Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

5 sự kết hợp thuốc nguy hiểm


Thuốc là con dao 2 lưỡi. Với mỗi mạng sống mà thuốc cứu chữa là ngần ấy nguy cơ mà mạng sống bị lấy đi bởi thuốc. Mặc dù chúng ta thường chỉ nghĩ đến điều này khi sử dụng các thuốc tùy tiện, tuy nhiên trong thực tế, thuốc được kê đơn mỗi năm đã lấy đi mạng sống của khoảng 100.000 người. Mỗi loại thuốc, từ thuốc ho thông thường đến những thuốc giảm đau kê đơn, tất cả đều tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, thậm chí là mạng sống.
Khi dùng thuốc cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Ảnh: TM
Sau đây là 5 nhóm thuốc rất phổ biến nhưng sự kết hợp của chúng lại gây nên những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng:
Thuốc chống trầm cảm và thuốc giảm đau
Các bác sĩ từ lâu đã biết rằng các thuốc giảm đau, chống viêm như ibuprofen, aspirin… nếu sử dụng quá liều có thể gây những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong, nhưng một nghiên cứu mới đây cảnh báo rằng nguy hiểm sẽ tăng lên nếu sử dụng cùng các thuốc chống trầm cảm.
SSRi (thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc trên serotonin) - một loại thuốc chống trầm cảm khi sử dụng cùng các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như advil làm tăng nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu thực quản, dạ dày lên đến 600% theo các báo cáo nghiên cứu. 
Ngoài ra, việc sử dụng SSRi cùng với nhóm thuốc giảm đau triptans (điều trị các triệu chứng đau đầu, buồn nôn) làm thay đổi nồng độ serotonin trong não. Theo báo cáo của Thư viện Y khoa Quốc gia (National Library of Medicine), sự thay đổi này gây nên những tác dụng khó chịu như kích động, tăng thân nhiệt, nhịp tim nhanh, thở nhanh.
Aspirin và thuốc chống đông máu
Như đã biết, cục máu đông là kết quả của một loạt hiện tượng xảy ra trong quá trình cầm máu. Cục máu đông được hình thành trong cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thuyên tắc khối tĩnh mạch… và đều để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, thậm chí có thể gây tử vong. Thuốc chống đông máu được chỉ định cho bệnh nhân nhằm làm giảm sự hình thành các cục máu đông trong mạch máu, kéo dài thời gian tạo cục máu đông.
Aspirin là thuốc không kê đơn (OTC) phổ biến, thường được biết đến như là một thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm thông thường. Tuy nhiên, nhiều người không nhận thức được rằng, aspirin cũng là một thuốc chống đông do có khả năng ngăn ngừa sự hình thành các nút chặn tiểu cầu.
Khi sử dụng đồng thời 2 thuốc trên sẽ rất dễ gây nên một hiệu ứng phụ là làm tăng nguy cơ chảy máu ở cả bên trong và bên ngoài.
Thuốc giảm đau và thuốc chống lo âu
Cả hai loại thuốc chống lo âu và thuốc giảm đau nguồn gốc opioid, chẳng hạn như morphin, codein cùng với các biệt dược như percocet và vicodin đều gây nên hiện tượng trầm cảm. Do vậy, nếu sử dụng đồng thời có thể làm tăng độc tính, nguy cơ trầm cảm quá mức sẽ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng lên tim và hô hấp: giảm nhịp tim, giảm hoạt động hô hấp, nặng hơn sẽ gây ức chế tim, hô hấp dẫn tới tử vong.
CBS - một công ty truyền thông và phát radio của Mỹ dẫn rằng cứ 3 người sử dụng thuốc giảm đau do bác sĩ kê đơn thì 1 trong số họ cũng sẽ được kê một loại thuốc chống lo âu hoặc giãn cơ từ một bác sĩ khác ở một nơi khác. Dr. Holly Phillips nói trên CBS: “Chúng tôi gọi đây là Doctor shopping, có nghĩa là bệnh nhân mua thuốc từ nhiều bác sĩ khác nhau và các bác sĩ không biết được thuốc ở mỗi đơn kê trước đó”.
Acetaminophen và opioids
Acetaminophen và opioids là 2 thuốc được sử dụng rất phổ biến nhưng cũng rất nguy hiểm, đặc biệt khi dùng đồng thời ở liều cao hơn liều khuyến cáo, hậu quả có thể gây tử vong. Trong nhiều trường hợp, một số cá nhân cố gắng làm tăng tác dụng của tylenol bằng cách kết hợp với một thuốc gây nghiện và được gọi là tylenol 3 (300mg acetaminophen và 30mg codein). Khi cả hai thuốc được sử dụng cùng nhau có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho gan.
Một nghiên cứu năm 2005 của Trường Đại học Trung tâm Y khoa Washington, Seattle cho thấy 38% trường hợp phát hiện suy gan cấp tính tiến triển khi vô tình uống 2 hoặc nhiều hơn các chế phẩm acetaminophen cùng lúc và 63% khi uống kết hợp với opioids.
Thuốc ho và thuốc kháng histamin
Nhiều thuốc ho không kê đơn và thuốc kháng histamin có chứa các thành phần tương tự nhau, do đó, khi sử dụng đồng thời dễ dẫn đến nguy cơ quá liều. Điều này có thể gây nên sự khuếch đại tác dụng an thần, đặc biệt khi uống cùng rượu.
Cảm giác buồn ngủ được “khuếch đại” có thể gây nguy hiểm đặc biệt cho những người lái xe hoặc vận động máy móc nhưng không nhận thức được tác dụng an thần do sử dụng thuốc trước đó. Ngay cả khi uống thuốc ho và thuốc kháng histamin vào buổi đêm trước đó có thể gây nên tác dụng choáng váng vào sáng hôm sau.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Paracetamol - chỉ lành khi sử dụng đúng

Đau, sốt là triệu chứng của nhiều bệnh, trong đó có các bệnh truyền nhiễm, và paracetamol là thuốc thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng này. Thế nhưng người bệnh cần sử dụng sao cho an toàn để tránh những tai biến do thuốc gây ra…
Tác dụng của paracetamol
Paracetamol là loại thuốc rất quen thuộc với người dân ở cộng đồng cũng như trong các cơ sở y tế. Thuốc được dùng rộng rãi trong điều trị các chứng đau (có nguồn gốc không phải nội tạng) và sốt từ nhẹ đến vừa.
Paracetamol (acetaminophen hay N-acetyl-p-aminophenol) là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin (aspirin cũng là thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt thuộc nhóm kháng viêm không steroid). Nhưng khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.
Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.
Ở liều điều trị, thuốc ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat, vì paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương. 
Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu… Vì thế, nằm trong nhóm hạ nhiệt, giảm đau nhưng paracetamol được cho là thuốc “lành” hơn cả so với các thuốc khác có tác dụng này.
Paracetamol - chỉ lành khi sử dụng đúng
Rất nhiều thuốc có chứa paracetamol
Và nguy cơ gây tổn thương gan
Ở liều điều trị thông thường paracetamol tương đối không độc, dung nạp tốt, nhưng khi dùng quá liều (trên 10 gam) sẽ gây ngộ độc cấp tính. Việc dùng quá liều thuốc đã làm cho một chất chuyển hóa của paracetamol là N-acetyl-benzoquinonimin được tạo thành với lượng đủ để làm cạn kiệt glutathion của gan, và phản ứng của nó với nhóm sulfhydryl của protein gan tăng lên, gây ngộ độc nặng cho gan, hoại tử gan. Việc uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol (nên tránh hoặc hạn chế uống rượu khi dùng thuốc này).
Nguyên nhân dẫn đến việc dùng quá liều thuốc là do có ý định tự tử hoặc vô tình dùng quá liều. Hiện trên thị trường các sản phẩm có chứa paracetamol rất phong phú và đa dạng ở cả dạng đơn chất và kết hợp. Đây cũng là thuốc có nhiều tên biệt dược nhất (tới hàng trăm loại) nên nhiều người sử dụng thường không biết rằng các sản phẩm này (ở cả thuốc theo đơn và thuốc OTC) đều có chứa paracetamol và dễ dẫn đến việc vô tình dùng quá liều thuốc.
Nhiễm độc paracetamol có thể do dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn paracetamol (ví dụ, 7,5-10 g mỗi ngày, trong 1-2 ngày), hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.
Do có nguy cơ gây hại cho gan, nên mới đây FDA (Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ) đã có khuyến cáo yêu cầu các nhân viên y tế ngừng kê đơn dạng thuốc phối hợp giảm đau chứa paracetamol (acetaminophen) có hàm lượng vượt quá 325 mg mỗi viên nén (viên nang, hoặc đơn vị phân liều khác).
Khuyến cáo này hướng đến các thuốc giảm đau kê đơn chứa paracetamol và hoạt chất khác như các opioid (như codein, oxycodon, hydrocodon). Vì, hiện nay một số chế phẩm phối hợp có hàm lượng paracetamol cao hơn 325 mg, thậm chí đến 750 mg mỗi liều. FDA nhấn mạnh, các ca tổn thương gan nghiêm trọng do paracetamol thường diễn ra ở những bệnh nhân dùng nhiều hơn liều kê đơn của chế phẩm chứa paracetamol trong vòng 24 giờ; dùng đồng thời nhiều chế phẩm cùng chứa paracetamol hoặc dùng thức uống có cồn chung với các chế phẩm paracetamol.
Ngoài gây độc cho gan, một số tác dụng không mong muốn khác của thuốc có thể xảy ra như buồn nôn, nôn (ít gặp) hoặc ban da (thường là ban đỏ hoặc mày đay). Nếu người bệnh sử dụng paracetamol thấy có triệu chứng như phát ban, mụn nước... cần ngừng thuốc và đến cơ sở y tế ngay lập tức. Trường hợp đã từng có một phản ứng da khi dùng paracetamol thì không dùng lại thuốc này trong những lần sau. Cần nói với bác sĩ về phản ứng dị ứng da của mình với paracetamol để bác sĩ có thể dùng sang các loại thuốc hạ sốt, giảm đau khác.
Những lưu ý khi sử dụng
Paracetamol thường được dùng theo đường uống. Đối với người bệnh không uống được, có thể dùng dạng thuốc đạn đặt trực tràng (liều đặt trực tràng cần thiết để có cùng nồng độ huyết tương có thể cao hơn liều uống).
Không được dùng paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, vì đau nhiều và kéo dài như vậy có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý cần được chẩn đoán và điều trị có giám sát bởi thầy thuốc.
Không dùng paracetamol cho người lớn và trẻ em để tự điều trị sốt cao (trên 39,5ºC), sốt kéo dài trên 3 ngày, hoặc sốt tái phát, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, vì sốt như vậy có thể là dấu hiệu của một bệnh nặng cần được thầy thuốc chẩn đoán nhanh chóng.
Để giảm thiểu nguy cơ quá liều, không nên cho trẻ em dùng quá 5 liều paracetamol để giảm đau hoặc hạ sốt trong vòng 24 giờ, trừ khi có ý kiến của thày thuốc.
Đối với dạng viên nén paracetamol giải phóng kéo dài, khi uống không được nghiền nát, nhai hoặc hòa tan trong chất lỏng.
Khi sử dụng thuốc ở nhà cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và xem kỹ hàm lượng paracetamol có trong sản phẩm để sử dụng đúng liều cho từng đối tượng (trẻ em, người lớn).
Không dùng thuốc trong các trường hợp người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh nghiêm trọng về tim, phổi, thận hoặc gan; Người bệnh quá mẫn với paracetamol; Người bệnh thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Những người nên thận trọng khi bổ sung dầu cá


Hiểu đúng về dầu cá
Anh Trường Giang (27 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) làm công việc văn phòng, một ngày ngồi trước máy tính khoảng 9 tiếng. Mắt anh bị cận thị khoảng 1 độ, thỉnh thoảng anh hay bị mỏi mắt, chảy nước mắt. Một đợt, anh đi khám sức khỏe tổng quát thì nhận được kết quả là chỉ số mỡ trong máu cao. “Tôi có kể tình trạng của mình cho một số người bạn nghe thì họ khuyên là nên mua dầu cá uống, vừa bổ sung vitamin A tốt cho mắt, lại vừa giúp ổn định lại chỉ số mỡ trong máu”, anh kể.
Anh Giang uống dầu cá trong suốt một năm trời và cảm thấy đúng là mắt mình đỡ mỏi, không bị chảy nước mắt nữa. Tuy nhiên, khi đi khám sức khỏe thì hàm lượng cholesterol trong máu anh lại tăng cao hơn. “Tôi thắc mắc thì các bác sỹ trả lời rằng, dầu cá chỉ có tác dụng hỗ trợ, ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sức khỏe. Có thể do chế độ dinh dưỡng của tôi không tốt, ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều bia rượu thì dù có uống bao nhiêu dầu cá vẫn bị tăng mỡ máu”, anh chia sẻ.
Những người nên thận trọng khi bổ sung dầu cá
Sử dụng tùy tiện dầu cá có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe (ảnh minh họa)
Theo BS Hoàng Oanh, nhiều người nhầm tưởng dầu cá là “thần dược” chữa được nhiều bệnh. Thực chất thì không phải như thế. “Dầu cá rất có hiệu quả đối với những người bị viêm khớp, đau lưng vì nó giúp giảm sưng, giảm đau. Dầu cá còn giúp giảm nguy cơ máu vón cục, ngăn ngừa các nếp nhăn, giúp tăng cân, tim khỏe mạnh… Tuy là thuốc bổ nhưng dầu cá không phù hợp với tất cả mọi đối tượng. Nếu sử dụng tuỳ tiện, dầu cá sẽ bị phản tác dụng, thậm chí gây ảnh hưởng đến tính mạng”, bác sỹ Oanh nói.
Vị bác sỹ cho biết, dầu cá là thuốc hoặc thực phẩm chức năng có dạng viên nang mềm chứa vitamin tan trong dầu hoặc chất bổ dưỡng. Có 2 loại dầu cá thông dụng. Loại thứ nhất là dầu cá chứa vitamin tan trong dầu là vitamin A, D. Loại thứ hai là dầu cá chứa acid béo omega-3, omega-6.
Những người cần thận trọng khi dùng dầu cá
Đối tượng cần rất cẩn thận khi sử dụng dầu cá là trẻ nhỏ. Mặc dù hàm lượng DHA có trong dầu cá rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhưng chất EPA có trong dầu cá thì lại gây hại cho các cơ quan trong cơ thể trẻ.
Một số phụ huynh cho con uống dầu cá để bổ sung vitamin A, vitamin D với hy vọng trẻ phát triển tốt về mắt, xương. Đúng là nếu thiếu vitamin A, trẻ sẽ bị quáng gà, khô mắt, có thể dẫn đến mù mắt, dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp… Còn nếu trẻ thiếu vitamin D thì sẽ thiếu chất khoáng cho xương, răng, dẫn đến còi xương, chậm lớn.
Bổ sung dầu cá là biện pháp 2 trong 1 vì cung cấp cả 2 loại vitamin rất quan trọng này. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều dầu cá sẽ dẫn đến thừa vitamin A, có thể khiến trẻ sơ sinh bị tăng áp lực sọ não, gây lồi thóp, viêm teo dây thần kinh thị giác; quá liều vitamin D thì sẽ khiến trẻ bị chán ăn, nôn ói, xương hóa sụn sớm. Vì thế, các bác sỹ khuyến cáo, hằng ngày, trẻ chỉ nên uống lượng dầu cá hoặc vitamin A, D tương ứng với 2.500 đơn vị quốc tế (IU) vitamin A và 400 IU vitamin D.
Bác sỹ Oanh cho biết: “Những người có bệnh về đường tiêu hóa cũng nên thận trọng khi sử dụng dầu cá. Bởi khi được bổ sung vào cơ thể một liều lượng dầu cá quá mức, hệ tiêu hóa không có khả năng để hấp thụ, tiêu hóa hết được. Lúc này dầu cá sẽ giải phóng khí sinh ra trướng bụng, đầy hơi, ấm ách, gây đau bụng dữ dội”.
Phụ nữ có thai và cho con bú thì không nên sử dụng dầu cá thô, vì các kim loại nặng, các chất ô nhiễm trong dầu cá có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi và mẹ. Phụ nữ mang thai khi sử dụng dầu cá cần tuân theo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ, liều lượng uống không được quá 5.000 IU vitamin A/ngày.
Một nghiên cứu về ung thư tuyến tiền liệt của Mỹ công bố vào năm 2013 cho thấy, có mối liên hệ giữa dầu cá và ung thư tuyến tiền liệt. Cụ thể, nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tăng ở những người đàn ông có nồng độ axit béo omega-3 cao. Như vậy, các axit béo có liên quan đến sự phát triển của các khối u tuyến tiền liệt. Do đó, những người mắc bệnh tuyến tiền liệt cũng nên lưu ý khi bổ sung dầu cá.
"Đặc biệt, những người có vấn đề máu hoặc đang sử dụng thuốc kháng đông như warfarin, heparin, nếu muốn sử dụng dầu cá thì cần hỏi ý kiến bác sĩ vì dầu cá có thể làm loãng máu. Người bị dị ứng với cá khi dùng dầu cá cần cẩn thận vì có thể bị nôn ói, tiêu chảy...", bác sỹ Oanh khuyến cáo.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Tác hại của việc lạm dụng thuốc nhỏ mũi

Thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng bị bệnh về mũi ngày càng nhiều. Khi bị viêm mũi, ngạt mũi nhiều người thường ra ngay hiệu thuốc mua các lọ thuốc nhỏ mũi dạng nước hoặc dạng xịt về dùng.
Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng thuốc nhỏ mũi như vậy đã dẫn tới những hậu quả đáng tiếc như bệnh nhân lệ thuộc vào thuốc, phát hiện bệnh muộn, phải phẫu thuật ngoại khoa, mất khả năng cảm nhận mùi vị...
Các loại thuốc nhỏ mũi thông thường như Ephedrin, Phinol, Naphazolin, xymetazolin, Otrivin... có tác dụng làm co mạch máu ở niêm mạc mũi, giảm xung huyết làm cho mũi thông thoáng, dễ thở. Ban đầu sử dụng hiệu quả được khoảng 6 đến 10 giờ, sau đó, tác dụng của thuốc giảm dần, bệnh nhân thường dùng tăng liều hoặc thay bằng thuốc mạnh hơn.
Thuốc co mạch nhỏ xịt vào mũi có hiệu quả trong trường hợp mũi bị viêm do lạnh, nhiễm siêu vi... niêm mạc mũi bị xung huyết, dãn mạch, phù nề và mũi sưng to. Tuy nhiên, các loại thuốc Naphazolin, Otrivin, Coldi-B... chỉ là loại thuốc dùng tạm thời để chữa triệu chứng khó chịu, không phải là thuốc trị bệnh. 
Do vậy chỉ được dùng thuốc trong 5-7 ngày, nếu dùng thuốc nhiều lần hoặc kéo dài cho dù mỗi ngày vài lần thì sau nhiều tuần dùng liên tục, thuốc sẽ giảm hiệu quả. Tai hại hơn là thuốc sẽ gây hiệu ứng ngược lại, khiến tình trạng nghẹt mũi càng nặng, trở thành bệnh viêm mũi, điều trị rất khó khăn. Ngoài ra, việc dùng thuốc nhỏ mũi lâu ngày còn có thể gây viêm teo mũi, thủng vách ngăn...
Khi trẻ bị ngạt mũi mà chưa xác định được nguyên nhân, cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc co mạch để nhỏ cho bé. Tốt nhất dùng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để nhỏ, rửa mũi hàng ngày. Nó có tác dụng rửa mũi, làm cho dịch mũi loãng ra và giúp niêm mạc mũi trở lại trạng thái bình thường. Có thể nhỏ 4 - 5 giọt vào một bên mũi rồi hút sạch, ngày làm 2 - 4 lần. 
Chú ý không bơm nước mạnh quá vào mũi để khỏi chảy xuống họng, nhất là với trẻ sơ sinh vì dễ gây sặc. Loại này hoàn toàn không gây hại gì, có thể dùng lâu dài. Ngoài ra có thể dùng các loại xịt dạng nước biển phun sương cũng có tác dụng làm cho niêm mạc mũi trở lại bình thường; có nhiều nguyên tố vi lượng như bạc, kẽm (giúp kháng viêm), đồng, mangan (chống dị ứng). 
Dạng phun sương nên có tác dụng làm sạch các rỉ mũi, tăng cường dẫn lưu dịch, loại bỏ các vảy ở trong mũi... Tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để các thầy thuốc tìm nguyên nhân gây bệnh, sử dụng đúng thuốc điều trị mới có kết quả.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Lưu ý khi dùng thuốc chống nhiễm khuẩn mắt

Một số kháng sinh sau thường dùng để điều trị nhiễm khuẩn mắt như: tetracylin, gentamycin...
Tetracyclin
Thuốc được bào chế ở dạng thuốc mỡ 1%, dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn bề mặt nhãn cầu, điều trị đại trà bệnh mắt hột ở vùng có dịch, dự phòng viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh.
Người bị bệnh nhiễm khuẩn mắt cần được bác sĩ khám và chỉ định dùng thuốc thích hợp. Ảnh: Vi Yến
Khi bị nhiễm khuẩn bề mặt nhãn cầu, người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, tra thuốc mỡ 3 - 4 lần/ngày. Dự phòng viêm kết mạc trẻ sơ sinh (khi mới đẻ), sau khi lau sạch mắt bằng gạc tiệt khuẩn, tra thuốc mỡ vào từng mắt 1 lần duy nhất, nhắm mắt và xoa nhẹ để giúp cho mỡ trải rộng.
Đối với bệnh mắt hột, để điều trị ngắt quãng, người lớn và trẻ em tra thuốc mỡ vào từng mắt hai lần mỗi ngày trong 5 ngày, hoặc 1 lần/ngày trong 10 ngày. Mỗi tháng tra thuốc như trên trong 6 tháng liền. Nhắc lại nếu cần thiết.
Điều trị tăng cường liên tục, người lớn và trẻ em, tra thuốc mỡ vào từng mắt, hai lần/ngày, trong ít nhất 6 tuần.
Cần lưu ý, không dùng cho người mẫn cảm với nhóm kháng sinh tetracyclin. Khi dùng kéo dài, có thể dẫn đến tăng phát triển các vi sinh không nhạy cảm (cần thận trọng). Một số tác dụng không mong muốn khi tra thuốc như phát ban, cảm giác châm đốt (hiếm gặp) hoặc nóng rát...
Gentamycin
Đây cũng là một kháng sinh được dùng trong viêm mi mắt, viêm kết mạc do vi khuẩn. Thuốc dạng dung dịch có nồng độ 0,3%. Đối với các nhiễm khuẩn nhẹ và vừa, người lớn và trẻ em nhỏ mắt một giọt, hai giờ/lần. Khi bệnh đã được kiểm soát cần giảm bớt số lần tra và tiếp tục tra thêm 48 giờ sau khi đã khỏi hoàn toàn. Đối với nhiễm khuẩn nặng, người lớn và trẻ em nhỏ mắt 1 giọt mỗi giờ. Khi bệnh được kiểm soát, giảm bớt số lần tra rồi tiếp tục thêm 48 giờ sau khi đã khỏi hoàn toàn.
Thận trọng khi dùng kéo dài (vì có thể dẫn đến quá mẫn ở da và xuất hiện vi sinh kháng thuốc kể cả nấm). Thuốc có thể gây bỏng rát, cảm giác châm đốt, ngứa, viêm da.
Cloramphenicol
Thuốc có hai dạng dung dịch (với nồng độ 0,4%) và mỡ tra mắt (nồng độ 1%), được dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn bề mặt nhãn cầu như viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm giác mạc.
Không dùng thuốc cho các trường hợp quá mẫn với thuốc, suy tủy, trẻ sơ sinh (vì dùng thuốc lâu dài có thể gây suy tủy). Vì vậy đối với các trường hợp có dấu hiệu suy tủy, viêm thần kinh thị giác… phải thận trọng khi dùng thuốc.
Cách dùng, khoảng 3 - 6 giờ tra 1 lần, sau 48 giờ có thể giảm liều tùy theo hiệu quả điều trị. Thuốc hiếm khi gây kích thích tại mắt.
Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc trên phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý sử dụng.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Có bị giãn phế quản không hồi phục do thuốc?

Rất nhiều bệnh lý được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc giãn phế quản và các thuốc này khá đa dạng, có thể là thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc xịt, hít hoặc khí dung. Nhiều bệnh nhân lo ngại, việc dùng thường xuyên thuốc giãn phế quản có thể gây hỏng phế quản, làm phế quản giãn to bất thường hoặc là giãn phế quản không hồi phục?...

Điều lo ngại này là hoàn toàn không đúng. Vì việc dùng thuốc giãn phế quản trong những trường hợp co thắt hẹp đường thở nhằm mục đích giải quyết tình trạng co thắt phế quản, làm giãn cơ trơn phế quản, từ đó làm lòng phế quản giãn rộng, thông thoáng và do vậy bệnh nhân hết cảm giác khó thở.
Trong trường hợp không có co thắt cơ trơn phế quản, thuốc giãn phế quản không có tác dụng trên cơ trơn phế quản, thay vào đó, thuốc sẽ gây ra những tác dụng khác như: làm cho nhịp tim nhanh, gây chuột rút, run tay, hạ kali máu...

Do vậy, bệnh nhân khi được chỉ định dùng thuốc giãn phế quản cần tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ điều trị, cần thông báo đầy đủ những tác dụng không mong muốn, những khó chịu khi dùng thuốc cho bác sĩ. 


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thực phẩm chức năng - Phụ nữ mang thai có nên dùng?

Trước hết cần phải nhấn mạnh rằng phụ nữ có thai không nên dùng bất cứ một loại thuốc nào nếu không thật sự cần thiết. Trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, tuyệt đối không nên dùng thuốc. 
Khi thật sự cần thiết phải dùng thuốc cần chọn loại thuốc ít ảnh hưởng nhất đến sự phát triển của thai nhi và dùng thuốc liều thấp nhất có hiệu quả với thời gian ngắn nhất để hạn chế thấp nhất những nguy cơ của thuốc đối với sự phát triển của thai kể cả thời gian trong bụng mẹ cũng như ảnh hưởng sau này đến đứa trẻ.
Các loại thuốc bổ như vitamin và chất khoáng vi lượng cũng cần cân nhắc, xem xét kỹ về liều lượng và thành phần xem có phù hợp với đối tượng sử dụng hay không. Tốt nhất, bạn nên cho cô ấy đi khám ở cơ sở y tế gần nhất và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cần nói rõ tiền sử dùng thuốc trước đó của mình để lựa chọn loại thuốc phù hợp.
Cần tìm hiểu nguyên nhân của các triệu chứng như nôn ọe, chóng mặt, hoa mắt là do thiếu nguyên tố vi lượng hay thể trạng cơ thể quá yếu để có hướng xử trí thích hợp. Các loại thực phẩm chức năng không phải hoàn toàn an toàn cho tất cả mọi người. 
Dù được bào chế từ nguồn thảo dược hay các nguyên liệu tự nhiên cũng có chứa những hoạt chất không hẳn đã là vô hại cho mọi đối tượng. Đối với phụ nữ mang thai, cần xem cơ địa và thể trạng cần thiết bổ trợ loại gì để dùng thuốc hoặc TPCN ở mức độ cho phép với liều lượng an toàn nhất.
Rất nhiều loại thuốc kháng sinh và sulfamid không được dùng cho phụ nữ có thai như tetracyclin, steptomycin, gentamicin, amikacin, kanamycin, cloramphenicol, rifampicin, cotrimoxazol vì rất nhiều nguy cơ, độc tính đối với thai và có thể gây quái thai. Aspirin gây vàng da nhân ở thai nhi. Liều cao có thể làm chậm chuyển dạ hoặc chảy máy trong, sau đẻ. 
Thuốc điều trị phong (hủi) thalidomide gây quái thai. Vitamin A nếu uống với liều >10.000UI/ngày và dùng dài ngày tăng nguy cơ sinh quái thai. Người mẹ khi mang thai hay dùng diazepam (seduxen, valium...) để an thần đứa trẻ sinh ra dễ bị trầm cảm hoặc kích động. Ngoài ra, còn nhiều loại thuốc nữa rất có hại với thai kỳ. 
Vì vậy, phụ nữ có thai phải thật cẩn trọng, khi quyết định dùng bất cứ một loại thuốc nào cũng phải xem xét thấu đáo, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết và không có sự lựa chọn khác.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons