Thứ Năm, 6 tháng 8, 2020

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM MẠCH - HUYẾT ÁP, Bihasal 5

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM MẠCH - HUYẾT ÁP, Bihasal 5

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Tăng huyết áp từ nhẹ đến vừa. Có thể dùng đơn trị liệu hoặc phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác, đặc biệt là thuốc lợi tiểu.

 Cơn đau thắt ngực.  

 Hỗ trợ trong điều trị bệnh suy tim mãn tính ổn định.

Hàm lượng:

Bisoprolol hemifumarate …………………………………… 5 mg Tá dược vừa đủ ………………………………… …………………… 1 viên (Lactose, Avicel M101, Tinh bột ngô, Primellose, Magnesium stearate, Aerosil, HPMC 615, HPMC 606, PEG 6000, Titanium dioxide, Oxide sắt vàng)

Liều dùng:

Mức liều lượng nên được xác định tùy theo từng cá thể phù hợp với nhịp tim và kết quả điều trị.

  Trong điều trị tăng huyết áp và đau thắt ngực:

  Liều thông thường: uống liều duy nhất từ 5 – 10 mg/ ngày.

  Liều tối đa: 20 mg/ ngày.

  Không cần thiết phải điều chỉnh liều ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan và thận từ nhẹ đến vừa. Liều khởi đầu có thể là 2,5 mg/ ngày và lưu ý điều chỉnh liều cho phù hợp. Liều của Bisoprolol fumarate không được vượt quá 10 mg/ ngày đối với bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinine dưới 20 ml/ min) hoặc rối loạn chức năng gan nghiêm trọng.

   Trong điều trị suy tim:

 Liều khởi đầu: uống liều duy nhất 1,25 mg/ ngày. Nếu dung nạp thuốc, có thể tăng liều lên gấp đôi sau 1 tuần, và tăng liều dần dần trong khoảng từ 1-4 tuần đến liều tối đa mà bệnh nhân có thể dung nạp được nhưng không nên vượt quá 10 mg/ ngày. 

  Không cần thiết điều chỉnh liều ở bệnh nhân lớn tuổi trừ trường hợp bị rối loạn chức năng gan và thận đáng kể.

Tác dụng phụ:

 Thường gặp: Mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, đổ mồ hôi, rối loạn giấc ngủ, có những giấc mơ mạnh, lo lắng, mất tập trung và trầm cảm. Các triệu chứng này thường ít nghiêm trọng và thường biến mất trong vòng từ 1 đến 2 tuần sau khi bắt đầu điều trị.

   Thỉnh thoảng: Rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, dạ dày, đau vùng thượng vị, loét dạ dày...), hạ huyết áp, mạch chậm, hoặc rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, tình trạng tê rần và cảm giác lạnh ở đầu chi.

   Hiếm gặp: phản ứng ngoài da (như ban đỏ, sưng tấy, ngứa, rụng tóc...), nhược cơ, vọp bẻ và giảm tiết nước mắt (nếu có mang kính sát tròng), tăng đề kháng đường hô hấp (khó thở trên bệnh nhân có khuynh hướng bị phản ứng co thắt phế quản).

   Trên bệnh nhân có dáng đi khập khiễng và hiện tượng Raynaud, lúc bắt đầu điều trị các triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn và suy cơ tim có thể nặng hơn.

   Trên bệnh nhân lớn tuổi bị tiểu đường, những dấu hiệu hạ đường huyết như tim đập nhanh có thể bị che lấp.

Các bất thường xét nghiệm:

  Thường có sự tăng triglycerid huyết thanh nhưng không chắc do thuốc gây ra.

   Có sự tăng nhẹ acid uric, creatinine, BUN, kali huyết thanh, glucose và phospho, sự giảm nhẹ tế bào bạch cầu và tiểu cầu. Những sự thay đổi này không có ý nghĩa lâm sàng quan trọng và hiếm khi phải ngưng dùng Bisoprolol fumarate.

SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ

   Không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú.

   Do có khả năng gây nhịp tim chậm, hạ huyết áp và hạ đường huyết trên trẻ sơ sinh, trước thời hạn sinh là 72 giờ, phải được chấm dứt điều trị với Bisoprolol. Nếu việc điều trị không thể chấm dứt được, trẻ sơ sinh phải được theo dõi trong vòng 48-72 giờ sau khi sinh.

TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC KHI LÁI XE, VẬN HÀNH MÁY MÓC

Do thuốc có tác dụng hạ huyết áp nên tùy theo cá thể có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Đặc biệt là tình trạng này thường xảy ra vào lúc đầu điều trị và khi có thay đổi sự dùng thuốc cũng như khi có sự tương tác với rượu.

QUÁ LIỀU                                            

    Thường gặp nhất là chậm nhịp và hạ huyết áp. Phải ngưng sử dụng Bisoprolol ngay và điều trị bằng cách tiêm tĩnh mạch atropine (1 -2 mg), nếu cần có thể theo - sau bởi một liều truyền tĩnh mạch 25 mcg isoprenaline, glucagon cũng có thể được dùng với liều từ 1-5 mg.

    Có thể xảy ra co thắt phế quản và suy tim. Điều trị co thắt phế quản bằng cách tiêm tĩnh mạch aminophylline và điều trị suy tim bằng thuốc trợ tim mạch (digitalis) và thuốc lợi tiểu.

Tương tác thuốc:

Không nên phối hợp với các thuốc chẹn beta khác.

  Điều trị đồng thời Bisoprolol với các thuốc làm cạn kiệt catecholamine (reserpin, alpha-methyldopa, clonidin và guanethidine) có thể làm giảm đáng kể nhịp tim. Ở bệnh nhân được điều trị đồng thời với clonidine, nếu muốn ngừng thuốc, khuyến cáo nên ngưng sử dụng Bisoprolol trong vài ngày trước khi ngừng clonidine. 

   Sử dụng đồng thời Bisoprolol với thuốc làm giãn cơ tim hay ức chế dẫn truyền nhĩ thất như một số thuốc đối vận calci (đặc biệt là nhóm phenylalkylamine [verapamil] và nhóm benzothiazepine [diltiazem]), hoặc tác nhân chống loạn nhịp (disopyramide) có thể xảy ra hạ huyết áp, nhịp chậm, loạn nhịp tim hoặc suy tim.  

   Khi dùng đồng thời với reserpin, alpha-methyldopa, guanfacine, clonidine hoặc các glycoside có thể làm giảm đáng kể nhịp tim.

   Rifampin làm tăng chuyển hoá thải trừ Bisoprolol fumarate do đó rút ngắn thời gian bán thải của thuốc. Tuy nhiên, việc điều chỉnh liều của Bisoprolol là không cần thiết.

   Sử dụng Bisoprolol cùng lúc với insulin và thuốc làm giảm đường huyết đường uống, có thể làm tăng khả năng tác dụng của chúng. Các triệu chứng hạ đường huyết (đặc biệt là nhịp tim nhanh) bị che lấp đi hoặc bị giảm nhẹ. Hàm lượng đường huyết phải được kiểm tra theo dõi một cách đều đặn.

Lưu ý:

 Suy tim        

Không sử dụng các thuốc chẹn bêta cho bệnh nhân có triệu chứng của bệnh suy tim sung huyết. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân suy tim phải bù, nếu cần thiết sử dụng thuốc thì phải thật thận trọng.

   Ngưng điều trị đột ngột:

Ngưng điều trị đột ngột các thuốc chẹn bêta có thể làm trầm trọng thêm cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim hoặc loạn nhịp tâm thất ở những bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành. Nên thận trọng khi ngưng điều trị nếu không có hướng dẫn của bác sĩ.

   Bệnh co thắt phế quản:

Vì tính chọn lọc bêta1 tương đối nên có thể dùng Bisoprolol với mức thận trọng cần thiết ở người bệnh co thắt phế quản không đáp ứng hoặc không dung nạp liệu pháp chống tăng huyết áp khác. Chính vì tính chọn lọc bêta1 không tuyệt đối nên có thể dùng Bisoprolol ở liều thấp nhất có thể được với liều khởi đầu là 2,5 mg/ ngày. Cũng có thể dùng đồng thời với một thuốc kích thích bêta2 (chất gây giãn phế quản).

   Giải phẫu và gây mê:

Nên ngưng sử dụng Bisoprolol ít nhất 48 giờ trước khi bệnh nhân được phẫu thuật. Nếu phải sử dụng thuốc trong suốt quá trình phẫu thuật, nên thận trọng đối với các tác nhân gây mê như ether, cyclopropan và trichloroethylen. Nếu quá liều, xử lý với atropin 1-2 mg I.V.

   Tiểu đường và hạ glucose máu:

Bisoprolol che dấu biểu hiện hạ đường huyết (đặc biệt là nhịp tim nhanh). Tuy nhiên, ở bệnh nhân tiểu đường được chỉ định insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết dạng uống, nên sử dụng Bisoprolol một cách thận trọng.

   Nhiễm độc tuyến giáp:

Bisoprolol có thể che dấu các dấu hiệu lâm sàng cường tuyến giáp (như nhịp tim nhanh). Sự ngừng đột ngột thuốc chẹn bêta có thể thúc đẩy cơn nhiễm độc tuyến giáp.

Bảo quản:

Nơi khô mát, dưới 25oC. Tránh ánh sáng, tránh ẩm.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với Bisoprolol hoặc các thuốc chẹn beta hoặc một trong các thành phần khác của thuốc.

   Sốc do tim, suy tim mất bù.

   Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất (blốc nhĩ thất độ 2 và 3).

   Hội chứng rối loạn nút xoang, blốc xoang nhĩ.

   Nhịp tim chậm dưới 50 nhịp/ phút trước khi bắt đầu điều trị.

   Huyết áp thấp (huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg).

   Nhiễm acid chuyển hoá.

   Hen phế quản, viêm phế quản, bệnh đường hô hấp mãn tính.

   Dùng đồng thời với các thuốc ức chế MAO.

   Rối loạn tuần hoàn ngoại biên giai đoạn tiến triển.

   Hội chứng Raynaud.

Lưu ý:

   Trong trường hợp bướu tuyến thượng thận (bướu tế bào ưa Crôm), Bisoprolol chỉ có thể được cho sử dụng sau thuốc chẹn .

   Đề phòng đối với bệnh nhân bị tiểu đường, bị đói trong thời gian dài có biến động mạnh về chỉ số đường huyết, đối với bệnh nhân có nhiễm toan do chuyển hoá, blốc nhĩ thất độ I, cơn đau thắt ngực Prinzmetal.

   Những bệnh nhân có tiền căn bản thân và gia đình bị vảy nến, chỉ được cho sử dụng thuốc chẹn beta sau khi cân nhắc kỹ lưỡng những ích lợi so với các nguy cơ.

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM MẠCH - HUYẾT ÁP ,Bihsal 2.5

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM MẠCH - HUYẾT ÁP ,Bihsal 2.5

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Suy tim mãn tính kết hợp với điều trị cơ bản.

Hàm lượng:

Bisoprolol hemifumarate …………………………………… 2.5 mg Tá dược vừa đủ ………………………………… …………………… 1 viên (Lactose, Avicel M101, Maize starch, Primellose, Magnesium stearate, Aerosil, HPMC 615, HPMC 606, PEG 6000, Titanium dioxide)

Liều dùng:

 Liều lượng nên được xác định tùy theo từng cá thể phù hợp với nhịp tim và kết quả điều trị.
  Bihasal 2,5 mg thường được uống chung với một số thuốc khác do bác sĩ kê toa như sau. Dùng Bihasal 2,5 mg với liều như sau:
  1,25 mg/ ngày 1 lần, trong một tuần, nếu dung nạp tốt thì tăng liều.
  2,5 mg/ ngày 1 lần, trong tuần tiếp theo, nếu dung nạp tốt thì tăng liều.
  3,75 mg/ ngày 1 lần, trong một tuần tiếp theo, nếu dung nạp tốt thì tăng liều.

  5 mg/ ngày 1 lần, trong 4 tuần tiếp theo, nếu dung nạp tốt thì tăng liều.

 7,5 mg/ ngày 1 lần, trong 4 tuần tiếp theo, nếu dung nạp tốt thì tăng liều.
 Liều duy trì 10 mg/ngày.          
 Không cần thiết điều chỉnh liều ở bệnh nhân lớn tuổi trừ trường hợp bị rối loạn chức năng gan và thận đáng kể.  

Tác dụng phụ:

Thuốc được dung nạp tốt ở hầu hết bệnh nhân. Hầu hết các tác dụng phụ đều nhẹ và thoáng qua.

   Các tác dụng ngoại ý thường gặp: cảm giác lạnh hoặc tê cóng tay chân, rối loạn tiêu hoá.

   Lúc mới bắt đầu điều trị, thường có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu... Các triệu chứng này thường ít nghiêm trọng và thường biến mất trong vòng từ 1 đến 2 tuần sau khi bắt đầu điều trị.

   Đôi khi có thể gây yếu cơ, chứng chuột rút,  rối loạn giấc ngủ, có những giấc mơ mạnh, lo lắng, mất tập trung và trầm cảm, hạ huyết áp, mạch chậm, hoặc rối loạn dẫn truyền nhĩ thất. Nếu bị hen phế quản hoặc các bệnh tắt nghẽn phổi mãn tính, Bisoprolol đôi khi gây ra đau các cơ đường hô hấp.

phản ứng ngoài da như ngứa ngáy, nổi mẫn...     

   Trong một vài trường hợp,  Bisoprolol có thể gây viêm kết mạc hoặc tăng vảy nến. 

   Thuốc có thể gây tăng enzyme gan (ALAT, ASAT) hoặc tăng triglyceride.

 

Tương tác thuốc:

Thông báo cho bác sĩ nếu đang dùng hoặc mới dùng bất kỳ một loại thuốc nào khác kể cả những thuốc không kê toa:

   Thuốc điều trị các bệnh tim mạch (thuốc chẹn kênh calci như verapamil,diltiazem, nifedipine): do có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của Bisoprolol  2,5 mg. Nhịp tim, sự dẫn truyền tim, và trương lực cơ tim có thể bị ảnh hưởng xấu.

   Thuốc điều trị trầm cảm, bệnh Parkinson (thuốc ức chế monoamineoxidase, trừ IMAO-B): tác dụng hạ huyết áp của Bisoprolol có thể mạnh lên nhưng cũng có nguy cơ huyết áp tăng cao đột ngột (cơn tăng huyết áp).

   Thuốc chứa clonidine: Tăng huyết áp có thể xảy ra (tăng huyết áp hồi ứng) cũng như làm giảm quá mức nhịp tim và dẫn truyền tim.

   Thuốc chống loạn nhịp (disopyramide, quinidine hoặc amiodarone): tác dụng lên dẫn truyền tim và nhịp tim có thể mạnh lên. 

   Một số thuốc chứa chất cường phó giao cảm (kể cả tacrin): hệ thống dẫn truyền tim có thể bị tác động.

   Các thuốc chẹn bêta, kể cả thuốc nhỏ mắt

   Thuốc trị tiểu đường (insuline hoặc các thuốc tiểu đường đường uống): dấu hiệu lượng đường huyết quá thấp có thể bị che lấp (như dấu hiệu mạch nhanh)

   Thuốc mê (dùng khi phẫu thuật): do hoạt động của tim có thể bị suy giảm trong quá trình gây mê.

   Thuốc chứa glycosid nhóm digitalis: nhịp tim và hệ thống dẫn truyền tim có thể bị ảnh hưởng.

-   Thuốc giảm đau hoặc chống viêm (ức chế prostaglandin): do tác dụng hạ huyết áp có thể bị giảm.

   Dẫn xuất của ergotamin: việc cung cấp máu ngoại biên có thể bị giảm.

   Chất cường giao cảm (thuốc nhỏ mắt, mũi, thuốc ho): có thể làm mất tác dụng của Bisoprolol.

   Thuốc điều trị cao huyết áp khác       

   Các thuốc chữa động kinh: (barbiturate, ...), các thuốc hướng thần (chống trầm cảm 3 vòng, phenothiazin) tăng tác dụng hạ huyết áp của Bisoprolol.

   Rifampicin ảnh hưởng thời hạn tác dụng của Bisoprolol nhưng thường không cần điều chỉnh liều.

   Mefloquine: tăng tác dụng lên nhịp tim của Bisoprolol.

Lưu ý:

Nếu bị bất kỳ bệnh nào hoặc điều kiện nào dưới đây, hãy báo cáo với bác sĩ điều trị trước khi dùng Bihasal 2.5 mg:

Đau ngực lúc nghỉ ngơi (chứng đau thắt ngực Prinzmetal)

Suy tim chưa điều trị

Block nhĩ thất độ 1       

Hen hoặc các bệnh phổi khác

Tiểu đường      

Vẩy nến

Suy chức năng gan, thận           

Bệnh tắt động mạch ngoại biên

Cường giáp trạng 

Cơn đau thắt ngực (nhồi máu cơ tim trong vòng 3 tháng gần đây)

Bệnh van tim

Chống chỉ định:

Quá mẫn với Bisoprolol hoặc các thuốc chẹn beta hoặc một trong các thành phần khác của thuốc.

   Suy tim cấp, suy tim mất bù đang cần tiêm truyền tĩnh mạch các thuốc gây co cơ tim.

   Sốc do tim (sốc do giảm cung lượng tim với các triệu chứng huyết áp rất thấp (huyết áp tâm thu dưới 90 mm Hg), mất định hướng, lẫn, và da ẩm lạnh). 

  Rối loạn dẫn truyền tim (block nhĩ thất độ 2 và 3 không có máy tạo nhịp, blốc xoang nhĩ).

   Nhịp tim chậm dưới 60 nhịp/ phút trước khi bắt đầu điều trị, hội chứng suy nút xoang.

   Huyết áp thấp (huyết áp tâm thu dưới 100 mmHg, hạ huyết áp).

   Hen phế quản nặng, bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính nặng (COPD)

   Dùng đồng thời với các thuốc ức chế MAO.

   Rối loạn nặng về cung cấp máu ngoại vi (giai đoạn muộn bệnh động mạch ngoại biên và hội chứng Raynaud.)

   Nhiễm toan chuyển hóa

   Đang bị bệnh ở tuyến thượng thận (u tế bào ưu crôm) chưa được điều trị.

HẠ SỐT, GIẢM ĐAU, CHỐNG CO THẮT ,Pacegan 500 MG

HẠ SỐT, GIẢM ĐAU, CHỐNG CO THẮT ,Pacegan 500 MG

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Giảm đau trong các trường hợp:
 Nhức đầu do căng thẳng, đau nữa đầu, mất ngủ, viêm xoang, và nhức đầu do thời tiết.
 Đau cơ xương, đau dây thần kinh, thấp khớp, viêm khớp đau răng, đau bụng kinh.
Hạ sốt trong các trường hợp: sốt do cảm, cúm, nhiễm trùng đường hô hấp và do thấp khớp.

Hàm lượng:

Mỗi viên nén sủi bọt chứa paracetamol 500mg.
Tá dược: Acid citric khan, Natri hydrocarbonat khan, Mannitol, Natri saccharin, Kollidon K30, PEG 6000, Natri benzoat.

Liều dùng:

Người lớn: 1 vien x 3-4 lần/ngày.
Trẻ em: 60mg/kg/ngày, chia 3-4 lần; 15 mg/kg/6 giờ hoặc 10mg/kg/4 giờ.
Các lần dùng thuốc nên cách nhau ít nhất 4 giờ.
Đối với bệnh nhân suy thận nặng: khoảng cách giữa các liều tối thiểu là 8 giờ.

Tác dụng phụ:

Ít gặp: buồn nôn, nôn, mày đay, rối loạn tạo máu, thiếu máu. Độc tính thân khi lạm dung dài ngày.
Hiếm gặp: phản ứng quả mẫn cảm.

Tương tác thuốc:

Paracetamol làm tăng tác dụng của các thuốc chống đông.
Rượu, thuốc chống co giật, isoniazid có thể làm tặng độc tính của Paracetamol đối với con.

Chống chỉ định:

Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Suy gan và suy thận nặng.
Người bệnh bị thiếu hụt H6DP
Người có bệnh tim

HẠ SỐT, GIẢM ĐAU, CHỐNG CO THẮT EffeHasan 250

HẠ SỐT, GIẢM ĐAU, CHỐNG CO THẮT EffeHasan 250

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Liều lượng:
 Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: uống 2 – 4 gói/lần mỗi 4 – 6 giờ, tối đa 16 gói/ngày.
 Trẻ em: uống mỗi 4 – 6 giờ khi cần thiết, tối đa 4 lần/24 giờ với các liều như sau:
1 tuổi – 5 tuổi: 1/2 - 1 gói/lần.
6 tuổi – 12 tuổi: 1 – 2 gói/lần.
Hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Hàm lượng:

 Hoạt chất: Paracetamol 250 mg.
 Tá dược: Sorbitol, Acid citric khan, Natri hydrocarbonat khan, Natri carbonat khan, Natri benzoat, Natri saccharin, Kollidon K30, Natri lauryl sulfat, Hương vị cam.

Liều dùng:

Liều lượng:
- Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: uống 2 – 4 gói/lần mỗi 4 – 6 giờ, tối đa 16 gói/ngày.
- Trẻ em: uống mỗi 4 – 6 giờ khi cần thiết, tối đa 4 lần/24 giờ với các liều như sau:
1 tuổi – 5 tuổi: 1/2 - 1 gói/lần.
6 tuổi – 12 tuổi: 1 – 2 gói/lần.
Hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Tác dụng phụ:

Paracetamol tương đối không độc với liều điều trị. Liều bình thường, Paracetamol dung nạp tốt, không có nhiều tác dụng phụ.
 Ít gặp: phản ứng da (thường là ban đỏ, ban dát sần ngứa, mày đay, đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc), buồn nôn, nôn, rối loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm tiểu cầu), thiếu máu, bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
 Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn (phù thanh quản, phù mạch, những phản ứng kiểu phản vệ).
Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác
 Uống dài ngày liều cao Paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion.
 Dùng đồng thời Paracetamol với phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt gây hạ sốt nghiêm trọng.
 Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ Paracetamol gây độc cho gan.
 Thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin), isoniazid có thể làm tăng độc tính của Paracetamol đối với gan.

Lưu ý:

Quá liều và cách xử trí
Nhiễm độc Paracetamol có thể do dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn Paracetamol (7,5 – 10 g/ngày trong 1 – 2 ngày), hoặc do uống thuốc dài ngày.
- Triệu chứng:
+ Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tínhnghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.
+ Buồn nôn, nôn và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2– 3 giờ sau khi uống liều độc của thuốc. Methemoglobin – máu, dẫn đến chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay là một dấu hiệu đặc trưng nhiễm độc cấp tính dẫn chất p – aminophenol. Trẻ em có khuynh hướng tạo methemoglobin dễ hơn người lớn sau khi uống paracetamol.
+ Khi bị ngộ độc nặng, ban đầu có thể có kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động, mê sảng. Tiếp theo có thể ức chế hệ thần kinh trung ương, hạ thân nhiệt, suy hô hấp – tuần hoàn, trụy mạch, sốc. Cơn co giật nghẹt thở gây tử vong có thể xảy ra. Thường hôn mê xảy ra trước khi chết đột ngột hoặc sau vài ngày hôn mê.
+ Dấu hiệu lâm sàng thương tổn gan rõ rệt trong vòng 2 – 4 ngày sau khi uống liều độc. Suy thận cấp cũng xảy ra ở một số bệnh nhân. Ở những trường hợp không tử vong, thương tổn gan phục hồi sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
- Xử trí:
+ Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.
+ Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl như N – acetylcystein bổ sung dự trữ glutathion ở gan. Phải cho uống N – acetylcystein ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống Paracetamol.
Điều trị với N – acetylcystein có hiệu quả hơn khi cho uống thuốc trong thời gian dưới 10 giờ sau khi uống Paracetamol. Khi cho uống, hòa loãng dung dịch N –acetylcystein với nước hoặc đồ uống không có rượu để đạt dung dịch 5% và phải uống trong vòng 1 giờ sau khi pha. Cho uống N – acetylcystein với liều đầu tiên là 140 mg/kg, sau đó cho tiếp 17 liều nữa, mỗi liều 70 mg/kg cách nhau 4 giờ. Chấm dứt điều trị nếu xét nghiệm Paracetamol trong huyết tương cho thấy nguy cơ hại ganthấp.
+ Nếu không có N – acetylcystein, có thể dung methionin. Ngoài ra, có thể dùng than hoạt và/hoặc
thuốc tẩy muối để làm giảm hấp thu Paracetamol.

Chống chỉ định:

 Quá mẫn với Paracetamol hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
 Bệnh nhân thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.

HẠ SỐT, GIẢM ĐAU, CHỐNG CO THẮT Mibecerex

HẠ SỐT, GIẢM ĐAU, CHỐNG CO THẮT Mibecerex

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Điều trị triệu chứng thoái hóa khớp ở người lớn.
Điều trị triệu chứng viêm khớp dạng thấp ở người lớn.
Điều trị bổ trợ trong bệnh polyp dạng tuyến đại trực tràng có tính gia đình.
Điều trị đau cấp, sau phẫu thuật, nhổ răng.
Điều trị thống kính nguyên phát.

Hàm lượng:

Hoạt chất: Celecoxib 200 mg.
Tá dược: Lactose monohydrat, Prejel, tinh bột ngô, Magnesi stearat.

Liều dùng:

Điều trị thoái hóa xương khớp: 200 mg / ngày, uống 1 lần hoặc chia làm 2 liều bằng nhau. Điều chỉnh liều theo nhu cầu và đáp ứng của bệnh nhân.
Điều trị triệu chứng viêm khớp dạng thấp: 100 – 400mg/lần x 2 lần/ngày.
Giảm đau – thông kinh: trong ngày đầu uống 400mg/lần, tiếp theo 200mg x 2 lần/ngày nếu cần.

Tác dụng phụ:

Thường gặp: đau bụng, ỉa chảy, khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn; viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên; mất ngủ, chống mặt, nhức đầu, ban; đau lưng, phù ngoại biên.
Hiếm gặp: ngất, suy tim sung huyết, rung thất, nghẽn mạch phổi, tắc ruột, thủng ruột, chảy máu đường tiêu hóa, viêm tụy, sỏi mật, viêm gan, vàng da, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, giảm glucose huyết…

Tương tác thuốc:

Thận trọng khi dùng chung với các thuốc ức chế enzyme P450 2C9. Ngoài ra, Celecoxib cũng ức chế cytochrom P450 2D6 nên có khả năng tương tác với các thuốc chuyển hóa qua enzym này.
Thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin: NSAID làm giảm tác dụng hạ huyết áp của các thuốc này.
Thuốc lợi tiể: NSAID có thể làm giảm tác dụng của furosemid và thiazid.
Aspirin: phối hợp chúng 2 thuốc này có thể làm tăng nguy cơ loét đường tiêu hóa.
Lithi: Celecoxib có thể làm giảm nhanh thải thận của ithi, dẫn đến tăng độc tính lithi, dẫn đến tăng độc tính ithi.
Warfarin: có thể xảy ra biến chứng chảy máu kết hợp tăng thời gian prothrombin khi dùng đồng thời.
PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
Chưa có nghiên cứu đầy đủ về Celecoxib ở phụ nữ mang thai nên cần cân nhắc sử dụng cho đối tượng này. Không dùn Celecoxib trong 3 tháng cuối thai ky do nguy cơ khép sớm ống động mạch.
Chưa biết Celecoxib có phân bố vào sữa mẹ hay không, nhưng thuốc có thể phản ứng nghiêm trọng ở trẻ bú sữa nên cần cần nhắc lợi hại khi sử dụng thuốc cho mẹ.
LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC
Không ảnh hưởng

Lưu ý:

Cần thận khi dùng Celecoxib cho người có tiền sử loét dạ dày tá tràng, chảy máu đường tiêu hóa, người già. Suy nhược vì nguy cơ độc tính trên đường tiêu hóa.
Thận trọng khi dùng thuốc cho người bị phù, giữ nước vì thuốc gây ứ dịch
Thận trọng khi dùng cho người mất nước ngoài tế bào ( do dùng thuốc tiểu mạnh). Cần điều trị tình trạng mất nước trước khi dùng Celecoxib.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm với thành phần của thuốc, sulfonamide.
Suy tim, suy thận, suy gan nặng
Bệnh viêm ruột
Tiền sử bị dị ứng khi dùng aspirin hoặc các thuốc NSAID khác.

HẠ SỐT, GIẢM ĐAU, CHỐNG CO THẮT EfferHasan 80 MG

HẠ SỐT, GIẢM ĐAU, CHỐNG CO THẮT EfferHasan 80 MG

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Hạ sốt, giảm đau cho trẻ trong các trường hợp: cảm lạnh, cảm cúm, đau đầu, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, mọc răng, đau răng, đau sau tiêm ngừa…

Hàm lượng:

Hoạt chat: Paracetamol 80 mg.
Tá dược: Acid citric khan, Natri hydrocarbonat khan, Natri carbonat khan, Sorbitol (Neosorb P60W), Natri saccharin, Kollidon K30, Natri benzoat, Natri lauryl sulfat, mùi cam.

Liều dùng:

Liều sử dụng tùy theo cân nặng của trẻ. Nếu không biết cân nặng của trẻ, cần phải cân trẻ để tính liều thích hợp nhất.
Liều dung khuyến cáo là 60mg/kg/ngày, được chia thành 4-6 lần dung, khoảng 10-15 mg/kg/lần trong mỗi 4-6 giờ.
Liều thường dùng là:
 Trẻ cần nặng 5- 8 kg: 1 gói/ lần
 Trẻ cân nặng 9-16 kg: 2 gói/lần
 các lần uống thuốc cách nhau ít nhất 4 giờ
Cách dung: hòa tan gói thuốc vào nước, uống ngay sau khi thuốc đã hòa tan hoàn toàn.

Tác dụng phụ:

Hiếm gặp: phản ứng dị ứng.

Tương tác thuốc:

Paracetamol dung liều cao dài ngày có thể làm tăng nhẹ tác dụng của thuốc chống đông.
Thuốc chống co giật, isoniazid có thể làm tăng độc tính của Paracetamol đối với gan.

Lưu ý:

Suy thận nặng
Khi có chế độ ăn kiêng muối, cần lưu ý trong mỗi gói thuốc có chứa 68 mg natri để tính vào khẩu phần ăn hằng ngày.
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ
Nhiễm độc Paracetamol có thể dung cho một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn Paracetamol hoặc do uống thuốc dài ngày.
Thong báo ngày  cho bác sĩ khi nghi ngờ đã sử dụng thuốc quá liều.

Chống chỉ định:

Quá mẫm cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
Suy gan nặng
Khong dung nạp với fructose ( do trong thành phần thuốc có chứa sorbitol)

HẠ SỐT, GIẢM ĐAU, CHỐNG CO THẮT Hapacol 250mg

HẠ SỐT, GIẢM ĐAU, CHỐNG CO THẮT Hapacol 250mg

Xuất xứ Hapacol 250mg:

Việt Nam

Công dụng Hapacol 250mg:

Hạ sốt, giảm đau cho trẻ trong các trường hợp: cảm, cúm, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, mọc răng, sau khi tiêm chủng, sau phẫu thuật,…

Hàm lượng Hapacol 250mg:

Paracetamol 250mg

Liều dùng Hapacol 250mg:

 Hòa tan thuốc vào lượng nước (thích hợp cho bé) đến khi sủi hết bọt.

Cách mỗi 6 giờ uống một lần, không quá 5 lần/ ngày.

Liều uống: trung bình từ 10 - 15 mg/ kg thể trọng/ lần.

Tổng liều tối đa không quá 60 mg/ kg thể trọng/ 24 giờ.

Hoặc theo phân liều sau:

Trẻ em từ 4 đến 6 tuổi: uống 1 gói/ lần.

Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.

Lưu ý: Không nên kéo dài việc tự sử dụng thuốc cho trẻ mà cần có ý kiến bác sĩ khi:

 Có triệu chứng mới xuất hiện.

 Sốt cao (39,50C) và kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát.

 Đau nhiều và kéo dài hơn 5 ngày.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.                              

Tác dụng phụ khi dùng Hapacol 250mg:

Ít gặp: ban da; buồn nôn, nôn; bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày; giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu.

Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ:

Quá liều Paracetamol do dùng một liều độc duy nhất hoặc do uống lặp lại liều lớn Paracetamol (7,5 - 10 g mỗi ngày, trong 1 - 2 ngày) hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.

Biểu hiện của quá liều Paracetamol: buồn nôn, nôn, đau bụng, triệu chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay.

Biểu hiện của ngộ độc nặng Paracetamol: ban đầu kích thích nhẹ, kích động và mê sảng. Tiếp theo là ức chế hệ thần kinh trung ương: sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh và nông; mạch nhanh, yếu, không đều, huyết áp thấp và suy tuần hoàn.

Cách xử trí: Chẩn đoán sớm rất quan trọng trong điều trị quá liều Paracetamol.

Khi nhiễm độc Paracetamol nặng, cần điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.

Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất Sulfhydryl. N - acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Ngoài ra, có thể dùng Methionin, than hoạt và/ hoặc thuốc tẩy muối.

Tương tác thuốc:

Uống dài ngày liều cao Paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion.

Cần chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời Phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.

Các thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin), Isoniazid và các thuốc chống lao có thể làm tăng độc tính đối với gan của Paracetamol.

Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ Paracetamol gây độc cho gan.

Lưu ý khi dùng Hapacol 250mg:

Đối với người bị phenylceton - niệu và người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể nên tránh dùng Paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa Aspartam.

Đối với một số người quá mẫn (bệnh hen) nên tránh dùng Paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa sulfit.

Phải dùng thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, suy giảm chức năng gan và thận.

Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của Paracetamol, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.

Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ: Chưa xác định được tính an toàn của Paracetamol đối với thai nhi khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai. Do đó, chỉ nên dùng thuốc ở người mang thai khi thật cần thiết.

Nghiên cứu ở người mẹ cho con bú, dùng Paracetamol không thấy có tác dụng không mong muốn ở trẻ bú mẹ.

LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC: Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Bảo quản Hapacol 250mg:

Nơi khô, nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh sáng.

Chống chỉ định với Hapacol 250mg:

Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc. Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons