Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2020

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ,Glimepiride STADA® 2 mg/4 mg

 THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ,Glimepiride STADA® 2 mg/4 mg

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng, tập thể dục để làm hạ đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

Hàm lượng:

Mỗi viên nén Glimepiride STADA®  2 mg chứa glimepirid 2 mg.

Mỗi viên nén Glimepiride STADA®  4 mg chứa glimepirid 4 mg.

Liều dùng:

Uống thuốc ngày một lần vào bữa ăn sáng hoặc bữa ăn chính đầu tiên trong ngày.

Bệnh nhân chưa được điều trị trước đó:

Liều khởi đầu: 1-2 mg x 1 lần/ngày.

Bệnh nhân suy nhược, suy dinh dưỡng hoặc người già, suy gan hoặc suy thận, những bệnh nhân có nguy cơ hạ đường huyết: Liều khởi đầu: 1 mg x 1 lần/ngày.

Bệnh nhân đã từng được điều trị bằng các thuốc trị tiểu đường khác:

Liều khởi đầu: 1-2 mg x 1 lần/ngày, không vượt quá 2 mg/ngày.

 

Liều duy trì: 1-4 mg x 1 lần/ngày.

Ở những bệnh nhân đã dùng liều 1 mg/ngày, có thể tăng đến 2 mg/ngày sau 1-2 tuần điều trị. Sau đó có thể điều chỉnh liều.

Nên tăng liều từ từ, mỗi lần tăng không quá 2 mg/ngày, cách quãng khoảng 1-2 tuần. Liều tối đa: 8 mg x 1 lần/ngày.

Tác dụng phụ:

Hạ glucose huyết, chóng mặt, suy nhược, đau đầu, buồn nôn.

Nôn, đau dạ dày - ruột và tiêu chảy. Một số hiếm trường hợp, có thể có tăng nồng độ enzym gan. Một vài trường hợp riêng biệt có thể bị suy giảm chức năng gan (ứ mật và vàng da) cũng như viêm gan.

Rối loạn chuyển hóa porphyrin da, nhạy cảm với ánh sáng và viêm mạch dị ứng.

Giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan huyết, thiếu máu bất sản và giảm toàn thể huyết cầu.

Rối loạn chuyển hóa porphyrin gan và phản ứng disulfiram, giảm nồng độ natri huyết tương, hội chứng bài tiết hormon kháng lợi niệu ADH không thích hợp.

Những thay đổi trong điều tiết mắt và/ hoặc nhìn mờ.

Lưu ý:

Bệnh nhân nên được thông báo về nguy cơ tiềm tàng và những lợi ích khi điều trị với glimepirid cũng như sự lựa chọn chế độ điều trị thay thế.

Hạ glucose huyết: Tất cả các sulfonylurê đều có khả năng gây hạ glucose huyết trầm trọng.

Bệnh nhân suy giảm chức năng thận nhạy cảm hơn với tác dụng gây hạ glucose huyết của glimepirid.

Bệnh nhân suy nhược hay suy dinh dưỡng, bệnh nhân suy gan, tuyến thượng thận hoặc tuyến yên đặc biệt nhạy cảm với tác dụng hạ glucose huyết. Triệu chứng này khó nhận thấy ở người cao tuổi, người dùng thuốc chẹn beta hay các thuốc liệt giao cảm khác.

Hạ glucose huyết thường xảy ra khi lượng calo đưa vào cơ thể không đủ, sau khi hoạt động thể lực nặng và kéo dài, uống rượu hoặc dùng đồng thời hai hay nhiều thuốc gây hạ mức glucose trong máu.

Kết hợp glimepirid với insulin hoặc metformin có thể làm tăng nguy cơ hạ glucose huyết.

Mất khả năng kiểm soát glucose huyết: Có thể xảy ra ở những bệnh nhân đã ổn định với chế độ điều trị tiểu đường nhưng có những yếu tố gây stress như sốt, chấn thương, nhiễm trùng, hoặc phẫu thuật. Khi đó, cần phải kết hợp insulin với glimepirid hoặc chỉ dùng insulin đơn độc.

Mức glucose huyết lúc đói nên được theo dõi định kỳ để xác định mức độ đáp ứng điều trị. Sự kiểm soát glucose huyết khi điều trị dài hạn được đánh giá bằng cách theo dõi hemoglobin glycosyl hóa định kỳ mỗi 3 đến 6 tháng.

Chống chỉ định dùng glimepirid cho người mang thai. Người đang dùng glimepirid mà có thai, phải báo ngay cho thầy thuốc để chuyển sang dùng insulin và phải điều chỉnh liều insulin để giữ glucose huyết ở mức như bình thường.

Glimepirid vào được sữa mẹ. Vì vậy, chống chỉ định dùng glimepirid cho phụ nữ đang cho con bú; phải dùng insulin để thay thế. Nếu bắt buộc phải dùng glimepirid thì phải ngừng cho con bú.

Hạ hoặc tăng glucose huyết, suy giảm thị lực có thể làm giảm khả năng tập trung và phản ứng. Do đó, nên thận trọng khi lái xe hay vận hành máy móc.

Bảo quản:

Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô. Nhiệt độ không quá 30oC.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm với glimepirid, sulfonylurea hay sulfonamid hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Tiểu đường phụ thuộc insulin, hôn mê do tiểu đường, nhiễm keto - acid do tiểu đường.

Rối loạn chức năng gan hoặc chức năng thận.

Phụ nữ có thai.

Phụ nữ cho con bú.

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM MẠCH - HUYẾT ÁP ,Valsartan STADA® 80 mg

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM MẠCH - HUYẾT ÁP ,Valsartan STADA® 80 mg 

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Điều trị tăng huyết áp nguyên phát ở người lớn, tăng huyết áp ở trẻ em và vị thành niên 6 -18 tuổi.

Hàm lượng:

Mỗi viên nén bao phim chứa valsartan 80 mg.

Liều dùng:

Liều khởi đầu 80 mg x 1 lần/ngày. Tác dụng hạ huyết áp đạt được đáng kể trong vòng 2 tuần, tác dụng tối đa đạt được trong vòng 4 tuần. Với những bệnh nhân huyết áp chưa kiểm soát được ở liều 80 mg, có thể tăng liều đến 160 mg x 1 lần/ngày và tối đa 320 mg x 1 lần/ngày.

Điều trị sau nhồi máu cơ tim (12 giờ - 10 ngày) ở người lớn (đã ổn định về lâm sàng) suy tim có triệu chứng hoặc rối loạn chức năng tâm thu thất trái không có triệu chứng.

Ở người bệnh ổn định về lâm sàng, điều trị có thể bắt đầu sớm 12 giờ sau nhồi máu cơ tim. Sau liều khởi đầu là 20 mg (1/2 viên Valsartan STADA® 40 mg) x 2 lần/ngày, có thể điều chỉnh liều đến 40 mg, 80 mg và 160 mg x 2 lần/ngày trong một vài tuần tiếp theo. Liều đích tối đa 160 mg x 2 lần/ngày. Thông thường, bệnh nhân đạt được mức liều 80 mg x 2 lần/ngày 2 tuần sau khi bắt đầu điều trị và liều đích tối đa 160 mg x 2 lần/ngày đạt được sau 3 tháng dựa trên sự dung nạp của bệnh nhân. Nếu xảy ra hạ huyết áp triệu chứng hoặc loạn chức năng thận, cần xem xét giảm liều. Valsartan có thể dùng với các liệu pháp điều trị khác của nhồi máu cơ tim như các thuốc tiêu cục máu, acid acetylsalicylic, thuốc chẹn beta, statin và thuốc lợi tiểu. Không khuyến cáo phối hợp với các thuốc ức chế ACE.

Điều trị suy tim có triệu chứng ở người lớn khi không thể dùng thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin (ACE) hay là liệu pháp thêm vào thuốc ức chế ACE khi không thể dùng thuốc chẹn beta.  Liều khởi đầu là 40 mg x 2 lần/ngày. Nếu bệnh nhân dung nạp thuốc tốt, có thể tăng tới 80 - 160 mg, 2 lần/ngày, khoảng cách để hiệu chỉnh liều tối thiểu là 2 tuần đến liều cao nhất. Cân nhắc giảm liều khi đang dùng chung với các thuốc lợi tiểu. Liều tối đa hàng ngày được dùng trong các thử nghiệm lâm sàng là 320 mg, chia thành các liều nhỏ. Valsartan có thể kết hợp với các liệu pháp trị suy tim khác. Tuy nhiên, không nên phối hợp 3 nhóm thuốc: Thuốc ức chế ACE, thuốc chẹn beta và valsartan. 

Người cao tuổi:

Không cần điều chỉnh liều.

Trẻ em:

Tăng huyết áp:

Trẻ em và vị thành niên 6 - 18 tuổi: Trẻ em < 35 kg: Liều khởi đầu là 40 mg x 1 lần/ngày, trẻ em ≥ 35 kg: 80 mg x 1 lần/ngày. Điều chỉnh liều theo đáp ứng của huyết áp.

Liều tối đa được thể hiện ở bảng dưới đây:

Trẻ em < 6 tuổi: Tính an toàn và hiệu quả của valsartan ở trẻ em từ 1 - 6 tuổi chưa được thiết lập.

Suy tim và sau nhồi máu cơ tim: Không khuyến cáo sử dụng valsartan để điều trị suy tim và sau nhồi máu cơ tim ở trẻ em và thanh thiếu niên < 18 tuổi vì thiếu dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả.

Bệnh nhân suy thận:

Trẻ em: Không khuyến cáo sử dụng valsartan ở trẻ em có Clcr < 30 ml/phút. Không cần hiệu chỉnh liều ở trẻ em có Clcr  > 30 ml/phút. Nên theo dõi chặt chẽ chức năng chức năng thận và kali huyết thanh.

Người lớn: Không cần hiệu chỉnh liều ở người bệnh có Clcr ≥ 10 ml/phút. Sử dụng thận trọng ở người bệnh có Clcr < 10 ml/phút.

Bệnh nhân suy gan:

Thận trọng khi sử dụng ở người bệnh mắc bệnh gan. Liều dùng của valsartan không vượt quá 80 mg ở người bệnh suy gan mức độ nhẹ đến trung bình không kèm theo ứ mật. Chống chỉ định dùng valsartan cho người bệnh suy gan nặng, xơ gan tắc mật, ứ mật.

Valsartan STADA® 80 mg nên được uống với nước, không phụ thuộc vào bữa ăn.

Tác dụng phụ:

Tăng huyết áp

Ít gặp: 

Chóng mặt, ho, đau bụng, mệt mỏi.

Chưa biết:

Giảm hemoglobin, giảm hematocrit, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu.

Quá mẫn bao gồm cả bệnh huyết thanh.

Tăng kali huyết thanh, hạ natri huyết.

Viêm mạch.

Các chỉ số chức năng gan tăng bao gồm tăng bilirubin huyết thanh.

Phù mạch, phát ban, ngứa.

Đau cơ.

Suy thận và giảm chức năng thận, tăng creatinin huyết thanh.

Sau nhồi máu cơ tim và/hoặc suy tim (chỉ nghiên cứu ở người lớn)

Thường gặp:

Chóng mặt, chóng mặt khi thay đổi tư thế.

Hạ huyết áp, hạ huyết áp thế đứng.

Ít gặp:

Tăng kali huyết.

Ngất, đau đầu, chóng mặt.

Suy tim.

Ho.

Phù mạch.

Suy thận cấp, tăng creatinin huyết thanh.

Suy nhược, mệt mỏi.

Chưa biết:

Giảm tiểu cầu.

Quá mẫn bao gồm cả bệnh huyết thanh.

Tăng kali huyết thanh, hạ natri huyết.

Viêm mạch.

Các chỉ số chức năng gan tăng.

Phát ban, ngứa.

Đau cơ.

Tăng BUN.

 

Lưu ý:

Tăng kali huyết: Không khuyến cáo sử dụng đồng thời với các chế phẩm bổ sung kali, các thuốc lợi tiểu giữ kali, các chất thay thế muối chứa kali hoặc các thuốc khác có thể làm tăng nồng độ kali (như heparin…). Cần theo dõi nồng độ kali.

Bệnh nhân bị thiếu natri và/hoặc mất dịch (như những người sử dụng thuốc lợi tiểu liều cao): Hạ huyết áp triệu chứng có thể xảy ra trong những trường hợp hiếm sau khi bắt đầu điều trị với valsartan. Bù natri và/hoặc bù nước khi bắt đầu điều trị bằng valsartan, như giảm liều thuốc lợi tiểu.

Độ an toàn sử dụng valsartan chưa được xác lập ở những bệnh nhân hẹp động mạch thận. Tuy nhiên, các thuốc khác ảnh hưởng đến hệ renin-angiotensin có thể làm tăng nồng độ urê máu và creatinin huyết thanh ở bệnh nhân hẹp động mạch thận một bên, do đó khuyến cáo theo dõi chức năng thận khi bệnh nhân được điều trị với valsartan.

Không dùng valsartan cho bệnh nhân có cường aldosteron nguyên phát do hệ renin-angiotensin không được hoạt hóa ở những bệnh nhân này.

Đặc biệt thận trọng khi chỉ định cho những bệnh nhân bị hẹp van động mạch chủ hoặc hẹp van hai lá, hoặc bệnh lý phì đại cơ tim tắc nghẽn.

Thận trọng khi bắt đầu điều trị ở những bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim/suy tim. Đánh giá bệnh nhân này nên bao gồm đánh giá chức năng thận. Sử dụng valsartan ở những bệnh nhân này thường dẫn đến giảm phần nào về huyết áp nhưng việc ngừng điều trị do hạ huyết áp triệu chứng đang diễn tiến thường không cần thiết miễn là dùng liều theo đúng chỉ dẫn.

Phù mạch, bao gồm sưng thanh quản và thanh môn, gây tắc nghẽn đường thở và/hoặc sưng mặt, môi, cổ họng và/hoặc lưỡi đã được báo cáo ở những bệnh nhân điều trị với valsartan; một số bệnh nhân trước đó bị phù mạch với các thuốc khác bao gồm các thuốc ức chế ACE. Ngừng dùng valsartan ngay ở những bệnh nhân phù mạch, không nên tái sử dụng.

Phong tỏa kép hệ renin-angiotensin-aldosteron (RAAS): Hạ huyết áp, ngất xỉu, đột quỵ, tăng kali máu và những thay đổi chức năng thận (bao gồm cả suy thận cấp) đã được báo cáo ở những bệnh nhân nhạy cảm, đặc biệt là nếu các thuốc kết hợp có ảnh hưởng đến hệ này.

Ở những bệnh nhân có chức năng thận phụ thuộc vào hoạt động của hệ renin-angiotensin (như bệnh nhân suy tim sung huyết nặng), điều trị bằng các thuốc ức chế ACE có liên quan với thiểu niệu và/hoặc urê huyết tiến triển và trong những trường hợp hiếm có thể suy thận cấp và/hoặc tử vong. Vì là một thuốc đối kháng angiotensin II, không thể loại trừ rằng việc sử dụng valsartan có thể liên quan với sự suy giảm chức năng thận.

Thuốc có chứa lactose. Bệnh nhân bị bệnh không dung nạp galactose di truyền hiếm gặp, thiếu hụt Lapp lactase hoặc chứng kém hấp thu glucose - galactose không nên dùng chế phẩm này.

Thuốc có khả năng gây tổn thương và tử vong cho thai nhi và trẻ sơ sinh khi dùng cho phụ nữ có thai. Nếu phát hiện có thai, nên ngừng dùng valsartan càng sớm càng tốt.

Do khả năng gây ra phản ứng phụ ở trẻ đang bú mẹ, nên cân nhắc lợi ích/nguy cơ khi dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú.

Chưa có đủ dữ liệu về ảnh hưởng của valsartan lên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Khi lái xe hoặc vận hành máy móc cần lưu ý là thỉnh thoảng có chóng mặt hoặc mệt mỏi có thể xảy ra trong thời gian điều trị với bất kỳ loại thuốc trị tăng huyết áp nào.

Bảo quản:

Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô. Nhiệt độ không quá 30oC.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Bệnh nhân suy gan nặng, xơ gan tắc mật, ứ mật.

Ở quý 2 và 3 của thai kỳ.

Sử dụng đồng thời các thuốc đối kháng thụ thể angiotensin bao gồm valsartan hay các chất ức chế enzym chuyển angiotensin với aliskiren ở bệnh nhân tiểu đường hay suy thận (tốc độ lọc cầu thận (GFR) < 60 ml/phút/1,73 m2).

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM MẠCH - HUYẾT ÁP ,Trimetazidine STADA® 35 mg MR

 THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM MẠCH - HUYẾT ÁP ,Trimetazidine STADA® 35 mg MR

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Hổ trợ điều trị triệu chứng cơn đau thắt ngực ổn định ở người lớn không được kiểm soát đầy đủ hoặc không dung nạp với các liệu pháp điều trị khác.

Hàm lượng:

Mỗi viên nén bao phim chứa trimetazidin dihydroclorid 35 mg.

Liều dùng:

Liều thông thường: Mỗi lần uống 1 viên x 3 lần/ngày.

Bệnh nhân suy thận mức độ trung bình (độ thanh thải creatinin [30-60] ml/phút): 1 viên x 2 lần/ngày, sáng và tối, dùng cùng bữa ăn.

Bệnh nhân cao tuổi: Cần thận trọng khi tính toán liều dùng đối với bệnh nhân cao tuổi do có thể có mức độ nhạy cảm trimetazidin cao hơn bình thường do sự suy giảm chức năng thận theo tuổi tác.

Trẻ em: Mức độ an toàn và hiệu quả của trimetazidin đối với bệnh nhân dưới 18 tuổi chưa được đánh giá.

Tác dụng phụ:

Thường gặp:

Chóng mặt, đau đầu.

Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn và nôn.

Mẩn, ngứa, mày đay.

Suy nhược.

Hiếm gặp:

Đánh trống ngực (hồi hộp), ngoại tâm thu, tim đập nhanh.

Hạ huyết áp động mạch, tụt huyết áp thế đứng, có thể dẫn đến khó chịu, chóng mặt hoặc ngã, đặc biệt ở các bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc chống tăng huyết áp, đỏ bừng mặt.

Không rõ:

Triệu chứng Parkinson (run, vận động chậm và khó khăn, tăng trương lực cơ), dáng đi không vững, hội chứng chân không nghỉ, các rối loạn vận động có liên quan khác, thường có thể hồi phục sau khi ngừng thuốc.

Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, lơ mơ).

Táo bón.

Ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP), phù mạch.

Mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu.

Viêm gan.

Lưu ý:

Tránh dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú do thiếu các số liệu nghiên cứu trên lâm sàng.

Thuốc có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng Parkinson (run, vận động chậm và khó khăn, tăng trương lực cơ), do đó bệnh nhân, nhất là bệnh nhân cao tuổi cần được kiểm tra và theo dõi thường xuyên. Trong các trường hợp nghi ngờ, bệnh nhân cần được đưa tới bác sỹ chuyên khoa thần kinh để được kiểm tra thích hợp.

Lập tức ngừng dùng thuốc khi gặp phải các rối loạn vận động như các triệu chứng Parkinson, hội chứng chân không nghỉ, run, dáng đi không vững. Các trường hợp này ít xảy ra và thường hồi phục sau khi ngừng thuốc khoảng 4 tháng. Cần tham vấn bác sỹ chuyên khoa thần kinh nếu các triệu chứng này vẫn tiếp tục xảy ra quá 4 tháng sau khi ngừng thuốc.

Có thể gặp biểu hiện ngã, dáng đi không vững hoặc tụt huyết áp, đặc biệt ở các bệnh nhân đang dùng các thuốc điều trị tăng huyết áp.

Cần thận trọng khi kê đơn trimetazidin cho bệnh nhân có mức độ nhạy cảm cao như bệnh nhân suy thận mức độ trung bình, bệnh nhân trên 75 tuổi.

Thuốc có thể gây các triệu chứng như chóng mặt và lơ mơ, do vậy có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Bảo quản:

Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô. Nhiệt độ không quá 30oC.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Bệnh nhân Parkinson, có triệu chứng Parkinson, run, hội chứng chân không nghỉ và các rối loạn vận động có liên quan khác.

Suy thận nặng (độ thanh thải creatinin <30 ml/phút).

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM MẠCH - HUYẾT ÁP ,Trimetazidin STADA® 20 mg

 THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM MẠCH - HUYẾT ÁP ,Trimetazidin STADA® 20 mg

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Trimetazidin được chỉ định cho người lớn trong liệu pháp bổ sung/ hỗ trợ vào biện pháp trị liệu hiện có để điều trị triệu chứng ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định không được kiểm soát đầy đủ hoặc bệnh nhân không dung nạp với các liệu pháp điều trị đau thắt ngực khác.

Hàm lượng:

Mỗi viên nén bao phim chứa trimetazidin dihydroclorid 20 mg.

Liều dùng:

Liều thông thường:

Mỗi lần uống 1 viên x 3 lần/ngày, dùng cùng bữa ăn.

Bệnh nhân suy thận mức độ trung bình (độ thanh thải creatinin [30-60] ml/phút):

Liều dùng khuyến cáo là 1 viên x 2 lần/ ngày, sáng và tối, dùng cùng bữa ăn.

Bệnh nhân cao tuổi:

Bệnh nhân cao tuổi có thể có mức độ nhạy cảm trimetazidin cao hơn bình thường do sự suy giảm chức năng thận theo tuổi tác. Đối với bệnh nhân suy thận mức độ trung bình (độ thanh thải creatinin [30-60] ml/phút) liều dùng khuyến cáo là 1 viên x 2 lần/ ngày, sáng và tối, dùng cùng bữa ăn. Cần thận trọng khi tính toán liều dùng đối với bệnh nhân cao tuổi.

Trẻ em:

Mức độ an toàn và hiệu quả của trimetazidin đối với bệnh nhân dưới 18 tuổi chưa được đánh giá. Hiện không có dữ liệu trên đối tượng bệnh nhân này.

Tác dụng phụ:

Thường gặp:

Chóng mặt, đau đầu.

Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn và nôn.

Mẩn, ngứa, mày đay.

Suy nhược.

Hiếm gặp:

Đánh trống ngực (hồi hộp), ngoại tâm thu, tim đập nhanh.

Hạ huyết áp động mạch, tụt huyết áp thế đứng, có thể dẫn đến khó chịu, chóng mặt hoặc ngã, đặc biệt ở các bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc chống tăng huyết áp, đỏ bừng mặt.

Không rõ:

Triệu chứng Parkinson (run, vận động chậm và khó khăn, tăng trương lực cơ), dáng đi không vững, hội chứng chân không nghỉ, các rối loạn vận động có liên quan khác, thường có thể hồi phục sau khi ngừng thuốc.

Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, lơ mơ).

Táo bón.

Ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP), phù mạch.

Mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu.

Viêm gan.

Lưu ý:

Trimetazidin có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng Parkinson (run, vận động chậm và khó khăn, tăng trương lực cơ). Do đó bệnh nhân, nhất là bệnh nhân cao tuổi cần được kiểm tra và theo dõi thường xuyên. Trong các trường hợp nghi ngờ, bệnh nhân cần được đưa tới các bác sỹ chuyên khoa thần kinh để được kiểm tra thích hợp.

Khi gặp các rắc rối vận động như các triệu chứng Parkinson, hội chứng chân bứt rứt, run, dáng đi không vững cần ngay lập tức ngừng sử dụng trimetazidin.

Các trường hợp này ít xảy ra và thường hồi phục sau khi ngừng thuốc. Phần lớn bệnh nhân hồi phục sau khi ngừng thuốc khoảng 4 tháng. Nếu các triệu chứng Parkinson tiếp tục xảy ra quá 4 tháng sau khi ngừng thuốc, cần tham vấn các bác sỹ chuyên khoa thần kinh.

Có thể gặp biểu hiện ngã, dáng đi không vững hoặc hạ huyết áp, đặc biệt các bệnh nhân đang dùng các thuốc điều trị tăng huyết áp.

Cần thận trọng khi kê đơn trimetazidin cho đối tượng bệnh nhân có mức độ nhạy cảm cao như bệnh nhân suy thận mức độ trung bình, bệnh nhân trên 75 tuổi.

Tránh dùng cho phụ nữ có thai, không nên cho con bú khi đang dùng thuốc.

Trimetazidin có thể gây các triệu chứng như chóng mặt và lơ mơ, do vậy có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Bảo quản:

Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô. Tránh ánh sáng. Nhiệt độ không quá 30oC.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Bệnh nhân Parkinson, có triệu chứng Parkinson, run, hội chứng chân không nghỉ và các rối loạn vận động có liên quan khác.

Suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút).

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM MẠCH - HUYẾT ÁP ,Telmisartan STADA® 40 mg

 THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM MẠCH - HUYẾT ÁP ,Telmisartan STADA® 40 mg

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Điều trị tăng huyết áp nguyên phát ở người lớn.

Hàm lượng:

Mỗi viên nén chứa telmisartan 40 mg.

Liều dùng:

Phòng ngừa bệnh tim mạch: Giảm tỷ lệ tử vong do tim mạch ở người lớn:

Bệnh tim mạch do xơ vữa huyết khối rõ ràng (tiền sử bệnh tim do mạch vành, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên) hoặc

Tiểu đường tuýp 2 có tổn thương cơ quan đích.

Liều khuyến cáo: 80 mg/lần/ngày.

Chưa biết liều thấp hơn 80 mg có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ tử vong do tim mạch hay không.

Khi bắt đầu điều trị telmisartan để giảm tỷ lệ tử vong do tim mạch, nên theo dõi cẩn thận huyết áp và nếu cần có thể điều chỉnh liều để đạt được huyết áp thấp hơn.

Suy thận:

Dữ liệu trên bệnh nhân suy thận nặng hay chạy thận còn hạn chế, liều khởi đầu nên là 20 mg/1 lần/ngày.

Không cần chỉnh liều bệnh nhân suy thận nhẹ và vừa.

Suy gan:

Suy gan nhẹ hoặc vừa: Liều hằng ngày không được vượt quá 40 mg x 1 lần/ngày đơn trị liệu và cả dạng phối hợp với hydroclorothiazid.

Chống chỉ định dạng phối hợp với thuốc lợi tiểu thiazid ở bệnh nhân suy gan nặng.

Người cao tuổi:

Không cần điều chỉnh liều.

Trẻ em dưới 18 tuổi:

Độ an toàn và hiệu quả của telmisartan chưa được xác định.

Khuyến cáo sử dụng dạng bào chế thích hợp khi dùng telmisartan liều 20 mg.

Uống thuốc không phụ thuộc bữa ăn. Nên uống thuốc ngay sau khi lấy viên thuốc ra khỏi vỉ.

Tác dụng phụ:

Ít gặp:

Nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm viêm họng, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm cả viêm bàng quang.

Thiếu máu.

Tăng kali huyết, tăng creatinin huyết.

Trầm cảm, mất ngủ.

Ngất, chóng mặt.

Nhịp tim chậm.

Hạ huyết áp, hạ huyết áp thế đứng.

Khó thở, ho.

Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, nôn.

Tăng tiết mồ hôi, ngứa, phát ban.

Đau cơ, đau lưng (như đau thần kinh tọa), co thắt cơ.

Suy thận kể cả suy thận cấp.

Đau ngực, suy nhược (yếu).

 Hiếm gặp:

Nhiễm trùng máu (có tử vong).

Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu.

Phản ứng phản vệ, quá mẫn.

Hạ glucose huyết (ở bệnh nhân tiểu đường).

Lo lắng, buồn ngủ.

Rối loạn thị giác.

Nhịp tim nhanh.

Bệnh phổi kẽ (rất hiếm gặp)

Khó chịu ở dạ dày, khô miệng.

Bất thường/rối loạn chức năng gan.

Phù mạch (cũng có khi gây tử vong), chàm, ban đỏ, nổi mày đay, ban do thuốc, ban da do nhiễm độc.

Đau khớp, đau chi, đau gân (triệu chứng giống viêm gân).

Bệnh giống cúm.

Tăng acid uric huyết, tăng enzym gan, tăng creatin phosphokinase huyết, giảm hemoglobin.

Lưu ý:

Thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II không nên được bắt đầu trong thời kỳ mang thai. Trừ khi việc tiếp tục dùng thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II được cho là cần thiết, bệnh nhân có kế hoạch mang thai nên chuyển sang liệu pháp điều trị hạ huyết áp thay thế đã được chứng minh là an toàn. Khi được chẩn đoán mang thai, nên ngừng điều trị với các thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II ngay, và nếu thích hợp, nên bắt đầu liệu pháp thay thế. 

Do telmisartan được thải trừ chủ yếu qua mật, không dùng telmisartan cho những bệnh nhân ứ mật, rối loạn tắc nghẽn mật hoặc suy gan nặng. Những bệnh nhân này có thể giảm thanh thải telmisartan ở gan. Nên dùng telmisartan thận trọng cho bệnh nhân suy gan nhẹ đến trung bình.

Tăng huyết áp do bệnh mạch máu thận: Tăng nguy cơ hạ huyết áp nặng và suy thận khi bệnh nhân hẹp động mạch thận hai bên hoặc một bên được điều trị với những thuốc có ảnh hưởng trên hệ thống renin - angiotensin - aldosteron.

Khi dùng telmisartan cho bệnh nhân suy chức năng thận, cần theo dõi định kỳ nồng độ kali và creatinin huyết thanh. Chưa có kinh nghiệm sử dụng telmisartan cho bệnh nhân mới ghép thận.

Hạ huyết áp triệu chứng có thể xảy ra, đặc biệt sau liều đầu ở bệnh nhân bị giảm thể tích nội mạch và/hoặc giảm natri do điều trị bằng thuốc lợi tiểu mạnh, chế độ ăn hạn chế muối, tiêu chảy hoặc nôn. Tình trạng này nên được điều trị trước khi dùng telmisartan.

Phong bế kép hệ renin-angiotensin-aldosteron (RAAS): Có bằng chứng cho thấy dùng đồng thời với các thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin (ACE), các thuốc chẹn thụ thể angiotensin II hay aliskiren làm tăng nguy cơ hạ huyết áp, tăng kali huyết và giảm chức năng thận (bao gồm suy thận cấp). Do phong bế kép hệ RAAS, không khuyến cáo sử dụng đồng thời các thuốc ức chế ACE, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II hay aliskiren. Nếu liệu pháp phong bế kép được xem là cần thiết, chỉ sử dụng đồng thời dưới sự giám sát của bác sỹ và thường xuyên theo dõi chặt chẽ chức năng thận, điện giải và huyết áp.

Không nên dùng đồng thời các thuốc ức chế ACE và các thuốc chẹn thụ thể angiotensin II ở bệnh nhân bệnh thận do tiểu đường.

Ở bệnh nhân có trương lực mạch và chức năng thận phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động của hệ thống renin-angiotensin-aldosteron (như bệnh nhân suy tim sung huyết nặng hoặc bệnh thận bao gồm hẹp động mạch thận), việc điều trị với các thuốc khác có ảnh hưởng đến hệ thống renin - angiotensin - aldosteron sẽ gây ra hạ huyết áp cấp, tăng nitơ huyết, thiểu niệu hoặc suy thận cấp (hiếm gặp).

Không khuyến cáo dùng telmisartan cho những bệnh nhân tăng aldosteron nguyên phát. 

Giống với các thuốc giãn mạch khác, cần đặc biệt chú ý khi chỉ định cho những bệnh nhân bị hẹp động mạch chủ hoặc hẹp van hai lá hoặc cơ tim phì đại tắc nghẽn.

Bệnh nhân tiểu đường được điều trị với insulin hoặc các thuốc chống tiểu đường: Bệnh nhân bị hạ glucose huyết khi điều trị bằng telmisartan. Vì vậy ở những bệnh nhân này, cân nhắc theo dõi glucose huyết thích hợp; cần điều chỉnh liều insulin hay các thuốc chống tiểu đường khi dùng đồng thời.

Telmisartan có thể gây rối loạn chuyển hóa porphyrin nên chỉ dùng khi không có các thuốc khác an toàn hơn để thay thế và thận trọng ở bệnh nhân tăng huyết áp nặng.

Việc dùng các thuốc ảnh hưởng đến hệ thống renin-angiotensin-aldosteron có thể gây tăng kali huyết. 

Trên người cao tuổi, bệnh nhân suy thận, bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân được điều trị đồng thời với các thuốc khác mà có thể làm tăng nồng độ kali và/hoặc bệnh nhân mắc thêm bệnh khác, tăng kali huyết có thể gây tử vong. Trước khi sử dụng đồng thời các thuốc tác động đến hệ thống renin - angiotensin - aldosteron, nên đánh giá lợi ích/nguy cơ.

Bệnh tiểu đường, suy thận, tuổi tác (> 70 tuổi).

Kết hợp với một hoặc nhiều thuốc khác ảnh hưởng đến hệ renin-angiotensin-aldosteron và/hoặc chế phẩm bổ sung kali. Các thuốc hoặc nhóm thuốc điều trị có thể gây tăng kali huyết là các chất thay thế muối chứa kali, thuốc lợi tiểu giữ kali, các chất ức chế ACE, thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II, các thuốc chống viêm không steroid (các NSAID, bao gồm cả các chất ức chế có chọn lọc COX-2), heparin, các chất ức chế miễn dịch (cyclosporin hoặc tacrolimus), và trimethoprim. 

Những bệnh gian phát, đặc biệt như mất nước, mất bù tim cấp, nhiễm toan chuyển hóa, làm xấu đi chức năng thận, đột ngột làm xấu đi tình trạng thận (như các bệnh nhiễm trùng), ly giải tế bào (thiếu máu chi cục bộ cấp, tiêu cơ vân, chấn thương kéo dài). Khuyến cáo giám sát chặt chẽ kali huyết thanh ở bệnh nhân có nguy cơ.

Do Telmisartan STADA® chứa sorbitol, không nên dùng cho những bệnh nhân mắc các rối loạn di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose.

Liều dùng hàng ngày tối đa của thuốc này (80 mg) chứa 3,864 mg ion natri (dưới dạng NaOH). Lượng này tương đương khoảng 0,2% lượng ion natri tối đa dùng hàng ngày cho người lớn.

Loét dạ dày, tá tràng có thể hoạt động hoặc bệnh dạ dày khác (tăng nguy cơ chảy máu dạ dày - ruột).

Suy chức năng thận nhẹ và trung bình.

Tác dụng hạ huyết áp dường như kém hiệu quả ở những bệnh nhân da đen so với những người có màu da khác, có thể do trong cơ thể người tăng huyết áp da đen có lượng renin thấp hơn. Như bất kỳ thuốc trị tăng huyết áp, sự giảm huyết áp quá mức ở những bệnh nhân bị bệnh thiếu máu tim cục bộ có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

Thuốc có tác động trực tiếp lên hệ thống renin - angiotensin, khi dùng thuốc trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ có thể gây tổn thương và thậm chí tử vong với thai đang phát triển. Khi phát hiện có thai, phải ngừng telmisartan càng sớm càng tốt.

Vì khả năng gây tác dụng không mong muốn cho trẻ đang bú mẹ, nên quyết định ngưng cho con bú hay ngưng dùng thuốc, cần cân nhắc lợi ích/nguy cơ.

Dùng thuốc thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc vì có thể xảy ra triệu chứng chóng mặt hay hoa mắt do tác dụng hạ huyết áp của telmisartan.

Bảo quản:

Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô. Nhiệt độ không quá 30oC.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ và phụ nữ cho con bú.

Rối loạn tắc nghẽn mật.

Suy gan nặng.

Sử dụng đồng thời telmisartan với các chế phẩm có chứa aliskiren ở những bệnh nhân tiểu đường hoặc suy thận (tốc độ lọc cầu thận GFR < 60 ml/phút/1,73 m).

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM MẠCH - HUYẾT ÁP ,Stadovas 5 CAP

 THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM MẠCH - HUYẾT ÁP ,Stadovas 5 CAP

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Amlodipine được dùng đơn trị hay kết hợp với các nhóm thuốc chống tăng huyết áp khác để điều trị tăng huyết áp.

Amlodipine cũng được dùng để điều trị đau thắt ngực biến đổi kiểu Prinzmetal và đau thắt ngực ổn định mạn tính. Thuốc có thể dùng một mình hay kết hợp với các thuốc chống đau thắt ngực khác.

Hàm lượng:

Mỗi viên nang cứng chứa Amlodipine 5 mg

Liều dùng:

Tăng huyết áp

Người lớn: Liều khởi đầu thông thường 2,5 - 5 mg x 1 lần/ngày. Người già và những người gầy yếu nên dùng liều khởi đầu 2,5 mg x 1 lần/ngày. Liều dùng tiếp theo nên điều chỉnh tùy thuộc vào đáp ứng huyết áp và sự dung nạp của bệnh nhân, thường không quá 10 mg x 1 lần/ngày.

Liều duy trì thông thường là 5 - 10 mg x 1 lần/ngày.

Trẻ em từ 6 tuổi trở lên: Liều thường dùng có hiệu quả là 2,5 - 5 mg x 1 lần/ngày.

Đau thắt ngực

Để điều trị đau thắt ngực biến đổi kiểu Prinzmetal hay đau thắt ngực ổn định mạn tính, liều thường dùng cho người lớn là 5 - 10 mg x 1 lần/ngày. Người già nên dùng liều 5 mg x 1 lần/ngày. Liều duy trì là 10 mg mỗi ngày.

Tác dụng phụ:

Thường gặp: Phù cổ chân, đỏ bừng, đau đầu, ban da và mệt mỏi.

Lưu ý:

Nên dùng Amlodipine thận trọng ở bệnh nhân hạ huyết áp, bệnh nhân có dự trữ tim thấp, suy tim.

Không nên dùng thuốc cho bệnh nhân sốc tim, nhồi máu cơ tim trong vòng 2 - 4 tuần trước đó, đau thắt ngực không ổn định cấp, điều trị cơn đau thắt ngực trong đau thắt ngực ổn định mạn tính.

Amlodipine có thể làm tăng nguy cơ tiến triển suy tim ở bệnh nhân hẹp động mạch chủ nặng. Ngừng sử dụng đột ngột Amlodipine làm trầm trọng thêm bệnh đau thắt ngực.

Cần giảm liều ở bệnh nhân suy gan.

Không nên dùng Amlodipine trong suốt thời kỳ mang thai, cho con bú hay những phụ nữ có khả năng có thai trừ khi đang dùng các biện pháp tránh thai có hiệu quả.

Cần chú ý tới đáp ứng của cơ thể với thuốc trước khi lái xe vận hành máy móc. Cần thận trọng đặc biệt khi bắt đầu điều trị.

Bảo quản:

Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô. Nhiệt độ không quá 30oC.

Chống chỉ định:

Bệnh nhân quá mẫn với Amlodipine, bất cứ thuốc đối kháng calci khác hay bất cứ thành phần nào của thuốc.

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM MẠCH - HUYẾT ÁP, Stadnolol 50

 THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM MẠCH - HUYẾT ÁP, Stadnolol 50

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực mạn tính ổn định, loạn nhịp nhanh trên thất, can thiệp sớm vào giai đoạn cấp của nhồi máu cơ tim và điều trị lâu dài để dự phòng sau nhồi máu cơ tim cấp.

Hàm lượng:

Mỗi viên nén chứa atenolol 50 mg.

Liều dùng:

Tăng huyết áp: Liều khởi đầu là 25 - 50 mg x 1 lần/ngày. Tác dụng hạ huyết áp đầy đủ đạt được sau 1 - 2 tuần. Có thể tăng liều đến 100 mg x 1 lần/ngày để đạt được đáp ứng tối ưu.

Đau thắt ngực ổn định mạn tính:  Liều khởi đầu là 50 mg x 1 lần/ngày. Nếu không đạt được đáp ứng tối ưu trong vòng 1 tuần, nên tăng liều đến 100 mg x 1 lần/ngày.

Loạn nhịp tim: Sau khi kiểm soát bằng atenolol tiêm tĩnh mạch, liều uống duy trì là 50 – 100 mg x 1 lần/ngày.

Điều trị sớm nhồi máu cơ tim cấp:

Nếu bệnh nhân dung nạp được tổng liều 10 mg tiêm tĩnh mạch có thể uống 50 mg sau khi tiêm 10 phút, 12 giờ sau đó uống thêm 50 mg. Uống tiếp trong 6 - 9 ngày với liều 100 mg/ngày, uống 1 lần hoặc chia 2 lần. Ngưng atenolol nếu bệnh nhân có biểu hiện tim chậm, hạ huyết áp hay bất cứ tác dụng không mong muốn nào của thuốc.

Bệnh nhân suy thận:

Nên giảm liều atenolol ở bệnh nhân suy thận, dựa theo độ thanh thải creatinin (CC) dưới đây:

+ CC 15 - 35 ml/phút mỗi 1,73 m2 : Liều tối đa được khuyến cáo là 50 mg/ngày.

+ CC dưới 15 ml/phút mỗi 1,73 m2 : 25 mg/ngày hoặc 50 mg cách ngày.

+ Bệnh nhân thẩm tách: 25 - 50 mg sau mỗi lần thẩm tách.

Tác dụng phụ:

Yếu cơ, mệt mỏi, lạnh và ớn lạnh các đầu chi. Chậm nhịp tim, blốc nhĩ thất độ II, III và hạ huyết áp. Tiêu chảy, buồn nôn.

Lưu ý:

Không nên ngưng dùng các thuốc chẹn thụ thể beta một cách đột ngột.

Đặc biệt theo dõi điều trị cẩn thận trong các trường hợp sau:

+   Bệnh nhân hen suyễn hoặc có tiền sử bệnh tắc nghẽn đường thở.

+   Bệnh nhân đái tháo đường với nồng độ đường huyết cao không ổn định.

+   Bệnh nhân theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt trong thời gian dài và những bệnh nhân có hoạt động gắng sức.

+   Bệnh nhân bị u tế bào ưa crôm (khối u tủy thượng thận; đã được chỉ định điều trị bằng các thuốc chẹn alpha trước đó).

+   Bệnh nhân suy giảm chức năng thận.

Chỉ nên dùng nếu thật cần thiết ở những bệnh nhân có tiền sử phản ứng nhạy cảm nặng và bệnh nhân dùng liệu pháp giảm nhạy cảm đặc hiệu (do nguy cơ làm trầm trọng các phản ứng phản vệ), bệnh nhân có tiền sử hoặc tiền sử gia đình bệnh vảy nến.

Việc dùng atenolol có thể cho kết quả dương tính trong các xét nghiệm doping.

Những bệnh nhân bị bệnh không dung nạp galactose di truyền hiếm gặp, thiếu hụt Lapp lactase hoặc chứng kém hấp thu glucose - galactose không nên sử dụng atenolol.

Sử dụng atenolol cho phụ nữ đang hay có khả năng có thai cần phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, đặc biệt là trong quý đầu và quý hai của thai kỳ. Không nên dùng atenolol cho người cho con bú.

Cần chú ý tới đáp ứng của cơ thể với thuốc trước khi lái xe vận hành máy móc.

Bảo quản:

Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô. Nhiệt độ không quá 30oC.

Chống chỉ định:

Nhiễm acid chuyển hóa.
Hạ huyết áp.
Rối loạn tuần hoàn ngoại biên nặng.
Hen suyễn nặng.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) nặng.
U tế bào ưa crôm chưa điều trị.
Chậm nhịp xoang (< 50 lần/phút trước khi bắt đầu điều trị), blốc nhĩ thất trên độ 1, sốc tim, quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc và suy tim thấy rõ hoặc suy tim mất bù.
Phối hợp với verapamil.
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons