This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016
Cách dùng thuốc hợp với thức ăn
Thứ Sáu, tháng 1 15, 2016
sống khỏe
No comments
Đón Tết cổ truyền, nhân dân ta quan niệm là “ăn Tết”, bởi trong những ngày Tết mọi gia đình đoàn tụ, cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon, đặc sản của dân tộc. Tuy nhiên, trong khi ăn Tết vẫn nhiều người phải dùng thuốc chữa bệnh. Vậy làm sao để dùng thuốc phối hợp với thức ăn có lợi cho sức khỏe, đồng thời tránh được sự tương tác có hại giữa thuốc và thức ăn?
Ảnh hưởng của thuốc đến ăn uống
Thuốc là những chất hóa học hoặc những hoạt chất được bào chế từ thảo mộc để dùng vào mục đích điều trị và phòng ngừa một số bệnh. Thuốc vào cơ thể sẽ trải qua ba giai đoạn: hòa tan trong bộ máy tiêu hóa, hấp thụ vào máu, chuyển đến các tế bào, tạo ra các tác dụng mong muốn điều trị bệnh. Thuốc được phân phối nhiều nhất vào các cơ quan như tim, gan, thận, não, một phần ít hơn vào bắp cơ, da, tổ chức mỡ. Trong quá trình chuyển hóa của thuốc, có thể tạo ra các tác dụng như sau:
Thuốc làm giảm khẩu vị, làm mất đi sự ngon miệng và có thể đưa tới suy dinh dưỡng, như các loại: sulfasalazine trị bệnh thấp khớp; colchicine chữa gut; chlorpropamide chữa tiểu đường; thuốc lợi tiểu furosemide, hydrochlorothiazide; thuốc trị suy tim digitalis; thuốc an thần temazepam; đặc biệt là các hóa chất trị ung thư làm cho người bệnh buồn nôn, giảm vị giác, thấy thức ăn không còn hấp dẫn.
Thuốc làm giảm hoặc thay đổi vị giác thì rất nhiều: thuốc an thần meprobamate; thuốc ngủ dalmane; thuốc chống trầm cảm lithium; thuốc kháng nấm griseofulvin...
Thuốc làm tăng sự thèm ăn: periactin, marijuana giúp ăn ngon hơn và tăng cân.
Ngược lại, thuốc làm giảm sự thèm ăn: cocaine, amphetamine.
Uống quá nhiều rượu đưa tới suy dinh dưỡng, thiếu các vitamin B6, B1 và folic acid...
Ảnh hưởng của thuốc đến sự hấp thụ thức ăn
Hầu hết sự hấp thụ thuốc và thức ăn đều diễn ra ở ruột non. Do đó, một số thuốc có thể làm giảm khả năng hấp thụ thức ăn của niêm mạc ruột và dạ dày, giảm thời gian thức ăn ở lại trong ruột. Chẳng hạn dầu khoáng dùng làm thuốc nhuận tràng, sau khi uống, thuốc làm lòng ruột trơn nhờn.
Các vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K sẽ hòa vào dầu thuốc, thoát ra khỏi ruột mà không được hấp thụ. Một số thuốc làm giảm tác dụng của một vài men tiêu hóa, làm giảm hấp thụ thức ăn: như các thuốc hạ cholesterol, thuốc kháng sinh neomycin giảm tác dụng của mật, gây khó khăn cho sự tiêu hóa thức ăn có chất béo.
Thuốc cimetidine giảm acid dạ dày, làm giảm hấp thụ vitamin B12 do ức chế vitamin này tách rời khỏi thức ăn. Thuốc aspirin và các dược phẩm có tính acid làm tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến giảm hấp thụ thức ăn...
Thức ăn và thuốc uống đều là nhu cầu quan trọng của con người hiện đại
Ảnh hưởng của thuốc tới sự chuyển hóa và bài tiết
Chất dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thụ, chuyển hóa thành năng lượng và các phần tử căn bản để cấu tạo tế bào. Sự chuyển hóa các chất xảy ra nhờ các enzym xúc tác. Một số thuốc ức chế sự tổng hợp enzym bằng cách lấy đi vài vi chất cần thiết cho việc tạo ra enzym đó. Ví dụ, thuốc methrotrexate điều trị ung thư máu, viêm khớp; thuốc pyrimethamine chữa sốt rét, hai loại thuốc này lấy đi acid folic trong ADN của enzym làm cho men tiêu hóa mất tác dụng và bị tiêu hủy.
Thuốc và thức ăn có thể kết hợp, tạo ra một hợp chất mà cơ thể không sử dụng được như: uống INH để điều trị và phòng bệnh lao, INH sẽ kết hợp với vitamin B6 có trong thức ăn tạo thành một hợp chất mà cơ thể không sử dụng được B6nữa. Vì thế, khi dùng thuốc INH cần phải uống bổ sung vitamin B6.
Thuốc làm cho sự chuyển hóa chất dinh dưỡng mất đi một số chất cần thiết cho cơ thể như: thuốc lợi tiểu làm tăng đào thải canxi, kali, kẽm theo nước tiểu, làm cho cơ thể bị thiếu những chất này.
Lời khuyên của bác sĩ
Tránh được các tác dụng tương tác có hại thì việc ăn uống và sử dụng thuốc men mới có thể an toàn và đạt được những hiệu quả tốt. Để tránh hậu quả tương tác xấu giữa thuốc và thức ăn, người bệnh cần thông hiểu các ưu và nhược điểm của thuốc. Khi đã bị ăn mất ngon, miệng khô đắng, bạn hãy hỏi bác sĩ xem thuốc mà bạn đang dùng có gây ra khó khăn trong ăn uống hay không.
Trên thực tế có rất nhiều loại thuốc cả Đông và Tây y, có tính chất lý hóa phức tạp, có tương tác cũng rất đa dạng với thức ăn. Vì vậy, mọi người không nên tự ý dùng thuốc mà chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ và lời dặn kiêng kỵ thức ăn khi dùng từng loại thuốc cụ thể.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Viêm nướu răng dùng thuốc gì?
Thứ Sáu, tháng 1 15, 2016
sống khỏe
No comments
Bệnh viêm nướu răng là một bệnh lý răng miệng rất thường gặp, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh nha chu, làm mất răng do xương và các mô liên kết quanh chân răng bị phá hủy!
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm nướu răng là sự hình thành mảng bám ở răng.
Các mảng bám là một hỗn hợp gồm thức ăn, vi khuẩn và nước bọt tạo thành và sẽ bám vào chân răng sau khi ăn. Theo thời gian, các mảng bám này sẽ tích tụ dần dần, trở nên cứng (gọi là vôi răng) và là nơi trú ngụ của vi khuẩn, tiết ra các độc tố gây viêm nướu răng.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác:
- Do vệ sinh răng miệng kém.
- Do thói quen hút thuốc.
- Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể như phụ nữ trong thời kỳ mang thai hay sau mãn kinh…
- Do hệ miễn dịch bị suy yếu ở người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh HIV/AIDS, bệnh ung thư…
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm… làm giảm tiết nước bọt (có vai trò làm sạch vi khuẩn), nên tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn.
Bình thường nướu răng có màu hồng nhạt, chắc khỏe. Khi nướu răng bị viêm, sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Nướu răng sưng, đỏ, đau.
- Nướu răng mềm, không bám chắc chân răng.
- Chảy máu ở nướu răng (thường xuất hiện sau khi đánh răng).
- Hơi thở hôi...
Thuốc điều trị bệnh viêm nướu răng
Các dung dịch súc miệng: giúp vệ sinh răng miệng, trong thành phần thường có chứa các chất kháng khuẩn như chlorhexidin, hexetidin, zin gluconat, chlorin dioxide… sẽ làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn ra khỏi miệng.
Nhóm thuốc kháng sinh (beta-lactam, macrolid…): có tác dụng diệt vi khuẩn trú ngụ ở nướu răng, thường được sử dụng trong điều trị viêm nướu răng.
Sự kết hợp của spiramycin (kháng sinh nhóm macrolid) với metronidazol (kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn kỵ khí) trong chế phẩm Rodogyl, mang lại hiệu quả cao trong điều trị các bệnh lý răng miệng như: bệnh viêm nướu răng, nha chu, sâu răng...
Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, acid mefenamic, diclophenac, meloxicam…): làm giảm các triệu chứng sưng, đỏ, đau của viêm nướu răng.
Nhóm thuốc corticosteroid (prednisolon, dexamethason…) có tính kháng viêm mạnh, điều trị hiệu quả các triệu chứng sưng, đỏ, đau của viêm nướu răng.
Cần lưu ý: không được sử dụng nhóm thuốc kháng viêm non-steroid và nhóm thuốc corticosteroid cho người có tiền sử viêm loét dạ dày.
Nhóm thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, aspirin…) thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau do viêm nướu.
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, việc phòng ngừa bệnh như vệ sinh răng miệng thật tốt, không hút thuốc, đi khám răng đều đặn... là những biện pháp quan trọng giúp phòng tránh được bệnh viêm nướu răng.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016
Sử dụng đúng cách que thử thai
Thứ Ba, tháng 1 12, 2016
sống khỏe
No comments
Thử thai tại nhà (dùng que thử thai) là biện pháp nhằm phát hiện hCG trong nước tiểu. Đây là hormone đầu tiên có mặt sau khi trứng thụ tinh nằm trong tử cung (khoảng 6 ngày sau thụ tinh). Que thử thai được sử dụng đúng cách khi đảm bảo các yếu tố về nguồn gốc xuất xứ, que thử còn hạn sử dụng, sử dụng đúng hướng dẫn.
Tiến hành thử thai tại nhà
Bạn có thể dùng que thử thai vào bất kỳ thời gian nào trong ngày (sớm nhất là vài ngày sau khi bị chậm kinh) nhưng tốt nhất là lúc đi tiểu vào buổi sáng. Một số loại que thử nhạy cảm có thể phát hiện mang thai trước khi bạn có dấu hiệu chậm kinh nhưng kết quả có thể không chính xác. Tránh uống quá nhiều chất lỏng trước khi thử thai vì có thể làm loãng hormone hCG trong nước tiểu.
Sử dụng đúng cách que thử thai sẽ có kết quả chính xác cao. Ảnh: TL |
Độ chính xác cao
Các xét nghiệm thử thai tại nhà cho kết quả chính xác tới 97%. Chỉ có một số trường hợp que thử thai cho kết quả không chính xác trong tình huống thời gian sử dụng que thử thai chưa đạt đủ như yêu cầu (tối thiểu là 5 phút), sử dụng không đúng hướng dẫn, que thử thai giả hoặc hết hạn sử dụng...
Nếu đã sử dụng que thử thai đúng hướng dẫn sử dụng và kiểm tra từ 2- 3 lần trở đi thì có thể tin tưởng vào kết quả đó. Nếu chưa thực sự tự tin vào cách thức thử thai và kết quả thử thai thì có thể mua que thử về và thử kiểm tra lại khả năng mang thai của mình. Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và kiểm tra chất lượng của que thử thai trước khi dùng.
Ngoài ra, để xác định chính xác có thai hay không, bạn có thể đi siêu âm sau khi nhận thấy biểu hiện chậm kinh từ 1 tuần trở đi.
Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng trong thực tế, kinh nguyệt của bạn gái có thể đến sớm hơn hoặc chậm hơn so với dự kiến thông thường. Bởi một số yếu tố như chế độ sinh hoạt, thời tiết, tâm lý... có thể ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt của bạn gái. Nếu bạn nhận thấy kinh nguyệt của mình thường xuyên không đều hoặc tiếp tục theo dõi mà bạn vẫn thấy kinh nguyệt chưa trở lại thì bạn cần đi khám tại các phòng khám phụ khoa để xác định nguyên nhân và có hướng xử trí thích hợp.
Sử dụng đúng cách que thử thai
Bước 1: Lấy nước tiểu vào trong cốc.
Bước 2: Xé bao nhôm đựng que thử thai.
Bước 3: Cầm que thử thai trên tay theo hướng mũi tên chỉ xuống
Bước 4: Cắm que thử thai vào cốc đựng nước tiểu sao cho mặt nước tiểu không ngập quá mũi tên.
Bước 5: Chờ 5 phút bắt đầu đọc kết quả:
Sau 5 phút, lằn vạch ngang màu hồng sẽ hiện ra trên que thử thai báo hiệu cuộc thử nghiệm đã hoàn tất.
Nếu vạch hồng thứ hai hiện ra dưới vạch hồng đầu tiên, đó là kết quả bạn đã có thai. Nếu không có vạch hồng thứ hai hiện ra, bạn không có thai.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Tự ý dùng thuốc làm tăng chiều cao - Nguy hiểm cận kề
Thứ Ba, tháng 1 12, 2016
sống khỏe
No comments
Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển quan trọng của đời người. Vì vậy, không ít cha mẹ đã tìm mua các thuốc để tăng cường phát triển chiều cao cho con uống mà không biết rằng thuốc là con dao hai lưỡi, dùng không đúng chỉ định sẽ không đạt được mục đích, thậm chí còn rước họa vào thân.
Chiều cao phụ thuộc vào gen, dinh dưỡng, tập luyện chứ thuốc không đóng vai trò quyết định
Chondroitin và tác dụng với xương khớp
Gần đây, người ta truyền tai nhau và tìm mua một loại thuốc làm tăng chiều cao mà không cần phẫu thuật. Qua tìm hiểu được biết thứ thuốc đang được dùng với mục đích tăng chiều cao có hoạt chất chính là chondroitin sulfat.
Chondroitin sulfat ban đầu có nguồn gốc thiên nhiên. Người ta chiết xuất hoạt chất này từ sụn vây cá mập, song do sự khan hiếm của nguồn nguyên liệu này nên hoạt chất đã được chiết xuất từ khí quản bò. Song song với đó, người ta tiến hành tổng hợp hóa học dựa trên phản ứng cơ bản diễn ra trong cơ thể người: kết hợp glutamine với glucose dưới xúc tác của enzym tổng hợp glucose.
Cho đến nay, tất cả các y văn trên thế giới đều chỉ có chỉ định, khuyến nghị sử dụng chondroitin sulfat vào những mục đích: chữa các bệnh về mắt, chữa thoái hóa, hư khớp và hỗ trợ điều trị ung thư. Ở nhiều nước phát triển, chondroitin sulfat được sử dụng giống như một thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, không cần có chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên, từ khi được tìm ra cho đến nay, giới y khoa chưa công bố bất cứ một kết quả nghiên cứu nào về khả năng làm tăng chiều cao của chondroitin. Đã có một sự nhầm lẫn hoặc lợi dụng tác dụng bảo vệ và tăng sinh sụn khớp của chondroitin với việc giúp tăng chiều cao.
Đặc biệt, khi dùng chondroitin sulfat cho trẻ ở độ tuổi đang tăng trưởng sẽ rất nguy hiểm vì giai đoạn này, cơ thể trẻ phát triển với tốc độ cao, hệ mạch máu mới (tân mạch) sinh ra rất nhiều, nếu dùng chondroitin thì sẽ hạn chế sự tăng sinh tân mạch vì thế sẽ hạn chế sự tăng trưởng của trẻ.
Canxi
Vấn đề tăng chiều cao không hề đơn giản. Nhiều người nghĩ bổ sung canxi để xương chắc, dài xương ra là tăng chiều cao. Tuy nhiên, canxi dù ở mức độ nào là phân tử hay nano cũng chỉ là ở mức độ hỗ trợ, còn để tăng chiều cao phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: di truyền, dinh dưỡng, kết cấu, sự phát triển, chỉ huy của nhiều yếu tố trong cơ thể...
Những ai tự ý sử dụng canxi cho mục đích tăng cao mà lại không biết cơ thể mình đang đầy đủ vitamin D và canxi thì việc bổ sung canxi lúc này là không cần thiết, sẽ làm cho đầu xương sớm bị cốt hóa và chiều cao không thể tăng thêm trong những giai đoạn tiếp theo.
Auxergyl D3 là gì?
Nhiều người đồn đoán rằng Auxergyl D3 là hormon tăng trưởng nhưng thực chất đây là thuốc chứa vitamin A và vitamin D3 với liều rất cao và có dạng ống uống (mỗi ống 1,5ml chứa 50.000 IU vitamin A và 200.000 IU vitamin D).
Do có liều cao nên Auxergyl D3 chỉ được bác sĩ cho dùng trong trường hợp bệnh lý đặc biệt (còi xương, co giật do thiếu canxi huyết, thiếu vitamin gây nhuyễn xương ở người lớn và người già) chứ không phải để kích thích phát triển chiều cao như một số người lầm tưởng. Đặc biệt, trẻ em không được dùng thuốc trên quá 3 ống mỗi năm.
Nếu dùng quá liều Auxergyl D3, trẻ bị tăng áp lực sọ não, khô da, rụng tóc, chán ăn, ngưng tăng trưởng. Auxergyl D3 còn có chống chỉ định với các trường hợp tăng canxi huyết, tăng canxi niệu, sỏi thận loại canxi...
Cần hiểu đúng về các chế phẩm giúp tăng chiều cao
Thực chất, các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng giúp tăng chiều cao được rao bán ầm ĩ, chỉ là quảng cáo. Cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào chứng minh những loại thuốc đó có tác dụng tăng chiều cao cụ thể ra sao. Chiều cao phụ thuộc vào gen, dinh dưỡng, tập luyện chứ thuốc không đóng vai trò quyết định.
Hơn nữa, việc sử dụng thuốc tăng chiều cao trong độ tuổi dậy thì, khi cơ thể đang phát triển với tốc độ chóng mặt sẽ rất nguy hại. Bởi trong thời gian này, cơ thể thường phát triển nhanh, hệ mạch máu mới được sinh ra nhiều, nếu dùng thuốc tăng trưởng chiều cao thì sẽ hạn chế sự tăng sinh tân mạch này, vì thế sẽ rối loạn chuyển hóa, hạn chế sự tăng trưởng của cơ thể.
Chưa kể tới một số người đang mắc bệnh đái tháo đường, đang sử dụng thuốc chống đông hay người có cơ địa dị ứng..., khi dùng thuốc này sẽ nảy sinh thêm nhiều bệnh lý không mong muốn khác. Quá trình giúp tăng chiều cao của cơ thể cần có thời gian tính hàng năm, cần sự kết hợp của nhiều yếu tố chứ không thể tăng thần tốc trong thời gian ngắn. Ngoài những loại thuốc kể trên, mọi người tuyệt đối không tự ý tiêm hormon tăng trưởng.
Ở các nước tiên tiến, chỉ những trẻ em bị bệnh thấp, lùn mới được điều trị bằng hormon tăng trưởng và phải đối mặt với những tác dụng phụ nguy hiểm. Đối với người đã trưởng thành (ngoài 21 tuổi), xương đã phát triển hoàn toàn thì việc dùng hormon hay bất cứ chế phẩm nào khác để tăng chiều cao đều không có tác dụng.
Mọi người cũng nên cảnh giác với các sản phẩm được quảng cáo rùm beng từ thảo dược thiên nhiên giúp người trong độ tuổi từ 17 trở lên có thể cao thêm nhanh chóng vì đã không giải thích được nó có tác dụng thần kỳ, có thể làm hormon tăng trưởng trong não người tiết ra một cách bất thường như thế.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Có nên nói không với thuốc ngủ?
Thứ Ba, tháng 1 12, 2016
sống khỏe
No comments
Truy tìm kẻ “đánh cắp” giấc ngủ
Theo TS Ngô Thanh Hồi, giấc ngủ đối với con người là một tiêu chuẩn bắt buộc đánh giá chất lượng cuộc sống. Nhưng đời sống hiện đại có quá nhiều yếu tố khiến bạn liên tục có những “đêm trắng”. Nguyên nhân gây ra mất ngủ đó có thể chia theo ba nhóm:
- Yếu tố tâm lý: lo âu, tức giận, sợ hãi, ghen tuông, hận thù, trầm uất… khiến bạn mệt mỏi, căng thẳng khó ngủ.
- Yếu tố thần kinh: các bệnh lý tổn thương thực thể não và hệ thần kinh trung ương hoặc các bệnh gây nên sốt, suy nhược… khiến thể trạng suy nhược, khó chịu.
- Yếu tố thể dịch: biến đổi nội tiết tố, hormone do tuổi tác, do chất kích thích… gây ra hiện tượng suy giảm giấc ngủ.
Với đối tượng trung niên thì stress, áp lực cuộc sống hiện đại và sự suy giảm hormone tăng trưởng là những nguy cơ chủ yếu nhất dẫn tới mất ngủ triền miên.
Do đó, thuốc ngủ trở thành vật bỏ túi với nhiều người nhất là với đời sống phương Tây vì chúng mang lại hiệu quả tức thời hơn các liệu pháp khác (bấm huyệt, uống thuốc Đông y, ăn uống…).
Ảnh minh họa
|
Thuốc ngủ là cứu cánh
Từ thời cổ đại, người La Mã đã đi tìm những bài thuốc hiệu nghiệm chữa chứng mất ngủ từ cácgiống cây cỏ như: hạt của cây phỉ ốc tư, nước quả của rau diếp… người Hy Lạp cổ và người Ai Cập cũng đã biết sử dụng chiết xuất từ thuốc phiện để giúp giấc ngủ đến dễ dàng và sâu hơn cho những người khó ngủ.
Vì vậy, trong thần thoại Hy Lạp ta có thể thấy hình ảnh vị thần giấc ngủ Hypnos được miêu tả với một bên tay luôn giữ một hoa thuốc phiện.
Đầu năm 300 Trước Công Nguyên các bác sĩ Hy Lạp đã tìm ra được các bước chưng cất và pha chế hỗn hợp các loại thảo dược để cho ra loại thức uống được gọi là "Syrups buồn ngủ".
Năm 1832, nhà hóa học Justus von Liebig người Đức đã tổng hợp được loại thuốc ngủ Hydrat có thể giúp người khó ngủ tìm được giấc ngủ sau nữa giờ. Năm 1857, các lớp học nghiên cứu về thuốc ngủ được thành lập bởi nhà hóa học người Anh, Sir Charles Locock...
Và đến ngày nay, với sự phát triển của khoa học, thị trường thuốc ngủ đã xuất hiện rất nhiều dòng khác nhau như: thuốc ngủ nguồn gốc thảo dược, thuốc ngủ thuộc nhóm Benzodiazepine, thuốc ngủ không thuộc nhóm Benzodiazepine, các thuốc an thần kinh…
Trong khi người tây phương xem việc sử dụng thuốc ngủ là bình thường thì nhiều người Việt bị chứng khó ngủ vẫn còn mơ hồ, xa lạ và thậm chí nhiều người còn “li kị” vì cho rằng thuốc an thần, thuốc ngủ là độc dược.
Từ trước đến nay, nếu người phương Tâychỉ có thể sử dụng được thuốc ngủ khi có toa kê bắt buộc của bác sĩ chuyên ngành, thì người Việt thường có tâm lý tự mua tự uống, thậm chí thích uống quá liều để thuốc mau có tác dụng nên việc sử dụng thuốc ngủ trở thành nguy hiểm và từ đó cái mác: “Thuốc ngủ = Nguy hiểm=> lánh xa” trở thành phản xạ của người Việt.
“Ứng xử” với thuốc ngủ
Trong phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ tại BV Tâm thần Ban ngày Mai Hương thì uống thuốc ngủ là phương pháp cuối cùng khi những liệu pháp khác không hiệu quả.
Bởi chúng là loại thuốc có tính hai mặt rõ rệt: an thần giữ giấc ngủ và cũng lại là độc dược hạng nhất. Do đó vấn đề không phải là dùng hay không dùng mà dùng như thế nào.
Ảnh minh họa
|
Để dùng thuốc ngủ an toàn, bạn nên tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của bạn và chọn loại thuốc phù hợp. Thuốc tạo được khởi đầu và duy trì giấc ngủ. Không gây tình trạng nhờn, lệ thuốc thuốc và có thể cắt bỏ, đổi loại khác.
Sau một thời gian sử dụng thuốc ngủ, bác sĩ sẽ chỉ định kê lại toa cho bệnh nhân để tránh nhờn thuốc, tránh phản ứng phụ gây rối loạn tâm thần.
Đối với những người mất ngủ thường xuyên thì có thể uống đều đặn mới duy trì được giấc ngủ. Nhưng trong trường hợp không phải tối nào cũng mất ngủ, bệnh nhân nên dùng thuốc gián đoạn và chỉ uống khi thấy cần.
Lưu ý
- Phụ nữ mang thai, người bệnh hô hấp, gan, thận tuyệt đối không nên dùng thuốc ngủ. Vì chúng ảnh hưởng tới sự điều hòa chức năng gan thận, sức khỏe thai nhi.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc ngủ cùng các chất có cồn như rượu, bia. Nếu phải lái xe đường dài hoặc hoạt động thể chất nặng, bạn không nên dùng thuốc ngủ vào buổi tối hôm trước.
- Nhiều người đang dùng thuốc và thấy chưa hài long với giấc ngủ nên tự ý tăng liều lượng. Đó là mối nguy hiểm nhất trong việc dùng thuốc bởi rễ gây tử vong. Khi liều cũ không thấy tác dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi toa.
- Mỗi loại thuốc phù hợp với thể trạng, bệnh tình của từng đối tượng. Dùng nhiều loại cùng một lúc dễ gây hại cho sức khỏe, phản ứng thuốc, sốc thuốc.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Hiểm họa từ thuốc phá thai trôi nổi
Thứ Ba, tháng 1 12, 2016
sống khỏe
No comments
Nhiều trường hợp thiếu nữ tự dùng thuốc phá thai đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí người dùng còn phải trả giá bằng cả tính mạng khi dùng sai phác đồ điều trị.
Trên các trang mạng xã hội, thuốc phá thai được rao bán rầm rộ. Tuy nhiên, người bán vì lợi nhuận mà bất chấp hậu quả khôn lường có thể xảy đến với người dùng.
Tiền mất, tật mang
Bạn gái tên NTH (19 tuổi) chia sẻ trong một lần quan hệ với bạn trai do không dùng bao cao su đã dính bầu. Là sinh viên năm hai của một trường đại học ở Hà Nội, vì lo sợ gia đình và bạn bè biết chuyện, H. đã bí mật tìm hiểu thông tin về thuốc phá thai qua mạng xã hội. Nhờ người quen chỉ chỗ bán, H. quyết định tìm mua thuốc ở ngoài rồi về nhà uống. Gần một tháng sau H. phải nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội và băng huyết nhiều. Bác sĩ cho biết thai chết lưuđược gần một tháng.
Một câu chuyện đau lòng khác xảy ra tại khu phố 3, phường Phú Thủy, TP Phan Thiết (Bình Thuận) vào tháng 8/2015 vừa qua khiến nhiều người đau xót và tiếc thương. Cô gái tên HTNY (29 tuổi) trú thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) được phát hiện nằm chết trong phòng vệ sinh, xung quanh có nhiều máu, phía trong bồn cầu có một thai nhi khoảng năm tháng tuổi đã tử vong. Qua điều tra, cơ quan Công an TP Phan Thiết xác định nguyên nhân ban đầu dẫn đến cái chết của chị Y. là do băng huyết, nghi cô gái này đã tự phá thai nên đã dẫn đến hậu quả trên.
Mặc dù đã có quy định cấm, thuốc phá thai vẫn được bán chui cho khách, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng của người dùng. Ảnh: PHI HÙNG
Thuốc phá thai cần là có
Không cần kết quả siêu âm hay bệnh án, hiện một số quầy thuốc Tây dễ dàng bán thuốc phá thai cho khách hàng có nhu cầu ở các tuần đầu thai kỳ, thậm chí là vượt quá tuần tuổi quy định. Trên các diễn đàn mạng xã hội cũng quảng cáo và rao bán thuốc phá thai rầm rộ, như với lời lẽ ngon ngọt giúp các cô gái lỡ dại giải quyết nhanh gọn, không gây đau đớn.
Thay vì đến bệnh viện để được tư vấn phá thai, nhiều chị em đã tìm đến các quầy thuốc hoặc lên mạng tra cứu nguồn cung cấp thuốc. Chỉ cần gõ từ khóa và click chuột, một loạt địa chỉ kèm theo số điện thoại người cung cấp sẽ hiện ra tức thì.
Trong vai khách hàng có nhu cầu muốn mua thuốc để tự giải quyết, một đồng nghiệp nữ đến hiệu thuốc tân dược ở phố Trần Cung (Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Khi ngỏ ý muốn mua loại thuốc trên, nhân viên chừng 30 tuổi đứng trong quầy thuốc hỏi: “Tuần mấy rồi em, sinh viên hả?”. Thấy khách tỏ vẻ ngại ngùng gật đầu, chưa chờ hết câu trả lời của khách, người phụ nữ bồi thêm: “Yên tâm, nhiều cặp vợ chồng lỡ kế hoạch, hay mấy em sinh viên trót dính bầu đều tới đây hỏi chị. Vào bệnh viện lắm thủ tục, mất thời gian”.
Theo lời người bán, nhờ người quen làm trong một bệnh viện nên cửa hàng mới có nguồn cung cấp loại thuốc này. Nếu khách nào có nhu cầu, cửa hàng sẽ cung cấp cho khách mua về tự xử. Để tạo lòng tin, người phụ nữ khẳng định: “Cả khu phố duy nhất nhà chị bán loại thuốc này, giá cả phải chăng. Thuốc bỏ thai kèm thuốc bổ khoảng 500.000 đồng”.
Vị này tư vấn thêm thai khoảng 5-6 tuần tuổi sử dụng thuốc khá an toàn. Nếu thai lên tới 8-9 tuần thì hơi nguy hiểm. Thuốc được bọc trong túi nylon màu đen cất cẩn thận, bên trong có hai loại gồm Mifepristone (200 mg) và Misoprostol (200 mg).
Theo người này, thai phụ sẽ phải uống một viên Mifepristone trước, loại thuốc này có tác dụng làm mềm tử cung, tác động cho bào thai bong ra khỏi buồng tử cung khiến thai lưu nhanh chóng. Sau hai ngày, khách hàng tiếp tục ngậm tám viên thuốc có tên Misoprostol, làm kích thích co bóp tử cung để đẩy thai ra ngoài.
Loại thuốc này sẽ phải chia thành bốn lần ngậm, mỗi lần là hai viên, thời gian giữa các lần ngậm cách nhau ba giờ. Ngoài ra, một số loại thuốc khác được kê theo đơn như thuốc làm giảm tình trạng thai nghén cho người mang thai, thuốc kháng sinh chống viêm, sắt, thuốc giảm đau dạ dày… Những loại thuốc này được uống sau khi thai được đẩy ra ngoài. Thấy khách tỏ vẻ lo lắng vì phải uống nhiều loại thuốc, dược sĩ trấn an: “Cứ về uống theo lời hướng dẫn của chị thì không sao đâu, có gì cứ gọi điện thoại cho chị”.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Người cao tuổi: Dùng nhiều thuốc chưa hẳn là tốt
Thứ Ba, tháng 1 12, 2016
sống khỏe
No comments
Những bất lợi khi dùng nhiều thuốc
Dùng nhiều thuốc bệnh cùng lúc song không đúng cách, sẽ bị thừa hay tương tác thuốc. Một số thí dụ:
Bị đau dạ dày, khó chịu, mất ngủ. Vừa dùng thuốc giảm tiết dịch vị cimetidin vừa dùng thuốc ngủ seduxen. Cimetidin vốn có tác dụng phụ gây lú lẫn, kích động, hoang tưởng, dùng thêm seduxen sẽ làm cho tác dụng phụ này tăng lên, gây buồn ngủ kéo dài, không chủ động được, dễ bị ngã.
Không những người cao tuổi mà ngay cả một số nhân viên y tế cũng hiểu sai rằng dùng nhiều thuốc chữa cùng một bệnh sẽ làm cho hiệu quả điều trị tốt hơn. Không hoàn toàn đúng như thế.
Đang dùng thuốc trầm cảm sertralin. Mất ngủ lại dùng thêm thuốc ngủ triazolam. Trầm cảm vốn là do thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh trong syap; người bệnh ở trong trạng thái thần kinh trung ương bị ức chế (không ham thích, không muốn làm việc, buồn chán).
Thuốc trầm cảm làm cho cơ thể phục hồi các chất dẫn truyền trong synap ngang với ngưỡng sinh lý, được coi như là thuốc kích thích thần kinh trung ương. Thuốc ngủ triazolam ức chế hệ thần kinh trung ương. Dùng cả thuốc ngủ và thuốc trầm cảm là dùng hai thuốc có tác dụng ngược, làm mất hiệu quả của nhau.
Bị cao huyết áp, dùng thuốc huyết áp nhưng lại bị hen nên dùng thêm thuốc chữa hen chứa ephedrin hoặc corticoid tiêm hay uống kéo dài. Ephedrin là thuốc tăng cường hoạt động của thần kinh giao cảm làm cho tim đập mạnh, co mạch ngoại vi, gây tăng huyết áp.
Corticoid tác động giữ muối và nước, làm cho nước trong máu trong dịch gian bào tăng, tác dụng lên sự chuyển hóa glucid làm glucose - máu tăng… dẫn tới tăng huyết áp. Như vậy, các thuốc chữa hen làm mất tác dụng của thuốc chữa cao huyết áp.
Dùng thuốc “bổ dưỡng” kèm với thuốc chữa bệnh không đúng, gây trở ngại cho việc chữa bệnh:
Người bị bệnh mắt đã dùng mỗi ngày 2 viên tobicom (chứa vitamin A, 2.500 IU/viên). Trong thời gian này, lại dùng thêm mỗi ngày 1 viên thuốc bổ pharmaton (cũng chứa vitamin A, 2664 IU/viên). Tính cộng lại, người bệnh đã dùng liều vitamin A đến 7664IU/ngày, cao hơn nhu cầu cần thiết (tối đa chỉ 5.000IU/ngày).
Vitamin A (dưới dạng acid retinoic, một chất chuyển hóa có hoạt tính của vitamin A) kích thích sự hoạt động của các tế bào hủy xương dẫn đến tăng sự tiêu xương, dẫn đến giảm mật độ chất khoáng xương, xương thiếu độ chắc, dòn, kém dẻo dai, sức chịu lực kém, dễ gãy đồng thời tăng sự hình thành xương màng gây nên phì đại xương.
Các nghiên cứu cho thấy: những người bổ sung vitamin A trên 5.000 IU/ngày có mật độ chất khoáng xương thấp hơn 10% so với những người bổ sung ít hơn 5.000IU/ngày; có nguy cơ gãy cổ xương đùi gấp 2,1 lần so với người chỉ bổ sung mỗi ngày ít hơn 1.666 IU/ngày. Như vậy, trong trường hợp đã dùng tobicom, việc dùng pharmaton gây thừa vitamin A, dẫn đến hại xương.
Người cao tuổi cần khám, dùng thuốc theo chỉ định
Trong khi dùng thuốc chữa cao huyết áp, nghe nói dùng vitamin C làm tăng cường khả năng miễn dịch nên thường xuyên dùng viên sủi vitamin C, có khi dùng thường xuyên như một loại nước giải khát. Viên sủi chứa nhiều natribicarbonat (NaHCO3) làm tăng lượng Na+ như khi ăn mặn muối Natrichorid (NaCl). Na+ kéo ion canxi (Ca+2) vào nhiều trong nội bào.
Chính Ca+2 khi vào nội bào nhiều sẽ gắn kết với phức tropomin C, làm thay đổi cấu trúc không gian của phức này, bộc lộ actin, tạo điều kiện cho actin kết hợp với myosin gây co cơ. Sự co cơ thành tiểu động mạch tăng sẽ cản trở lưu thông máu, dẫn tới cao huyết áp. Như vậy, tá dược NaHCO3 trong viên sủi C làm giảm hiệu lực của thuốc chữa cao huyết áp.
Nghe nói canxi là “chiếc gậy của tuổi già”, có lợi cho người loãng xương, có người đã dùng canxi vitamin D quá nhiều. Tại Mỹ, nghiên cứu WHI (Women Health Intitative) trên 36.000 người mãn kinh (50 - 70 tuổi) thấy: dùng mỗi ngày 1.000mg canxi, 400IU vitamin D có làm tăng mật độ xương lên chút ít so với nhóm chứng, nhưng không giảm nguy cơ gãy xương.
Các nhà nghiên cứu Australia phân tích lại các nghiên cứu WHI, thống nhất với kết luận này; đồng thời thấy thêm: việc dùng canxi làm tăng 31% nguy cơ nhồi máu cơ tim (số liệu từ 5 nghiên cứu trên 8.000 người); tăng 27% nhồi máu cơ tim (số liệu từ 11 nghiên cứu trên 12.000 người). Theo đó, Hội nghị xương khoáng chất tại Mỹ năm 2001 kết luận: “Dùng canxi điều trị loãng xương không có lợi ích mà còn nguy hại”.
Như vậy, việc dùng thuốc bồi bổ canxi vitamin D quá nhiều không đem lại lợi ích gì cho việc chữa loãng xương mà lại có nguy cơ gây hại cho tim mạch. Muốn phòng loãng xương cần cung cấp đủ nhu cầu canxi ngay từ khi còn trẻ mà không đợi đến lúc già. Ở tuổi già nếu cần bổ sung canxi vitamin D vì thiếu hụt thì chỉ bổ sung vừa đủ, khi bổ sung đủ nhu cầu thì dừng lại ngay.
Dùng phối hợp nhiều thuốc cùng cơ chế dược lý để chữa một bệnh không tăng thêm lợi ích mà tăng độ độc:
Trong điều trị, thầy thuốc cho phối hợp các thuốc chữa cùng một bệnh nhưng phải có cơ chế khác nhau. Ví dụ: trong bệnh đái tháo đường dùng riêng sulfonylure (glibenclamid) thì chỉ kích thích tuyến tụy, dùng riêng biguanid (metformin) thì chỉ ức chế gan phóng thích glucose từ glycogen. Dùng chung, sẽ phối hợp hai cơ chế này, tụy và gan không phải làm việc quá sức mà vẫn kiểm soát được đường huyết. Dùng riêng, phải dùng liều cao, sulfonylure có thể gây hạ đường huyết, biguanid có thể tăng acid lactic máu. Dùng chung, liều mỗi thành phần chỉ còn bằng 40 - 60% liều dùng đơn, nên không gây các tác dụng phụ này.
Nếu phối hợp hai thuốc chữa bệnh cùng cơ chế sẽ không lợi. Ví dụ: khi nhiễm khuẩn hô hấp cấp nặng, thầy thuốc đã cho dùng amikacin với liều thích hợp sẽ ức chế được vi khuẩn. Người bệnh sốt ruột dùng thêm cả gentamycin tiêm. Dùng thêm gentamycin không tăng thêm hiệu lực (vì riêng amikacin đã đủ ức chế vi khuẩn rồi), trong khi đó sẽ tăng thêm độc tính với thính giác, gây điếc (vì cả amikacin và gentamycin đều có độc tính này).
Dùng biệt dược trùng lặp nên quá liều, gây độc:
Người bệnh khi bị sốt mới dùng paracetamol thấy chưa đỡ vội vàng dùng thêm panadol, một biệt dượcchứa paracetamol và ibuprofen. Như vậy là dùng liều paracetamol gấp đôi liều bình thường. Nếu dùng đúng liều paracetamol là thuốc lành tính, nhưng dùng liều cao paracetamol có thể gây viêm gan cấp.
Dùng tăng liều lượng, kéo dài thời gian dùng theo cảm tính… gây ra tai biến:
Do sợ tăng đường huyết, đôi khi người bệnh tự ý tăng liều thuốc đái tháo đường lên để phòng dư. Việc tăng liều thuốc phòng dư này sẽ gây hạ đường huyết quá mạnh, xuống dưới mức an toàn sẽ gây hạ huyết áp, trụy mạch.
Mục đích dùng thuốc chữa cao huyết áp là để hạ huyết áp xuống mức chấp nhận được gọi là huyết áp mục tiêu. Người bệnh khi thấy trong người khó chịu, nhức đầu thì cho rằng vì huyết áp tăng cao rồi tự ý dùng tăng liều thuốc cao huyết áp. Thực ra trong người khó chịu hay nhức đầu chưa hẳn là do cao huyết áp mà có khi do một lý do khác. Tăng liều thuốc hạ huyết áp không đúng có khi gây tụt huyết áp đột ngột thậm chí trụy mạch nguy hiểm.
Trong viêm khớp dạng thấp, kháng viêm không steroid (aspirin, ibufrofen, diclofenac) chỉ làm giảm đau, giảm viêm. Trong bệnh mạn này, chỉ khi đau và viêm không chịu được mới dùng kháng viêm không steroid. Có người cứ hơi đau chưa đến mức cần đã vội dùng thuốc, kết quả là dùng nhiều đợt, những đợt đó rất gần nhau. Lẽ ra, khi giảm đau giảm viêm đến mức cơ thể có thể chịu đựng được thì ngừng dùng. Một số người muốn khỏi hẳn bệnh nên kéo dài thời gian dùng ra. Do đó, thuốc phát sinh tác dụng phụ đầu tiên là gây viêm loét dạ dày vi thể (phải soi mới thấy, không có biểu hiện lâm sàng) về sau thì viêm loét dạ dày thực sự (có dấu hiệu lâm sàng, X-quang rõ).
Làm sao để tránh dùng nhiều thuốc?
Về người bệnh: cần khám, dùng thuốc theo chỉ định. Tùy trường hợp, thầy thuốc sẽ:
- Chỉ dùng thuốc chữa bệnh chính, khi bệnh chính đỡ, theo đó, bệnh chứng phụ cũng hết. Ví dụ: chỉ cần dùng thuốc chống tiết dịch vị cimetidin; khi bệnh dạ dày đỡ, không còn khó chịu, sẽ ngủ được, mà không nhất thiết phải dùng seduxen.
- Trong trường hợp cần dùng cùng lúc hai thuốc chữa hai bệnh khác nhau, thầy thuốc sẽ chọn các thuốc thích hợp để chúng không cản trở nhau.Ví dụ: thầy thuốc cho dùng thuốc chữa cao huyết áp, vẫn cho dùng thuốc kiểm soát hen nhưng không dùng ephedrein, corticoid tiêm uống… mà dùng corticoid hít. Corticoid hít thường dùng liều nhỏ, có tác dụng tại chỗ, không gây tác dụng phụ tăng huyết áp.
- Cũng có khi thầy thuốc cho xê dịch thời gian dùng sẽ tránh được thừa thuốc. Ví dụ: khi thầy thuốc cho dùng tobicom (chứa vitamin A) thì không cho dùng pharmaton (cũng chứa vitamin A).
- Khi chữa một bệnh, nếu cần phối hợp thuốc thì thầy thuốc sẽ kết hợp hai thuốc có cơ chế dược lý khác nhau sẽ tăng hiệu quả mà độc tính sẽ giảm.Ví dụ như phối hợp 3 - 4 kháng sinh có cơ chế tác dụng khác nhau trên vi khuẩn lao để chữa bệnh lao.
- Thầy thuốc có khi dùng cách khác mà không tăng, hoặc nếu cần tăng liều thì có tính toán cụ thể để tránh quá liều. Ví dụ: một nghiên cứu tại các phòng khám Pháp cho biết người cao huyết áp đến viện khi nhức đầu khó chịu hay có tăng huyết áp chút ít thì chỉ cần cho nghỉ yên tĩnh ở phòng đợi, sẽ có 80 - 90% trường hợp trở lại trạng thái huyết áp bình thường mà không cần dùng thuốc hay nhập viện.
Về phía bệnh viện:
Riêng các bệnh viện có tổ chức nhiều đơn nguyên khám chuyên khoa cần bố trí thầy thuốc (đúng ra là bố trí phòng tổng hợp cuối cùng) xem lại các đơn mà các chuyên khoa đã cho, trao đổi lại với thầy thuốc, lược bỏ các thuốc thừa, các thuốc gây tương tác. Chủ động hơn, khi bị nhiều bệnh mạn, người bệnh nên đến phòng nội tổng hợp khám khai luôn cùng lúc các bệnh, nếu thầy thuốc thấy có thể chữa kết hợp được ngay ngay với chuyên khoa nào thì gửi khám tại chuyên khoa đó, bệnh mạn nhưng chưa chữa được ngay sẽ dành chữa vào thời gian thích hợp khác.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317