Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Tác dụng phụ nguy hiểm của miếng dán chống say xe

Với những người bị say tàu xe, việc dùng miếng dán chống say là giải pháp được nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, khi dùng loại thuốc thấm qua da này dễ gặp những tác dụng phụ rất nguy hiểm.
Khổ sở vì dùng miếng dán chống say xe
Chị L.T.T ở Hoàng Mai (Hà Nội) rất sợ đi các phương tiện giao thông, vì đi loại phương tiện nào (ôtô, tàu hỏa...) chị cũng đều bị say, nôn thốc nôn tháo, phải nằm bê bết vài ngày. Hôm về quê có việc hiếu, chị được mọi người mách dùng miếng dán chống say xe, sẽ không còn cảm giác nôn nao, ngủ một giấc là đến nơi. Thế là chị dán một miếng lên sau vành tai, rồi ngủ mê mệt suốt chặng đường cả đi và về, không có cảm giác say. 
Chỉ tiếc là khi đến nơi cần tỉnh táo để giải quyết mọi việc thì chị cứ mắt nhắm mắt mở buồn ngủ, ngồi gật gù như người lên đồng. Hai ngày, rồi ba ngày sau đó chị vẫn còn cảm giác lơ mơ, hoa mắt, chóng mặt và không thể tập trung làm được việc gì. 
Quá sợ hãi và không chịu đựng được các cảm giác này, chị tới bác sĩ khám bệnh. Sau khi hỏi han tỉ mỉ, bác sĩ khẳng định, các dấu hiệu trên ở chị, cũng như nhiều người khác đã gặp phải là do bị tác dụng phụ của miếng dán chống say xe.
Tác dụng phụ nguy hiểm của miếng dán chống say xe
Miếng dán chống say xe cũng có tác dụng phụ nguy hiểm
Thuốc ngấm qua da và các tác dụng phụ
Miếng dán dùng dán sau tai để chống say tàu xe (thường có hình chữ nhật hay hình tròn) là loại thuốc điều trị ngấm qua da, có tác dụng toàn thân, không khác gì thuốc uống. Miếng dán có chứa dược chất scopolamin. Khi dán lên da (vùng sau tai), thuốc sẽ thấm dần xuyên qua da để vào tĩnh mạch dưới da, vào máu với một lượng đủ có tác dụng chống co thắt, giảm sự kích thích đưa đến hóa giải buồn nôn và nôn do say tàu xe.
Ưu điểm của miếng dán là không bất tiện như thuốc tiêm, không có sự biến đổi hấp thu và bị chuyển hóa bởi gan như thuốc uống, có thể cung cấp dược chất một cách liên tục, không phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày, khi muốn ngưng điều trị chỉ cần bóc bỏ miếng dán ra khỏi da là được. 
Tuy nhiên, điều cần lưu ý là dạng thuốc dán xuyên da này có thể gây các tác dụng phụ rất khó chịu, giống như dạng thuốc uống hay tiêm. Do miếng dán được dán ngay sau tai nên thuốc ngấm vào tĩnh mạch não nhanh rồi tác dụng ngay lên các cơ quan của não. Cụ thể, tác dụng bất lợi của miếng dán chống say xe gây ra cho người sử dụng là: liệt đối giao cảm (do tác động đến hệ thần kinh) làm khô miệng, táo bón, nhức đầu, lơ mơ, ói mửa, rối loạn điều tiết mắt (làm mắt nhìn mờ, hoa mắt)... 
Nếu dùng miếng dán chống say cho trẻ em thì tác dụng phụ thật vô cùng đáng ngại và phải sau nhiều ngày (có khi cả tuần) các cảm giác khó chịu mới hết hẳn.
Có trường hợp còn nghĩ đây là miếng dán chứ không phải là thuốc nên muốn dán thật nhiều thì tác dụng mới nhanh và lâu nên thường sử dụng một lúc 2, 3 miếng dán hoặc sử dụng cùng lúc với thuốc uống. Việc làm này rất phản khoa học và rất nguy hiểm. Bởi bản thân miếng dán cũng là một dạng thuốc và đã được nhà sản xuất tính toán liều lượng tốt nhất có trong miếng dán, phù hợp với thể trạng của người sử dụng. 
Khi dùng nhiều miếng dán cùng lúc, thuốc sẽ ngấm hết qua da, thẩm thấu vào máu với liều lượng rất cao. Khi đó người sử dụng sẽ ở trong tình trạng dùng thuốc quá liều, việc gặp tác dụng phụ rất khó tránh khỏi và sẽ nặng hơn, thậm chí nguy kịch vì ngộ độc thuốc. Tuyệt đối không dùng kết hợp cả miếng dán và thuốc uống, thuốc tiêm chống say xe. 
Việc dùng nhiều loại thuốc cùng lúc sẽ khiến thần kinh trung ương và toàn thân bị chi phối bởi nhiều loại thuốc, tình trạng quá liều luôn thường trực, tai biến, ngộ độc do thuốc luôn cận kề, chưa kể những tương tác cộng hưởng thuốc sẽ khiến cơ thể phải chịu những hậu quả khó lường.
Những lưu ý đặc biệt
Trước khi dùng miếng dán chống say xe, cần tuân theo sự hướng dẫn về cách dùng như: thời điểm dán, dán trong bao lâu, nơi dán, khoảng cách giữa hai lần dán... để hạn chế các tác dụng phụ có thể gặp phải. Nên dán miếng dán vào vùng da khô sau tai từ 4 - 6 giờ trước khi khởi hành, bởi đó là thời gian cần thiết để thuốc trong miếng dán thẩm thấu qua da và phát huy tác dụng (nếu sáng hôm sau đi thì nên dán vào ngay buổi tối trước khi đi ngủ). 
Không được dán ở nơi da bị kích thích hay trầy xước vì sẽ làm tăng sự thẩm thấu qua da của hoạt chất này và có thể gây ngộ độc. Không dùng miếng dán chống say xe cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 8 tuổi. Trẻ em trên 8 - 15 tuổi thì dùng nửa miếng dán.
Khi dùng miếng dán chống say xe mà thấy có triệu chứng bất thường như: nhìn mờ, hoa mắt, nhức đầu, ảo giác... thì phải bóc miếng dán khỏi da ngay. Nếu thấy sức khỏe giảm sút, cần tới bác sĩ khám để được can thiệp kịp thời. Sau khi dán hoặc gỡ miếng dán nên rửa tay thật kỹ để thuốc không dính vào đồ ăn, thức uống, vô tình được đưa vào cơ thể sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Báo động tử vong do dùng thuốc quá liều

Bất chấp mọi nỗ lực để chống lại sự bùng phát của nhóm thuốc gây nghiện, con số tử vong do quá liều dùng đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Theo Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh tật (CDC) thì việc dùng thuốc quá liều và việc sử dụng heroin là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các ca tử vong tại Mỹ, gia tăng 14% từ năm 2013 đến 2014.
Năm qua, có 47.055 người tử vong do dùng thuốc quá liều, cao hơn con số chết do tai nạn giao thông gấp 1,5 lần. Nhóm thuốc opioids chiếm 61% trong tất cả các ca tử vong vì dùng thuốc quá liều.
Theo số liệu mới nhất của CDC thì tử vong do các loại opioids thiên nhiên như: morphine, codein...; các loại thuốc giảm đau bán tổng hợp như oxycodon và hydrocodone tăng vọt 10% từ năm 2013 đến 2014. Tử vong vì quá liều heroin tăng 26%. Nhưng những thuốc giảm đau tổng hợp lại chiếm đến 80% ca tử vong - con số lớn nhất trong cuộc khảo sát. 
Cũng theo CDC, sự gia tăng những cái chết vì opiod tổng hợp trùng khớp với con số báo cáo về việc gia tăng các xưởng sản xuất fentanyl bất hợp pháp. Hầu hết những người sử dụng heroin trước đây đang bắt đầu chuyển qua dùng thuốc giảm đau opioid tổng hợp vì có cấu trúc hóa học tương tự, cùng gắn vào một thụ thể trên não bộ, nên việc sử dụng những loại thuốc giảm đau này ngoài bớt đau còn gây cảm giác khoan khoái.
Từ năm 2000 đến nay, con số tử vong vì dùng thuốc opiod quá liều đã tăng 200%, tương đương với gần nửa triệu người đã mất mạng.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Cẩn trọng khi dùng thuốc trị hen cho người cao tuổi

Việc dùng thuốc trị hen cho NCT sao cho an toàn là điều mà cả thầy thuốc, người bệnh và người nhà bệnh nhân đều quan tâm.
Nguyên nhân gây hen ở NCT
Các yếu tố thuận lợi làm cho bệnh hen xuất hiện ở NCT như nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp hay mạn tính do vi sinh vật có hại (vi khuẩn, virut, vi nấm) như viêm họng mạn tính, viêm xoang, viêm phế quản, giãn phế quản do lạnh đột ngột hoặc lạnh kéo dài trong khi mặc không đủ ấm hoặc phòng ngủ không kín, bị gió lùa, mắc chứng hen sữa từ nhỏ... 
NCT bị hen có thể do gặp phải kháng nguyên lạ từ môi trường sống như: lông súc vật, phấn hoa, thực phẩm (tôm, cua…), khói, bụi đường, khói thuốc lá, thuốc lào. Nấm mốc cũng là một nguyên nhân được nhắc tới nhiều trong căn nguyên gây nên bệnh hen suyễn. NCT thường mắc nhiều bệnh và phải dùng thuốc, trong đó một số loại thuốc có thể gây bệnh hen.
Biểu hiện của hen suyễn thường là: ho, khó thở, khò khè, thời kỳ đầu có thể khó thở từng cơn có tính chất chu kỳ, đôi khi liên quan đến thời tiết, các chất tiếp xúc… Sau cơn khó thở thường ho, có đờm loãng...
Lòng phế quản bị thu hẹp ở người bệnh hen 
Khó khăn trong điều trị
Việc điều trị hen cho NCT gặp nhiều khó khăn hơn người trẻ vì: NCT thường mắc nhiều bệnh: đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim... nên hằng ngày phải dùng đều đặn nhiều thứ thuốc, đôi khi sự tương tác giữa các thuốc làm giảm hiệu quả và gây ra tác dụng phụ.
Người bệnh không nhận biết sớm các triệu chứng bệnh trở nặng nên không thể xử trí kịp thời. Người bệnh có thể quên uống thuốc hoặc bỏ thuốc làm tái phát cơn hen mặc dù đã được kiểm soát. NCT dễ bị tác dụng phụ khi dùng thuốc hơn người trẻ. 
Hơn nữa, do cấu trúc và chức năng của đường hô hấp bị biến đổi và suy giảm do quá trình lão hóa nên sự đáp ứng với thuốc cũng kém đi. NCT thường gặp khó khăn trong việc sử dụng các thuốc dạng hít và thiết bị máy móc. 
Vì vậy, sự giúp đỡ, hỗ trợ của người thân hoặc người chăm sóc rất cần thiết trong việc kiểm soát bệnh hen cho NCT, giúp người bệnh có thể dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, theo dõi và phát hiện khi bệnh trở nặng cũng như những biến chứng do bệnh hoặc do thuốc gây ra.
Sử dụng thuốc
Thuốc dùng để điều trị hen gồm hai nhóm chính là thuốc chống co thắt phế quản để cắt cơn hen và thuốc chống viêm.
Chống co thắt phế quản
Các thuốc nhóm kích thích ß2 adrenergic (còn gọi là thuốc chủ vận ß2) hiện là thuốc hiệu quả và hay dùng nhất trong việc cắt cơn hen. 
Trong các thuốc thuộc nhóm này, người ta chia làm 2 loại căn cứ vào thời gian tác dụng của thuốc gồm: Thuốc tác dụng ngắn là salbutamol, terbutalin (bricanyl), fenoterol, có khởi phát tác dụng nhanh và thời gian tác dụng chỉ kéo dài từ 4 - 6 giờ. 
Thuốc tác dụng chỉ kéo dài: salmeterol, formoterol có thời gian tác dụng kéo dài khoảng 12 giờ. Các thuốc dùng để cắt cơn hen này nên dùng dưới dạng hộp có liều định chuẩn (MDI) để xịt họng khi có cơn khó thở hoặc dạng ống khí dung. Để dự phòng cơn hen về đêm thì nên dùng salbutamol tác dụng kéo dài hoặc salmeterol uống buổi tối.
Thuốc nhóm kháng cholinergic: Tác dụng giãn cơ trơn do ức chế thụ cảm thể muscarinic ở cơ trơn phế quản, ức chế phó giao cảm, tác dụng cắt cơn hen kém hiệu quả hơn so với nhóm kích thích ß2 adrenergic, tác dụng chậm hơn nhưng thời gian kéo dài hơn. 
Thuốc hay được sử dụng trong nhóm này là ipraptopium bromide (hộp xịt họng) hoặc dùng dạng phối hợp với fenotenol hoặc dùng dạng xịt họng đóng trong hộp có liều định chuẩn.
Thuốc chống viêm
Các thuốc hay dùng prednisolon, methylprednisolon dùng đường tiêm trong cơn hen cấp tính nặng. Khi đã cắt cơn thì nên dùng thay bằng đường uống hoặc corticosteroide tại chỗ. Corticosteroid tại chỗ: becotid (beclomethasone), pulmicort (budesonide): dùng dạng xịt hít, nếu hen chưa ổn định có thể khí dung.
Lưu ý khi dùng thuốc hen cho NCT
Tác dụng phụ của các thuốc điều trị hen cũng thường gặp ở NCT hơn so với người trẻ. Người bệnh thường rất nhạy cảm với các tác dụng phụ của thuốc, nhất là những người có bệnh tim mạch kết hợp. Khả năng đào thải thuốc kém cũng làm cho bệnh nhân hen lớn tuổi có nguy cơ cao bị ngộ độc thuốc. 
Những bệnh nhân uống thuốc chống viêm hoặc dùng đường hít kéo dài trong điều trị các đợt hen cấp có nguy cơ cao bị loãng xương nên cần được bổ sung canxi và vitamin D để dự phòng loãng xương.
Để phòng bệnh, cần hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh như len, dạ, bụi, khói thuốc, các chất khử mùi, các loại dầu thơm...; tránh dùng thực phẩm và gia vị làm bùng phát cơn hen.
Một số loại thuốc thường dùng có thể gây kịch phát cơn hen hoặc làm triệu chứng hen nặng thêm như: aspirin và các thuốc kháng viêm điều trị viêm khớp, giảm đau.
Thuốc ức chế beta điều trị tăng huyết áp và bệnh tim hoặc thuốc nhỏ mắt có chứa chất ức chế beta điều trị glaucome có thể làm cho cơn hen nặng hơn. Vì thế, khi đi khám bệnh, NCT cần báo cho bác sĩ những thuốc mình đang dùng.
Khi nào bệnh nhân hen cần nhập viện?
Trong quá trình điều trị hen, nếu NCT có những dấu hiệu sau đây thì cần phải nhập viện ngay: Cơn hen rất nặng hoặc không đáp ứng tốt với điều trị. Chức năng phổi kém trên phế dung ký. Có tiền sử phải nhập viện hoặc phải dùng máy giúp thở trong cơn hen. Bệnh nhân mắc kèm bệnh nặng về phổi hoặc tổn thương phổi như viêm phổi hoặc tràn khí màng phổi (xẹp phổi)…


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thuốc giải rượu: có giải được rượu?

Nắm bắt được tâm lý muốn uống rượu bia mà không “xỉn”, một số hãng dược phẩm đã tung ra thị trường hàng loạt sản phẩm gọi là “viên giải rượu”. Viên giải rượu có hiệu quả như mong muốn không?
Bia, rượu, nước giải khát có gas, rượu đế, rượu nếp than, rượu thuốc, rượu mạnh đóng chai… là những sản phẩm chứa chủ yếu là ethanol. Độ rượu là tỷ lệ thể tích ethanol trên thể tích dung dịch. Ví dụ: rượu đế 40 độ tức là trong 100ml rượu có 40ml ethanol, 1ml ethanol nặng khoảng 0,79g.
Rượu và quá trình chuyển hóa, đào thải
Về mặt khoa học, rượu là một dung dịch gồm nước và ethanol (trong đó ethanol chiếm từ 1 - 50% tính theo thể tích, vì vậy được gọi là rượu từ 10 - 500). 
Ngoài các thành phần chính trên, rượu còn chứa một lượng nhỏ các chất riêng biệt của mỗi nhà sản xuất nhằm tạo nên mỗi loại rượu một màu sắc, một hương vị đặc thù: bia 4 - 8%, rượu vang 8 - 12%, vokda 37 - 45%, rượu nếp tự nấu 30 - 45%, wisky 40 - 50%, brandy 45%...
Không có thuốc nào giải được rượu
Làm xét nghiệm cồn trong máu cho ta kết quả dưới dạng Xmg/dl hay Xmg% tức là trong 100ml máu có Xmg rượu. Nồng độ cồn trong máu 150mg/ dl là vượt quá ngưỡng tham gia giao thông (80mg%); 120 - 160mg/dl: say rượu nặng; trên 300mg/dl: mất ý thức, hôn mê với suy tim và suy hô hấp; trên 500mg/dl: nồng độ gây chết. Vậy uống bao nhiêu là đủ? 
Theo WHO thì cứ 1kg thể trọng trong một ngày chỉ nên đưa vào cơ thể 1g ethanol = 1,2ml cồn nhưng phải chia đều ra trong 1 ngày. 
Trong 1 lít bia có chứa 40 - 80ml cồn, vậy một người nặng khoảng 70kg thì trong một ngày đêm chỉ nên uống lượng bia tối đa từ 1 - 1,2 lít nhưng phải chia đều ra. 
Còn khi uống quá liều theo khuyến cáo thì sao? Khi rượu vào cơ thể, lượng rượu được hấp thu hoàn toàn trực tiếp vào máu 20% ở dạ dày, 80% ở ruột non.
Tốc độ hấp thu vào máu của rượu nhanh hay chậm, tùy thuộc vào dạ dày đầy hay đang trống, khi đói thì tốc độ hấp thu của rượu càng nhanh hơn, làm người ta mau say hơn lúc no bụng. 
Sau khi được hấp thu, rượu vào máu và phân tán đến khắp các mô tế bào cơ thể, có thể vượt qua nhau thai, tìm thấy trong cịch não tủy và tích tụ ở não. 
Vì vậy, có thể xác định nồng độ rượu trong bất cứ dịch sinh lý nào (nước tiểu, máu, dịch não tủy, hơi thở…). Quá trình đào thải chủ yếu qua chuyển hóa qua gan (khoảng 90%), còn lại được đào thải qua mồ hôi, nước tiểu và hơi thở…
Khi vào cơ thể rượu tác động chính đến 2 cơ quan là thần kinh trung ương và gan.
Ở thần kinh trung ương: rượu ức chế thứ tự từ trên xuống, đầu tiên là vỏ não, tiểu não, tủy sống cuối cùng là trung tâm hành tủy. Cho nên khi uống một lượng nhỏ rượu sẽ thấy dễ chịu, uống nhiều gây an thần, mất ức chế, giảm khả năng phán đoán, nói líu nhíu, mắt hoa và trở nên hung dữ hơn.
Ở gan: trong cơ thể gan đóng vai trò là một nhà máy thải độc, khi rượu vào thì gan chuyển hóa thành những chất không độc đào thải ra khỏi cơ thể. Đây chính là khả năng chuyển hóa giải độc rượu của gan.
Quá trình này hoạt động tốt khi có dự hiện diện của men xúc tác tên là NAD (nadnicotintamid - ademin - dinuclentid) do gan sản xuất với số lượng hạn chế để có đủ khả năng chuyển hóa từ 7 -10g/giờ (tương đương khoảng 1 ly bia hay 1 chung rượu nhỏ). 
Điều này cho thấy khi uống quá nhiều bia rượu gan không kịp sản xuất đủ lượng men để chuyển hóa giải độc rượu. Khi đó lượng rượu tích tụ lại trong cơ thể, gây độc cho cơ thể, đặc biệt gan là cơ quan chịu tác động trực tiếp.
Về lâu dài tác hại càng nguy hiểm, đầu tiên chỉ gây ra hiện tượng đầy bụng khó tiêu, đó là giai đoạn đầu của tổn thương thực thể đến gan, về sau gây ra các bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan và cuối cùng là ung thư gan đưa đến tử vong.
Không có thuốc nào giải được rượu, bảo vệ gan
Các viên thuốc giải rượu có mặt trên thị trường hiện nay có rất nhiều: RU-21, tiếp là ME-21, Mewol-21 và gần đây góp mặt trên thị trường là Voskyo. Các viên thuốc này có thành phần tương tự nhau, chủ yếu gồm đường, vitamin B1, B6, PP, acid glutamic, acid fumaric, acid succinic. 
Thực chất, các chất này không phải là thuốc mà là một dạng thực phẩm chức năng. Nó có tác dụng bổ trợ một phần trong quá trình chuyển hóa rượu, chứ chưa có tài liệu nào chứng minh tác dụng bảo vệ hoặc phục hồi cơ quan dễ bị rượu làm tổn hại là gan hoặc triệt tiêu tác dụng của rượu trên hệ thần kinh trung ương để làm mất đi trạng thái “xỉn”.
Khi uống nhiều rượu thường xuất hiện trạng thái đau đầu, cho nên người uống nhiều rượu thường dùng thêm các chế phẩm có aspirin, paracetamol, kháng viêm không csteroid... 
Điều này càng làm ảnh hưởng xấu thêm cho chức năng gan. Khi phối hợp các thuốc này với rượu sẽ làm kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa gây xuất huyết tiêu hóa. Nếu nồng độ paracetamol trong máu cao, vượt quá khả năng khử độc của gan gây hoại tử tế bào gan hàng loạt, gây ra biểu hiện viêm gan cấp. 
Ngoài ra, người uống nhiều rượu còn dùng một số loại thuốc tráng dạ dày để uống rượu cho lâu say như phosphalugel, kremil-s, maalox... Thực chất những thuốc này chỉ làm chậm quá trình hấp thu rượu vào máu thôi chứ không phải những thuốc này bao hết đường tiêu hóa để rượu không hấp thu được vào máu.
Như vậy, không có một “thần dược” nào giúp cho con người uống rượu không say. Uống thuốc giải rượu để tăng “đô” khi đi nhậu chỉ chuốc họa vào thân. Có những trường hợp được ghi nhận là suýt mất mạng vì tưởng mình có thuốc giải rượu nên cứ uống. Chưa nói đến sự nguy hiểm khi gặp phải rượu giả.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Đột quỵ vì thuốc chống viêm, giảm đau

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được sử dụng rộng rãi để điều trị đau và sốt từ nhẹ đến vừa trong các trường hợp như viêm khớp, đau bụng kinh, đau đầu, cảm lạnh và cảm cúm. Các NSAID có thể là thuốc kê đơn và không kê đơn (OTC) như ibuprofen, diclofenac, meloxicam, indomethacin và piroxicam…
Thực tế cho thấy, các thuốc chống viêm không steroid có nguy cơ làm tăng các cơn đau tim hoặc đột quỵ có thể dẫn tới tử vong. Dựa trên đánh giá toàn diện về thông tin an toàn mới của nhóm thuốc này, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) đang tăng cường một nhãn hiệu cảnh báo về nguy cơ trên và yêu cầu cập nhật cho các nhãn thuốc của tất cả các NSAID kê đơn (mặc dù aspirin cũng là một NSAID, nhưng cảnh báo sửa đổi này không áp dụng đối với aspirin). Đó là:
Các nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ có thể xảy ra sớm nhất là vào tuần đầu tiên của việc sử dụng một NSAID, và nguy cơ này có thể tăng khi tiếp tục dùng thuốc. Nguy cơ xuất hiện nhiều hơn ở liều cao hơn, vì vậy nên sử dụng thuốc ở liều thấp nhất có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất (có thể). 
Người bệnh cần ngừng dùng thuốc và tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu có các triệu chứng như: đau ngực, khó thở, điểm yếu đột ngột hoặc tê ở một phần hoặc bên của cơ thể, nói lắp… vì đây là những triệu chứng có thể báo hiệu vấn đề về tim hoặc đột quỵ.
Các loại thuốc kê đơn trong nhóm này thường được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh viêm khớp và các chứng đau khác. Còn thuốc OTC (không kê đơn) trong nhóm này như ibuprofen, naproxen… được sử dụng để làm giảm tạm thời cơn đau và sốt như đau đầu, đau răng, đau lưng, đau nhức cơ bắp, đau bụng kinh… 
Ngoài ra, một số OTC trị cảm cúm, cảm lạnh cũng chứa NSAID. Trên thực tế nhiều đơn thuốc và thuốc OTC có chứa NSAID, nên điều quan trọng là phải đọc kỹ nhãn thuốc để tránh uống nhiều loại thuốc cùng chứa thành phần hoạt tính tương tự.
Những người có bệnh tim mạch, đặc biệt là những người gần đây đã có một cơn đau tim hoặc phẫu thuật tim, có nguy cơ lớn nhất đối với các tác dụng phụ tim mạch kết hợp với NSAID. Vì vậy, nếu bạn có bệnh tim hoặc tăng huyết áp cần nói cho bác sĩ biết trước khi sử một NSAID. Cân bằng lợi ích của NSAID với những rủi ro có thể để cân nhắc lựa chọn thuốc điều trị.
Trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh cần biết phát hiện tác dụng phụ của thuốc để kịp thời báo cho các nhà chuyên môn biết để được xử lý kịp thời, thích hợp.
Đối với bác sĩ, cảnh giác đối với sự phát triển của các tác dụng phụ tim mạch trong suốt toàn bộ quá trình điều trị của bệnh nhân, ngay cả trong trường hợp không có triệu chứng tim mạch trước đó.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Lưu ý sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai

Trong thời kỳ mang thai, các bà mẹ thường dùng những loại thuốc mà đôi khi không để ý những tác hại đến bào thai và đặc biệt những thuốc chống chỉ định dùng.

Những rủi ro thường gặp
Thuốc dùng trong thời kỳ mang thai sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến bà mẹ và thai nhi. Nhau thai là nơi trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, một số thuốc có thể qua được hàng rào nhau thai. Vì vậy, một số thuốc có thể gây nên những dị tật bẩm sinh, quái thai...nhưng không phải tất cả và những dị tật cũng chiếm tỷ lệ thấp. Tuy nhiên cần phải biết những nguy cơ tiềm ẩn và điều này cũng tùy thuộc vào thời gian dùng thuốc trong thai kỳ.
Ba tháng đầu thường bị ảnh hưởng nhiều vì đây là giai đoạn hình thành phôi thai và có thể có các dị tật ở trẻ. Dị tật bẩm sinh có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào như tim, mạch máu, đầu, mặt, bộ phận tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa, xương, cơ, các chi... Trong sáu tháng kế tiếp thì những nguy cơ bị dị tật do dùng thuốc thường ít hơn, tuy nhiên vẫn rất cẩn thận vì vẫn có những độc tính trực tiếp đến thai nhi.
Luu y su dung thuoc trong thoi ky mang thai
Ảnh minh họa
Lưu ý một số thuốc phụ nữ mang thai không nên dùng: một số thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu, thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm, chống lo âu, thuốc an thần kinh, lithium, thuốc giảm đau, kháng viêm… Ngoài ra một số thuốc về mặt lý thuyết là không gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai nhưng tốt hơn hết phải có ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Các bà mẹ mang thai cần lưu ý những điều sau:
Không được tự ý dùng thuốc vào bất cứ thời gian nào của thai kỳ. Cần có chỉ dẫn của bác sĩ dù thuốc đó có thể mua không cần đơn thuốc hay các loại thảo dược.
Tuy nhiên vẫn có trường hợp phải dùng thuốc ( các bệnh mạn tính : tăng huyết áp, hen suyễn, tiểu đường, động kinh). Trong trường hợp này cần có chỉ định của bác sĩ. Khi đó bác sĩ sẽ cân nhắc thật kỹ giữa lợi ích sức khỏe của bà mẹ và mức ảnh hưởng đến bào thai để chọn thuốc phù hợp ( thay đổi liều dùng hoặc thay đổi thuốc khác để có ảnh hưởng ít nhất đến thai nhi).
Thời kỳ cho con bú các bà mẹ cần tuân thủ chặt chẽ, không được dùng bất kỳ thuốc gì mà không có ý kiến của bác sĩ.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Bệnh do virut Herpes: Chữa trị thế nào?

Virut Herpes simplex (HSV) có thể gây nên nhiễm khuẩn da cấp tính và biểu hiện mụn nước thành nhóm trên nền da đỏ. Hiếm khi virut này gây nên bệnh trầm trọng và có thể ảnh hưởng tổn hại đến thai nhi. Bệnh tái phát và thường xuất hiện tại vị trí cũ hoặc gần đó. Herpes ở môi phổ biến nhất gây bởi HSV týp1, ngược lại, Herpes sinh dục thường gây bởi HSV týp2.
Nguy cơ và biểu hiện bệnh
Điều kiện thuận lợi để virut xâm nhập gây bệnh thường là: tổn thương ở môi (khô, nứt môi, chấn thương...), chấn thương răng - miệng (nhổ, trám răng...), sốt, cảm cúm, các bệnh nhiễm trùng (như viêm đường hô hấp trên...), kinh nguyệt, có thai, suy nhược cơ thể, căng thẳng tinh thần, chấn thương thể chất, giảm sức đề kháng, giảm miễn dịch (AIDS, ung thư...). Bệnh thường biểu hiện với các dấu hiệu đau, bỏng rát, ngứa hoặc tê nhẹ vùng da trước khi nổi mụn nước, sau đó nổi mụn nước thành chùm trên nền da đỏ.
Vị trí thường gặp: quanh môi, vùng quy đầu, bao quy đầu, môi lớn, môi bé và vùng da xung quanh sinh dục. Chúng thường tiến triển thành mụn mủ hoặc loét và phủ vảy tiết lên trên. Bệnh nhiễm thứ phát thường xuất hiện lại tại vị trí cũ hoặc gần đó.
Nhiễm HSV ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch (AIDS, đang dùng corticoid kéo dài...)
Virut Herpes simplex lớn hơn hoặc loét hoại tử, lan rộng và tổn thương có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ðiều trị thế nào?
HSV là bệnh tự giới hạn. Tuy nhiên, nên dùng một đợt thuốc kháng virut để giảm bớt triệu chứng, ngăn ngừa lan tỏa và lây lan. Sử dụng tốt nhất vào thời điểm khởi phát.
Hiện có 3 loại thuốc được chấp nhận dùng điều trị nhiễm Herpes là: aciclovir, valaciclovir và famciclovir. Tùy giai đoạn bệnh mà liều lượng và số ngày dùng thuốc sẽ khác nhau.
Ngoài ra, thuốc bôi acyclovir dạng ống 5g có hoạt tính chống HSV gây bệnh ở người. Cần bôi thuốc càng sớm càng tốt khi bắt đầu có các triệu chứng báo hiệu hoặc khi xuất hiện các thương tổn đầu tiên. Không bôi thuốc vào niêm mạc mắt.
Dùng toàn thân: acyclovir; valaciclovir; famciclovir, isopreinosine. Nếu có bội nhiễm (có sốt, xét nghiệm bạch cầu tăng, nhuộm soi dịch tiết có vi khuẩn...) thì uống hoặc tiêm kháng sinh kết hợp với thuốc kháng virut. Nếu tổn thương đau nhiều thì nên kết hợp với thuốc giảm đau.
Dùng tại chỗ: mỡ acyclovir 5% hoặc kem penciclovir 1% bôi 5 lần/ngày. Docosanol kem 10% bôi 5 lần/ngày cho đến khi lành đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán Herpes sơ phát cần được cho thuốc uống càng sớm càng tốt và tư vấn về nguy cơ tái phát, cách làm giảm tái phát. Mục đích của trị liệu thuốc chống virut để điều trị hoặc làm giảm các triệu chứng; đề phòng các di chứng và HSV tái hoạt tính. Thầy thuốc không chỉ điều trị triệu chứng bệnh mà còn quan tâm đến những ảnh hưởng tâm lý.
Phòng ngừa lây nhiễm
Herpes rất dễ lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp khi vẫn còn các sang thương, vì vậy, cần lưu ý những điều sau:
Không tiếp xúc trực tiếp vùng da đang tổn thương của mình vào người khác như: hôn hít, sờ, chạm, quan hệ tình dục...
Không dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn lau mặt, ly uống nước, chén-đũa-muỗng, son môi, phấn trang điểm và “khăn ướp lạnh”...
Không sờ lên mắt. Không dùng nước miếng để làm ướt kính sát tròng.
Cẩn thận khi trang điểm và tẩy trang. Không nên cố gắng dùng cream hay phấn trang điểm để che đi những mụn rộp hay vết lở vì sẽ dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.
Vết lở sẽ không còn gây lây nhiễm khi đã lành hoàn toàn và vùng da bị ảnh hưởng đã trở về bình thường.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons