Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2020

THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH ,Piracetam 800

THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH ,Piracetam 800

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Triệu chứng bệnh lý rối loạn chức năng não ở người cao tuổi: suy giảm trí nhớ, kém tập trung, rối loạn hành vi…
 Triệu chứng chóng mặt, sa sút trí tuệ thời kỳ đầu.
 Điều trị sau cơn nhồi máu não (đột quỵ, thiếu máu cục bộ cấp), sau chấn thương sọ não có di chứng.
 Điều trị nghiện rượu, chứng khó học ở trẻ em, thiếu máu hồng cầu liềm.

Hàm lượng:

Piracetam …………………………………… 800 mg
Tá dược vừa đủ ……………………… 1 viên

Liều dùng:

Liều lượng và thời gian dùng thuốc do bác sĩ điều trị quyết định.
   Liều thông thường cho người lớn: 1 viên x 3 lần  /ngày.
   Có thể tăng liều lên tới: 2 viên x 3 lần/ ngày.
   Liều thông thường cho trẻ em: 50 mg/ kg/ ngày, chia 3 lần.
   Uống thuốc với nhiều nước sau các bữa ăn

Tác dụng phụ:

Mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, dễ kích động, mất ngủ.
Ngoài ra cũng ít gặp một số tác dụng phụ khác như chóng mặt, run rẩy

Tương tác thuốc:

  Rất ít gặp.
  Có trường hợp xảy ra tương tác khi dùng đồng thời Piracetam và tinh chất tuyến giáp, dẫn đến triệu chứng như lú lẫn, bị kích động và rối loạn giấc ngủ.
  Đã có trường hợp được thông báo Piracetam làm tăng thời gian prothrombin ở bệnh nhân đã điều trị ổn định bằng warfarin. 

Lưu ý:

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sĩ.

Bảo quản:

Nơi khô mát, dưới 25oC. Tránh ánh sáng, tránh ẩm.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm với Piracetam hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.
   Suy gan, suy thận nặng (hệ số thanh thải Creatinin < 20 ml/phút)
   Người mắc bệnh Huntington (múa giật mãn tính).
   Phụ nữ có thai và cho con bú.

THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH, Flutonin 10

THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH, Flutonin 10

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Rối loạn trầm cảm có căn nguyên khác nhau.
 Rối loạn ám ảnh- cưỡng bức.
 Chứng ăn vô độ.
 Chứng hoảng loạn. 

Hàm lượng:

Fluoxetine …………………………………………………………………… 10 mg
Tá dược vừa đủ ………………………………… …………………… 1 viên

Liều dùng:

Người lớn:
   Rối loạn trầm cảm: 20 mg/lần/ngày, uống một lần vào buổi sáng. Liều duy trì được thay đổi tuỳ theo đáp ứng lâm sàng của mỗi bệnh nhân. Thông thường, sau một vài tuần mới đạt được hiệu quả điều trị đầy đủ, do vậy không nên tăng liều thường xuyên.
   Rối loạn ám ảnh- cưỡng bức: Liều khởi đầu 20 mg/ngày, nếu cần thiết có thể tăng liều lên 60 mg/ngày.
   Chứng ăn vô độ: 60 mg/ngày.
   Chứng hoảng loạn: Liều khởi đầu 10 mg/ngày. Sau 1 tuần có thể tăng liều lên 20 mg/ngày. Có thể tăng liều lên đến 60 mg/ngày.   
 Liều tối đa hàng ngày: 80 mg/ngày.
 Trẻ em: Liều khởi đầu thường dùng là 10 mg/ngày. Sau 1 tuần sử dụng có thể tăng liều lên 20 mg/ ngày nếu không đạt hiệu quả điều trị. Thời gian điều trị thường ngắn hạn (8-9 tuần).
 Bệnh nhân lớn tuổi: liều dùng hàng ngày không quá 60 mg/ngày.
 Bệnh nhân nhẹ cân, suy chức năng gan hoặc thận: phải giảm liều, có thể dùng  10 mg/lần/ngày.

Tác dụng phụ:

Khi bắt đầu điều trị, tình trạng bồn chồn, lo lắng hoặc khó ngủ, phản ứng buồn nôn có thể bị tăng lên (10 – 20% số ca điều trị). Các triệu chứng này hầu hết sẽ mất đi khi tiếp tục điều trị.
  Một số tác dụng phụ khác:
  Trên hệ thần kinh: liệt dương, đau đầu, mất ngủ, lo lắng, không có khả năng xuất tinh, giảm tình dục.
  Mệt mỏi, suy nhược cơ thể, run tay chân, chán ăn,  giảm cân, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, rùng mình, ớn lạnh, ngủ mê, kích động, viêm phế quản, viêm mũi, ngáp ngủ...
  Tình trạng cơn hưng cảm và hưng cảm nhẹ xảy ra trên khoảng 1% bệnh nhân đã điều trị bằng Fluoxetine.
 Đã gặp một vài trường hợp hội chứng Steven Johnson và ban đỏ đa dạng.

 

Tương tác thuốc:

Không dùng thuốc đồng thời với các chất ức chế monoamin oxydase (MAOI) vì có thể gây lú lẫn, kích động, thay đổi ý thức, hôn mê, rối loạn tiêu hóa, sốt cao,  co giật nặng hoặc gây cơn tăng huyết áp, mạch và hô hấp nhanh.
  Fluoxetine gây ức chế mạnh các enzyme gan cytochrom P450 2D6. Điều trị đồng thời với các thuốc chuyển hoá nhờ enzyme này và có chỉ số điều trị hẹp như flecainid, encainid, vinblastin, carpamazepin... và thuốc chống trầm cảm 3 vòng thì phải điều chỉnh liều các thuốc này. 
  Dùng đồng thời với tryptophan có thể xuất hiện hoặc làm tăng tình trạng kích động, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa.
  Dùng đồng thời với các thuốc có tác dụng trên hệ thần kinh, có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.
  Các thuốc liên kết nhiều với protein huyết tương (thuốc chống đông máu, digitalis hoặc digitoxin...) dùng đồng thời với Fluoxetine, sẽ làm tăng nồng độ tự do của Fluoxetine trong huyết thanh, tăng nguy cơ gây ra tác dụng phụ.

Lưu ý:

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sĩ.

Bảo quản:

Nơi khô mát, dưới 25oC. Tránh ánh sáng, tránh ẩm.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với Fluoxetine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Suy thận nặng (độ thanh thải creatinine < 10 ml/phút).
Bệnh nhân dưới 18 tuổi.

THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH, Flutonin 20

THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH, Flutonin 20

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Rối loạn trầm cảm có căn nguyên khác nhau.
Rối loạn ám ảnh- cưỡng bức.
Chứng ăn vô độ.
Chứng hoảng loạn. 

Hàm lượng:

Fluoxetine …………………………………………………………………… 20 mg
Tá dược vừa đủ ………………………………… …………………… 1 viên

Liều dùng:

Người lớn:
   Rối loạn trầm cảm: 20 mg/lần/ngày, uống một lần vào buổi sáng. Liều duy trì được thay đổi tuỳ theo đáp ứng lâm sàng của mỗi bệnh nhân. Thông thường, sau một vài tuần mới đạt được hiệu quả điều trị đầy đủ, do vậy không nên tăng liều thường xuyên.
   Rối loạn ám ảnh- cưỡng bức: Liều khởi đầu 20 mg/ngày, nếu cần thiết có thể tăng liều lên 60 mg/ngày.
   Chứng ăn vô độ: 60 mg/ngày.
   Chứng hoảng loạn: Liều khởi đầu 10 mg/ngày. Sau 1 tuần có thể tăng liều lên 20 mg/ngày. Có thể tăng liều lên đến 60 mg/ngày.   
   Liều tối đa hàng ngày: 80 mg/ngày.
   Trẻ em: Liều khởi đầu thường dùng là 10 mg/ngày. Sau 1 tuần sử dụng có thể tăng liều lên 20 mg/ ngày nếu không đạt hiệu quả điều trị. Thời gian điều trị thường ngắn hạn (8-9 tuần).
   Bệnh nhân lớn tuổi: liều dùng hàng ngày không quá 60 mg/ngày.
   Bệnh nhân nhẹ cân, suy chức năng gan hoặc thận: phải giảm liều, có thể dùng  10 mg/lần/ngày.

Tác dụng phụ:

Khi bắt đầu điều trị, tình trạng bồn chồn, lo lắng hoặc khó ngủ, phản ứng buồn nôn có thể bị tăng lên (10 – 20% số ca điều trị). Các triệu chứng này hầu hết sẽ mất đi khi tiếp tục điều trị.
  Một số tác dụng phụ khác:
  Trên hệ thần kinh: liệt dương, đau đầu, mất ngủ, lo lắng, không có khả năng xuất tinh, giảm tình dục.
  Mệt mỏi, suy nhược cơ thể, run tay chân, chán ăn,  giảm cân, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, rùng mình, ớn lạnh, ngủ mê, kích động, viêm phế quản, viêm mũi, ngáp ngủ...
  Tình trạng cơn hưng cảm và hưng cảm nhẹ xảy ra trên khoảng 1% bệnh nhân đã điều trị bằng Fluoxetine.
Đã gặp một vài trường hợp hội chứng Steven Johnson và ban đỏ đa dạng.
  Đã gặp một vài trường hợp hội chứng Steven Johnson và ban đỏ đa dạng.

QUÁ LIỀU
  Fluoxetine có phạm vi an toàn tương đối rộng. Khi uống quá liều, triệu chứng chủ yếu  là buồn nôn, nôn. Cũng thấy triệu chứng kích động, hưng cảm nhẹ, và các dấu hiệu thích thần kinh trung ương.
  Điều trị: chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Dùng than hoạt và sorbitol, duy trì hô     hấp, hoạt động tim và thân nhiệt. Nếu cần, dùng thuốc chống co giật như diazepam. Các biện pháp thẩm phân máu, lợi niệu bắt buộc hoặc thay máu không có hiệu quả do  thể tích phân bố lớn và thuốc liên kết nhiều với protein.

Tương tác thuốc:

 Không dùng thuốc đồng thời với các chất ức chế monoamin oxydase (MAOI) vì có thể gây lú lẫn, kích động, thay đổi ý thức, hôn mê, rối loạn tiêu hóa, sốt cao,  co giật nặng hoặc gây cơn tăng huyết áp, mạch và hô hấp nhanh.
  Fluoxetine gây ức chế mạnh các enzyme gan cytochrom P450 2D6. Điều trị đồng thời với các thuốc chuyển hoá nhờ enzyme này và có chỉ số điều trị hẹp như flecainid, encainid, vinblastin, carpamazepin... và thuốc chống trầm cảm 3 vòng thì phải điều chỉnh liều các thuốc này. 
  Dùng đồng thời với tryptophan có thể xuất hiện hoặc làm tăng tình trạng kích động, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa.
  Dùng đồng thời với các thuốc có tác dụng trên hệ thần kinh, có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.
  Các thuốc liên kết nhiều với protein huyết tương (thuốc chống đông máu, digitalis hoặc digitoxin...) dùng đồng thời với Fluoxetine, sẽ làm tăng nồng độ tự do của Fluoxetine trong huyết thanh, tăng nguy cơ gây ra tác dụng phụ. 

Lưu ý:

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sĩ.

Bảo quản:

Nơi khô mát, dưới 25oC. Tránh ánh sáng, tránh ẩm.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với Fluoxetine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Suy thận nặng (độ thanh thải creatinine < 10 ml/phút).
Bệnh nhân dưới 18 tuổi.

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN ,Haneuvit

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN ,Haneuvit

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Các rối loạn thần kinh ngoại vi: Viêm đa dây thần kinh, đau dây thần kinh tọa, co giật do tăng cảm ứng của hệ thống thần kinh trung ương, dị cảm, hội chứng vai – cánh tay, đau lưng, đau thắt lưng, đau thần kinh liên sườn, đau dây thần kinh sinh ba, tê các đầu chi...
 Giảm đau trong đau dây thần kinh.
 Bệnh lý thần kinh do tiểu đường, nghiện rượu, do thuốc.
 Các rối loạn do thiếu hụt vitamin B1, B6, B12: bệnh Beri-beri, chứng co giật ở trẻ em do thiếu pyridoxin, viêm dây thần kinh ngoại vi, bệnh lý thiếu máu (như thiếu máu ác tính, thiếu máu do ký sinh, thiếu máu do dinh dưỡng, thiếu máu do phẫu thuật và các dạng thiếu máu khác...)
 Dự phòng và điều trị chứng nôn nhiều trong thời kỳ mang thai.
 Suy nhược thần kinh, mệt mỏi do làm việc quá sức, phục hồi sau khi bệnh. 

Hàm lượng:

Thiamin hydrochloride (Vitamin B1) …………………………………… 125,0 mg
Pyridoxin hydrochloride (Vitamin B6 …………………………………  125,0 mg
Cyanocobalamin (Vitamin B12…………………………………………………  0,125 mg
Tá dược vừa đủ ………………………………… …………………… 1 viên

Liều dùng:

 Uống 2 - 4 viên mỗi ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ, dùng sau bữa ăn.
 Liều dùng có thể tăng theo tình trạng cơ thể và theo tuổi. 
 Không nên dùng liên tiếp quá 3 tuần.  

Tác dụng phụ:

 Không có tác dụng đáng kể, các tác dụng phụ thông thường nhất là rối loạn tiêu hoá, buồn nôn... (1.6%) là do tác dụng của Thiamin trên dạ dày và ruột. Để hạn chế tác dụng ngoại ý, thuốc nên uống sau khi ăn và chia ra 2 - 3 lần trong ngày.
  Phản ứng hiếm gặp:
   Phản ứng phản vệ: ngứa, nổi mề đay, phát ban, sốc.
   Có thể bị mụn trứng cá.
   Nước tiểu có màu đỏ.
   Nếu hạn hữu có bị sốc, việc trị liệu bao gồm: adrénaline, corticoide dạng tiêm, acide epsilon aminocaproique.

QUÁ LIỀU
  Sau thời gian dùng pyridoxin với liều 200mg/ ngày có thể đã thấy biểu hiện độc tính thần kinh (bệnh thần kinh ngoại vi nặng và bệnh thần kinh cảm giác nặng). Dùng liều 200mg mỗi ngày kéo dài trên 30 ngày có thể gây hội chứng lệ thuộc pyridoxin.

Tương tác thuốc:

Vitamin B6
 Với Levodopa: Vitamin B6 kích hoạt enzym dopadecarboxylase ngoại biên. Do đó không được dùng Vitamin B6 chung với levodopa nếu chất này không có phối hợp chung với chất ức chế dopadecarboxylase.
 Liều dùng Vitamin B6 200mg/ngày có thể gây giảm 40-50% nồng độ của phenytoin và phenobarbital trong máu ở một số người bệnh.
 Vitamin B6 có thể làm nhẹ bớt trầm cảm ở phụ nữ uống thuốc tránh thai.
 Thuốc tránh thai dạng uống, isoniazid, penicillamine có thể làm tăng nhu cầu về Vitamin B6.
Vitamin B12     
 Sự hấp thụ Vitamin B12 qua đường dạ dày-ruột bị giảm bởi neomycin, acid aminosalicylic, thuốc kháng histamin H2 và colchicine.
 Nồng độ Vitamin B12 trong huyết tương có thể bị giảm khi dùng đồng thời với thuốc ngừa thai.
 Chloramphenicol dạng tiêm có thể làm giảm hiệu quả của Vitamin B12 trong điều trị bệnh thiếu máu.

Lưu ý:

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sĩ.

Bảo quản:

Nơi khô mát, dưới 25oC. Tránh ánh sáng, tránh ẩm.

Chống chỉ định:

 Mẫn cảm với thành phần của thuốc.
 Bướu ác tính: do vitamin B12 có tác động cao trên sự tăng trưởng của mô, do đó có nguy cơ đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng sinh sản của tế bào.
 Người bệnh có cơ địa dị ứng (hen, eczema).

THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH, MesHanon 60

THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH, MesHanon 60

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Bệnh nhược cơ cơ năng.
Mất trương lực cơ ống tiêu hóa, táo bón do mất trương lực cơ. 

Hàm lượng:

Pyridostigmine bromide ……………………………………   60 mg
Tá dược vừa đủ ………………………………… …………………… 1 viên

Liều dùng:

 Hiệu quả thuốc chỉ xuất hiện từ từ, thường trong vòng 15–30 phút sau khi uống  
 Liều lượng có thể thay đổi từng ngày, tuỳ theo bệnh giảm hay nặng lên, stress về cảm
xúc và thể lực của người bệnh. Liều thông thường:         
  Mất trương lực cơ ống tiêu hóa, táo bón do mất trương lực cơ: uống mỗi lần 1 viên,
cách nhau 4 giờ.      
  Bệnh nhược cơ cơ năng: 1 – 3 viên/lần, uống từ 2 – 4 lần/ ngày hoặc liều có thể cao hơn nếu cần. 
  Nên uống 30 – 45 phút trước khi ăn và chia nhỏ viên thuốc đối với người bệnh khó nuốt.
  Đối với bệnh nhân nhược cơ cơ năng, mỗi liều thuốc có tác dụng trong khoảng 4 giờ, ngày cũng như đêm (khi cơ thể giảm hoạt động), khoảng thời gian tác dụng của thuốc có thể kéo dài tới 6 giờ.
  Khuyến cáo các thời điểm uống thuốc nên được lựa chọn sao cho tác dụng tối đa của thuốc xuất hiện cùng lúc với hưng phấn của cơ thể (như lúc sáng ngủ dậy hoặc trong bữa ăn... )
  Pyridostigmine uống cùng với sữa hoặc thức ăn gây ít tác dụng phụ muscarinic.
  Khoảng cách giữa các liều của pyridostigmine dài hơn so với neostigmine trong điều trị bệnh nhược cơ. Vì thế có thể kết hợp pyridostigmine với neostigmine trong điều trị bệnh nhược cơ, thí dụ như dùng pyridostigmine trong ngày và tối, neostigmine dùng vào buổi sáng. Tuy nhiên sự kết hợp này cần được kiểm tra chặt chẽ do có thể làm giảm vận động ruột và gia tăng tích lũy độc tố.
Hướng dẫn liều cho nhóm bệnh nhân đặc biệt:
Trẻ em:  Cần xác định liều lượng thật chính xác và cẩn thận. Đối với trường hợp nhược cơ trẻ sơ sinh, nên điều trị với neostigmine. Tuy nhiên, nếu xuất hiện tác dụng phụ do tăng cholinergic thì nên dùng Meshanon. Liều lượng gợi ý như sau: 5 -10 mg (nghiền nhỏ viên nén), dùng trước khi ăn từ 30 – 50 phút. Thời gian điều trị quá 8 tuần đầu sau khi sinh, chỉ cần thiết với rất hiếm trường hợp nhược cơ bẩm sinh và bệnh nhược cơ trẻ em có tính chất gia đình.   
Suy thận:  Liều thấp được áp dụng cho bệnh nhân suy thận do pyridostigmine được đào thải chủ yếu dưới dạng không đổi qua thận. Liều lượng cần được điều chỉnh cho phù hợp với tác dụng.    

Tác dụng phụ:

 Giống như các thuốc cholinergic, Meshanon có tác dụng không mong muốn lên hệ thần kinh thực vật. Tác dụng không mong muốn thường liên quan đến tình trạng quá liều và thường thuộc 2 kiểu:
 Các triệu chứng kiểu muscarinic: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chuột rút dạ dày, tăng  nhu động và bài tiết dịch phế quản, tăng tiết nước bọt và nước mắt cũng như chậm nhịp và co đồng tử...
 Các triệu chứng kiểu nicotinic: co thắt cơ, co giật và nhược cơ....
 Giống như các thuốc có chứa bromine khác, Meshanon có thể gây ban đỏ và sẽ biến mất nhanh chóng khi ngừng thuốc

QUÁ LIỀU
 Dùng thuốc  quá liều, dẫn đến tăng cholinergic, được nhận biết bởi tình trạng nhược cơ (hoặc làm tăng tình trạng nhược cơ trên bệnh nhân bị mất trương lực cơ). Tình trạng này gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân do liệt các cơ hô hấp.
 Quá liều trên những bệnh nhân nặng, cũng có thể đi kèm bởi sự nhược cơ nặng, và do đó khó có thể phân biệt hội chứng cholinergic với các triệu chứng căn bản. Tuy nhiên, sự phân biệt này là rất quan trọng vì nếu tăng liều pyridostigmine hoặc các thuốc khác cùng nhóm có thể làm xuất hiện hội chứng cholinergic hoặc tình trạng bệnh day dẳng hay không nhạy cảm.
 Người bệnh ngộ độc do dùng thuốc kháng cholinesterase không được dùng aminophylin, morphin, phenothiazin, thuốc an thần kinh, reserpin, sucinylcholin, theophylin hoặc không được truyền một lượng dịch lớn.
 Điều trị: Ngưng thuốc ngay lập tức. Những tác dụng muscarinic là nặng nhất và có thể kiểm soát bằng atropin (2 mg, tiêm tĩnh mạch, sau đó tiêm bắp, cứ 2 – 4 giờ một lần, tuỳ theo cần thiết, để giảm khó thở) nhưng phải tránh quá liều atropin. Những tác dụng trên cơ xương sau quá liều pyridostigmine không dịu bớt khi điều trị với atropin.  

Tương tác thuốc:

Pyridostigmine đối kháng một cách có hiệu quả tác dụng của các thuốc giãn cơ không khử cực
Atropin làm mất tác dụng cholinergic của pyridostigmine, đặc biệt là tác dụng làm chậm nhịp tim và tăng bài tiết. 
Các thuốc kháng cholinesterase đôi khi có hiệu lực để đảo nghịch sự chẹn thần kinh – cơ do các kháng sinh aminoglycoside gây ra. Tuy nhiên, các kháng sinh aminoglycoside, các thuốc tê và một số thuốc gây mê, thuốc chống loạn nhịp, thuốc gây cản trở dẫn truyền thần kinh cơ phải được sử dụng cẩn thận ở người nhược cơ nặng, và liều của pyridostigmine có thể phải tăng lên sao cho phù hợp.

Lưu ý:

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sĩ.

Bảo quản:

Nơi khô mát, dưới 25oC. Tránh ánh sáng, tránh ẩm.

Chống chỉ định:

 Quá mẫn với các thuốc kháng cholinesterase,
 Không sử dụng ở người có bệnh viêm phúc mạc, tắc nghẽn cơ học đường tiêu hoá, đường tiết niệu.
 Do có sự hiện diện của ion bromide, không nên dùng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bromides.
 Không dùng phối hợp với các thuốc giãn cơ không khử cực (như suxamethonium).

THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH ,Vitaneurin

THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH ,Vitaneurin

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Các rối loạn thần kinh ngoại vi: Viêm đa dây thần kinh, đau dây thần kinh tọa, co giật do tăng cảm ứng của hệ thống thần kinh trung ương, dị cảm, hội chứng vai – cánh tay, đau lưng, đau thắt lưng, đau thần kinh liên sườn, đau dây thần kinh sinh ba, tê các đầu chi...

  Giảm đau trong đau dây thần kinh.

  Bệnh lý thần kinh do tiểu đường, nghiện rượu, do thuốc.

  Các rối loạn do thiếu hụt vitamin B1, B6, B12: bệnh Beri-beri, chứng co giật ở trẻ em do thiếu pyridoxin, viêm dây thần kinh ngoại vi, bệnh lý thiếu máu (như thiếu máu ác tính, thiếu máu do ký sinh, thiếu máu do dinh dưỡng, thiếu máu do phẫu thuật và các dạng thiếu máu khác...)

  Dự phòng và điều trị chứng nôn nhiều trong thời kỳ mang thai.

  Suy nhược thần kinh, mệt mỏi do làm việc quá sức, phục hồi sau khi bệnh.

Hàm lượng:

Fursultiamine  (TTFD)………………………………………………………………………… 50,0 mg

Pyridoxine hydrochloride (Vitamin B6)…………………………………… 250,0 mg

Cyanocobalamin (Vitamin B12)…………………………………………………… 250,0 mcg

Tá dược vừa đủ ……………………………………………………………………………………… 1 viên

Liều dùng:

 Uống 1- 3 viên mỗi ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ, dùng sau bữa ăn.

 Liều dùng có thể tăng theo tình trạng cơ thể và theo tuổi. 

Tác dụng phụ:

 Không có tác dụng đáng kể, các tác dụng phụ thông thường nhất là rối loạn tiêu hoá, buồn nôn... (1.6%) do tác dụng của Fursultiamine trên dạ dày và ruột. Để hạn chế tác dụng ngoại ý, thuốc nên uống sau khi ăn và chia ra 2 - 3 lần trong ngày.

  Phản ứng hiếm gặp:

  Phản ứng phản vệ: ngứa, nổi mề đay, phát ban, sốc.

  Mụn trứng cá.

  Nước tiểu có màu đỏ.

  Nếu hạn hữu có bị sốc, việc trị liệu bao gồm: adrénaline, corticoide dạng tiêm, acide epsilon aminocaproique.

Tương tác thuốc:

Vitamin B6

  Với Levodopa: Vitamin B6 kích hoạt enzym dopadecarboxylase ngoại biên. Do đó không được dùng Vitamin B6 chung với levodopa nếu chất này không có phối hợp chung với chất ức chế dopadecarboxylase.

  Liều dùng Vitamin B6  200mg/ ngày có thể gây giảm 40-50% nồng độ của phenytoin và phenobarbital trong máu ở một số người bệnh.

 Vitamin B6 có thể làm nhẹ bớt trầm cảm ở phụ nữ uống thuốc ngừa  thai.

 Thuốc ngừa thai dạng uống, isoniazid, penicillamine có thể làm tăng nhu cầu về Vitamin B6

Vitamin B12

 Sự hấp thu Vitamin B12 qua đường dạ dày-ruột bị giảm bởi neomycin, acid aminosalicylic, thuốc kháng histamin H2 và colchicine.

 Nồng độ Vitamin B12 trong huyết tương có thể bị giảm khi dùng đồng thời với thuốc ngừa thai.

 Chloramphenicol dạng tiêm có thể làm giảm hiệu quả của Vitamin B12 trong điều trị bệnh thiếu máu.

Lưu ý:

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.

Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sĩ.

Bảo quản:

Nơi khô mát, dưới 25oC. Tránh ánh sáng, tránh ẩm.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm với thành phần của thuốc.

 Bướu ác tính: do vitamin B12 có tác động cao trên sự tăng trưởng của mô, do đó có nguy cơ đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng sinh sản của tế bào.

 Người bệnh có cơ địa dị ứng (hen, eczema).

THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH, Risperidon 2

THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH, Risperidon 2

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Risperidone ………………………………………………………………… 2 mg

Tá dược vừa đủ ………………………………… …………………… 1 viên

( Lactose monohydrat, Avicel M101, Tinh bột ngô, Natri lauryl sulfat, Aerosil, Magnesi stearat, HPMC 615, HPMC 606,  PEG 6000, Titan dioxyd, Sắt oxyd đỏ, Sắt oxyd vàng, Tween 80 )

Hàm lượng:

Risperidone được chỉ định điều trị các dạng bệnh tâm thần cấp và mạn (trong đó nổi bật các triệu chứng dương tính và âm tính), cải thiện triệu chứng cảm xúc kết hợp với tâm thần phân liệt.

 Các rối loạn hành vi ở bệnh nhân sa sút trí tuệ.

 Trị hưng cảm liên quan đến rối loạn lưỡng cực.

 Rối loạn cư xử và hành vi bị phá vỡ ở trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn với chức năng vận dụng trí óc dưới mức trung bình hay chậm phát triển tâm thần vận động mà hành vi bị phá hủy nổi trội.

 Bệnh tự kỷ ở trẻ em và thanh thiếu niên.

 Nên đánh giá lại về hiệu lực của thuốc với từng bệnh nhân khi quyết định dùng Risperidon dài ngày.

Liều dùng:

Nên dùng Risperidone theo phát đồ mỗi ngày 2 lần, dùng lúc đói hoặc no.

  Bắt đầu với liều 1 mg x 2 lần/ngày vào ngày thứ nhất với các nấc tăng 1 mg x 2 lần/ngày cho đến tổng liều hằng ngày là 6-8 mg đạt được trong 3 đến 7 ngày tuỳ theo dung nạp của bệnh nhân. Khi cần phải chỉnh liều, nên tăng/giảm theo từng nấc nhỏ 1 mg x 2 lần/ngày.

  Hiệu quả tối đa của Risperidone đạt được với liều      4 - 8 mg/ngày. Tính an toàn của các liều trên 16 mg chưa được khảo sát

  Liều dành cho bệnh nhân suy gan và suy thận

    +    Vì sự thải trừ Risperidone có thể bị giảm và nguy cơ về tác dụng phụ, đặc biệt là chứng hạ huyết áp tăng ở người suy thận và ở người cao tuổi, hay ở những bệnh nhân có khả năng bị tụt huyết áp hoặc ở những người mà chứng tụt huyết áp có thể dẫn đến nguy cơ, phải bắt đầu điều trị Risperidone với liều giảm bớt, khuyến cáo dùng 0,5 mg x 2 lần/ngày và tăng lên khi cần thiết và đến khi có thể dung nạp được, với lượng gia tăng 0,5 mg x 2 lần/ngày; liều tăng trên 1,5 mg x 2 lần/ ngày, phải được thực hiện ở cách khoảng ít nhất 7 ngày. Cũng cần giảm liều ở người suy gan vì nguy cơ  tăng lượng Risperidone tự do ở người bệnh này.

Cần phải chuẩn liều thật thận trọng và theo dõi chặt chẽ.

   Liều dùng cho trẻ em

       +   Không khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới 15 tuổi.

   Liều duy trì

       +   Chưa có bằng chứng về thời gian điều trị với Risperidone, khuyến cáo nên tiếp tục dùng liều thấp nhất có thể duy trì được sự thuyên giảm ở những bệnh nhân cho đáp ứng có lợi.

Tác dụng phụ:

Tác dụng ngoại ý thường thấy là mất ngủ, kích động, lo lắng và nhức đầu.

Ít gặp hơn là buồn ngủ, mệt mỏi, choáng váng, giảm tập trung, táo bón, khó tiêu, buồn nôn, đau bụng, nhìn mờ, rối loạn cường dương, rối loạn xuất tinh, rối loạn cực khoái, viêm mũi và nổi ban. Ở một vài bệnh nhân có thể có triệu chứng ngoại tháp, các tác dụng này thường nhẹ và phục hồi khi giảm liều và/hoặc dùng các thuốc chống Parkinson nếu cần.

QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ                                                                 

Biểu hiện:

  Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp như buồn ngủ, an thần, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp và triệu chứng ngoại tháp, một số hiếm ca có khoảng QT kéo dài, co giật và ngừng tim – hô hấp. 

Điều trị:           

   Cung cấp oxy đầy đủ và thông khí.

   Rửa dạ dày (sau khi đặt ống nội khí quản, nếu người bệnh mất ý thức), xem xét dùng than hoạt hoặc thuốc xổ.

   Theo dõi tim mạch, điện tâm đồ để phát hiện loạn nhịp có thể xảy ra. 

   Hạ huyết áp và suy tuần hoàn nên được điều trị bằng biện pháp thích hợp như truyền dịch tĩnh mạch, và/ hoặc các thuốc tác dụng giống thần kinh giao cảm. (không dùng epinephrin và dopamin).

   Trong trường hợp có triệu chứng ngoại tháp nặng, nên dùng các thuốc kháng cholinergic.

   Nếu áp dụng liệu pháp chống loạn nhịp, không dùng disopyramid, procainamid và quinidin vì cũng gây tác dụng kéo dài QT, cộng hợp với tác dụng của Risperidone. Tác dụng chẹn alpha  adrenergic của bretilium cũng cộng hợp với tác dụng của Risperidone dẫn đến hạ huyết áp.

   Không có thuốc giải độc đặc hiệu với Risperidone.

Tương tác thuốc:

  Risperidone tác dụng chủ yếu trên hệ thần kinh trung ương, nên dùng liều Risperidone thấp hơn khi phối hợp với những thuốc tác dụng trên thần kinh trung ương khác và rượu. Nên khuyên bệnh nhân tránh dùng rượu khi dùng Risperidone.

  Quinidin có thể làm tăng tác dụng bloc nhĩ – thất của Risperidone. Risperidone có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của thuốc chống tăng huyết áp.

  Risperidone đối kháng với tác động của levodopa và các thuốc chủ vận của và dopamin.

  Carbamazepine cũng như các thuốc chống cảm ứng men gan khác, làm giảm nồng độ phần có hoạt tính chống loạn thần của Risperidone. Liều của Risperidone nên được điều chỉnh lại và giảm liều nếu cần thiết khi ngưng dùng carbamazepine hoặc các thuốc cảm ứng men gan khác.  

Lưu ý:

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.

Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sĩ.

 

Bảo quản:

Nơi khô mát, dưới 25oC. Tránh ánh sáng, tránh ẩm.

Chống chỉ định:

Bệnh nhân dùng quá liều barbiturat, chế phẩm có thuốc phiện hoặc rượu. Quá mẫn với các thành phần của thuốc.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons