Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Nguy cơ mắc ung thư, bệnh tim do lạm dụng vitamin

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học mới đây, hiện có khoảng 18 triệu người Anh đang suy nghĩ rằng, thuốc uống bổ sung vi chất sẽ có lợi và cải thiện sức khỏe của người sử dụng. 
Nguy cơ mắc ung thư, bệnh tim do lạm dụng vitamin
Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra vấn đề này vẫn luôn tồn tại hai mặt đối lập của nó và mặt tiêu cực chắc chắn sẽ gây ra những nguy hiểm không nhỏ, việc dùng quá nhiều các loại thuốc vitamin và chất bổ sung có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư và bệnh tim.
TS Tim Byers - một trong những chuyên gia về ung thư hàng đầu thế giới làm việc tại Trung tâm Ung thư của trường Đại học Colorado (Mỹ) cho biết: “Chúng tôi không chắc chắn lý do tại sao điều này lại đang xảy ra nhưng bằng chứng đã cho thấy rằng những người uống các loại thuốc bổ nhiều hơn mức cần thiết có nguy cơ cao phát triển bệnh ung thư.”
Hai thập kỷ trước, nghiên cứu nhận thấy những người ăn nhiều trái cây và rau quả có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn. Do vậy, Tiến sĩ Bryers đã bắt đầu điều tra về việc liệu uống các loại vitamin bổ sung và khoáng chất có giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh hay không.
Ông cho biết: “Khi chúng tôi thử nghiệm lần đầu tiên các loại thuốc bổ trên một số loài động vật, chúng tôi nhận được những kết quả đầy hứa hẹn. 
Cuối cùng, khi chuyển sang thử nghiệm với con người, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên hàng ngàn bệnh nhân trong khoảng 10 năm có sử dụng thuốc bổ và các loại giả dược và thu được kết quả là các loại thuốc bổ thực sự không hề có lợi cho sức khỏe của họ. Trên thực tế, nhiều người đã mắc bệnh ung thư trong quá trình sử dụng vitamin.”
Theo nghiên cứu của TS Byers, việc bổ sung quá nhiều tiền tố vitamin A – beta-caroten làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư phổi và bệnh tim lên tới 20%. Ngoài ra, uống quá nhiều axit folic cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư tới 56%. 
Tuy nhiên, Tiến sĩ khuyến cáo mọi người rằng không nên quá lo lắng hay e sợ khi sử dụng các loại vitamin bổ sung và khoáng chất. “Nếu uống với liều lượng phù hợp, vitamin tổng hợp rất có lợi cho sức khỏe con người.”
Ông cũng khuyên mọi người nên bổ sung vitamin và khoáng chất thông qua chế độ ăn hàng ngày với các món ăn chưa nhiều rau củ như bông cải xanh bổ sung axit folic, cải xoăn và hạnh nhân bổ sung vitamin E, cà rốt và xoài bổ sung beta-caroten. Ngược lại, các nhà phê bình nói rằng nhiều người bị thiếu vitamin và các chất bổ sung có thể giúp họ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Dự kiến, các kết quả nghiên cứu trên của TS Byers sẽ được trình bày và thảo luận sâu hơn tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội nghiên cứu ung thư Mỹ trong năm nay.


Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Bộ đôi thuốc và thực phẩm dùng chung có hại


618-348-food-and-drug-combinat-8076-2769
Ảnh: Getty.
Thuốc giúp chúng ta khỏe hơn, song nếu uống không đúng cách lại gây hại cho cơ thể. Dưới đây là 5 bộ đôi thuốc - thực phẩm bạn không nên kết hợp, theo Men's Journal.
Bưởi và thuốc giảm mỡ máu statin
Ăn bưởi khi uống statin sẽ trở nên nguy hiểm. Thuốc bị enzim trong nước bưởi phá vỡ và lưu lại trong gan, ruột non. Nồng độ thuốc trong máu tăng lên khiến các tác dụng phụ như đau cơ trở nên nặng nề. Tốt nhất là bạn không ăn bưởi nếu đang dùng statin.
Nước cam và thuốc kháng histamin điều trị dị ứng
Các loại quả họ cam chanh khiến cơ thể không thể hấp thụ thuốc kháng histamin. Nước cam ngăn chặn hoạt động của các protein có nhiệm vụ vận chuyển thuốc đi khắp cơ thể khiến thuốc không còn tác dụng. Để vẫn thưởng thức nước cam trong thời gian sử dụng thuốc, bạn hãy uống hai thứ này cách xa nhau, ví dụ nước cam vào buổi sáng và thuốc vào ban đêm.
Cải xoăn, cam thảo và thuốc làm loãng máu
Cải xoăn, rau chân vịt, súp lơ xanh và cải brussel đều có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nếu ăn khi uống thuốc làm loãng máu như coumadin hay warfarin. Vitamin K trong các loại rau lá xanh này là chất đông máu tự nhiên sẽ vô hiệu hóa thuốc. Cam thảo cũng dẫn đến tình trạng tương tự, đặc biệt là khi dùng với coumadin. Tốt nhất, nếu đang phải uống thuốc làm loãng máu, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những thực phẩm cần tránh.
Thức ăn mặn và thuốc giảm huyết áp
Người đang uống thuốc giảm huyết áp nên hạn chế muối vì ăn mặn sẽ khiến huyết áp tăng trở lại và thuốc mất hiệu quả. Trong trường hợp ăn rau củ đóng hộp, bạn hãy rửa qua với nước sạch để nhạt bớt.

Tác hại khôn lường khi lạm dụng viên ngậm trị ho

Viên ngậm trị ho với vị ngọt và hương thơm hấp dẫn khiến nhiều người hay gọi là "kẹo" và sử dụng chúng một cách không thích hợp có thể gây ra những tác hại đối với sức khỏe.


Viên ngậm ho được quảng cáo rất công hiệu chữa dứt các cơn ho, kiểm soát hữu hiệu các cơn ho, ức chế trung tâm gây ho… với hương thơm và vị ngọt hấp dẫn khiến nhiều người quen gọi là "kẹo" và lạm dụng nó. Tuy nhiên, việc này có thể dẫn đến những tác hại khôn lường mà ít người biết.
Thuốc viên ngậm trị ho thường chứa các hoạt chất như tinh dầu bạc hà (menthol), tinh dầu tràm (eucalyptol) hoặc chứa dược chất ức chế phản xạ ho như dextromethorphan... Có cả thuốc viên ngậm đông y như bổ phế ngậm. Thuốc viên ngậm có vị ngọt nhờ có tá dược làm ngọt là đường mía (saccharose) hoặc chất làm ngọt nhân tạo (như aspartam) dành cho người kiêng đường hay người bệnh tiểu đường, theo Người Lao Động.
Hiện có rất nhiều loại viên ngậm ho khác nhau, thậm chí còn có những loại có các hương vị hấp dẫn. Vì sự tiện lợi nên nhiều người lựa chọn và lạm dụng nó. Tuy nhiên, viên ngậm ho chứa những chất sát trùng họng có công dụng làm dịu cơn ho, dịu thanh quản, giúp sát trùng đường hô hấp, hỗ trợ điều trị các chứng ho, đau họng, khản giọng… chứ không có tác dụng chữa ho hay trị triệt để cơn ho. Việc lạm dụng loại kẹo ngậm này có hại cho sức khỏe. Các vị hoa quả cũng chỉ là hương liệu đưa vào để thơm ngon, bắt mắt và dễ dùng.
Lạm dụng viên ngậm ho có thể gây ra những tác hại khôn lườngLạm dụng viên ngậm ho có thể gây ra những tác hại khôn lường
Không ít trường hợp bệnh tăng nặng do tự mua các loại viên ngậm ho hay dùng loại sirô ho uống. Ho có rất nhiều nguyên nhân gây nên nhưng thường gặp là do cảm lạnh, mắc các bệnh đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm amiđan, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi… Để điều trị dứt bệnh phải tìm được nguyên nhân gây ho.
Một số chuyên gia khuyên chỉ cần giữ ấm, dinh dưỡng đầy đủ chất, uống nước nhiều hơn, đặc biệt là nước cam hoặc nước chanh để tăng sức đề kháng thì có khả năng tự khỏi sau một vài ngày và không cần dùng thuốc. Có thể sử dụng một số phương pháp chữa trị từ thiên nhiên để hạn chế tác dụng phụ mà vẫn giảm ngứa họng và ho như gừng, mật ong, ô mai, cam thảo…Với mật ong, có thể kết hợp với lá hẹ, vỏ quýt, quất nguyên vỏ xanh, lá húng chanh, hoa hồng bạch… hấp cách thủy, uống hoặc ngậm đều cho tác dụng tốt trong việc trị ho.
Trong trường hợp dùng thuốc viên ngậm trị ho (chỉ dùng cho người lớn và trẻ tương đối lớn) nên lưu ý, trước và sau khi đưa thuốc vào miệng, cần rửa tay sạch; ngậm cho thuốc tan từ từ, tránh nhai viên thuốc. Đối với trẻ nhỏ, cần lưu ý khi cho trẻ sử dụng viên ngậm ho, tốt nhất không nên cho dùng vì trẻ có nguy cơ bị sặc, theo Zing News.


Omega-3 không trị khô mắt

Thuốc hoặc thực phẩm chức năng có loại dạng viên nang mềm được gọi là "dầu cá". Hiện nay có 2 loại: dầu cá chứa vitamin tan trong dầu là vitamin A (hoặc chứa vitamin A, D) và dầu cá chứa axít béo là omega-3 (có khi chứa thêm omega-6). 
Có một số người bị khô mắt do thiếu vitamin A được chỉ định dùng thuốc chứa vitamin này. Thấy những người bị khô mắt dùng thuốc dạng viên dầu cá (thực chất chứa vitamin A), những người khác lại hiểu lầm rằng bị khô mắt là phải dùng chế phẩm chứa omega-3 và cứ thế mà dùng omega-3 để trị khô mắt.
"Nước mắt nhân tạo" trị khô mắt
Một độc giả nữ đã viết thư hỏi: "Em làm việc với máy tính nhiều nên mắt hay bị khô. Em nghe nói bổ sung omega-3 sẽ cải thiện được tình trạng khô mắt nên đã mua về uống, tới nay được 2 tháng rồi. Cho em hỏi cách bổ sung omega-3 như vậy có đúng không? Dùng lâu dài có tác dụng phụ gì không?". Xin có đôi điều trình bày như sau:
Mắt chúng ta luôn tiết ra nước mắt tạo thành lớp phim mỏng bảo vệ mắt. Phim nước mắt có tác dụng làm ẩm bề mặt giác mạc, kết mạc, bôi trơn mi mắt, cung cấp dinh dưỡng và dưỡng khí cho tế bào biểu mô; đồng thời có vai trò miễn dịch giúp ức chế sự phát triển của các mầm bệnh. 
Khô mắt là tình trạng có sự tổn thương lớp phim nước mắt do sự giảm tiết nước mắt hoặc tăng sự bốc hơi nước mắt quá mức (có bệnh nhân nước mắt chảy ròng ròng nhưng vẫn bị khô mắt do bị bốc hơi quá nhiều), gây tổn hại bề mặt nhãn cầu khiến mắt rất khó chịu. Dấu hiệu của bệnh khô mắt thường gặp là khó chịu, cảm giác khô, rát bỏng, người bệnh như thấy có dị vật, hạt sạn trong mắt, nhìn khi mờ khi tỏ, có khi sợ ánh sáng...
Bổ sung omega-3 để cải thiện tình trạng khô mắt như nhiều người đã dùng là không đúng Ảnh: Tấn Thạnh
Bổ sung omega-3 để cải thiện tình trạng khô mắt như nhiều người đã dùng là không đúng Ảnh: Tấn Thạnh
Để trị khô mắt, người ta thường dùng thuốc nhỏ mắt gọi là "nước mắt nhân tạo". Thuốc nhỏ mắt này ngoài nước muối sinh lý NaCl 0,9% còn chứa thêm chất làm tăng độ nhầy để giúp thuốc giữ lâu trong mắt và một số chất bổ dưỡng khác. 
Các chất tăng độ nhầy gọi chung là hydrogel giúp nước mắt nhân tạo lưu giữ lâu hơn trên bề mặt nhãn cầu, gồm có: hydroxypropyl methylcellulose (HPMC), carboxy methylcellulose (CMC), povidone, polyethylene glycol, hyaluronic acid... 
Thông thường, bác sĩ có thể dùng "nước mắt nhân tạo" từ 30 phút đến 1 giờ/lần trong ngày để trị khô mắt, kèm theo lời khuyên nên sống và làm việc trong môi trường có nhiệt độ thấp để chống nước mắt không bị bay hơi.
Đến bác sĩ chuyên khoa khi có vấn đề về mắt
Omega-3 là chất béo, thực chất là một axít béo không no chứa một nối đôi tên là axít omega-3 (tên thông dụng là axít oleic) có nhiều trong mỡ của một số loại cá ở vùng biển lạnh và sâu là cá tuna, cá salmon. 
Chất béo chứa một nối đôi như axít omega-3 được xem là tốt cho tim mạch do dùng nó sẽ làm giảm cholesterol xấu trong máu xuống mà không ảnh hưởng đến cholesterol tốt (trong khi nhiều chất béo khác lại giảm lượng cholesterol tốt trong máu xuống).
Còn đối với mắt, bổ sung omega-3 để cải thiện tình trạng khô mắt như nhiều người đã dùng là không đúng. Có trường hợp bị khô mắt do thiếu vitamin A thì bắt buộc bổ sung vitamin A, chứ hiện nay hoàn toàn không có việc bổ sung axít omega-3 để trị rối loạn về mắt. Để có biện pháp điều trị khô mắt thích hợp nhất, ta nên đến bác sĩ chuyên khoa mắt. Bác sĩ khám trực tiếp sẽ cho biết tình trạng khô mắt như thế nào và cho dùng thuốc đúng.
Omega-3 được dùng với dạng thực phẩm chức năng (nhiều người gọi chế phẩm là dầu cá). Nếu dùng đúng liều và chế phẩm bảo đảm chất lượng dùng trong vài tháng thì không lo về tác dụng phụ.
Bảo vệ mắt khi ngồi thường xuyên với máy tính
Cho mắt nghỉ ngơi sau mỗi 30 phút làm việc (bằng cách nhìn vào vật khác ở xa mà không phải nhìn màn hình hoặc nhắm mắt thư giãn). Lưu ý, chớp mắt thường xuyên hơn khi đang làm việc để mắt khỏi khô.
Giảm ánh sáng và sự chiếu sáng của màn hình bằng cách dùng màn chắn sáng hoặc đeo kính bảo vệ mắt. Điều chỉnh ánh sáng trong phòng để tránh phản chiếu lên màn hình. Bố trí bàn làm việc có máy vi tính hợp lý, để vị trí màn hình cách mắt từ 50-60 cm.


Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Hãy hỏi trước khi dùng thuốc

Có 12 câu hỏi mà người sử dụng thuốc cần đặt ra với dược sĩ để bảo đảm việc dùng thuốc an toàn và hiệu quả.

Có khi nào bạn ra nhà thuốc rồi đặt câu hỏi với dược sĩ về loại thuốc mà mình đang mua không? Đã trải qua vài năm “nằm vùng” ở các nhà thuốc tại Việt Nam nên tôi hiểu rằng không có hoặc rất hiếm người mua thuốc chịu đặt câu hỏi với dược sĩ.
Bác sĩ kê toa rồi “tự xử” luôn
Thật ra, dược sĩ cũng ít có thời gian trả lời cho khách hàng vì nhiều lý do, chẳng hạn: nhà thuốc không có… dược sĩ, dược sĩ đang tiếp trình dược viên hoặc vì quá đông khách nên không thể trả lời bệnh nhân.
Tại Úc thì khác, dược sĩ phải giải thích rõ ràng với khách hàng về loại thuốc mà họ chịu trách nhiệm cung cấp. Bởi lẽ, nếu có chuyện gì xảy ra cho bệnh nhân thì dược sĩ là những người bị “vịn” trước tiên.
Trách nhiệm của bệnh nhân là phải hỏi cho rõ ràng về loại thuốc mà mình sẽ sử dụng. Thông thường tại Việt nam, bác sĩ kê toa xong rồi thì “tự xử” luôn. Vì có quá đông bệnh nhân chờ nên bác sĩ không thể giải đáp chi tiết về loại thuốc mà họ sẽ sử dụng. 
Tuy nhiên, cũng có những bác sĩ không màng “kinh doanh”, chỉ ra toa thuốc để bệnh nhân tự cầm đi mua. Riêng bệnh nhân đến khám ở bệnh viện thì “sướng” hơn vì không phải chịu cảnh bác sĩ “vừa đá bóng vừa thổi còi”.
Trong những trường hợp này, khi đến nhà thuốc, bệnh nhân có quyền đặt câu hỏi về tất cả những loại dược phẩm mà dược sĩ sẽ cung cấp.
Bệnh nhân nên tập thói quen hỏi dược sĩ những thông tin cần thiết về dược phẩmẢnh: Tấn Thạnh
Bệnh nhân nên tập thói quen hỏi dược sĩ những thông tin cần thiết về dược phẩm. Ảnh: Tấn Thạnh
Chọn mặt gửi… sức khỏe
Cuộc đối thoại giữa bệnh nhân và dược sĩ là một cuộc đối thoại 2 chiều. Cả 2 bên đều phải lắng nghe, đặt câu hỏi qua lại nhằm nắm bắt thông tin. Dược sĩ sẽ hỏi về những thông tin liên quan tới thuốc như tiền sử bệnh, nói cho bệnh nhân nghe về dược phẩm mà họ sẽ sử dụng và trả lời những câu hỏi mà bệnh nhân đặt ra.
Bệnh nhân cần hỏi dược sĩ những thông tin cần thiết về dược phẩm. Bệnh nhân cũng cần chọn mặt dược sĩ để gửi... sức khỏe. Điều này cũng quan trọng không kém việc chọn bác sĩ. Hãy tìm đến một nhà thuốc tây mà dược sĩ có kiến thức rộng, sẵn sàng lắng nghe và trả lời tất cả câu hỏi về thuốc của bệnh nhân.
Để việc sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, bệnh nhân cần đặt những câu hỏi sau đây với dược sĩ:
1. Thuốc này gọi là gì?
Nên nhớ rằng mỗi loại thuốc bao giờ cũng có 2 tên: Tên chung hay tên hóa học và tên biệt dược. Tên biệt dược là tên mà hãng dược phẩm đặt ra với quyền bảo hộ mậu dịch, còn tên chung là tên của chất làm thuốc. 
Mỗi hãng dược phẩm lấy tên biệt dược khác nhau nhưng tên chung thì chỉ có 1. Chẳng hạn, loại thuốc paracetamol là tên chung nhưng hãng GlaxoSmithKline thì lấy tên là Panadol, trong khi McNeil Consumer Healthcare (công ty con của Johnson & Johnson) lại lấy tên là Tylenol. Trên hộp thuốc, bao giờ cũng ghi rõ hai tên: tên biệt dược và tên chung.
2. Công dụng của thuốc là gì?
Một số thuốc có tác dụng chữa bệnh, chẳng hạn các loại thuốc kháng sinh. Một số thuốc khác thì có tác dụng kiểm soát triệu chứng, như các loại thuốc giảm đau. Cần hiểu rõ công dụng của thuốc để biết chúng có tác động gì đến sức khỏe bệnh nhân.
3. Tôi sẽ dùng thuốc này như thế nào?
Thời điểm nào trong ngày là tốt nhất để sử dụng loại dược phẩm ấy? Có nhiều loại dược phẩm cần phải dùng chính xác thời điểm cho mọi ngày. Ví dụ: Sáng nay uống thuốc 7 giờ thì sáng mai cũng phải uống lúc 7 giờ.
4. Thuốc này dùng lúc no hay lúc đói?
5. Thuốc dùng đường miệng có thể bẻ hay nghiền rồi uống không?
6. Phải làm gì khi quên uống một liều thuốc?
7. Làm sao biết thuốc này có tác dụng hay không?
Khi nào thuốc sẽ có tác dụng? Nếu cảm thấy thuốc này không hề có tác dụng thì phải làm gì?
8. Tôi phải dùng thuốc này trong bao lâu?
Có nhiều loại thuốc chỉ dùng trong một thơi gian ngắn, có loại phải dùng suốt đời. Biết được mình phải sử dụng loại dược phẩm nào đó trong thời gian bao lâu sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị nhằm thay đổi lối sống để tiếp nhận thuốc. Có nhiều loại thuốc, như kháng sinh, phải uống hết theo liều lượng bác sĩ cho, không nên ngưng giữa chừng dù bệnh nhân cảm thấy đã khỏe hẳn.
9. Khi uống thuốc này phải kiêng cử đồ ăn, thức uống gì hoặc không được dùng chung với những loại thuốc nào?
Rất nhiều hoạt động bị ảnh hưởng bởi thuốc như lái xe, vận hành máy móc, tập thể dục... Đã có một số tai nạn giao thông và tai nạn lao động do dược phẩm gây ra.
10. Tác dụng phụ của thuốc này là gì?
Phải làm gì khi tác dụng phụ xảy ra? Làm thế nào để giảm tác dụng phụ hoặc đối phó với tác dụng phụ khi chúng xảy ra? Tác dụng phụ nào khi gặp cần đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời? Muốn ngưng dùng loại thuốc này được không?...
11. Thuốc này có an toàn cho thai phụ và phụ nữ cho con bú không?
12. Phải bảo quản dược phẩm này như thế nào?
Tóm lại, muốn sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả thì cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa bác sĩ, bệnh nhân và dược sĩ. Vì lợi ích sức khỏe của chính mình, bạn ngại gì mà không chịu hỏi? 


Tìm thấy chất gây ung thư trong thuốc giảm cân

Một trong những chuyên gia y tế hàng đầu thế giới đã cảnh báo rằng chất thường được sử dụng trong thuốc giảm cân có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư da nguy hiểm.

Các axit amin L-tyrosine được tìm thấy trong một loạt các sản phẩm giảm cân có sẵn trên thị trường. Người tiêu dùng có thể dễ dàng mua các sản phẩm này mà không cần đơn thuốc bác sĩ.
Chất này giúp cải thiện sự trao đổi chất, ngăn chặn sự thèm ăn, tăng cường năng lượng và giảm bớt căng thẳng bằng cách thúc đẩy melanin, một chất chống oxy hóa tự nhiên kết hợp với sắc tố da. L-tyrosine cũng kích thích sản xuất hormone tuyến giáp, hỗ trợ sự trao đổi chất trong cơ thể giúp đốt cháy chất béo và giải phóng năng lượng.
Nhưng các chuyên gia y tế lai lo ngại rằng nếu người dùng uống thuốc chứa L-tyrosine liều cao liên tục trong một thời gian có thể kích hoạt các khối u ác tính, một dạng nguy hiểm nhất của ung thư da.
TS Sharad Paul, bác sĩ da liễu hàng đầu New Zealand, cho biết việc tăng cường sử dụng L-tyrosine có thể là nguyên nhân gây ra cái chết của 2.000 trường hợp ung thư da ở Anh mỗi năm.
Sharad Paul cũng là tác giả cuốn sách bán chạy nhất về da liễu mang tên "A Biography" cũng cảnh báo những người có nguy cơ mắc ung thư da rằng họ đang đánh cược mạng sống của họ nếu họ sử dụng L-tyrosine.
L-tyrosine được tìm thấy trong một loạt các sản phẩm giảm cân có sẵn L-tyrosine được tìm thấy trong một loạt các sản phẩm giảm cân có sẵn. Ảnh: Western Daily Press
Ông cho biết: "Ở dạng tự nhiên với một liều lượng thấp, L-tyrosine là vô hại và thậm chí phát huy tốt chức năng đốt cháy chất béo của nó. Nhưng các bác sĩ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về những rủi ro sức khỏe của L-tyrosine khi có mặt trong thuốc giảm cân. Mặc dù những kết luận từ các nghiên cứu lâm sàng trước đâu đều chỉ ra việc hình thành khối u ung thư da ác tính có liên quan đến L-tyrosine". 
"Những người uống thuốc giảm cân nên biết rằng hiện nay các hãng sản xuất đều không nắm được liều lượng an toàn chất L-tyrosine và nếu lạm dụng chất này có thể làm tăng nguy cơ hình thành các khối u ác tính", TS Sharad Paul cho biết thêm.
L-tyrosine là một acid amin thiết yếu được tìm thấy trong cơ thể con người hỗ trợ việc sản xuất melanin, sắc tố hóa học chịu trách nhiệm về thuộc da và màu da. Chất này hiện không được kiểm soát, các sản phẩm có chứa L-tyrosine có thể dễ dàng được mua trực tuyến với công dụng giảm cân hiệu quả. 
Nhưng TS Paul cảnh báo rằng các bằng chứng khoa học chứng minh tác dụng giảm cân của chất này là khá sơ sài, thậm chí L-tyrosine còn được kết nối với sự phát triển của khối u ác tính.
Ông cho biết: "Càng ngày tôi càng thấy L-tyrosine được ủng hộ bởi các huấn luyện viên phòng tập thể dục và vận động viên bởi tác dụng tăng năng lượng, giảm mệt mỏi, cải thiện khả năng chịu nhiệt và thúc đẩy sức lực, trong khi các chứng minh khoa học vẫn còn sơ sài.
Một nghiên cứu được công bố bởi Viện Y tế Tế bào tại trường Y khoa của Đại học Newcastle (Mỹ) hồi đầu năm nay cũng cho thấy L-tyrosine có thể kích thích các tế bào khối u ác tính. Uống quá nhiều L-tyrosine có thể làm tăng huyết áp, thậm chí kích thích khối u ác tính phát triển mạnh hơn. 
TS Paul cũng kêu gọi các nhà sản xuất thuốc giảm cân chứa L-tyrosine nên thận trọng và dán nhãn cảnh báo nguy hiểm của nó. L-tyrosine không bị cấm và cũng không bị kiểm soát nên nếu không dán nhãn cảnh báo nguy hiểm, các hãng sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm nặng nề khi khách hàng mắc bệnh ung thư da.


Tăng nguy cơ đột quỵ do dùng thuốc tránh thai?

Một nghiên cứu mới đây tại trường Đại học Loyala, Mỹ cho biết phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ chứng thiếu máu cục bộ, nguyên nhân của 85% ca đột quỵ.

Một nghiên cứu mới đây từ trường Y khoa Stritch của Đại học Loyala, Chocago, Illinois, Mỹ được công bố trên tạp chí MedLink Neurology cảnh báo rằng phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ đột qụy, đặc biệt là đối với những người hút thuốc, có huyết áp cao hoặc có tiền sử bệnh đau nửa đầu.
Trên thế giới, có hơn 100 triệu phụ nữ đang sử dụng thuốc uống tránh thai hoặc đã sử dụng chúng trước đây. Bệnh đột quỵ có liên quan đến thuốc tránh thai đã được nghiên cứu và báo cáo lần đầu tiên vào năm 1962. Tại thời điểm đó, hàm lượng estrogen trong mỗi viên thuốc tránh thai lên tới 150 microgams nhưng hiện tại, thuốc tránh thai được điều chỉnh ở mức ít nhất là 20-35 microgams và không quá 50 microgams estrogen tổng hợp trên một viên.
Thuốc tránh thai có thể làm gia tăng nguy cơ mắc chứng thiếu máu cục bộ, dẫn đến đột quỵThuốc tránh thai có thể làm gia tăng nguy cơ mắc chứng thiếu máu cục bộ, dẫn đến đột quỵ
Các nhà nghiên cứu cho thấy, sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng thiếu máu cục bộ. Chứng thiếu máu cục bộ là thuật ngữ được sử dụng để mô tả tình trạng thiếu khí ôxy và các chất dinh dưỡng nuôi các tế bào não khi luồng máu thiếu. Cuối cùng thiếu máu cục bộ sẽ dẫn tới hiện tượng nhồi máu, các tế bào não bị chết và sau đó bị thay thế bằng một hốc chứa đầy dịch trong phần não bị tổn thương. Chứng thiếu máu cục bộ do các cục máu đông là nguyên nhân của 85% số ca bị đột quỵ.
Theo báo cáo, cứ 100.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thì có khoảng 4,4 người mắc chứng thiếu máu cục bộ. Trong khi đó, thuốc tránh thai đã làm nguy cơ mắc chứng này lên gấp gần 2 lần, nâng con số người mắc lên 8,5 ca. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ khỏe mạnh mà không có bất cứ yếu tố, triệu chứng nào bệnh đột quỵ thì nguy cơ xảy ra đột quỵ có liên quan đến thuốc tránh thai là rất nhỏ và họ được khuyến khích là có thể sử dụng thuốc tránh thai và khuyến cáo những phụ nữ có dấu hiệu của bệnh đột quỵ không nên sử dụng, theo Marisa McGinley, đồng tác giả nghiên cứu với Tiến sĩ  Sarkis Morales-Vidal và Jose Biller thuộc Trung tâm Y tế Đại học Loyola, Mỹ.


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons