Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Cần cảnh giác với các loại thuốc gây độc cho gan

Thực tế có nhiều mức độ tổn thương gan do tác dụng phụ/ hay tác dụng không mong muốn do thuốc chữa bệnh (dược phẩm) gây ra.

Những thuốc gây cho gan bị nhiễm độc như thuốc đặc trị lao, thuốc trị bệnh tiểu đường, thuốc kháng sinh điều trị bệnh nấm,… có những mối liên quan không chỉ cho tương tác với thuốc mà còn do thuốc với bệnh trạng hiện tại của người bệnh. 

Những người mắc bệnh về gan mãn tính vốn rất dễ bị nhiễm độc thuốc so với bệnh nhân gan bình thường.

Phạm vi nhiễm độc gan do thuốc

Gan bị tổn thương do thuốc gây ra từ sự thay đổi sinh hóa tối thiểu, không đặc hiệu đến viêm gan cấp tính, viêm gan mãn tính, suy gan cấp tính, ngay cả xơ gan và ung thư gan. Hơn nữa thuốc có thể gây ra gan nhiễm mỡ, u hạt gan, trong một số trường hợp xảy ra bệnh phospholipid, hay hội chứng Budd-Chiari… Nếu không được giải độc cho gan kịp thời nguy cơ tổn thương nghiêm trọng khó lòng tránh khỏi!...

Những dược phẩm gây nhiễm độc cho gan

Tên dược phẩm

Đặc trị bệnh

Viêm gan

Acetaminophen

Giảm đau, hạ sốt

U gan

Anabolic steroids

Giúp tăng trưởng cơ

Giả-xơ gan mật nguyên phát

Chlorpromazine (Thorazine)

Bệnh tâm thần

Viên gan cấp tính và bệnh đường mật

Cimetidine (Tagamet)

Bệnh viêm loét dạ dày-ruột

Viêm gan-mật

Ciprofloxin

Kháng sinh chữa bệnh nhiễm trùng

Viêm gan cấp tính

Clindammycine (Cleocin)

Kháng sinh chữa bệnh nhiễm trùng

Viêm gan cấp tính

Cocaine

Bệnh tâm thần

Gan nhiễm mỡ

Corticosteroids (Prednisoline)

Kháng viêm

Viêm gan cấp tính và bệnh đường mật

Coumadine

Bệnh về máu

Viêm gan cấp tính và bệnh đường mật

Cyclosporin A

Ức chế miễn dịch

Bệnh đường mật

Diazepam (Valium)

Thuốc ngủ

Viêm gan cấp tính và bệnh đường mật

Erythromycine esolate

Kháng sinh chữa nhiễm trùng

Bệnh đường mật

Estrigens và Androgens

Nội tiết tố (hormones) sinh dục

U gan

Halothan

Gây mê (trong phẫu thuật)

Viên gan cấp và mạn tính

Ibuprofen

Giảm đau

Viêm gan cấp tính

INH

Bệnh lao

Viêm gan

Methotrexate

Viêm khớp

Xơ gan

Methyldopa (Aldomet)

Cao huyết áp

Viêm gan tự miễn dịch

Metronidazole (Flagyl)

Kháng sinh chữa nhiễm trùng

Viêm gan cấp tính

Naproxen (Anaprox)

Giảm đau

Viêm gan cấp tính và bệnh đường mật

Omeprozole

Loét dạ dày-ruột

Viêm gan cấp tính

Thuốc ngừa thai (viên)

Ngừa thai

U gan

Phenytoin

Chống co thắt

Viêm gan cấp tính

Rosiglitazone (Avandia)

Tiểu đường

Suy gan

Salicylates (Aspirin)

Giảm đau, hạ sốt

Viêm gan cấp tính

Tamoxifen

Ung thư vú

Viêm gan cấp tính

Tetracyline

Kháng sinh chữa nhiễm trùng

Gan nhiễm mỡ

Sinh tố nhóm A (Retinol) gây nhiễm độc cho gan…đôi điều cần quan tâm

Uống vitamin A quá nhiều là nguyên nhân gây cho gan bị nhiễm độc phụ thuộc vào liều lượng có thể đưa đến xơ gan với hiện tượng chướng bụng nước (hepatic ascite) và tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Uống thường xuyên liều cao sinh tố nhóm A (>25.000 Đơn vị Quốc tế (Ius/ ngày), có khả năng gây cho gan bị nhiễm độc mãn tính và tiêu hủy các tế bào. Nhiễm độc gan có thể xảy ra khi uống 25.000-40.000 Đơn vị Quốc tế/ ngày/ trong một năm, nhưng dùng liều lượng cao hơn có nguy cơ nhiễm độc gan trong vòng vài tháng.

Tổn thương gan nhiều hay ít tùy thuộc vào liều lượng và thời gian sử dụng. Trong thực tế có nhiều bệnh nhân mắc bệnh gan do sử dụng sinh tố nhóm A gây ra có khi không nhận thấy, chỉ khi bác sĩ thăm khám mới phát hiện bệnh nhân dùng sinh tố nhóm A kéo dài kèm viêm gan nhiễm mỡ, tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Người nghiện rượu có nguy cơ gây cho gan bị nhiễm độc càng cao. Hình ảnh lâm sàng của gan bị nhiễm độc là khởi phát của xơ gan với hiện tượng chướng bụng nước, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, giãn tĩnh mạch thực quản.

Tăng men gan, 70% bệnh nhân có tăng nhẹ Phosphatase kiềm, thỉnh thoảng có tăng nhẹ Bilirubin. Ở bệnh nhân không có nhiễm độc gan do sinh tố nhóm A thường có giảm đản bạch (albumin) và Prothrombine.

Dự phòng nhiễm độc gan

- Khi cần sử dụng bất cứ loại dược phẩm nào tốt nhất nên có chỉ định hướng dẫn cụ thể của bác sĩ, dược sĩ, lương y.

- Cần cho bác sĩ, dược sĩ, lương y biết bản thân bạn có cơ địa dị ứng (hay nổi mụn nhọt, lở ngứa mề đay, ăn uống khó tiêu…), có tiền sử mắc bệnh gan-mật.

- Tránh uống rượu, bia nhiều.

- Thường xuyên ăn nhiều trái cây, rau củ tươi chín, năng tập luyện thể lực hàng ngày.

Theo BS Hoàng Huy Đức Trí - Y học phổ thông

Cảnh báo nguy cơ của thuốc thay thế testosterone

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vừa cảnh báo về nguy cơ bị cơn đau tim, đột quỵ gia tăng và có khả năng dẫn đến tử vong do sử dụng thuốc thay thế testosterone.

Kênh truyền hình Fox News dẫn cảnh báo của FDA cho thấy hiện việc sử dụng thuốc để chữa trị mức độ testosterone thấp không phải luôn xuất phát từ dạng bệnh tật cụ thể nào đó mà thường từ việc nhận thấy triệu chứng testosterone thấp do tuổi già. Cơ quan này chưa khẳng định được lợi ích và an toàn trong cách sử dụng như vậy. 
Do đó, FDA khuyến cáo thầy thuốc chỉ nên kê toa dạng thuốc này cho đàn ông có testosterone thấp do bệnh tật vốn đã được xác nhận qua các xét nghiệm ở phòng thí nghiệm chứ không nên kê toa cho đàn ông nhận thấy triệu chứng testosterone sụt giảm do tuổi già.
FDA cho rằng chưa thể lường hết nguy cơ của thuốc thay thế testosterone Ảnh: FOX NEWS
FDA cho rằng chưa thể lường hết nguy cơ của thuốc thay thế testosterone. Ảnh: FOX NEWS
Cảnh báo nói trên căn cứ vào khảo sát được công bố trước đây trên Tạp chí Hội Y khoa Mỹ, phát hiện nguy cơ tử vong, cơn đau tim, đột quỵ do thiếu máu cục bộ tăng 30% ở người dùng thuốc thay thế testosterone so với người không dùng. 
Một khảo sát khác của Viện Y tế quốc gia Mỹ cũng phát hiện đàn ông trên 65 tuổi dùng thuốc thay thế testosterone có tỉ lệ bị cơn đau tim tăng gấp đôi so với những người không dùng thuốc này.
FDA đồng thời xác nhận chưa thể lường hết nguy cơ của thuốc thay thế testosterone và có những nghi vấn về mối liên quan giữa dạng thuốc này với khả năng hình thành cục máu đông, chứng ngưng thở khi ngủ và ung thư tuyến tiền liệt.
Theo Trúc Lâm - Người lao động

Những ứng dụng của loại thuốc nguy hiểm nhất thế giới

Ngoài những hậu quả kinh hoàng gây ra các nạn nhân trong hàng loạt vụ án, Scopolamine cũng có lợi ích đáng kể nếu sử dụng đúng cách.

Chống say xe
Một trong những công dụng nổi bật nhất của Scopolamine là chống say xe hay các biểu hiện nôn ói có liên quan. Cochrane Review tóm tắt bằng chứng từ 14 cuộc thử nghiệm ước tính hiệu và độ an toàn của Scopolamine đối với việc chữa say xe. 
Những kết quả này cho thấy Scopolamine rất hiệu quả trong việc phòng tránh nôn mửa khi say xe. NASA đã kí một thỏa thuận để phát triển thuốc chống say dạng xịt sử dụng loại thuốc này. Đây là biện pháp giúp các nhà du hành vũ trụ tránh bị ốm khi ở ngoài không gian.
Những ứng dụng của loại thuốc nguy hiểm nhất thế giới
Loại thuốc dạng xịt dành riêng cho các du hành gia
Khi trộn scopolamine với dexedrine để tạo ra hợp chất scop-dex, các nhà khoa học sẽ thu được loại thuốc giúp con người rèn luyện trong môi trường trọng lực thay đổi. Nhờ vậy, con người mới chống chọi được với những cơn buồn nôn khủng khiếp. 
Tuy nhiên loại thuốc này rất nguy hiểm, cần có chỉ định nghiêm ngặt mới được sử dụng. Chỉ một lượng 10gram thuốc cũng có thể gây hôn mê, thậm chí tử vong.
Công cụ thẩm vấn
Bác sĩ tử thần của Đức Quốc xã - Josef Mengele từng dùng chất này để thẩm vấn như 1 cách để tìm ra sự thật. Ngoài ra CIA cũng phân phối loại thuốc này trong suốt những thí nghiệm cấu tạo hành vi gây tranh cãi vào thập kỷ 1960. 
Thông tin này từng được nhắc đến trong cuốn sách 'The Search for the 'Manchurian Candidate' của John D. Marks.
Theo trang ibtimes.co.uk thì CIA và cảnh sát ngầm nhiều nước đã thử nghiệm và sử dụng trộn Scopolamine để hỏi cung vì tác dụng mạnh mẽ của dược phẩm này.
Những ứng dụng của loại thuốc nguy hiểm nhất thế giới
Scopolamine được CIA sử dụng trong nhiều thí nghiệm
Điều trị nhiều bệnh
Với tác dụng tinh thần của mình, Scopolamine là loại thuốc theo đơn điều trị nhiều bệnh như Parkinson, co giật cơ, hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên đơn thuốc này không được khuyến khích dùng cho trẻ em.
Năm 1979, cơ quan Food and Drug Administration (FDA) cũng tán thành "Hơi thở của quỷ" có tác dụng trong điều trị bệnh hen suyễn, suy nhược, cai thuốc lá và giảm nôn trớ.
Theo An ninh Thủ đô

Thuốc tiêm giúp kiểm soát sinh sản

Năm 2017, niềm vui này sẽ đến với những người không thích dùng bao cao su. Bởi chỉ cần một mũi tiêm, nam giới có thể kiểm soát sinh sản

Theo Quỹ Parsemus - một tổ chức phi lợi nhuận chuyên phát triển những phương pháp y tế giá thấp, đang bắt đầu thử nghiệm trên người một loại thuốc tiêm ngừa thai có tên vasalgel - loại hoạt chất có khả năng làm tinh trùng suy yếu và chết. 
Vasalgel là hoạt chất không chứa hormon, chỉ cần một mũi tiêm duy nhất sẽ có hiệu quả trong một thời gian dài. Theo đó, loại chất này được tiêm vào ống dẫn tinh, nơi vận chuyển tinh trùng từ mào tinh hoàn tới ống dẫn tinh.
Nếu vasalgel được chứng minh thành công trong các thử nghiệm ở người, các cặp đôi có thể quan hệ tình dục mà không cần dùng bao cao su và không mang lại tác dụng phụ, cũng như chi phí sẽ rẻ hơn thuốc ngừa thai dạng viên dành cho nữ. Tuy vậy, thuốc này vẫn mất vài năm nữa để có thể hoàn thiện.
Theo Minh Thu - Sức khỏe và Đời sống

Những điều ít biết khi dùng vitamin B6

Vitamin B6 (pyridoxin) thuộc nhóm vitamin B, được phát hiện vào năm 1930 đến nay đã 85 năm, các công trình nghiên cứu về vitamin B6 được thực hiện cho ta thấy nhiều tác dụng quý của vitamin B6.

Vitamin B6 (pyridoxin) thuộc nhóm vitamin B, được phát hiện vào năm 1930 đến nay đã 85 năm, các công trình nghiên cứu về vitamin B6 được thực hiện cho ta thấy nhiều tác dụng quý của vitamin B6.
Các dạng thuốc vitamin B6
Vitamin B6 khi vào cơ thể được hấp thu nhanh và dự trữ phần lớn ở gan, một phần ở não và cơ; thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng chuyển hóa (acid 4 pyridoxic). Nếu lượng đưa vào vượt quá nhu cầu thì đào thải dưới dạng không biến đổi.
Nhu cầu vitamin B6 hàng ngày của người bình thường là: 2mg/ngày với nam và 1,6mg/ngày cho nữ. Trẻ em 0,3mg/ngày tăng dần đến 0,6mg/ngày khi trẻ lớn đến 5 tuổi. Tuổi đi học là 1mg/ngày tăng dần đến tuổi trưởng thành (1,6mg/ngày cho nữ và 2mg/ngày cho nam). Theo Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Anh (FSA), ngưỡng tối đa của vitamin B6 là 10mg.
Những điều ít biết khi dùng vitamin B6Rối loạn thần kinh cảm giác do lạm dụng vitamin B6
Chức năng của vitamin B6
Khi vào cơ thể, vitamin B6 biến đổi thành pyridoxan 5'- phosphat (PLP) một phần thành pyridoxamin 5'-phosphat (PMP) chúng hoạt động như những coenzym. 
Có gần 100 enzym sử dụng pyridoxan 5'- phosphat để tham gia các chuyển hóa, trong đó có chức năng tổng hợp những chất dẫn truyền thần kinh (serotonin, dopamin, taurin, norepinephrin, histamin, gamma-aminobutyric acid...) và các phản ứng chuyển hóa amino acid (là trung tâm của quá trình sinh tổng hợp và chuyển đổi các nhóm acid amin cần thiết và không cần thiết trong cơ thể) chuyển hóa lipid và glucid, tổng hợp hemoglobin, tổng hợp vitamin B3 từ tryptophan, chuyển glycogen thành glucose duy trì đường huyết/máu ổn định, bảo vệ tim mạch. 
Giảm lượng cholesterol/máu ở người vữa xơ động mạch. Giảm sự hình thành oxalat/máu và tống oxalat thừa ra đường tiểu chống tạo sỏi thận. Chống stress. Tăng cường hệ miễn dịch. Tăng hoạt tính của vitamin C.
Vitamin B6 là thành phần quan trọng trong phát triển bào thai và trẻ em sau khi sinh, trong đó quan trọng nhất là phát triển hệ thần kinh và não.
Vitamin B6 và methionin có tác dụng tốt trong việc giảm thiểu ung thư phổi (cho cả người nghiện thuốc lá và người không hút thuốc lá). Đó là kết quả nghiên cứu từ năm 1992 - 2000 ở 591.000 người trên 10 nước châu Âu của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu ung thư quốc tế Lyon (Pháp).
Nguồn cung cấp vitamin B6
Vitamin B6 có nhiều trong các loại thực phẩm gồm: Thức ăn động vật như: thịt bò, thịt gia cầm, thịt lợn, trứng, cá... Thức ăn thực vật như: ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây, đậu nành, đậu hạt, lạc, cà rốt, cải bắp, súp lơ, chuối, dưa hấu,... (các thực phẩm này nếu bảo quản lâu, hầm nhừ, đông lạnh hoặc là đồ hộp sẽ mất nhiều vitamin B6 và các loại vitamin khác).
Một số vi khuẩn đường ruột cũng tổng hợp được vitamin B6, đáp ứng một phần nhu cầu của cơ thể.
Do đó, lượng vitamin B6 trong thức ăn hàng ngày nếu khéo sử dụng (loại có nguồn gốc thực vật) cũng đủ cho nhu cầu cơ thể của người bình thường.
Nhiều nhà khoa học đề xuất ý kiến: nên bổ sung pyridoxin vào khẩu phần ăn: liều trên 1mg/ngày (cho người lớn) để giúp sự chuyển hóa được bình thường và trên 25mg cho người có PLP/huyết tương giảm do rối loạn chức năng chuyển hóa trong cơ thể.
Những trường hợp cần bổ sung vitamin B6
Phụ nữ thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, trẻ em chậm lớn, người già, khi ăn nhiều protein, vận động viên tập luyện, ăn mất ngon, uể oải, mất ngủ, uồn nôn.
Những người rụng lông tóc, thiếu máu nhược sắc, cơ thể dễ bị kích thích, rối loạn tâm thần, co giật, động kinh, tổn thương niêm mạc miệng, viêm lưỡi, viêm da, tăng tiết bã nhờn, nhiễm độc thai nghén, bỏng nặng, cắt dạ dày, cường giáp, suy tim sung huyết, sốt kéo dài, nhiễm khuẩn nặng, nghiện thuốc lá, thuốc lào hoặc thường xuyên phải ngửi khói thuốc. Các trường hợp: viêm thần kinh thị giác do rượu, viêm thần kinh ngoại vi;
Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh; rối loạn hấp thu, có những trường hợp phải bổ sung vitamin B6 suốt đời (trẻ em bị co giật do lệ thuộc pyridoxin. Người thiếu máu nguyên bào sắt di truyền).
Rối loạn do thuốc: thuốc tránh thai uống cho nữ. Vitamin B6 điều trị ngộ độc isoniazid (bị co giật hoặc hôn mê); hoặc ngộ độc penicilamin, quá liều cycloserin, ngộ độc hydralazin cấp.
Vitamin B6 dùng hỗ trợ điều trị ngộ độc cấp do nấm thuộc chi Giromitra (để chống các tác hại trên thần kinh như co giật, hôn mê); hỗ trợ điều trị đau do thần kinh (kết hợp B1, B6 và B12 liều cao dạng tiêm).
Pyridoxin làm giảm tác dụng của levodopa trong điều trị bệnh Parkinson.
Tác hại do sử dụng quá liều vitamin B6: quá 100mg/ngày sẽ tổn hại thần kinh. Các trường hợp dùng liều dưới 100mg/ngày, nếu thấy tê chân, tay hoặc mất cảm giác là tín hiệu báo phải giảm liều.
Theo DS Trần Xuân Thuyết - Sức khỏe và Đời sống

Những loại thuốc thông dụng có thể gây ợ nóng

Ợ nóng là cảm giác nóng bỏng rát trong lồng ngực hoặc cổ họng, xảy ra khi axit dạ dày trở ngược vào thực quản của bạn.

Khi gắn liền với trào ngược axit dạ dày nhiều hơn hai lần một tuần, thậm chí nó có thể gây ra bệnh trào ngược dạ dày hoặc bị trào ngược dạ dày thực quản.
Những loại thuốc thông dụng có thể gây ợ nóng.Những loại thuốc thông dụng có thể gây ợ nóng.
Mặc dù, một số loại thuốc như thuốc kháng axít và thuốc chẹn H2 giúp ổn định tình trạng này, đối với một số người khác có thể làm cho các cơn đau nặng hơn hoặc thậm chí gây ra tình trạng này bằng cách thư giãn các cơ thắt thực quản dưới. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến có thể gây ra chứng ợ nóng.
Ibuprofen
Ibuprofen là thuốc chống viêm không steroid, dẫn xuất từ acid propionic. Các thuốc chống viêm như Ibuprofen có thể làm tăng sản xuất các axit dạ dày và do đó dẫn đến chứng ợ nóng. Ngoài ra, các loại thuốc này có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng và thậm chí trào ngược dạ dày thực quản.
Thuốc huyết áp
Một số thuốc beta-blockers và thuốc chẹn kênh canxi được sử dụng để điều trị cao huyết áp có thể gây ợ nóng. Các loại thuốc này gây ra tình trạng ợ nóng do thư giãn các cơ thắt thực quản dưới (LES) và cho phép các thành phần có tính axit của dạ dày từ từ thấm lên ống dẫn thức ăn. Cách lý tưởng để tránh điều này là thay thế chúng bằng những loại thuốc huyết áp khác.
Thuốc củng cố xương
Một số loại thuốc dùng điều trị chỉnh hình các điều kiện như viêm xương khớp, loãng xương và viêm khớp dạng thấp có thể là "kẻ thù tồi tệ nhất" của bạn trong khi đang mắc ợ nóng và trào ngược axit.
Aspirin
Một thủ phạm phổ biến được biết đến với việc làm xấu đi các triệu chứng của ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản là thuốc giảm đau chống viêm Aspirin. Mặc dù thuốc này được biết đến để chữa trị nhiều bệnh từ đau đầu nhẹ, thậm chí đến nhồi máu cơ tim; chúng cũng làm trầm trọng thêm các triệu chứng của ợ nóng, bằng cách thư giãn các cơ bắp thực quản.
Hơn nữa, aspirin cũng ức chế sự hình thành các prostaglandin trong cơ thể để bảo vệ đường tiêu hóa bằng cách điều hòa sự tiết axít dạ dày.
Thuốc bổ sung sắt
Các mối quan hệ giữa ợ nóng và bổ sung sắt là rất quan trọng. Ợ nóng hoặc trào ngược axit có thể gia tăng nguy cơ phát triển bệnh thiếu sắt. Điều này là do axit thúc đẩy sự hấp thụ sắt của cơ thể. 
Hấp thụ giảm, do ợ nóng, có thể thiết lập các giai đoạn thiếu hụt đặc biệt trong khi tiêu thụ thực phẩm ít chất khoáng. Mặt khác, bổ sung sắt thường được biết đến là khiến cho tình trạng trào ngược axit tồi tệ hơn.
Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

9 sai lầm nguy hại khi cho trẻ dùng thuốc

Với trẻ em, một sai lầm nhỏ khi dùng thuốc cũng có thể sẽ gây tác động lâu dài, các tác dụng phụ khó chịu, thậm chí khiến bệnh không thể điều trị được.

Sau đây là những lỗi lầm phổ biến mà các bậc cha mẹ cần chú ý.
1. Không dùng đúng liều lượng chính xác
Khi dùng thuốc dạng lỏng như sirô, mọi người thường "đo đạc" bằng cách ước lượng mà họ nghĩ là tương đồng với chỉ dẫn trên thuốc hoặc của bác sĩ, như dùng muỗng cà phê thay cho tách đo lường tiêu chuẩn.
Ảnh: goodhousekeeping
Nhưng muỗng đĩa dùng trong nhà bếp không nên được dùng để uống thuốc, vì chúng không có tiêu chuẩn chính xác, tương đồng. Trẻ em có thể uống quá nhiều hoặc quá ít thuốc. Khi cho trẻ uống thuốc, bạn nên dùng thìa, ly hoặc ống tiêm y tế.
2. Đoán ước chừng trọng lượng trẻ
Liều dùng cho hầu hết thuốc của trẻ em phụ thuộc vào trọng lượng trẻ, không phải là tuổi tác. 2 muỗng cà phê thuốc giảm sốt có thể hạ sốt cho trẻ nặng chừng 30kg trong 1 giờ, nhưng sẽ cần 3 muỗng nếu trẻ nặng 34kg.
Bạn nên ghi nhớ trọng lượng trẻ khi đi khám bác sĩ. Nhưng không phải tất cả thuốc đều phụ thuộc vào trọng lượng, tốt nhất bạn nên hỏi bác sĩ kỹ lưỡng.
3. Quên kiểm tra liều dùng của loại thuốc mới
Khi cho bé uống thuốc cần uống hết liều, không nên bỏ dở giữa chừng. Hình minh họa.
Nếu trẻ phải dùng nhiều thuốc trong 1 thời gian, và chúng có liều lượng cố định, bạn có thể sẽ quên kiểm tra lại liều dùng của loại thuốc mới sau này. Dùng quá liều thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, nhưng các loại thuốc giảm đau dùng dài ngày có thể gây ra vấn đề về gan, thận.
4. Dùng quá nhiều thuốc để "sửa chữa sai lầm" hoặc để trẻ khỏi nhanh hơn
Cho trẻ dùng thuốc là 1 việc khó khăn, trẻ có thể sẽ nôn ói sau khi uống thuốc, hoặc quên không dùng thuốc. Sau đó, bạn có thể sẽ cho trẻ uống thuốc nhiều hơn để "bù đắp" phần đã mất.
Trong trường hợp khác, cha mẹ thấy bệnh không tiến triển, cho rằng cần phải uống nhiều hơn. Tốt nhất bạn nên hỏi bác sĩ nhi khoa trong cả hai trường hợp. Với nhiều loại thuốc, bao gồm thuốc kháng sinh, trẻ cần mất 3 đến 4 ngày để khỏe hơn. Một chút thuốc uống thêm không làm trẻ khỏe nhanh mà còn gây tác dụng phụ.
5. Không uống hết liều
Trẻ đã khỏe hơn và bạn vẫn chưa dùng hết chai thuốc kháng sinh, nên bạn định cất nó đi để dùng lại nếu cần. Nhưng hầu hết các loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, cần được dùng đầy đủ. Nếu bạn không cho trẻ uống đủ liều, bệnh có thể trở lại. Và nếu bác sĩ chuyển sang loại thuốc mới, bạn cũng không nên để dành thuốc còn dư.
Thuốc kháng sinh để trong tủ lạnh sẽ mất tác dụng sau 2 tuần. Bạn có thể để dành thuốc viên, nhưng nên hỏi bác sĩ trước khi cho con uống.
Trước khi sử dụng thuốc, cần xem kỹ hạn sử dụng. Hình minh họa.
6. Dùng thuốc cũ hoặc đã quá hạn sử dụng
Dùng thuốc kháng sinh không cần thiết cho trẻ có thể làm tăng khả năng kháng thuốc của vi khuẩn. Và sau đó, thuốc sẽ không còn tác dụng với trẻ. Bạn cũng cần xem rõ ngày sản xuất và hết hạn, đặc biệt là những loại thuốc trẻ thỉnh thoảng mới phải sử dụng.
7. Không nhắc nhở người coi trẻ
Bạn nên nói với cô giáo mầm non, người giữ trẻ, người thân chăm trẻ hộ bạn cách thức và thời gian dùng thuốc.
8. Không hỏi kỹ bác sĩ và không gọi bác sĩ khi gặp vấn đề
Đây là chuyện thường xuyên xảy ra. Bạn nên xin số điện thoại của bác sĩ để liên lạc mỗi khi có sai lầm hoặc vấn đề nào xảy đến.
9. Cho rằng thuốc đang có tác dụng
Phụ huynh không nên "dự đoán" rằng thuốc đang có tác dụng. Bạn nên hỏi bác sĩ dùng thuốc này đến bao lâu thì trẻ sẽ có dấu hiệu phục hồi, và những tác dụng phụ có thể xảy ra. Nếu còn điều gì nghi ngờ, bạn đừng ngần ngừ liên lạc với bác sĩ.
Lời khuyên của các chuyên gia:
Cha mẹ thường muốn cho trẻ dùng thuốc chung với thức ăn, đồ uống để trẻ dễ uống thuốc hơn. Nhưng điều này có thể ngăn cản thuốc thẩm thấu vào cơ thể.
Hầu hết thuốc kháng sinh nên được uống 1 giờ trước hoặc sau khi ăn. Những loại thuốc có thể dùng chung với thức ăn gồm thuốc sulfa thường dùng cho bệnh nhiễm trùng tai, và dạng mới của erythromycin, amoxicillin.
Tốt nhất nên dùng thuốc với nước sạch. Đồ uống có ga có thể ức chế sự hấp thụ, sữa có thể làm giảm tác dụng của tetracycline, thuốc fluoride, và các loại thuốc cho bệnh tim ở trẻ em. Nhưng bạn có thể dùng chút sirô socola với thuốc dạng lỏng.
Bạn cũng không nên dùng nước trái cây với thuốc, dù khoảng 20ml nước thường không làm giảm tác dụng của thuốc. Nếu thuốc có thể dùng chung với thực phẩm, cũng nên chỉ dùng đủ để tạo mùi vị - như một thìa cà phê nước táo, sữa chua, kem… Nếu phần ăn quá lớn, trẻ có thể sẽ không dùng hết và bỏ dở liều thuốc.
Theo Lan Thảo - Pháp luật TPHCM
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons