Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Các nguy cơ khi sử dụng quinolon trị nhiễm khuẩn


Quinolon là một kháng sinh tổng hợp được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn tiết niệu, đường ruột, sinh dục, tai mũi họng, nhiễm khuẩn da. 
Người ta phân chia quinolon dựa vào đặc tính dược lý và thời gian phát hiện gồm quinolon thế hệ 1 (bao gồm các dẫn chất không gắn fluor), thế hệ 2 (hay còn gọi là fluoroquinolon (FQ), thế hệ 3 (bao gồm gatifloxacin, levofloxacin, moxifloxacin và sparfloxacin) và quinolon thế hệ 4 (bao gồm trovafloxacin, alatrofloxacin).
Quinolon có hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhưng cũng có nhiều tác dụng không mong muốn
Ưu điểm của quinolon là phổ kháng khuẩn rộng và hoạt tính kháng khuẩn mạnh (đặc biệt là quinolon thế hệ 2) nhưng quinolon cũng có những tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị. Viêm gân liên quan đến quinolon là tác dụng không mong muốn hiếm gặp nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng (như đứt gân Achille). 
Do đó, nếu xuất hiện dấu hiệu ban đầu như đau hoặc sưng ở gân, người bệnh cần đi khám bác sĩ ngay lập tức. Các tác dụng này có thể xảy ra sớm nhất là 48 giờ đầu tiên sau khi sử dụng và lên đến vài tháng sau khi ngừng điều trị và có thể xảy ra sau một liều duy nhất. 
Quinolon có thể gây chán ăn, buồn nôn, nôn, khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy. Khi dùng quinolon cũng có thể xuất hiện các triệu chứng rối loạn thần kinh cảm giác và vận động ngoại vi ngay sau khi sử dụng như cảm giác đau dữ dội, ngứa hay tê liệt, đặc biệt là ở tay hoặc chân. 
Quinolon có khả năng kéo dài khoảng QT (là thời gian từ khi bắt đầu sóng Q đến cuối sóng T) gây rối loạn nhịp tim. Với da, hiếm gặp tác dụng phụ hơn nhưng cần chú ý cảm quang của thuốc như bỏng nắng gây độc từ vừa đến nặng, đặc biệt với các quinolon: lomefloxacin, fleroxacin, sparfloxacin, emoxacin, pefloxacin (gây tích tụ nồng độ cao trong da gây độc do ánh sáng).
Ngoài ra, quinolon còn gây một số tác dụng không mong muốn khác (có thể đặc trưng với một số quinolon nhất định) như co giật, biểu hiện tâm thần kinh hiếm gặp (như tự tử), ban mụn nước nặng trên da, trầm trọng thêm bệnh nhược cơ, tác dụng trên gan, rối loạn đường huyết, phản ứng tan máu trong trường hợp thiếu glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD) hoặc rối loạn thị lực.
Cơ quan quản lý dược phẩm Pháp (ANSM) khuyến cáo, trong mọi trường hợp sử dụng quinolon có gặp phải các biểu hiện không mong muốn về tiêu hóa, tim mạch, da, viêm gân như trên thì không nên tự ý ngừng dùng thuốc mà cần lập tức đến gặp bác sĩ điều trị để được tư vấn và có biện pháp xử trí thích hợp.
Theo Nguyễn Bảo Châu - Sức khỏe và Đời sống

                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi47fuXZfoOtW-d5NTTvFGuMio-VvJbkBIRIYQXvimIysh6okIgB0GbAVjApcELpJ5HLV4Y41IQRiOgoimf4JUTlMls35QzPrna0EAS5YX3BtL1Oyt_M7P6tN3h145EUV-JpEcD1A8-jZI/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Bán thuốc kê đơn không có đơn thuốc có thể xử lý hình sự

Thay mặt Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, bà Nguyễn Thuý Anh - Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội đã đọc báo cáo tiếp thu, giải trình về dự án Luật. 
Đối với ý kiến đề nghị bổ sung quy định chế tài đối với những cơ sở vi phạm quy định về bán thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho biết Điều 6 của dự thảo Luật đã quy định cấm bán thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc. Như vậy, khi vi phạm quy định này, tùy theo mức độ vi phạm, cơ sở kinh doanh sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật hình sự.
Điều 6 của dự thảo Luật đã quy định cấm bán thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc
Về một số ý kiến đại biểu đề nghị quy định cơ chế đặc biệt để các cơ sở y học cổ truyền mua được dược liệu có chất lượng cao và phát huy được thế mạnh của dược liệu trong nước. Trước ý kiến trên, dự thảo Luật Dược đã quy định không chào thầu dược liệu nhập khẩu thuộc danh mục do Bộ Y tế ban hành khi dược liệu được nuôi trồng, thu hái trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị và khả năng cung cấp, giá hợp lý, tại khoản 4 Điều 7.
Bên cạnh đó, việc thực hiện mua dược liệu phục vụ khám chữa bệnh phải phù hợp với Luật giá và Luật đấu thầu. Vì vậy, xin phép Quốc hội giữ như quy định của dự thảo Luật Dược. Đồng thời, đề nghị Chính phủ nghiên cứu và ban hành chính sách đồng bộ từ trồng trọt đến thu mua nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở y tế mua dược liệu có chất lượng cao trong nước phù hợp với các luật hiện hành.
Đề cập đến các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 6), Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội cho biết, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định "cấm kinh doanh thuốc không được bảo quản đúng quy định", "cấm nhập khẩu dược liệu đã qua chiết xuất". 
Tiếp thu ý kiến của đại biểu, dự thảo Luật Dược đã bổ sung quy định "cấm kinh doanh thuốc không được bảo quản đúng quy định ghi trên nhãn thuốc" tại khoản 14 Điều 6. Đồng thời, quy định dược liệu đã bị cố ý chiết xuất hoạt chất được coi là dược liệu giả tại khoản 34 Điều 2 và bị cấm kinh doanh tại khoản 5 Điều 6.
Luật dược (sửa đổi) mới được thông qua quy định dược liệu đã bị cố ý chiết xuất hoạt chất được coi là dược liệu giả

Về vấn đề thời hạn của chứng chỉ hành nghề (CCHN) dược, Chủ hiệm Ủy ban các vấn đề xã hội cho biết, dự thảo Luật quy định CCHN được cấp 1 lần trên cơ sở thống nhất của 62,67% đại biểu Quốc hội trả lời phiếu xin ý kiến. Với các quy định thu hồi CCHN khi không cập nhật kiến thức chuyên môn liên tục (khoản 9 Điều 28) và các biện pháp hậu kiểm khác sẽ bảo đảm tính khả thi của quy định này.
Trước ý kiến đề nghị cân nhắc việc cho phép bán thuốc tại siêu thị để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội cho rằng, việc quy định bán thuốc tại siêu thị là phù hợp với xu thế của thế giới và để tiện lợi cho người dân. Theo đó, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, dự thảo Luật đã quy định siêu thị phải có người phụ trách chuyên môn về dược và chỉ được phép bán các loại thuốc thông thường theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định (Điều 35).
Đề cập đến vấn đề quản lý nhà nước về giá thuốc, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định hạn chế các tầng lớp trung gian trong phân phối thuốc để giảm giá thuốc; có ý kiến đề nghị trong trường hợp giá thuốc đấu thầu do Bộ Y tế công bố có sự chênh lệch bất hợp lý giữa các địa phương, giữa các bệnh viện thì Bộ Y tế hoặc Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ xem xét cho phù hợp. 
Trước vấn đề này, Ủy ban thường vụ Quốc hội thấy rằng, việc vận hành tốt cơ chế đấu thầu thuốc sẽ làm cho các loại thuốc có cạnh tranh gay gắt về giá, tầng nấc trung gian sẽ dần tự triệt tiêu. Theo Ủy ban thường vụ Quốc hội, để khắc phục sự chênh lệch về giá giữa các kết quả trúng thầu khi việc đấu thầu thuốc vẫn đúng trình tự và đúng quy định của pháp luật, Chính phủ cần chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật giá và Luật đấu thầu.
Trước một số ý kiến đề nghị Luật quy định về thực phẩm chức năng và mỹ phẩm bằng một chương riêng hoặc quy định cụ thể hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến thực phẩm chức năng. Về vấn đề này, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã báo cáo Quốc hội tại Báo cáo số 1068/BC-UBTVQH13. 
Theo đó, để xử lý tình trạng tiếp thị, quảng cáo thực phẩm chức năng quá mức gây hiểu lầm cho người dùng, dự thảo Luật bổ sung quy định “Cấm thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể đối với các sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế” tại khoản 15 Điều 6.
Luật Dược (sửa đổi) có 14 chương, 116 điều sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2017.
Theo T.K - Sức khỏe và Đời sống


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi47fuXZfoOtW-d5NTTvFGuMio-VvJbkBIRIYQXvimIysh6okIgB0GbAVjApcELpJ5HLV4Y41IQRiOgoimf4JUTlMls35QzPrna0EAS5YX3BtL1Oyt_M7P6tN3h145EUV-JpEcD1A8-jZI/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Vitamin E: Lành tính nhưng không vô hại



Vitamin E là một chất béo hòa tan được tìm thấy trong rất nhiều các loại thực phẩm. Hoạt chất này có tác dụng chống lại sự phát triển của gốc tự do, hạn chế sự chết đi của tế bào, kìm hãm quá trình lão hóa, giúp da tóc mịn màng. Với những công dụng này, nó đã và đang được chị em coi như thần dược giúp cơ thể khỏe mạnh, trẻ trung và xinh đẹp.
Chị Nguyễn Thúy An (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: “Thời gian gần đây, da mặt tôi lúc nào cũng trong tình trạng khô ráp. Ngay cả chuyện “yêu” cũng gặp nhiều khó khăn. Tìm hiểu trên internet, tôi thấy nếu bổ sung vitamin E sẽ giải quyết được tất cả vấn đề này nên đã mua sử dụng từ đầu tháng. Chuyện “yêu” thì chưa có tiến triển nhiều, nhưng da mặt thì có vẻ đỡ khô hơn. Chẳng biết loại vitamin này uống kéo dài có được không?”.
Cùng tâm trạng băn khoăn như chị An, chị Trần Thu Hoài (Q.7, TPHCM) giãi bày: “Tôi uống vitamin E tính đến nay đã được 2 tháng, mỗi ngày một viên và thấy da, tóc cũng mềm mại hơn nên đã mua một lố về dùng dần. Tuy nhiên, hôm trước, chị họ tôi qua chơi, thấy vậy nói rằng: có đợt chị ấy loại vitamin này thì bị lở mồm, khi ngưng một thời gian thì hết. Chẳng hiểu do cơ địa chị ấy không hợp thuốc hay đây là tác dụng phụ của nó?”.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Cần bổ sung khi nào?
Theo BS Vũ Thế Trung (Phòng khám Thế An, Hà Đông, Hà Nội), không cần đi đâu xa tìm kiếm vì xung quanh chúng ta có rất nhiều các thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin E dồi dào như: dầu hạnh nhân (22mg/100g), cà chua (17mg/100g), củ cải, đu đủ (cung cấp 17% lượng vitamin E cần thiết mỗi ngày)... Trong khẩu phần ăn hằng ngày, nếu sử dụng đầy đủ các thực phẩm này, nhu cầu về vitamin E của cơ thể sẽ được đáp ứng đầy đủ, không cần bổ sung thêm.
Tuy nhiên, với những người người bị thiếu hụt vitamin E do chế độ ăn uống không đầy đủ hay khả năng hấp thu của cơ thể kém, hoặc những người đang trong giai đoạn cần bổ sung vitamin E liều cao như: trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, phụ nữ trong thời kỳ mang thai, người đang điều trị các rối loạn ngoài da... thì bổ sung thêm vitamin E dưới dạng biệt dược được coi là giải pháp tốt để mang lại sự dẻo dai cho sức khỏe.
Vẫn theo BS Trung , những người thiếu vitamin E thường có biểu hiện: rối loạn thần kinh, yếu cơ, rung giật nhãn cầu, giảm nhạy cảm về xúc giác, dễ tổn thương ở da, dễ vỡ hồng cầu, dễ gây tổn thương cơ quan sinh dục...
Để đáp ứng nhu cầu bổ sung thêm vitamin E cho các chị em, các nhà sản xuất dược đã bào chế nó dưới dạng thuốc uống và kem bôi. Tuy nhiên, theo BS Trung, bổ sung vitamin E bằng nguồn thực phẩm vẫn cho kết quả tốt hơn. Nếu sử dụng biệt dược, chúng ta phải tăng liều gấp 1,4 lần so với loại tự nhiên thì mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
Không phải uống bao nhiêu cũng được
Theo các chuyên gia, nhu cầu vitamin E hàng ngày của người lớn từ 200-400 đơn vị. Càng lớn tuổi, khả năng chống lại gốc tự do thấp dần, do đó, để tránh tình trạng da ráp, tóc khô, nhiều người đã tìm cách bổ sung thêm vitamin E dưới dạng viên uống. Điều này là hoàn toàn cần thiết vì nó sẽ giúp cơ thể duy trì sự tươi trẻ. Tuy nhiên, dù lành tính, nhưng vitamin E không phải uống bao nhiêu cũng được mà cần có liều lượng nhất định.
Theo BS Trung, bình thường, dưới dạng thành phẩm, loại vitamin này trường thường có hàm lượng 400 đơn vị quốc tế, dùng 1 viên một ngày. Nhiều người muốn đẹp nhanh, đẹp gấp đã sử dụng gấp đôi, gấp 3 liều cho phép. Điều này sẽ gây ra những rắc rối không nhỏ cho sức khỏe. Thậm chí, ngay cả với những người sử dụng 400 đơn vị vitamin E/ngày, nhưng trong thời gian dài, nó cũng gây ra nhiều biến chứng.
Hậu quả thường thấy khi dùng quá liều vitamin E là rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng. Nặng hơn nữa là lợi bị viêm, thanh quản bị viêm dẫn đến khàn tiếng hoặc k nói được. Cũng có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng vitamin E lâu ngày có thể gây ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới (khoảng 17%).
Nhiều người nghĩ rằng, vitamin E có tác dụng làm da mịn, tóc suôn nên chỉ cần uống mình loại thuốc này là đã có thể làm đẹp. Tuy nhiên, bác sĩ cho biết, muốn cơ thể trẻ trung, xinh đẹp thực sự, chị em cần bổ sung nhiều loại vitaminh khác nữa, cụ thể là: vitamin A (có nhiều trong trái cây màu vàng, đỏ), C (trung hòa gốc tự do, có nhiều trong cam, chanh, chuối, bưởi)..., nghĩa là cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ, chứ không đơn thuần là chỉ bổ sung vitamin E.
Theo Nguyễn Hoa - Sức khỏe gia đình

                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi47fuXZfoOtW-d5NTTvFGuMio-VvJbkBIRIYQXvimIysh6okIgB0GbAVjApcELpJ5HLV4Y41IQRiOgoimf4JUTlMls35QzPrna0EAS5YX3BtL1Oyt_M7P6tN3h145EUV-JpEcD1A8-jZI/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Cách sử dụng thuốc chống muỗi an toàn


Trước khi sử dụng cho toàn thân, nên thử dùng trước cho một vùng da nhỏ mặt trong cánh tay. Nếu không xuất hiện kích ứng, mẩn ngứa thì từ đó mới sử dụng cho toàn bộ cơ thể. Không xịt trực tiếp thuốc lên người, nên xịt ra tay và xoa lên các vùng có nguy cơ bị muỗi đốt. 
Khi bôi cần tránh vùng mắt, mũi, miệng, vết thương hở. Có thể bôi thuốc lên quần áo, chăn, chiếu, màn... cũng cho tác dụng chống muỗi đốt. Chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết (đi đến nơi xa lạ, du lịch...).
Thuốc chống muỗi cũng phải được dùng đúng hướng dẫn
Lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc chống muỗi cho trẻ em
Các loại thuốc chống muỗi đều có khả năng tác động lên hệ hô hấp và ảnh hưởng đến làn da của bé. Một số loại hóa chất tổng hợp có trong thuốc chống muỗi có thể nguy hiểm cho cơ thể bé khi chúng xâm nhập vào trong da. Nhất là đối với những bé dưới 6 tháng tuổi, không được sử dụng bất kỳ sản phẩm chứa DEET nào. 
Với bé trên 6 tháng tuổi, nên tránh dùng kem chống muỗi bôi trực tiếp lên da. Không bôi thuốc lên tay trẻ, vì trẻ thường xuyên cho tay vào miệng. Một số loại kem (dầu) chống muỗi có mùi hương và nồng độ rất mạnh, dễ gây dị ứng cho làn da nhạy cảm của bé. Sử dụng thuốc dạng nước hoặc kem thay vì thuốc phun xịt. 
Việc đó giúp cho trẻ không bị hít quá nhiều thuốc côn trùng, vì khi phun, thuốc dạng bụi nước có xu hướng lan ra khắp nơi. Nếu muốn sử dụng thuốc cho quần áo, hãy xịt thuốc khi không có trẻ và trước khi trẻ mặc chừng 30 phút.Sau khi không cần thiết phải bôi thuốc cho trẻ nữa, phải tắm rửa cho trẻ sạch sẽ để loại bỏ hóa chất có hại.

                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi47fuXZfoOtW-d5NTTvFGuMio-VvJbkBIRIYQXvimIysh6okIgB0GbAVjApcELpJ5HLV4Y41IQRiOgoimf4JUTlMls35QzPrna0EAS5YX3BtL1Oyt_M7P6tN3h145EUV-JpEcD1A8-jZI/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Lạm dụng thuốc nhỏ mũi: dễ mất khả năng nhận biết mùi

Dùng thuốc nhỏ mũi vô tội vạ, không theo hướng dẫn của bác sĩ chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng: mất khả năng nhận biết mùi, viêm teo mũi, thủng vách ngăn mũi.

“Điếc không sợ súng”?
Thay đổi thời tiết, môi trường khói bụi, ngồi điều hòa nhiều... là nguyên nhân làm gia tăng tình các bệnh về mũi ở Việt Nam. Khi mắc bệnh này, đã số mọi người đều tự mua thuốc về sử dụng mà không cần đến sự thăm khám của bác sĩ.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Qua khảo sát của PV, tại một hiệu thuốc tại đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội, số lượng thuốc nhỏ mũi các loại bán ra hàng ngày không dưới 10 lọ. Khi được hỏi về tác dụng phụ mà loại thuốc này có thể gây ra cho người sử dụng, chủ cửa hàng khẳng định: “Tôi bán thuốc đã cả chục năm mà chưa từng thấy ai bị biến chứng vì sử dụng thuốc nhỏ mũi. Ở đây, toàn là thuốc phổ thông, lành tính. Có người cứ hắt hơi, sổ mũi là lại ra lấy thuốc về dùng, chả thấy kêu ca gì”.
Cũng ngay tại hiệu thuốc này, khi hỏi một người mua hàng về những tác dụng phụ mà chị đã từng gặp phải khi sử dụng thuốc nhỏ mũi, PV nhận được câu trả lời: “Mình cũng hay sử dụng thuốc nhỏ mũi mỗi khi trái gió, trở trời, nhưng cũng chưa thấy sức khỏe bị ảnh hưởng gì. Thường thì mình hay mua thuốc theo tư vấn của người bán thuốc, nếu 5-7 ngày sau không thấy khỏi thì lại chuyển thuốc khác nặng hơn. Riêng với em bé thì mình thường đưa đi khám để lấy đơn thuốc. Nếu sau này, bé bị tình trạng tương tự thì đem đơn cũ ra mua thuốc”.
Không chỉ có người bán thuốc hay vị khách hàng này mới cho rằng thuốc nhỏ mũi là an toàn mà khi khảo sát tại một cửa hàng thuốc khác trên đường Cầu Giấy, Hà Nội, chúng tôi cũng nhận được câu trả lời với thái độ tương tự khi hỏi về những tác dụng phụ có thể gặp phải của thuốc nhỏ mũi. Cũng có một vài ý kiến cho rằng, lạm dụng thuốc nhỏ mũi có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, lần sau sẽ phải sử dụng với liều cao hơn.
Qua khảo sát nhỏ mà PV thực hiện, có thể nhận thấy, dù là được bày bán phổ biến tại các cửa hàng thuốc, thế nhưng, những tác hại mà thuốc nhỏ mũi gây ra vẫn là một ẩn số với người dùng. Hầu hết, mọi người đều không nghĩ rằng, dùng thuốc nhỏ mũi không đúng cách chính là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng như: thủng vách ngăn mũi, viêm teo mũi, hay mất khả năng cảm nhận mùi...
“Lợn lành hóa lợn què”
Theo Ths. BS Lê Đình Hưng, (Khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện E, Hà Nội): Với khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, viêm mũi, viêm xoang... là các bệnh phổ biến ở Việt Nam. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc nhỏ mũi khác nhau, nhưng về cơ bản, chúng chỉ chứa một trong 3 thành phần là thuốc co mạch, corticoid và nước muối.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Thuốc co mạch có trong thành phần của hầu hết các loại thuốc nhỏ mũi. Những thuốc này sẽ giúp mũi thông, tuy nhiên, nếu chúng ta dùng nhiều, thuốc co mạch đó sẽ làm thay đổi niêm mạc mũi, dẫn đến quá phát cuống mũi do thuốc. 
Lúc mới đầu sử dụng, loại thuốc này có hiệu quả từ 6-10 giờ, sau đó, nếu bị lạm dụng, cơ chế nhờn thuốc sẽ xuất hiện khiến người bệnh có xu hướng tăng liều hoặc sử dụng loại mạnh hơn. 
Điều tai hại là, khi đã ở trong tình trạng này, càng dùng thuốc, tình trạng nghẹt mũi lại càng nặng hơn do hiện tượng cương tụ niêm mạc mũi. Nếu cứ tiếp tục sử dụng trong thời gian dài, người bệnh có thể bị viêm teo mũi, thủng vách ngăn hay mất khả năng nhận biết mùi...
Thành phần thứ hai có trong thuốc là corticoid. Thuốc này có thể dùng ở dạng đơn thuần hoặc phối hợp với các thuốc co mạch khác để chống dị ứng, chống viêm, ngạt mũi. Nếu thuốc này dùng ở dạng đơn thuần để điều trị viêm mũi dị ứng thì sẽ không có tác dụng chữa ngạt mũi ngay lập tức mà phải sau 3-5 ngày và thông thường phải dùng kéo dài mới giúp tình trạng bệnh ổn định. 
Dạng thuốc này tuy chỉ có khoảng 2% hấp thu vào máu nhưng nếu lạm dụng cũng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là đối với trẻ em như: rối loạn quá trình tạo xương, loãng xương, teo cơ, giảm kali máu, rối loạn cân bằng muối - nước...
Thành phần thứ 3 là thuốc nhỏ mũi đơn thuần dùng nước muối, có thể là nước muối sinh lý hoặc nước muối biển. Các chế phẩm này chỉ có tác dụng làm sạch mũi, nhưng lại giúp bệnh suy giảm do các niêm mạc mũi được làm sạch một cách tự nhiên. Nước muối này dùng rất an toàn và hầu như không gây tác dụng phụ nào.
Vẫn theo bác sĩ Hưng, thuốc nhỏ mũi chỉ là thuốc điều trị triệu chứng, không phải là thuốc trị bệnh, thế nên sau 3-5 ngày sử dụng mà không có kết quả, cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, tuyệt đối không sử dụng thuốc thường xuyên, kéo dài, trừ khi có chỉ định của người có chuyên môn


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi47fuXZfoOtW-d5NTTvFGuMio-VvJbkBIRIYQXvimIysh6okIgB0GbAVjApcELpJ5HLV4Y41IQRiOgoimf4JUTlMls35QzPrna0EAS5YX3BtL1Oyt_M7P6tN3h145EUV-JpEcD1A8-jZI/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Tiêu chảy do kháng sinh: Không tự dùng men tiêu hóa

Thói quen cho con uống thuốc kháng sinh của cha mẹ khi trẻ bị ốm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Một trong những hậu quả là dẫn đến tiêu chảy.


Thời tiết thay đổi, hệ miễn dịch của trẻ kém nên rất dễ bị ốm. Trong trường hợp này, lựa chọn hàng đầu của các bậc cha mẹ giúp bé nhanh khỏi bệnh là cho bé uống thuốc kháng sinh. Chị Thu Thanh (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Bé Na nhà mình mới được hơn 1 tuổi, vốn dĩ rất yếu và hay ốm vặt, nhưng được cái bé chỉ ốm nhẹ, hôm trước hôm sau là khỏi. 
Lần này, bé ho đã gần một tuần mà không đỡ. Sốt ruột, mình mua kháng sinh về dùng. Mới được hai ngày thì bé tiêu chảy như tháo dạ khiến cả nhà cả nhà đứng ngồi không yên. Quá sốt ruột, tôi đưa bé đi bệnh viện khám và được các bác sĩ cho biết bé Na bị mất nước nặng vì tiêu chảy do dùng kháng sinh”.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Có thể gây mất nước nặng
Trao đổi với phóng viên Sức Khỏe Gia đình về tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ khi sử dụng thuốc kháng sinh, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Có 2 nhóm vi khuẩn là có lợi và có hại. 
Trong đó, đường ruột của trẻ chứa hàng triệu vi khuẩn có lợi giúp tiêu hóa thức ăn. Trong điều kiện bình thường, vi khuẩn có hại không gây bệnh được do vi khuẩn có lợi lấn át. Nhưng khi uống kháng sinh, các vi khuẩn có lợi cũng sẽ bị tiêu diệt cùng với vi khuẩn có hại. Đó chính là nguyên nhân gây tiêu chảy.”
Theo bác sĩ Dũng, tình trạng tiêu chảy do uống kháng sinh xảy ra rất phổ biến. Thông thường, trẻ sẽ bị tiêu chảy sau khi uống kháng sinh 1-2 hôm, thậm chí sau khi ngừng uống vẫn bị tiêu chảy.
“Tiêu chảy do uống kháng sinh có rất nhiều thể trạng. Trong trường hợp nhẹ chỉ cần ngừng uống kháng sinh là trẻ hết tiêu chảy, nhưng cũng có trường hợp nặng nề hơn, bởi có những con vi trùng độc gây tiêu chảy kéo dài, dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như: mất nước nặng, viêm ruột, đau bụng, thậm chí ra máu… Nếu thây trẻ có các biểu hiện này, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để được tư vấn, chữa trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc”- bác sĩ Dũng nhấn mạnh.
Điều trị cần có tư vấn của bác sĩ
Bác sĩ Dũng khuyến cáo, khi nghi ngờ bé tiêu chảy do kháng sinh, các bậc cha mẹ cần phải ngừng sử dụng thuốc kháng sinh cho bé ngay. Thực tế cho thấy, để phòng ngừa tiêu chảy cho con, nhiều mẹ đã tự ý mua các loại men vi sinh về cho con uống. Tuy nhiên, đây là thói quen rất nguy hiểm, bởi việc bổ sung men vi sinh loại nào còn phụ thuộc vào từng bé và cần phải có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ trong từng trường hợp, nếu không có thể sẽ “tiền mất tật mang”.
Làm gì khi bé bị tiêu chảy?
- Ngưng sử dụng thuốc kháng sinh, chuyển sang dùng thuốc khác như thuốc nam, thuốc đắp, miếng dán… tùy theo tình loại bệnh của trẻ.
- Cho bé uống đủ nước. Tuyệt đối không cho uống nước quả hay các đồ uống có gas, nó sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Vệ sinh nhẹ nhàng vùng quanh hậu môn cho bé, sử dụng các loại kem chống hăm để giảm đau rát cho bé.
- Bổ sung men vi sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Nhận biết tiêu chảy do dùng kháng sinh:
- Trẻ bị tiêu chảy trong và sau khi dùng kháng sinh, mức độ nhẹ
- Khi đại tiện trẻ phải rặn, hậu môn bị hăm đỏ
- Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân sống và lỏng
- Trẻ không bị sốt khi tiêu chảy, trong khi tiêu chảy do các nguyên nhân nhiễm khuẩn trẻ đều có sốt, mức độ tiêu chảy nặng hơn, kèm theo các biểu hiện khác như nôn, đau bụng.
Theo An Bình - Sức khỏe gia đình

                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi47fuXZfoOtW-d5NTTvFGuMio-VvJbkBIRIYQXvimIysh6okIgB0GbAVjApcELpJ5HLV4Y41IQRiOgoimf4JUTlMls35QzPrna0EAS5YX3BtL1Oyt_M7P6tN3h145EUV-JpEcD1A8-jZI/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Ngưng thuốc khi có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa

Các bạn cần ngừng dùng colchicin tôi nếu có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trên vì đó là các dấu hiệu báo động sớm về khả năng có thể sẽ bị ngộ độc nặng hơn.

Colchicine tôi là thuốc được sử dụng điều trị gút từ những năm 1810. Tôi còn được dùng để chẩn đoán viêm khớp do gút (nếu có đáp ứng với trị liệu bằng colchicin thì chứng tỏ là có tinh thể urat vì tinh thể này khó bị phát hiện, nhất là khi chỉ bị ở các khớp nhỏ).
Vì những tác dụng chống viêm và có ảnh hưởng lên hệ miễn dịch, nên người ta còn dùng colchicine tôi trong da liễu để kết hợp điều trị một số bệnh như: vảy nến, viêm mao mạch, vảy nến khớp, vảy nến thể mụn mủ, viêm da dạng Herpes, xơ cứng bì và một số bệnh khác... Nhưng ở người suy thận nặng, suy gan nặng, người mang thai, bệnh nhân có nguy cơ bị glôcôm góc hẹp, bị bí đái... thì tuyệt đối không được dùng tôi.
Tuy nhiên, colchicine cũng có nhiều tác dụng phụ nên cần lưu ý trong quá trình điều trị. Tác dụng phụ thường gặp nhất khi dùng liều cao là trên đường tiêu hóa với các biểu hiện như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy. 
Các triệu chứng này thường xuất hiện vài giờ sau khi uống thuốc. Ngoài ra, colchicine tôi có thể gây xuất huyết tiêu hóa, yếu cơ, mệt mỏi, run, co giật khi dùng liều cao; có thể gây thiếu máu hoặc chảy máu, xuất hiện sau khoảng 3-8 ngày nếu dùng liều cao hoặc dùng thời gian dài. 
Các bạn cần ngừng dùng colchicin tôi nếu có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trên vì đó là các dấu hiệu báo động sớm về khả năng có thể sẽ bị ngộ độc nặng hơn. Trong quá trình sử dụng, một số thuốc cần tránh vì gây tương tác bất lợi như thuốc trợ tim, kháng viêm không steroid, thuốc chống trầm cảm,  kháng sinh, chống nấm...
Các bạn nên tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc khi sử dụng để tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra.
Theo DS. Võ Hà - Sức khỏe và Đời sống


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi47fuXZfoOtW-d5NTTvFGuMio-VvJbkBIRIYQXvimIysh6okIgB0GbAVjApcELpJ5HLV4Y41IQRiOgoimf4JUTlMls35QzPrna0EAS5YX3BtL1Oyt_M7P6tN3h145EUV-JpEcD1A8-jZI/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons