Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Dùng thuốc dạng xịt thế nào cho đúng?

Hầu hết các thuốc dùng trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen suyễn hiện nay đều được dùng ở dạng phun - hít còn gọi là thuốc dạng xịt, thuốc khí dung.

Ưu điểm chính của thuốc dạng này là thuốc được đưa đến trực tiếp niêm mạc đường thở, do vậy có tác dụng nhanh và mạnh. trong khi đó, nồng độ thuốc ngấm vào máu thấp do vậy ít gây tác dụng phụ có hại. Tuy nhiên, nếu người bệnh không dùng đúng cách thuốc dạng xịt sẽ gây lãng phí thuốc và không mang lại hiệu quả điều trị như mong muốn.
Thuốc dạng xịt là gì?
Thuốc dạng xịt hiện nay thường được chế tạo ở dạng bình xịt định liều (MDI) là thiết bị cầm tay dùng lực đẩy để phân bố thuốc. Thuốc được chế tạo để mỗi lần xịt có một lượng thuốc nhất định phóng thích ra. Bình xịt định liều dễ mang theo người, có khả năng phân phối liều thuốc chính xác.
Thuốc dạng xịt được dùng nhiều qua đường hô hấp trong điều trị hen suyễn và các bệnh đặc biệt ở phổi gây khó thở như tràn khí màng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Phổ biến nhất là các thuốc trong điều trị hen suyễn như các thuốc giãn phế quản dùng để cắt cơn hen (salbutamol, terbutalin) hay các corticoid chống viêm dùng để điều trị dự phòng hen (beclomethason, budesonid, fluticason).
Thuốc dạng xịt phát huy tác dụng điều trị nhanh và mạnh, đồng thời cũng hạn chế được tác dụng không mong muốn của thuốc so với khi dùng đường toàn thân. 
Một ví dụ là corticoid trong điều trị hen nếu dùng theo đường uống, thuốc sẽ gây tác dụng tại nhiều bộ phận của cơ thể ngoài hệ hô hấp nên sẽ gây ra những tác dụng có hại như giữ nước, làm tăng huyết áp, gây suy tuyến thượng thận... Nhưng khi dùng dạng xịt, thuốc corticoid sẽ đi trực tiếp vào đường hô hấp (nơi thuốc cần phát huy tác dụng) nên sẽ hạn chế được các tác dụng phụ kể trên.
Tuy nhiên, dùng bình xịt định liều không dễ, cần hít được thuốc với liều tối đa vào hệ hô hấp. Phải có sự phối hợp rất chính xác giữa động tác xịt của tay và động tác hít của miệng. Nếu tay đã xịt mà miệng chưa kịp hít hoặc miệng hít mà tay chưa xịt thì đều gây lãng phí thuốc và không mang lại hiệu quả điều trị cần thiết.
Cách dùng
Để dùng đúng thuốc dạng xịt, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ 6 bước sau:
Bước 1: mở nắp bình thuốc.
Bước 2: cầm bình thuốc thẳng đứng bằng 2 ngón tay, lắc đều bình thuốc 4 - 5 lần.
Bước 3: thở ra cho đến khi không thể thở ra được nữa.
Bước 4: ngậm kín môi vào phần miệng ống của bình xịt. Bắt đầu xịt thuốc và cùng lúc hít vào thật sâu và thật dài.
Bước 5: nín thở càng lâu càng tốt (khoảng 10 giây) để giúp thuốc có thời gian lắng đọng lại lên bề mặt niêm mạc đường thở.
Bước 6: thở ra chậm và nhẹ nhàng.
Nếu cần xịt thêm thuốc thì làm lại các bước 2 - 6.
Để ghi nhớ cách sử dụng bình định liều đúng cách, có thể tóm tắt 6 bước sau:
1. Mở nắp, 2. Lắc kỹ, 3. Thở ra hết mức, 4. Ngậm bình, xịt thuốc và cùng lúc hít vào thật sâu, 5. Nín thở để giữ thuốc, 6. Thở ra.
Một số lưu ý khác
- Việc sử dụng thuốc đúng cách có vai trò đặc biệt quan trọng, do đó, các bênh nhân nên được hướng dẫn đầy đủ và đúng cách; ngay sau khi được nghe các bác sĩ, nhân viên y tế hướng dẫn cách dùng thuốc, người bệnh nên dùng thử ngay trước mặt nhân viên y tế để khẳng định việc đã hiểu và làm đúng cách.
- Một số thuốc dạng bình xịt định liều có cửa sổ liều ở bên cạnh bình thuốc, trong trường hợp này chỉ cần nhìn số ở cửa sổ này, khi về số “0” có nghĩa là không còn liều nào trong bình xịt.
Đây là cách xác định bình thuốc đã hết thuốc.
- Trong trường hợp không có cửa sổ liều bên cạnh, cần ghi ngày bắt đầu dùng hoặc số lần dùng lên trên vỏ bình thuốc để tính toán khi nào thuốc hết để thay bình xịt mới.
- Lưu ý khi dùng thuốc dạng xịt có chứa thành phần corticoid, sau mỗi lần xịt thuốc nhớ súc miệng thật kỹ. Nếu không súc miệng sau khi xịt thuốc corticoid có thể bị bệnh nấm họng.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thuốc ho và cảm lạnh có thể gây hại cho trẻ

Các thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn có thể có hại cho trẻ hơn là lợi. Do vậy cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn để ngăn chặn việc sử dụng những thuốc này ở trẻ em.

Nghiên cứu được công bố sau khi Ấn Độ gần đây đã cấm sản xuất và tiêu thụ hơn 300 thuốc phối hợp bao gồm cả hai loại thuốc ho được sử dụng rộng rãi.
Ở nghiên cứu này, các tác giả đã phỏng vấn 3.500 phụ huynh có con dưới 6 tuổi về sử dụng thuốc ho và cảm lạnh từ năm 2008 tới năm 2011. Trong năm 2009, có khoảng 18% trẻ vẫn dùng thuốc ho và cảm lạnh được cảnh báo trên nhãn mác là cấm dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện thấy một số lớn trẻ vẫn được cho dùng các thuốc ho và cảm lạnh ngay cả khi có bằng chứng về tác hại, các khuyến cáo về sức khỏe cộng đồng từ các cơ quan chính phủ và yêu cầu nhãn mác bắt buộc với nhà sản xuất. Ngoài ra, bằng chứng cho thấy, những thuốc này không hiệu quả ở trẻ nhỏ.
Với những lợi ích không thiết thực và nguy cơ tiềm ẩn, cần có những biện pháp mạnh hơn để ngăn chặn việc sử dụng những thuốc này. Nâng cao nhận thức cộng đồng cũng như hạn chế việc mua bán những thuốc này có thể là biện pháp để giảm sử dụng.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

50% thuốc bán trên Internet là thuốc giả


Thuốc giả được làm rất tinh vi
Thuốc là sản phẩm dành cho mọi đối tượng và cũng là sản phẩm được làm giả rất phổ biến. Theo bà Samson Chiu - Giám đốc khu vực Châu Á, Thái Bình Dương - Viện An ninh Dược phẩmt các loại thuốc được làm giả phổ biến hiện nay là thuốc làm từ thức ăn cho lợn và gà, viên nang làm từ chất thải của ngành công nghiệp da, thuốc giả trong bao bì thật. Các cơ quan chức năng đã phát hiện các chất độc hại có trong thuốc giả như kim loại nặng, các loại dược chất không mong muốn và một số loại thuốc hoàn toàn không có dược chất.
Bác Samson Chiu cũng nhấn mạnh vào bất cứ thời điểm nào cũng có khoảng 40 -50 nghìn người bán thuốc trực tuyến trên toàn cầu trong đó có tới 90 -95% không hợp pháp. WHO đã khuyến cáo có tới 50% thuốc bán trên mạng internet là thuốc giả.

Đa số thuốc giả đều không phân biệt được bằng mắt thường, người dân lại không kêu ca gì, đặc biệt các chế tài chưa đủ tính răn đe tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất và buôn bán thuốc giả tăng.

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn cho biết những đổi mới của ngành y tế, lĩnh vực dược trong thời gian qua đã từng bước phát triển, góp phần quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Trong 10 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước ước đạt 1,649 tỷ USD, tăng 18% so với cả năm 2014. Sản lượng trong nước đã đáp ứng được khoảng 48% nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân.

Hiện nay, dự thảo Luật Dược sửa đổi đang được Quốc hội xem xét và thông qua trong thời gian tới. Trong Luật dược sửa đổi đã bổ sung những quy định mới thích hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các hoạt động đổi mới, sáng tạo trong lĩnh vực dược cũng như khuyến khích các sản phẩm dược chất lượng cao, khuyến khích phát triển thuốc sản xuất trong nước, đặc biệt là thuốc có nguồn gốc dược liệu...
Ông Bradley Silcox, Chủ tịch Tiểu ban Dược phẩm của Eurocham khẳng định cam kết của Tiểu ban trong việc phối hợp cùng Chính phủ Việt Nam phát triển một ngành công nghiệp dược phẩm với chất lượng cao và bền vững.
"Chúng tôi luôn sẵn sàng hợp tác cùng các cơ quan hữu quan Việt Nam để tạo ra những diễn đàn đối thoại với sự tham gia của các cơ quan chính phủ, các tổ chức quốc tế, phi chính phủ và các doanh nghiệp nhằm mục đích cùng nghiên cứu, thảo luận và đưa ra những giải pháp để phát triển ngành công nghiệp dược phẩm chất lượng và bền vững” - ông Bradley Silcox nhấn mạnh.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Xu hướng: Chối bỏ kháng sinh

Hãy để cơ thể tự xoay sở
Đã hơn một tháng trôi qua kể từ ngày chị Nguyễn Hồng Hạnh (Ba Đình, Hà Nội) bị viêm họng. Ngày trước, chỉ cần liều thuốc 5-7 ngày là mọi cơn ho đều chấm dứt, nhưng lần này, sau nhiều đợt điều trị mà bệnh tình chị vẫn chẳng thuyên giảm phần nào. 
Những cơn ho liên tục về đêm không chỉ khiến chị mất ngủ, sức khỏe giảm sút mà chồng con cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Cứ ngỡ mình bị lao hay một bệnh nghiêm trọng nào đó thì mới ho dai và dữ như vậy, song đến khi thăm khám, chị mới té ngửa khi biết nguyên nhân là do nhờn thuốc.
Cuối cùng, để chấm dứt tình trạng khó chịu này, bác sĩ quyết định tiêm cho chị Hạnhmột liều kháng sinh cực mạnh. Cũng kể từ đợt đó, chị quyết định “cai dần” kháng sinh. Lý giải về quyết định này, chị khẳng định “Thời gian trước, hễ cứ hắt hơi, sổ mũi một chút là mình lại nã kháng sinh vào người để mau khỏi bệnh. 
Chính vì thế mới dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào thuốc với liều dùng ngày càng cao. Giờ mình sẽ không dùng kháng sinh nữa mà cứ để cơ thể chống chọi lại với bệnh tật. Tất nhiên, bên cạnh đó, mình cũng sử dụng một số liệu pháp dân gian để hỗ trợ chữa bệnh”.
Không chỉ có chị Hạnh mà thời gian gần đây, phong trào “bài xích” kháng sinh đang dần lan rộng trong cộng đồng và nhận được sự đồng thuận của không ít chị em. 
Chia sẻ về việc tẩy chay loại thuốc này, chị Trần Bích Thủy (Đống Đa, Hà Nội) phân tích: “Theo mình được biết thì kháng sinh ngày trước chỉ dùng cho các binh lính bị thương nặng ở chiến trường - nơi điều kiện vệ sinh và nghỉ ngơi bị hạn chế. Giờ đây, công nghệ phát triển thì con người lại càng ngày càng biến mình thành nô lệ của kháng sinh.
Thực tế thì cơ thể chúng ta hoàn toàn có khả năng chống lại bệnh tật. Thế nên, chỉ trong những trường hợp thật sự cần thiết, vượt quá khả năng chống chọi của hệ miễn dịch thì mới cầu cứu đến kháng sinh, chứ vài ba cái bệnh thời tiết thì cứ để cơ thể tự xử lý. Nhất là với trẻ con, đừng tước đi cơ hội tự chống chọi với bệnh tật của chúng”.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Kháng sinh: Hại nhiều hơn lợi
Theo PGS.TS. BS Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng Khoa Nhi, BV Bạch Mai, Hà Nội): Ở nước ta và nhiều nước khác trên thế giới, tình trạng lạm dụng kháng sinh trong chữa bệnh diễn ra rất phổ biến. Hầu hết mọi người cho rằng: bệnh nhẹ nếu không dùng kháng sinh từ đầu sẽ dễ dẫn đến nhiều biến chứng. 
Tuy nhiên, khảo sát của BV Bạch Mai cho thấy, tỷ lệ biến chứng ở nhóm người dùng kháng sinh và không dùng kháng sinh khi mắc cùng một loại bệnh là như nhau. Điều đó có nghĩa là kháng sinh không hề có tác dụng ngăn ngừa biến chứng ở giai đoạn đầu của bệnh. 
Thậm chí, với nhóm người dùng kháng sinh, khi bị biến chứng thì việc chữa trị sẽ khó hơn rất nhiều so với nhóm không dùng kháng sinh mà bị biến chứng. Như vậy, việc dùng kháng sinh rõ ràng có hại nhiều hơn có lợi.
Vẫn theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, song song với việc để cơ thể tự xoay xở với bệnh tật, chúng ta cần theo dõi các biểu hiện bệnh hàng ngày. Nếu thấy bệnh nặng hơn, cần quay lại bệnh viện để thăm khám. Khi đó, thầy thuốc sẽ xem xét xem bệnh có biến chứng nào xấu không. Nếu có, dùng kháng sinh lúc này vẫn chưa muộn. Còn nếu đó chỉ là phản ứng chống lại bệnh tật của cơ thể, chẳng có lý do gì chúng ta lại phải dùng kháng sinh. 
Bởi lẽ, thực tế cho thấy kháng sinh có rất nhiều tác dụng phụ như: gây dị ứng, loạn khuẩn tiêu hóa..., đặc biệt là nhờn thuốc, kháng thuốc khiến chúng ta phải dùng liều mạnh hơn, cao cấp hơn, gây tốn kém hơn. 
Không chỉ vậy, khi sử dụng kháng sinh, cơ thể chúng ta sẽ tạo ra một loại vi khuẩn kháng thuốc, và vi khuẩn này có thể truyền qua những người lành sống xung quanh. Và nếu những người đó mắc bệnh nhiễm trùng, họ cũng dễ dàng gặp phải tình trạng kháng thuốc dù rất ít khi dùng kháng sinh.
Chính bởi những nguyên nhân trên, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khẳng định: với những bệnh thông thường do nhiễm virus, chúng ta dứt khoát không dùng kháng sinh; với những bệnh nhiễm trùng nhẹ thì dùng kháng sinh liều vừa phải; nếu bệnh trầm trọng thì cần dùng kháng sinh mạnh ngay lập tức để tránh tình trạng nhờn thuốc. Tất nhiên, việc dùng kháng sinh hay không, phải theo chỉ định của bác sĩ chứ không phải theo phán đoán hay kinh nghiệm của bản thân.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thuốc ngủ: Thủ phạm hàng đầu gây ung thư


Hàng triệu người trên thế giới đang phải dùng đến thuốc ngủ, nhưng ít ai biết rằng, nó làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, uống thuốc ngủ thường xuyên thúc đẩy các khối u ác tính phát triển.
Khảo sát từ hơn 30 ngàn người cũng cho thấy, thuốc ngủ gây ung thư họng, khí quản, mũi. Các nhà khoa học cũng cho hay, dùng thuốc thời gian dài thì rủi ro càng cao.
thuốc ngủ, ung thư, rối loạn tâm thần
Thuốc ngủ gây hại cho cơ thể về lâu dài
Nghiên cứu cũng phát hiện thấy, những người dùng thuốc ít nhất hai lần/tuần thì rủi ro ung thư hô hấp cao hơn 2,5 lần so với những ai không dùng. Thuốc cũng tác động xấu tới đường hô hấp.
Những đối tượng sử dụng thuốc từ 3 năm trở lên, những rủi ro mang tới là rất rõ rệt. Để có những thông tin bổ ích này, các nhà khoa học Na Uy, Anh, Phần Lan đã phải nghiên cứu 20 năm liên tục.
Có nhiều thông tin khác nhau về những tác dụng phụ của thuốc ngủ, nhưng nghiên cứu mới này có ý nghĩa cấp thiết để quyết định xem có nên dùng thuốc hay không.
Loại thuốc ngủ có chứa chất benzodiazepine (có tác dụng an thần, giảm lo lắng, giúp bình tĩnh, thư thái và ngủ ngon) làm tăng nguy cơ mất trí. Các chuyên gia khuyên chỉ nên dùng khi mất ngủ trầm trọng, căng thẳng quá độ.
Sử dụng thuốc thường xuyên khiến bạn bị lệ thuộc và gây ra nhiều phản ứng phụ. Loại thuốc Z tựa như benzodiazepine song có tác dụng ngắn hơn.
Trong một nghiên cứu năm 2013 cho thấy, thuốc Z tăng nguy cơ bị đau tim tới 50%, hay có thể gây rối loạn giấc ngủ. Công trình nghiên cứu 20 năm cũng cho thấy, dùng thuốc ngủ dễ gây nhiễm trùng, khiến tế bào ung thư phát triển và gây tử vong cao.
"Có mối liên quan giữa việc sử dụng thuốc ngủ và nguy cơ tử vong tăng lên đã được ghi nhận trong hơn 20 nghiên cứu.
Mặc dù nghiên cứu đã tập trung vào hầu hết các nguyên nhân gây tử vong, song một vài nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, các loại thuốc ngủ có liên quan cụ thể tới từng trường hợp tử vong vì ung thư - các nhà khoa học tại Viện Sức khỏe Cộng đồng Na Uy cho biết.
Những tác hại của thuốc ngủ vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu thời gian tới. Tại Anh, cứ 10 người thì có một sử dụng thuốc ngủ, tại Mỹ là 5,2% dân số.
Lời khuyên chân thành của các nhà khoa học để giảm nguy cơ ung thư là: không hút thuốc, chế độ ăn uống cân bằng, duy trì cân nặng vừa phải để cơ thể khỏe mạnh, giảm uống rượu, năng luyện tập, cần đảm bảo an toàn khi ra nắng.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Kem ốc sên chỉ làm lành da

Gần đây nhiều chị em thích làm trắng da đã sử dụng các loại kem được chế từ ốc sên. Tuy nhiên qua thời gian thấy không khả quan mà còn bị dị ứng da, nguy hiểm cho tính mạng.

Chất nhớt của ốc sên là hỗn hợp gồm proteoglycans, glycosaminoglycans, enzyme glycoprotein, acid hyaluronic, peptide và nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm và sắt.
Một số thương hiệu mỹ phẩm quảng cáo rằng sản phẩm có chứa ốc sên của họ “...có tác dụng bảo vệ, dưỡng ẩm sâu, làm đổi mới và kích thích sự tái sinh của da bị hư hại do mụn, vết thương, viêm tấy, lão hóa da...”, nhưng không có nghĩa là khi họ được cấp bằng sáng chế các sản phẩm từ ốc sên thì được phép tuyên bố là sản phẩm này hoàn toàn vô hại.
Thật vậy, một số nghiên cứu trên sự nuôi cấy tế bào chứng minh chất nhờn ốc sên có tác dụng tăng sinh tế bào nguyên sợi, kích thích sản xuất collagen và elastin mới. Nhưng kết quả trên nuôi cấy tế bào vẫn chưa thể kết luận là tốt khi áp dụng trên da. Vài nghiên cứu khác cho thấy ốc sên giúp cải thiện da bằng cách tăng khả năng tự nhiên của lớp hạ bì chống mất nước, và tốt nhất là làm lành vết thương.

Từ thời Hi Lạp cổ đại đến thời Trung cổ, người ta dùng ốc sên chống loét đường tiêu hóa và làm dịu cơn ho. Người Cameroon dùng điều trị bỏng. Hippocrates ghi những lợi ích sức khỏe của ốc sên và các thí nghiệm cho thấy mucin trong ốc sên rất hiệu quả trong việc chữa lành da, làm tiêu mụn cóc và giảm sẹo. Đến nay các nhà nghiên cứu hiện đại chứng minh Hippocrates đã đúng vì huyết thanh ốc sên được phát hiện có chứa cả hai chất chống viêm và chống oxy hóa.
Tuy nhiên quan trọng là loại ốc nào và chất lượng loại nhớt của ốc còn tùy thuộc vào môi trường sống, nguồn thức ăn mà ốc tiêu thụ sẽ ảnh hưởng chất lượng loại kem được sản xuất.
Việc sử dụng ốc sên trong các mỹ phẩm dùng cho người cũng có rủi ro, dù được chế ở dạng kem chỉ áp dụng trên da nhưng không chắc chắn là nó không thấm qua da vào cơ thể để gây bệnh.
Nhiễm ký sinh trùng, ốc sên được xem là mầm mang bệnh lây truyền cho người, trong đó bao gồm E. coli, các khuẩn khác có khả năng sống lâu trong phân người và động vật.
Ốc sên cũng có mang mầm bệnh từ chuột là Angiostrongylus cantonensis gây ra nhiễm giun phổi (lungworms) do chuột mang mầm bệnh này, thông thường các động vật thân mềm bị nhiễm do tiêu thụ phân chuột nhiễm bệnh.
Các ký sinh trùng này sẽ phát triển mạnh trong ốc sên và qua chất nhớt có thể thấm vào máu qua da, đó là mối hiểm họa cho người, nhất là những người thích ăn loài vật này.
Không làm trắng da, thật ra các chất nhờn của ốc sên được sử dụng để điều trị các vết thương nhỏ và mụn cóc.
Từ thời Hi Lạp cổ đại Hippocrates báo cáo đề xuất sử dụng ốc sên nghiền nát làm giảm da bị viêm và hơn 2 thập kỷ qua, những người nông dân Chile thu hoạch và xử lý ốc sên để cung cấp cho thị trường của Pháp dạng sản phẩm mang tên “Elicina”.
Tuy nhiên dù sao ốc sên vẫn được xem là nguồn thực phẩm đáng được chú ý vì chứa nhiều nước, protein, chất béo omega 3,6,9 tốt cho sức khỏe, nhiều khoáng tố canxi, sắt, selen, magiê và giàu vitamin như E, A, K và B12. Ốc được xem là lý tưởng trong chế độ ăn uống vì có nguồn protein cao nhưng ít calo. Ăn 100 gam ốc, có khoảng 90 calories. Nó còn có tính chống oxy hóa cao.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Nghi vấn 3 bệnh nhân tử vong do dùng thuốc Zydelig chống ung thư


Thuốc Zydelig một thời được ca ngợi là một "cuộc cách mạng" nó giúp các tế bào ung thư "tan ra". Nhưng hiện Zydelig đang được điều tra bởi cơ quan y tế Úc sau khi một số bệnh nhân đã chết vì sử dụng thuốc trong các thử nghiệm lâm sàng ở nước ngoài.

Chống chỉ định của thuốc Zydelig
Thuốc được quy định cho các bệnh nhân bị ung thư máu hiếm như bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính. Trước khi sử dụng thuốc Zydelig bệnh nhân cần tham khảo lời khuyên từ bác sĩ. Thuốc Zydelig lần đầu tiên được chấp thuận tại Úc vào năm 2015 sau khi được ca ngợi "Thuốc thần".
thuốc Zydelig- thuốc thần có phải nguyên nhân chính gây chết lâm sàng ở bệnh nhân?Thuốc Zydelig - thuốc thần có phải nguyên nhân chính gây chết lâm sàng ở bệnh nhân?
Việc quản lý dược phẩm (TGA - Úc) cho biết, thuốc Zydelig đã được quy định sử dụng đối với những bệnh nhân ung thư máu hiếm như bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính và non-Hodgkin lymphoma, người đã thất bại trong điều trị khác.

Thuốc Zydelig hoạt động theo cơ chế ngăn chặn protein đặc biệt bên trong các tế bào ung thư đồng thời khuyến khích các bệnh ung thư phát triển. Hãng dược Gilead Sciences Inc (Úc) đã và đang thực hiện sáu thử nghiệm lâm sàng để tìm hiểu xem Zydelig có thể là một điều trị tuyến đầu, chứ không đơn thuần chỉ là một phương sách cuối cùng cho bệnh nhân giai đoạn cuối.
Viện nghiên cứu cho biết "tác dụng phụ" đã được phát hiện trong quá trình thử nghiệm, nhưng không hề có tác dụng phụ nghiêm trọng đặc biệt là gây tử vong. Viện quản lý dược phẩm (Úc) cũng cho biết họ đang xem xét các thông tin được cung cấp bởi Gilead và nhanh chóng cảnh báo đến các bệnh nhân dùng Zydelig liên hệ với bác sĩ của họ. 
Một phát ngôn viên của viện cho biết các bác sĩ nên tránh sử dụng Zydelig đối với bệnh nhân ở giai đoạn đầu. “Đối với những bệnh nhân bắt đầu hoặc tiếp tục điều trị bang thuốc idelalisib [Zydelig] cần phải theo dõi thật cẩn thận kể cả những dấu hiệu nhỏ nhất”, phát ngôn viên của viện quản lý dược phẩm (Úc). 
Sharon Millman - Giám đốc điều hành tổ chức từ thiện Lymphoma (Úc) cho biết họ thực sự rất lo lắng cho bệnh nhân sử dụng thuốc. "Chúng tôi khuyến cáo bất cứ ai đã và đang dùng Zydelig phải nói ngay với bác sĩ của họ và có lẽ phải áp dụng phương pháp điều trị khác".
Các nhà sản xuất thuốc lên tiếng đối với viện quản lý dược phẩm (Úc) rằng "nguy cơ tiềm tàng của các tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm tử vong, chủ yếu là do nhiễm khuẩn, ở những bệnh nhân sử dụng thuốc đã kết hợp với các loại thuốc trị ung thư khác".
Trong các thử nghiệm ban đầu, ba ca tử vong đã được báo cáo: một bệnh chỉ sử dụng thuốc Zydelig, còn 2 bệnh nhân còn lại sau khi kết hợp với rituximab (một loại thuốc trị ung thư khác). Cơ quan y tế châu Âu và Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cũng đã đang khẩn trương nghiên cứu, điều tra làm rõ.
Zydelig từng được ngợi ca là phương thuốc thần kỳ

Năm 2015 các bệnh nhân ung thư của Úc có thêm một cơ hội khi được tiếp nhận với thuốc Zydelig. Thuốc Zydelig cũng được ca ngợi tại Mỹ như là một bước đột phá lớn bởi vì không giống như hóa trị, thuốc nhắm ung thư mà không giết chết các tế bào khỏe mạnh.
Cornell Medical College ở New York đã thử nghiệm thuốc trên 220 bệnh nhân vào năm 2014, và phải công nhận rằng các kết quả thực sự "đáng kinh ngạc".
Nhà Nghiên cứu, TS Richard Furchard cho biết thêm: điểm đặc biệt của thuốc Zydelig là nó có trình điều trị nhanh, không gây nặng nề, mệt mỏi cho bệnh nhân như những phương pháp hóa trị khác. 

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408  
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons