Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

Thực hư chuyện bà bầu uống berberin có thể gây sảy thai

Berberin là hoạt chất được chiết từ cây vàng đắng. Đây là một loại kháng sinh thực vật có tác dụng trị hội chứng lỵ, viêm ruột, tiêu chảy, chống lại tác hại của vi khuẩn tả và E.coli.

Trong vàng đắng có nhiều alcaloid dẫn xuất của izoquinolein, berberin có tỷ lệ từ 1,5 - 3%. Các tác dụng chủ yếu của berberin là chống tiêu chảy do vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột.
Berberin rất lành tính, tuy nhiên, đối với những người quá mẫn cảm với thuốc và phụ nữ có thai thì không nên dùng vì berberin có khả năng gây kích thích co bóp tử cung.
phunumangthaiBerberin gây kích thích co bóp tử cung, ảnh hưởng tới thai nhi (Ảnh: babygaga.com)
Có hai loại berberin được bán trên thị trường: Berberin có cloxid và berberin không có cloxid. Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ không nên dùng loại berberin có cloxid vì có thể ảnh hưởng đến xương và mầm răng của thai nhi.
Phụ nữ mang thai mà bị tiêu chảy thì cần khám chuyên khoa tiêu hóa để được điều trị hoặc uống bù nước và chất điện giải, không nên uống thuốc cầm tiêu chảy ngay.
Theo khuyến cáo chung, phụ nữ mang thai không nên uống berberin vì có khả năng gây kích thích co bóp tử cung làm ảnh hưởng tới thai nhi và có nguy cơ gây sẩy thai.
Chính vì những tác dụng phụ trên mà thai phụ được khuyến cáo là tránh dùng berberin trong suốt thời gian thai kỳ. 

Sợ vô sinh vì uống thuốc tránh thai dài ngày

Dùng thuốc tránh thai hàng ngày là cách tránh thai đơn giản nhất mà nhiều chị em thích sử dụng. Nếu như uống thuốc đều độ theo chỉ dẫn trong toa thì thuốc có hiệu quả đến 99% (nghĩa là nếu như có quan hệ tình dục thì trong 100 lần mới bị dính thai 1 lần).

So với những biện pháp tránh thai khác thì dùng thuốc ngừa thai an toàn gấp 10 lần nói về phương diện chống không cho dính thai. Sau một thời gian, nếu muốn có thai trở lại, bạn chỉ cần dừng uống thuốc và chờ đợi cho nội tiết cơ thể cân bằng lại là đã có thể bắt đầu kế hoạch của mình.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là thuốc không có tác động đến cơ chế snh sản của người phụ nữ. Vì thuốc có thành phần là nội tiết (estrogen va progresterone) nên khi uống thuốc hoặc ngưng, sự cân bằng nội tiết trong cơ thể có thể bị xáo trộn. 

Sau 2 tháng dừng thuốc mà lại không thấy kinh trở lại như trường hợp của bạn thì rất có thể bạn bị vô kinh thứ phát. Tình trạng vô kinh thứ phát này có thể do 2 nguyên nhân gây ra là: 

1. Buồng trứng chưa phục hồi hoạt động phóng noãn sau khi tiêm và uống thuốc ngừa thai

2. Tác dụng không mong muốn của thuốc ngừa thai gây teo nội mạc tử cung. 
 
Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng vô kinh thứ phát này có thể dẫn đến vô sinh. Vì vậy, bạn nên đến khám lại với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Hơn nữa,  khả năng thụ thai của người phụ nữ giảm dần theo độ tuổi, bắt đầu từ tuổi 25 có bắt đầu suy giảm dần ở độ tuổi ngoài 30. 

Tác hại khôn lường của "thần dược" Viagra

Mặc dù loại thuốc này được người dùng và các chị em đánh giá cao nhưng có thể khiến mọi người "ngã ngửa" và phải cân nhắc khi sử dụng.




Thuốc Viagra ra đời vào năm 1992, dùng để cải thiện chứng liệt dương, rối loạn cương dương và giúp nam giới dễ dàng đạt cương cứng dương vật tức thì. 
Mặc dù loại thuốc này được người dùng và các chị em đánh giá cao nhưng những lý do dưới dây có thể khiến mọi người "ngã ngửa" và phải cân nhắc khi sử dụng chúng.
Phụ thuộc quá nhiều vào viagra sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng (Ảnh minh họa)
1. Tác dụng phụ của thuốc

Phụ nữ cho biết rằng các tác dụng của thuốc đôi khi khiến cho "đối tác" của họ không thể chịu đựng nổi, tác dụng phụ của Viagra còn tồi tệ hơn tác dụng phụ từ việc điều trị hóa chất. Nó khiến cho người sử dụng cảm thấy rất đau đầu và đau lưng. 

Các tác dụng phụ thường gặp nhất là mặt đỏ bừng, đau lưng, tăng áp lực nội soi gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mắt mờ và căng do tăng nhãn áp. Khi đó bạn cần đưa "đối tác" của mình đến ngay cơ quan y tế.

2. Không còn những cử chỉ âu yếm hay những "màn dạo đầu"


Khi sử dụng thuốc, sự cương cứng xuất hiện, và khi đó những "màn dạo đầu" sẽ không được cánh đàn ông quan tâm nữa, mà thay vào đó họ muốn sex ngay lập tức. 

Điều này lâu dần sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới đời sống tình dục của hai người, tình cảm mất dần và khiến cho người phụ nữ cảm thấy họ là thứ để "giải tỏa" chứ không phải để nâng niu, âu yếm.

3. Khiến phụ nữ hiểu lầm

Thay vì nhận ra sự cần thiết của loại thuốc này như một vấn đề sinh lý, thì họ cảm nhận nó như một sự sỉ nhục rằng họ không đủ quyến rũ người đàn ông ấy.

4. Áp lực kinh tế

Một số phụ nữ cho biết cảm giác bị "buộc" phải quan hệ tình dục vì đối tác của họ không muốn "lãng phí" một viên thuốc khá đắt tiền này.

5. Sự phụ thuộc vào thuốc

Theo thời gian, việc lạm dụng thuốc sẽ khiến những người đàn ông có tâm lý phục thuộc vào thuốc và tin rằng họ sẽ không thể đạt "cực khoái" nếu không có thuốc. Vì vậy, thay vì sự tự tin vốn có thì viagra sẽ làm một số đàn ông cảm thấy bị tổn thương và thiếu tự tin khi không có nó.

6. Tăng nguy cơ ngoại tình

Khi sử dụng thuốc, sự cương cứng có thể kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ, và khi nhận thấy người phụ nữ của mình không thể đáp ứng hoàn toàn được "nhu cầu" này thì tìm "một luồng gió mới" là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Sử dụng thuốc đúng liều lượng và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ đã khiến hàng triệu cặp vợ chồng cảm thấy thoả mãn và hài lòng về đời sống "chăn gối" cũng như về chất lượng cuộc sống. 

Tuy nhiên, sử dụng quá liều sẽ gây ra những vấn đề không chỉ về sức khỏe người sử dụng mà còn gây ra những vụ li dị không đáng có từ việc người chồng muốn đi tìm nhiều "đối tác" khác ngoài vợ anh ta.


Mối nguy hiểm khi sử dụng oxy già sát trùng vết thương

Theo Men's Health, nước oxy già (Hydrogen peroxid) có tác dụng tẩy uế, làm sạch vết thương và khử mùi. Ngoài ra, người ta dùng dung dịch này kết hợp với những chất khử khuẩn khác để tẩy uế tay, da và niêm mạc; rửa miệng trong điều trị viêm miệng cấp và súc miệng khử mùi; làm sạch ống chân răng và hốc tủy răng, nhỏ tai để loại bỏ ráy tai, cầm máu nhẹ.

Tuy nhiên, nước oxy già có thể dẫn đến những hậu quả không ngờ nếu bạn quá lạm dụng nó, 

1. Dùng oxy già để sát trùng vết thương hở

Theo bác sĩ ở trung tâm y tế ĐH Wexner, bang Ohio, Mỹ, oxy già có thể làm tổn thương cả các tế bào da khỏe mạnh, khiến quá trình lành vết thương diễn ra chậm hơn. Thay vì sát trùng vết thương hở bằng oxy già, bạn hãy rửa vết thương với nước sạch, thấm khô và dùng thuốc mỡ để ngăm sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương. Cuối cùng, bạn dùng một miếng gạc sạch bao phủ vết thương để tránh những tác động từ môi trường.

dùng oxy già rửa vết thươngÍt người biết oxy già có thể khiến vết thương khó lành và để lại sẹo. Ảnh minh họa

2. Dùng oxy già để rửa ống tai

Nhiều người cho rằng, oxy già có thể khiến ráy tai mềm ra và dễ dàng được làm sạch hơn. Tuy nhiên, ống tai rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Mọi vết xước hay nước lọt vào tai đều có thể gây nhiễm trùng ống tai nghiêm trọng. Các bác sĩ khuyên rằng bộ phận này có thể tự làm sạch.

Oxy già có thể khiến ráy tai mềm và dễ dàng lấy ra hơn. Tuy vậy, bạn cần hết sức cẩn trọng khi đưa dung dịch này vào ống tai và cần chú ý thấm khô nước. Mọi chất lỏng đều có thể gây ra ù tai, mất thính lực hoặc điếc hoàn toàn.

3. Sát trùng vết mụn, lở loét

Ngoài công dụng sát trùng, oxy già có thể tẩy mở các vết nám, sẹo mụn... Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra những tác dụng phụ như ung thư, thay đổi kết cấu tế bào da nếu dùng nhiều lần trong thời gian dài. Dung dịch oxy già nồng độ đậm đặc có thể gây tổn thương mô, tế bào da...

Các chuyên gia khuyên bạn nên pha loãng dung dịch có nồng độ 27%, 30% trước khi dùng và không sử dụng oxy già liên tục trong thời gian dài.

Ngoài ra, chúng cũng có thể gây kích ứng bỏng da và niêm mạc đối với khoang miệng, da mặt... Thói quen súc miệng hoặc rửa miệng bằng oxy già loãng trong thời gian dài có thể gây phì đại nhú lưỡi (còn gọi là hiện tượng lưỡi có lông). Tuy nhiên, hiện tượng này không nguy hiểm đối với sức khỏe.

Chú ý khi sử dụng oxy già:

- Tránh dùng để rửa vết thương ở các khoang kín của cơ thể như đại tràng, đường ruột... do oxy được giải phóng ra không có đường thoát sẽ gây ra tắc khí mạch, vỡ đại tràng, viêm trực tràng, viêm loét đại tràng và hoại tử ruột…

- Không dùng để rửa các vết thương đang lên da non, vùng da dễ bị tổn thương bởi tính sát khuẩn mạnh có thể gây tổn hại nghiêm trong hơn cho mô và tế bào, khiến vết thương khó lành và để lại sẹo.

Một số biện pháp điều trị rụng tóc

Có nhiều nguyên nhân có thể gây rụng tóc. Ở trẻ em, do suy dinh dưỡng, thiếu canxi, thiếu vitamin D... Ở người trưởng thành, nguyên nhân phức tạp hơn và một số trường hợp không rõ nguyên nhân.

Khả năng tự mọc tóc lại một cách tự nhiên có thể gặp trong một số trường hợp, tuy nhiên rất dễ nhầm lẫn với hiệu quả ích lợi của điều trị. Những vị trí khác nhau của da đầu có thể đáp ứng với các phương pháp điều 
trị khác nhau.
* Vài phương pháp điều trị cơ bản chứng rụng tóc từng vùng như sau:
1. Tiêm corticosteroid trong vùng da rụng tóc. Tóc có thể mọc sau 4 - 6 tuần nếu đáp ứng tốt.
2. Uống thuốc corticosteroid.
3. Thuốc ức chế miễn dịch dạng bôi da như dinitrochlorobenzene (DNCB), squaric acid dibutylester (SADBE) cho thấy kích thích mọc tóc 50 - 90% trường hợp trị liệu với phương pháp này.
4. Thuốc bôi da anthralin cũng có thể gây mọc tóc trở lại ở một số bệnh nhân và thường ở trẻ em khi bị chứng rụng tóc từng vùng hạn chế.
5. Trị liệu kéo dài bằng phương pháp chiếu tia PUVA có thể gây mọc tóc da đầu và các vùng khác khoảng 70% các trường hợp.
* Rụng tóc do nhiễm trùng da đầu, nấm... nên điều trị bằng kháng sinh, dùng dầu gội có tác dụng diệt nấm để bảo vệ da sạch sẽ.
* Tránh thói quen không tốt như vuốt tóc, xoắn tóc. Nên dùng lược chải răng thưa và chải nhẹ nhàng, không nên quá vội vàng dễ gây rụng tóc nhiều hơn. Nên sử dụng các loại dầu gội đầu thương hiệu uy tín và tập thói quen dùng dầu xả (conditioning) sau khi gội đầu để tóc luôn mượt mà, giúp chải đầu bớt rụng tóc nhiều.
Ngoài ra, nên chọn mũ bảo hiểm vừa kích cỡ, có lỗ thông hơi và cài dây đúng cách để đảm bảo an toàn khi va chạm nhưng không quá chật gây ảnh hưởng mái tóc của bạn. Nên giặt giũ mặt trong mũ để đảm bảo vệ sinh, chống nhiễm trùng, nhiễm nấm da đầu.
* Ở trẻ em: rụng tóc do thiếu canxi, thiếu vitamin D, thiếu sắt, thiếu kẽm, thiếu máu, thiếu dinh dưỡng... có thể cải thiện sau một thời gian điều trị bổ sung các vi chất và sinh tố, áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Đau gót chân và thuốc dùng

Tùy vào vị trí đau có thể chia đau gót chân thành hai nhóm chính: đau vùng dưới gót và đau phía sau gót. Đau bên dưới gót chân thường gặp nhất do các nguyên nhân: viêm cân gan chân, gai xương gót, hội chứng đường hầm cổ chân, chấn thương vùng gan chân do đi lại... 
Các nguyên nhân hay gặp nhất của đau vùng sau gót chân bao gồm viêm gân gót (viêm gân Achille) và viêm bao hoạt dịch gân gót. Viêm cân gan chân là nguyên nhân hay gặp nhất của đau mặt dưới gan chân. Cân gan chân là dải cân chạy từ mặt dưới các ngón chân đến tận cùng phía dưới của gót chân. 
Khi hoạt động các động tác dồn lực nhiều lên gan chân như chạy nhảy, leo trèo, thậm chí đứng nhiều sẽ tác động lên cân gan chân, ban đầu gây kích thích cơ học, về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm. 
Ở những người có bề mặt gan chân bất thường, ví dụ quá phẳng hoặc quá lõm, hoặc béo phì, làm nghề thường phải đi bộ nhiều hay đứng lâu... là những yếu tố thuận lợi gây ra chứng đau gan chân. 
Triệu chứng hay gặp là đau ở vùng mặt dưới gót chân, đau tăng lên khi thay đổi động tác từ nằm hay ngồi lâu sang động tác đứng, đặc biệt đau nhiều vào buổi sáng khi mới ngủ dậy bước chân xuống giường, sau khi đi lại vận động một lúc thì triệu chứng đau sẽ giảm dần đi. Khi dùng lực đầu ngón tay ấn lên mặt dưới gót chân bệnh nhân rất đau. Siêu âm phát hiện bất thường như dày cân gan chân, giảm âm. 
Chụp phim Xquang xương gót có thể bình thường, hoặc thấy hình ảnh gai xương gót hay bất thường bề mặt xương tạo nên hình ảnh gan chân phẳng hay quá lõm. Chụp Xquang cũng loại trừ một số nguyên nhân gây đau gót chân khác như gãy xương, viêm xương, u xương hay nang xương vùng bàn, gót chân.
Đau gót chân và thuốc dùng
Đau gót chân như giẫm phải đinh.
Điều trị bao gồm các biện pháp nội khoa như nghỉ ngơi, nẹp bất động bàn chân ở tư thế trung gian vào buổi tối, chườm túi đá vào vùng gót chân, tránh đi chân đất, tập các bài tập duỗi cơ cẳng chân như kéo các ngón chân về phía mặt trước cẳng chân nhiều lần vào buổi sáng; đi giày dép có lót đế mềm, hoặc giày dép chỉnh hình khi có bất thường xương bàn chân; dùng thuốc chống viêm giảm đau không steroid như aspirin, diclofenac, meloxicam hoặc tiêm corticoid tại chỗ (cần thận trọng, có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp). Điều trị ngoại khoa bao gồm các biện pháp chỉnh sửa dị tật bàn chân hay cắt bỏ gai xương gót (ít khi có chỉ định).
Gai xương gót: là hậu quả của tình trạng viêm cân gan chân kéo dài dẫn đến mọc xương tân tạo tại vùng gót chân. Gai xương gót thường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây đau ở gót chân vì nhiều người đau gót mà không có gai xương, ngược lại nhiều người hiện tại có gai xương mà lại không đau gót. Chính vì vậy điều trị gai xương gót cũng tương tự như điều trị viêm cân gan chân và hiếm khi cần phải mổ cắt bỏ gai.
Hội chứng đường hầm cổ chân: do chèn ép dây thần kinh chày sau dẫn đến đau hay rối loạn cảm giác như tê rát, tê cóng, căng chặt vùng bàn chân hay gót chân, có thể nhầm với viêm cân gan chân. Nguyên nhân chèn ép có thể do gãy xương sau chấn thương, hạch, khối u lành hay ác tính... 
Chẩn đoán xác định bằng Tinel'test và đo điện cơ để phát hiện các bất thường thần kinh chày sau. Các biện pháp khác tìm nguyên nhân như chụp Xquang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ vùng cổ chân. Điều trị tùy theo nguyên nhân có thể bao gồm thuốc chống viêm giảm đau không steroid, tiêm corticoid tại chỗ hay các biện pháp phẫu thuật giải phóng chèn ép.
Một trong những nguyên nhân khác gây đau gót chân là do chấn thương trực tiếp tại vùng gan chân do đi trên nền cứng không bằng phẳng, giẫm phải sỏi đá... làm tổn thương trực tiếp lên mô mỡ đệm ở gan chân. Thường chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày là hết, thuốc giảm đau thông thường hay chống viêm giảm đau cũng có tác dụng tốt. 

Đau vùng mặt sau gót chân hay gặp nhất là viêm gân gót hoặc viêm bao hoạt dịch gân gót. Viêm gân gót hay gặp ở những vận động viên các môn như điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, tennis... hay vận động với cường độ cao hoặc gặp ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt những người trước kia là vận động viên.

Khi đó gân gót bị kéo căng quá mức do vận động quá tải, cộng với những chấn thương lặp đi lặp lại mà không được xử trí đúng cách làm gân gót mất tính mềm dẻo, trở nên thoái hóa, có những tổn thương rách nhỏ do đó dễ bị viêm, thậm chí đứt gân. 

Những yếu tố thuận lợi khác dễ gây viêm gân gót như thay đổi giày đi, thay đổi chế độ luyện tập, ví dụ tăng lượng vận động. Triệu chứng: đau dọc vùng gân gót hoặc tại điểm bám của gân vào xương gót. Sưng đau vùng gót chân, gân gót sưng rõ, có thể nóng đỏ, sờ thấy nổi cục, ấn vào đau, làm động tác gấp duỗi bàn chân có lực cản thì đau tăng. 

Chụp Xquang gân gót thường bình thường, cũng có thể thấy canxi hóa tại điểm bám của gân vào xương gót. Siêu âm có thể thấy gân gót to, giảm âm hơn bên lành, có thể kèm viêm bao gân gót. Chụp cộng hưởng từ thấy những rách nhỏ trong gân. 

Về điều trị: ngưng những hoạt động gây đau, chườm đá tại chỗ, tập bài kéo giãn cơ bắp chân và mắt cá, đi giày dép có tác dụng nâng gót ở cả hai chân và có phần cứng bảo vệ gót chân, vật lý trị liệu như nhiệt nóng bằng parafin, túi chườm, hồng ngoại, sóng ngắn.

Đang uống thuốc gì không được ăn nho?

Nếu bạn dùng thuốc trị bệnh không hiệu quả, hãy kiểm tra xem bạn có ăn nho cùng thuốc không nhé. Nếu có, hãy lập tức bỏ nho ra khỏi chế độ ăn.






Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet
Trong nho có các chất furanocoumarin và bioflavonid gây ức chế enzym CYP3A4. CYP3A4 là một enzym chuyển hóa thuốc nên nó dễ dàng làm thuốc bị tích trữ trong cơ thể và gây nhiễm độc. 

Các mối nguy hiểm bao gồm: suy thận cấp tính, suy chức năng hô hấp, chảy máu dạ dày, ức chế sinh tủy xương và thậm chí có trường hợp còn bị chết đột ngột do ngộ độc thuốc. Vấn đề nhiễm độc của nho khi tương tác với thuốc có thể xuất phát từ việc uống nước ép nho hoặc ăn bất cứ thành phần nào trong quả nho (vỏ, cùi, hạt).

Đến nay, ước tính có khoảng 83 thuốc bị tương tác bởi nho và trong số đó có khoảng 43 thuốc gây ra tương tác cực kỳ nghiêm trọng. Điển hình là các nhóm thuốc sau:

Nhóm thuốc trị tăng huyết áp


Bao gồm các thuốc chẹn kênh calci như nifedipin, verapamin trị tăng huyết áp và làm chậm nhịp tim ở những người nhịp tim nhanh. Nhưng khi dùng chung với nho, sẽ tăng liều thuốc dẫn đến khó kiểm soát được huyết áp. Nó có thể làm tăng nồng độ thuốc từ 40-100% so với khi uống bằng nước thường.

Nhóm thuốc hạ mỡ máu

Đây là các thuốc dành cho người béo phì, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ. Hai trong số các thuốc bị ảnh hưởng mạnh đó là simvastatin, lovastatin. Nho làm tăng tích trữ thuốc trong cơ thể lên đến 1200-1500%. Điều đó có nghĩa chúng gây ra nguy cơ nhiễm độc rất cao.

Nhóm thuốc an thần

Đó là các thuốc buspiron, carbamazepin, diazepam có tác dụng giải lo, dễ ngủ. Nho có thể làm tăng nồng độ của thuốc lên đến 200% gây ra ngu gật suốt ngày hôm sau, dễ gây ra tai nạn khi điều khiển phương tiện giao thông, tai nạn xây dựng nếu làm việc trên cao và tai nạn lao động nếu làm việc dây chuyền.

Nhóm thuốc chống hen

Thuốc trị hen loại theo phillin bị giảm hấp thu khi dùng với nước nho. Điều này là hết sức nguy hiểm vì không đủ liều nên người bệnh không dứt được cơn khó thở và triệu chứng của bệnh có thể trở nên trầm trọng.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons