mang thai, bệnh nhân có nguy cơ bị glôcôm góc hẹp, bị bí đái... thì tuyệt đối không được dùng tôi.
Tuy nhiên, colchicine cũng có nhiều tác dụng phụ nên cần lưu ý trong quá trình điều trị. Tác dụng phụ thường gặp nhất khi dùng liều cao là trên đường tiêu hóa với các biểu hiện như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy. 
Các triệu chứng này thường xuất hiện vài giờ sau khi uống thuốc. Ngoài ra, colchicine tôi có thể gây xuất huyết tiêu hóa, yếu cơ, mệt mỏi, run, co giật khi dùng liều cao; có thể gây thiếu máu hoặc chảy máu, xuất hiện sau khoảng 3-8 ngày nếu dùng liều cao hoặc dùng thời gian dài. 
Các bạn cần ngừng dùng colchicin tôi nếu có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trên vì đó là các dấu hiệu báo động sớm về khả năng có thể sẽ bị ngộ độc nặng hơn. Trong quá trình sử dụng, một số thuốc cần tránh vì gây tương tác bất lợi như thuốc trợ tim, kháng viêm không steroid, thuốc chống trầm cảm,  kháng sinh, chống nấm...
Các bạn nên tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc khi sử dụng để tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra.
Theo DS. Võ Hà - Sức khỏe và Đời sống


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi47fuXZfoOtW-d5NTTvFGuMio-VvJbkBIRIYQXvimIysh6okIgB0GbAVjApcELpJ5HLV4Y41IQRiOgoimf4JUTlMls35QzPrna0EAS5YX3BtL1Oyt_M7P6tN3h145EUV-JpEcD1A8-jZI/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

Acetaminophen không giúp giảm đau khớp

Viêm khớp là nguyên nhân hàng đầu gây đau ở người lớn tuổi. Nó có thể gây xáo trộn hoạt động tay chân, làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim, tiểu đường và sức khoẻ nói chung kém đi.





paracetamolKhông có gì ngạc nhiên nếu acetaminophen không giúp giảm đâu trong viêm khớp. Ảnh: TL
Acetaminophen - còn được biết đến với các tên Tylenol, Panadol - không phải là chọn lựa hiệu quả để làm giảm đau trong các chứng viêm khớp gối hay háng, hoặc cải thiện chức năng khớp, nghiên cứu của đại học Bern (Thuỵ Sĩ) đã chỉ ra điều này.
Mặc dù acetaminophen được cho kết quả tốt hơn một chút so với giả dược trong các nghiên cứu, nhưng theo các nhà khoa học, các thuốc giảm viêm không steroid như ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc diclofenac vẫn là những chọn lựa tốt hơn trong việc giảm đau ngắn hạn.
TS Sven Trelle, người chủ trì nghiên cứu, nói: “Về mặt liều lượng, diclofenac vẫn là thuốc hiệu quả nhất trong các loại thuốc giảm đau trong việc làm giảm đau và cải thiện chức năng viêm khớp”.
Tuy nhiên, diclofenac có các tác dụng phụ. Trelle nói: “Nếu bạn đang nghĩ đến chuyện sử dụng một loại thuốc giảm đau để chữa viêm khớp, bạn phải xem xét đến diclofenac. Nhưng bạn cũng nên lưu ý là giống như đa số các loại thuốc không steroid khác, nó có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim và tử vong”.
Viêm khớp là nguyên nhân hàng đầu gây đau ở người lớn tuổi. Nó có thể gây xáo trộn hoạt động tay chân, làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim, tiểu đường và sức khoẻ nói chung kém đi.
TS Shaheda Quraishi, chuyên gia tâm thần thuộc trung tâm đau Northwell (Hoa Kỳ) nói: “Không có gì ngạc nhiên nếu acetaminophen không giúp giảm đau trong viêm khớp vì viêm xương khớp là hiện tượng viêm các khớp, trong khi acetaminophen không có tác dụng gì trên hiện tượng viêm”.
Nghiên cứu do nhóm của TS Sven Trelle thực hiện dựa trên hồi cứu 74 thử nghiệm công bố từ năm 1980 - 2015 trên hơn 85.000 bệnh nhân, bao gồm việc so sánh những liều khác nhau của acetaminophen và bảy loại thuốc chữa giảm đau viêm khớp không steroid. Nghiên cứu công bố trên tạp chí Lancet số mới nhất.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Không tắm nước nóng khi dùng một số thuốc

Khi tắm nước nóng, các mạch máu giãn nở làm tăng lưu lượng máu khiến thuốc thâm nhập hệ tuần hoàn máu “ồ ạt” hơn.

Tuy nhiên có nhiều loại dược phẩm mà khi dùng, người sử dụng không được tắm nước quá nóng hoặc ngâm mình quá lâu trong bồn nước nóng.

Đó là các loại dược phẩm có tác dụng kháng đông máu, làm loãng máu dùng cho bệnh nhân tim mạch hoặc mắc phải các rối loạn về sự đông máu.

Không tắm nước nóng khi dùng một số thuốc 1
Khi tắm nước nóng, các mạch máu giãn nở làm tăng lưu lượng máu khiến thuốc thâm nhập hệ tuần hoàn máu “ồ ạt” hơn

Các thuốc kháng đông làm cơ thể rất nhạy cảm với nhiệt độ cao (bị ói mửa hay xây xẩm).

Một số bệnh nhân sử dụng các thuốc trị huyết áp cao cũng không nên dùng nước quá nóng, một số dược phẩm có tác dụng phụ gây hoa mắt, chóng mặt hay buồn ngủ cũng không được ngâm mình trong bồn nước nóng.

Riêng loại thuốc dán qua da thì càng hết sức cẩn trọng. Những dược phẩm dán qua da sẽ làm dược phẩm hấp thu vào cơ thể nhanh chóng hơn khi ở nhiệt độ cao.

Khi tắm nước quá nóng, các mạch máu giãn nở làm tăng lưu lượng máu khiến thuốc thâm nhập hệ tuần hoàn máu “ồ ạt” hơn.

Những thuốc dán có tác dụng giảm đau như fentanyl, oxycodone, buprenorphine sẽ rất nguy hiểm nếu người sử dụng đi ngoài nắng hoặc tắm bằng nước nóng, ngâm mình trong bồn nước nóng.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons