This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016
Thuốc điều trị rụng tóc, hói đầu
Thứ Hai, tháng 1 18, 2016
sống khỏe
No comments
Hói đầu là tình trạng rụng tóc bất bình thường với số lượng tóc rụng rất nhiều và để lộ ra những mảng da đầu. Các thuốc điều trị rụng tóc, hói đầu thường gây ra nhiều tác dụng phụ, nên cần có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc.
Khi tóc rụng nhiều sẽ gây ra tâm trạng lo lắng và đặc biệt trong trường hợp hói đầu, sẽ ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ!
Những dạng rụng tóc bệnh lý
Có nhiều dạng rụng tóc bệnh lý (hói đầu) khác nhau:
Rụng tóc di truyền: thường gây ra tình trạng hói đầu ở nam giới, di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, do tác động Androgen lên nang tóc, thu hẹp kích thước nang tóc và làm ngưng sự phát triển của tóc.
Rụng tóc từng mảng: tóc rụng từng mảng trên da đầu, là bệnh lý tự miễn khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công lên nang tóc làm ngưng sự phát triển của tóc.
Rụng tóc toàn bộ: tóc rụng toàn bộ trên da đầu.
Rụng tóc toàn thân: tóc, lông rụng khắp cơ thể.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rụng tóc:
Do yếu tố nội tiết: phụ nữ trong thời kỳ mang thai, cho con bú, mãn kinh hay sự gia tăng hoóc-môn androgen ở nam giới.
Do bệnh lý: một số bệnh lý thường gây ra rụng tóc như bệnh lý tuyến giáp, lupus ban đỏ, thương hàn…
Do chấn thương vùng da đầu, sẹo.
Do thuốc: các thuốc điều trị ung thư, thuốc ngừa thai, thuốc kháng sinh gentamycin, vitamin A liều cao…
Do thói quen bứt tóc, chải đầu quá mạnh, gội đầu quá nhiều.
Do tuổi tác: tuổi càng cao, tóc càng rụng nhiều.
Thuốc điều trị rụng tóc
Nhóm thuốc dinh dưỡng tóc:
Vitamin B5 và vitamin H là hai vitamin cần thiết cho sự phát triển của tóc, giúp tóc bóng, khỏe, ngăn ngừa rụng tóc.
Các thuốc trên thường được trình bày ở dạng thuốc viên hay thuốc chích.
L-cystin: một acid amin tự nhiên có nhiều trong nhung hươu, nai, giúp kích thích sự phát triển nang tóc, làm vững chân tóc, ngăn ngừa rụng tóc.
Nhóm thuốc chữa hói đầu:
Minoxidil: kích thích sự phát triển tóc ở đỉnh đầu, thường được sử dụng trong điều trị hói đầu ở nam giới do rụng tóc di truyền.
Minoxidil trước đây là thuốc điều trị cao huyết áp do có tính giãn mạch, tác dụng phụ của thuốc là gây rậm lông nên hiện nay được ứng dụng trong điều trị hói đầu.
Minoxidil thường được trình bày ở dạng thuốc viên hàm lượng 5 - 10mg hay dạng thuốc xịt tác dụng tại chỗ với nồng độ 2 - 5%.
Finasterid: một hợp chất 4-azasteroid tổng hợp, là chất ức chế dặc hiệu của steroid loại II 5-reductase, là một enzyme trong tế bào có vai trò chuyển hóa các nội tiết tố androgen testosterone thành dihydrotestosterone (DHT) nên làm giảm sự gia tăng androgen gây rụng tóc.
Vì vậy, Finasterid được sử dụng trong điều trị hói đầu ở nam giới do rụng tóc di truyền, và được trình bày ở dạng thuốc viên hàm lượng 1mg (với hàm lượng cao hơn, finasterid dùng trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt lành tính).
Cần lưu ý không được sử dụng finasterid cho trẻ em và phụ nữ mang thai.
Nhóm thuốc corticosteroid (hydrocortison, triamcinolon…): những chất ức chế miễn dịch, ngăn chặn hệ miễn dịch của cơ thể tấn công lên nang tóc.
Vì vậy, nhóm thuốc này thường được sử dụng trong điều trị hói đầu do rụng tóc từng mảng.
Nhóm thuốc corticosteroid thường được trình bày ở dạng thuốc dùng ngoài (thuốc kem, thuốc mỡ…) hay ở dạng thuốc chích.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng tốt, tránh các thói quen xấu ảnh hưởng đến tóc như cột, bó tóc quá chặt, xoắn tóc hay duỗi tóc quá mức… sẽ mang lại kết quả tốt trong điều trị rụng tóc!
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Sử dụng đúng dạng thuốc đặt hậu môn
Thứ Hai, tháng 1 18, 2016
sống khỏe
No comments
Đặt hậu môn thường ở dạng rắn, viên thuốc có hình dáng như viên đạn nên còn được gọi là thuốc đạn.
Thuốc đặt hậu môn được sử dụng bằng cách đặt trực tiếp vào trong trực tràng (hậu môn), dưới tác dụng của thân nhiệt, các hoạt chất sẽ được phóng thích.
Thuốc đặt hậu môn thường được dùng trong các trường hợp người bệnh gặp khó khăn trong việc uống thuốc viên, bị nôn ói, bị viêm loét dạ dày, tá tràng…Do thuốc không đi qua gan, nên thuốc đặt hậu môn còn được sử dụng thích hợp cho người có bệnh lý về gan.
Thành phần:
Trong thành phần của thuốc đặt hậu môn gồm có hoạt chất và tá dược. Các tá được được sử dụng trong thuốc đặt hậu môn là những chất dễ tan chảy như: bơ, ca cao, gelatin, polyethylene glycol…
Khi thuốc đặt hậu môn được đặt vào trong trực tràng, dưới tác dụng của thân nhiệt, các tá dược sẽ tan chảy và phóng thích hoạt chất vào trong cơ thể.
Phân loại:
Có nhiều dạng thuốc đặt hậu môn khác nhau:
Tùy theo sự phân tán của hoạt chất: thuốc đặt hậu môn có tác dụng tại chỗ (hoạt chất phân tán tại chỗ) và thuốc đặt hậu môn có tác dụng toàn thân (hoạt chất sẽ phân tán theo các mạch máu).
Thuốc đặt hậu môn có tác dụng tại chỗ thường sử dụng trong điều trị táo bón, bệnh trĩ. Thuốc đặt hậu môn có tác dụng toàn thân thường được sử dụng trong điều trị hạ sốt, giảm đau, viêm khớp…
Tùy theo nguồn gốc của các thành phần: thuốc đặt hậu môn thảo dược (trong thành phần có chứa dược liệu) và thuốc đặt hậu môn thông thường
Tùy theo tác dụng điều trị:
Thuốc đặt hậu môn hạ sốt thường trong thành phần có chứa paracetamol. Thuốc đặt dạng này thích hợp khi sử dụng hạ sốt cho trẻ em.
Thuốc đặt hậu môn trị thấp khớp trong thành phần có chứa các chất kháng viêm non-steroid: diclophenac, ketoprofene… thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý thấp khớp. Thuốc đặt hậu môn dạng này thích hợp cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng, không thể uống thuốc kháng viêm non-steroid.
Thuốc đặt hậu môn trị táo bón trong thành phần có chứa glycerin (có tác dụng làm mềm phân) hay bisacodyl (giúp kích thích nhu động ruột). Thuốc đặt hậu môn dạng này chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, dùng trong thời gian dài sẽ gây tác hại đến nhu động ruột.
Thuốc đặt hậu môn trị bệnh trĩ trong thành phần thường có chứa các chất kháng viêm corticosteroid (hydrocortisone) và các chất co mạch, có tác dụng làm giảm các triệu chứng sưng, đau, bỏng rát, ngứa của bệnh trĩ
Ngoài ra còn có thuốc đặt hậu môn trị ho, bổ sung nội tiết tố….
Cách sử dụng đúng dạng thuốc đặt hậu môn
Hiện nay ở nước ta, thuốc đặt hậu môn dùng trong điều trị giảm đau, hạ sốt, bệnh trĩ... được sử dụng khá thông dụng nhưng đa số việc bảo quản và sử dụng thuốc đặt hậu môn vẫn chưa được đảm bảo. Sau đây là các hướng dẫn để sử dụng đúng dạng thuốc đặt hậu môn:
- Thuốc nên được bảo quản nơi thoáng mát, nhiệt độ <300C.
- Trước và sau khi đặt thuốc vào cơ thể, cần phải được rửa tay sạch sẽ.
- Tư thế đặt thuận lợi là người bệnh nằm nghiêng một bên, một chân co lên.
- Ngón cái và ngón trỏ cầm viên thuốc, đưa nhẹ nhàng đầu nhọn viên thuốc vào trực tràng.
- Không nên đặt quá sâu, tốt nhất là vừa đủ chiều dài của viên thuốc.
- Cần giữ yên tư thế khoảng 15 phút.
- Khi sử dụng thuốc đặt hậu môn, cần tuân theo các chỉ định liều lượng của thầy thuốc để tránh các tác dụng phụ quá liều và đạt được hiệu quả điều trị cao nhất!.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Thuốc paracetamol không vô hại như ta nghĩ
Thứ Hai, tháng 1 18, 2016
sống khỏe
No comments
Paracetamol (acetaminophen) là một loại thuốc rất phổ biến, thường được mọi người sử dụng trong các trường hợp hạ sốt, giảm đau. Tuy vậy, nếu sử dụng một cách tùy tiện thì nguy cơ xảy ra các biến chứng hoàn toàn có thể gặp, thậm chí rất nguy hiểm đến tính mạng.
Paracetamol có đặc điểm và tác dụng phụ gì?
Paracetamol có hai đặc điểm cần lưu ý, đó là có nhiều thuốc hoặc nhiều biệt dược dù tên gọi khác nhau (tidol, panadol,...) nhưng có chứa cùng một dược chất là paracetamol. Thứ hai là có nhiều biệt dược không chỉ chứa đơn chất paracetamol mà còn kết hợp với nhiều dược chất khác để tăng hiệu quả điều trị hoặc để dễ uống (viên sủi).
Vì vậy, viên sủi cần được lưu ý với những người tăng huyết áp, bởi vì trong đó có chứa chất làm co mạch, gây gia tăng huyết áp; hoặc với thuốc kết hợp với kháng histamin sẽ gây buồn ngủ, rất nguy hiểm khi phải vận hành máy móc, tàu xe.
Paracetamol được xem là loại thuốc tương đối an toàn (nếu dùng đúng liều chỉ định) so với các thuốc cùng nhóm như aspirin. Tuy nhiên, paracetamol lại rất nguy hiểm là gây ngộ độc cho gan khi dùng liều cao, kéo dài.
Khi vào cơ thể, paracetamol sẽ được hấp thu vào máu và chuyển hóa qua gan thành nhiều chất, trong đó có một chất rất độc cho gan (có khoảng 4% paracetamol biến thành chất độc cho gan, đó là chất N-acetylbenzoquinonimin). Vì vậy, khi dùng paracetamol liều cao hoặc khi chức năng gan suy giảm thì có thể dẫn đến nhiễm độc gan, hoại tử tế bào gan.
Theo đó, khi paracetamol đến gan, gan phải huy động chất glutathion đến trung hòa, nhưng khi paracetamol vượt ngưỡng chịu đựng của gan thì gan không thể huy động đủ lượng glutathion để trung hòa lượng paracetamol thừa đó được, vì vậy, chất độc hại cho gan tăng lên làm nguy hiểm cho gan. Bên cạnh đó cũng được khuyến cáo với phụ nữ mang thai, nếu dùng quá liều paracetamol có thể gây độc cho thai nhi vì thuốc này dễ dàng truyền qua rau thai.
Chỉ dùng paracetamol khi thật cần thiết |
Ngoài ra, một số tác giả còn nhận xét rằng, với phụ nữ thường xuyên sử dụng thuốc paracetamol, khi mang thai, có thể mắc bệnh hen suyễn. Ngoài ra, nếu sử dụng paracetamol lâu dài, đặc biệt đối với người cao tuổi thuốc có thể gây mệt mỏi, vì nó làm mất đi phân tử hemoglobin trong tế bào hồng cầu mang ôxy.
Cơ quan giám sát thuốc, Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã đưa ra cảnh báo về paracetamol và những nguy hại tiềm ẩn của nó có thể gây phản ứng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng cho da (hoại tử biểu bì độc hại, có thể bong da, thậm chí tử vong).
Đặc biệt, ngộ độc cấp paracetamol thường xảy ra ở trẻ em, thể hiện khi trẻ dùng quá liều như đau bụng, nôn mửa, mặt xanh tái, khó thở, cần cấp cứu kịp thời nếu không rất nguy hiểm. Đối với người lớn, thường ngộ độc cấp xảy ra ít hơn, chủ yếu ngộ độc trường diễn, đặc biệt đối với người có bệnh gan, nghiện rượu, sốt rét và các dấu hiệu ngộ độc cũng tương tự như ở trẻ em nhưng đôi khi không rõ rệt.
Làm thế nào để sử dụng paracetamol an toàn?
Chị A. kể, có một lần bị sốt cao, đau đầu chị tự ý uống 2 viên panadol 500mg x 2viên/lần thấy giảm sốt, giảm đau đầu. Uống thuốc như vậy trong 3 ngày, mỗi ngày 5-6 lần, bỗng dưng chị A. thấy đau đầu dữ dội, không ngủ được, đau tức vùng bụng, nôn nhiều, hoa mắt chóng mặt, gia đình đưa chị tới Bệnh viện Bạch Mai để khám bệnh.
Tại đây, sau khi làm các xét nghiệm về chức năng gan, chị A. được bác sĩ chẩn đoán là viêm gan cấp do paracetamol. Và sau một tuần điều trị tích cực, tình hình sức khỏe của chị A. dần trở về trạng thái ổn định, chức năng gan đã bắt đầu hồi phục (men gan hạ thấp dần về mức an toàn), chị A. thoát hiểm trong gang tấc và may mắn là không để lại di chứng gì trên gan.
Nhưng phải 3 tháng sau đó, sức khỏe của chị A. mới hoàn toàn bình phục hẳn, sau khi xác định của bệnh viện. Rõ ràng, chị A. đã dùng liều paracetamol quá cao trong 3 ngày liền (mỗi lần 1g, với 5-6 lần trong một ngày) làm cho gan quá sức chịu đựng không thể trung hòa lượng paracetamol độc hại được.
Qua câu chuyện của chị A., chúng ta cần rút kinh nghiệm trong sử dụng paracetamol. Nếu không sốt trên 38 độ rưỡi, không đau nhức hoặc bị bệnh gan, suy thận thì không dùng paracetamol. Cần hạn chế đến mức tối đa dùng paracetamol. Khi sốt cao, trước hết hãy chườm mát, nếu thấy không giảm nhiệt mới dùng paracetamol. Tuy vậy, không được dùng paracetamol quá 10 ngày ở người lớn và quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi được bác sĩ hướng dẫn.
Trong các trường hợp đau đầu, đau răng, đau khớp, đau do ngã, chấn thương... bắt buộc phải uống paracetamol thì phải dùng thuốc cách nhau tối thiểu 4 giờ. Liều dùng cho người lớn không quá 10mg/kg cân nặng và trẻ em không quá 5mg/kg cân nặng cho mỗi lần dùng. Khi dùng thuốc không uống bia, rượu và các loại thuốc có nguy cơ độc hại cho gan (thuốc chữa lao) vì sẽ làm tăng độc tính của paracetamol. Không dùng paracetamol với những người mẫn cảm với thành phần của thuốc.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Người Việt và thói quen tự đầu độc chính mình
Thứ Hai, tháng 1 18, 2016
sống khỏe
No comments
Người Việt Nam hay có một thói quen sai lầm - nguy hiểm chết người là truyền tay nhau các bài thuốc hoặc toa thuốc mình thấy hiệu quả.
Chẳng hạn khi thấy một người bị nhức đầu/hoa mắt/tim hồi hộp/đổ mồ hôi/đắng miệng, nhiều người tự chẩn đoán đó là bệnh rối loạn tiền đình. Sau đó, giới thiệu cho bệnh nhân đơn thuốc của mình từng uống. Bệnh nhân chỉ việc mượn đơn thuốc đó tự đi cắt thuốc thay vì vào viện khám.
Kết quả, bệnh nhân uống xong bị xây xẩm mặt mày, mặt trắng bệt, thở không nổi, nhờ cấp cứu kịp thời mới thoát khỏi cơn nguy kịch.
Các bạn cần nhớ rằng: mỗi một người có cơ địa bệnh tật khác nhau, hơn nữa, có thể hai bệnh hoàn toàn khác nhau, nhưng lại có biểu hiện giống hệt nhau và cần điều trị bằng hai loại thuốc khác hẳn nhau. Và nên nhớ thuốc điều trị thì có tác dụng hữu ích với bệnh này nhưng có thể là thuốc độc với bệnh khác.
Vì thế, tuyệt đối không bao giờ dùng đơn thuốc của ai đó rồi tự mua về điều trị, kể cả đơn thuốc đó của bác sĩ, tiến sĩ hay giáo sư hàng đầu!
Vì thế, tuyệt đối không bao giờ dùng đơn thuốc của ai đó rồi tự mua về điều trị, kể cả đơn thuốc đó của bác sĩ, tiến sĩ hay giáo sư hàng đầu!
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Chuyện gì xảy ra khi uống thuốc hết hạn sử dụng?
Thứ Hai, tháng 1 18, 2016
sống khỏe
No comments
Theo quy định của Bộ y tế, hạn dùng được ghi bằng số hoặc chữ chỉ tháng và năm:
Số chỉ tháng gồm hai con số hoặc tên tháng bằng chữ
Số chỉ năm là hai con số cuối của năm
Ví dụ: Hạn dùng của thuốc được ghi 30/08/2014, nghĩa là trong thời gian từ lúc mua thuốc đến ngày 29/8/2014, nếu thuốc được bảo quản đúng quy định, còn đảm bảo các yêu cầu về chất lượng thì thuốc được phép dùng, còn từ ngày 30/08/2014 trở về sau là thuốc quá hạn dùng không còn giá trị sử dụng nữa.
Và nếu hạn dùng được ghi là 08/2014, nghĩa là từ ngày 01/08/2014 trở về sau là thuốc quá hạn dùng không được sử dụng.
Hạn dùng của thuốc được ghi trên bao bì. (Ảnh minh họa)
Hạn dùng của thuốc được hiểu là thời hạn ấn định cho thuốc mà trước thời hạn đó thuốc còn đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng nếu được bảo quản đúng quy định.
Sau "hạn dùng" thuốc sẽ không được phép lưu thông trên thị trường hay sử dụng được. Tùy mỗi loại thuốc khác nhau mà hạn dùng có thể dài hay ngắn, từ 2 đến 5 năm.
Theo các chuyên gia thì hạn dùng chính là tiêu chí quan trọng nhất để nói một thuốc còn chất lượng hay không.
Có nhiều loại thuốc tuyệt đối không bao giờ dùng khi quá hạn
Đối với một số loại dược phẩm được bào chế thì hạn sử dụng thường không quá dài và được hãng bào chế quyết định nhằm bảo đảm trước ngày hết hạn, thuốc có hiệu lực ở mức cao nhất.
Dược phẩm cũng như tất cả các loại hóa chất đều bị biến chất theo thời gian, thuốc dạng lỏng dễ tách lớp, nhiễm khuẩn; thuốc dạng rắn dễ bị sứt mẻ, thậm chí có thể tơi rã thành bột.
Trên thực tế, vẫn có nhiều loại thuốc đã quá hạn sử dụng được ghi trên vỏ hộp. Một nghiên cứu do Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) thực hiện vào năm 2000 cho thấy nhiều loại thuốc vẫn còn hiệu lực sau khi đã quá hạn sử dụng nhiều năm.
Tuy nhiên, FDA khuyến cáo đừng bao giờ sử dụng thuốc quá hạn vì sẽ đối mặt nhiều rủi ro khôn lường.
Thuốc hết hạn sẽ thế nào?
Đa số các sản phẩm thuốc khi hết hạn sẽ không còn nguyên hiệu lực, thậm chí không còn hiệu lực như ban đầu. Nghĩa là, thuốc sẽ không có đủ khả năng ngăn cản, điều trị những chứng bệnh mà chúng vốn có khả năng dập tắt khi còn ở hạn sử dụng.
Một điều đáng quan tâm hơn là trong thuốc quá hạn có thể chứa độc tính thay vì khả năng chữa bệnh ban đầu.
Bởi lẽ, hoạt chất trong thuốc theo thời gian có thể sẽ bị biến đổi sang một dạng hợp chất hóa học khác xa với hợp chất ban đầu, có thể do tác động của ngoại cảnh hay do thành phần thuốc chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian cho phép, từ đó, sinh ra những hợp chất mới có độc tính cao.
Người bệnh không may sử dụng phải các loại thuốc quá hạn có thể sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hoặc khiến bệnh nặng thêm.
Những loại thuốc tuyệt đối không dùng khi quá hạn
Phần lớn các loại thuốc đều nên dùng khi chúng còn trong thời hạn sử dụng. Có một số loại thuốc tuyệt đối không bao giờ được dùng khi quá hạn.
Đó là: Thuốc tim mạch (nhất là nitroglycerin dùng cho bệnh đau thắt ngực), thuốc kháng đông máu (Warfarin), thuốc chống động kinh, trị bệnh đái tháo đường hay thuốc chữa các bệnh về tuyến giáp, hen suyễn...
Với những loại thuốc khác dùng để trị các bệnh thông thường, không nghiêm trọng (như thuốc giảm đau) mà vừa quá hạn sử dụng không lâu và bạn nghi ngờ không biết có thể “tận dụng” hay không thì nên trao đổi với dược sĩ tại nhà thuốc.
Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên hạn chế tối đa và nói không với việc dùng thuốc đã quá hạn sử dụng.
Ngoài ra, người dùng cũng cần lưu ý về quá trình bảo quản thuốc. Có nhiều loại thuốc dù vẫn còn hạn sử dụng nhưng vì bảo quản sai cách thì tác dụng của thuốc có thể bị giảm hay mất tác dụng trước khi hết hạn.
Bởi vậy, ngoài việc chú ý hạn sử dụng thì mọi người cần chú ý đến cách bảo quản thuốc trong gia đình.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Thuốc điều trị bệnh trĩ
Thứ Hai, tháng 1 18, 2016
sống khỏe
No comments
Thuốc điều trị bệnh trĩ có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh, chủ yếu gồm 2 loại:
Thuốc uống: là thuốc chứa hoạt chất rutin (còn gọi là vitamin P), tác động đến tĩnh mạch, có tác dụng điều hòa tính thẩm thấu và tăng sức bền chắc thành của các tĩnh mạch, do đó làm giảm phù nề, giảm sung huyết các tĩnh mạch ở vùng trĩ, cầm máu đối với trĩ chảy máu, co búi trĩ. Trong điều trị trĩ ngoại, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng bệnh để kê cho bệnh nhân dùng liều điều trị tấn công và liều điều trị củng cố.
Ngoài thuốc tác động chính trên tĩnh mạch trĩ, có thể dùng thêm các thuốc khác như: kháng sinh (nhóm penicillin, cephalosporin…), thuốc chống viêm, giảm đau (ibuprofen, naproxen…), thuốc nhuận tràng… Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, đặc biệt phải kiên trì dùng thuốc đủ thời gian.
Thuốc uống: là thuốc chứa hoạt chất rutin (còn gọi là vitamin P), tác động đến tĩnh mạch, có tác dụng điều hòa tính thẩm thấu và tăng sức bền chắc thành của các tĩnh mạch, do đó làm giảm phù nề, giảm sung huyết các tĩnh mạch ở vùng trĩ, cầm máu đối với trĩ chảy máu, co búi trĩ. Trong điều trị trĩ ngoại, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng bệnh để kê cho bệnh nhân dùng liều điều trị tấn công và liều điều trị củng cố.
Ngoài thuốc tác động chính trên tĩnh mạch trĩ, có thể dùng thêm các thuốc khác như: kháng sinh (nhóm penicillin, cephalosporin…), thuốc chống viêm, giảm đau (ibuprofen, naproxen…), thuốc nhuận tràng… Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, đặc biệt phải kiên trì dùng thuốc đủ thời gian.
Thuốc đặt hoặc thuốc bôi: sử dụng thuốc mỡ bôi lên vùng bị tổn thương để có tác dụng tại chỗ. Các loại thuốc dạng bôi này có chứa hoạt chất giảm đau, ngứa, rát, giúp sát trùng, chống nhiễm trùng, song chỉ có tác dụng giảm bớt các triệu chứng chứ không thể điều trị triệt để. Thuốc thường dùng có chứa hydrocortisone 1%, làm giảm viêm và ngứa, nhưng không sử dụng quá 2 tuần vì có thể làm mỏng da.
Thuốc có tác dụng tại chỗ (cả bôi và đặt) thường chứa nhiều hoạt chất như: làm giảm đau, chống viêm, kháng sinh, bảo vệ và làm bền chắc tĩnh mạch (bismuth subgallate, resorcinol, tannic acid, zinc oxide), sát trùng (boric acid, neomycin, phenylmercuric nitrate và oxyquinlone), ngoài ra còn chứa các vitamin, chất bổ dưỡng giúp tổn thương mau lành.
Nói chung, thuốc điều trị trĩ rất hạn chế và khó điều trị triệt để. Nhiều trường hợp mắc trĩ nặng, bị lâu năm, có biến chứng thường phải phẫu thuật cắt búi trĩ. Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh trĩ cần có chế độ ăn giàu chất xơ, uống nhiều nước để chống táo bón (sẽ làm bệnh trĩ nặng hơn), duy trì hoạt động thể dục thể thao ở mức vừa phải như đi bộ, bơi lội… sẽ giúp các nhu động ruột hoạt động tốt, tiêu hóa tốt và tuần hoàn máu vùng hậu môn tốt, không gây ứ trệ máu làm giảm nguy cơ căng phồng tĩnh mạch hậu môn, phòng ngừa bệnh trĩ.
Thuốc có tác dụng tại chỗ (cả bôi và đặt) thường chứa nhiều hoạt chất như: làm giảm đau, chống viêm, kháng sinh, bảo vệ và làm bền chắc tĩnh mạch (bismuth subgallate, resorcinol, tannic acid, zinc oxide), sát trùng (boric acid, neomycin, phenylmercuric nitrate và oxyquinlone), ngoài ra còn chứa các vitamin, chất bổ dưỡng giúp tổn thương mau lành.
Nói chung, thuốc điều trị trĩ rất hạn chế và khó điều trị triệt để. Nhiều trường hợp mắc trĩ nặng, bị lâu năm, có biến chứng thường phải phẫu thuật cắt búi trĩ. Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh trĩ cần có chế độ ăn giàu chất xơ, uống nhiều nước để chống táo bón (sẽ làm bệnh trĩ nặng hơn), duy trì hoạt động thể dục thể thao ở mức vừa phải như đi bộ, bơi lội… sẽ giúp các nhu động ruột hoạt động tốt, tiêu hóa tốt và tuần hoàn máu vùng hậu môn tốt, không gây ứ trệ máu làm giảm nguy cơ căng phồng tĩnh mạch hậu môn, phòng ngừa bệnh trĩ.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016
Thuốc ngừa thai không gây dị tật cho thai nhi
Thứ Sáu, tháng 1 15, 2016
sống khỏe
No comments
Mặc dù được sử dụng khá phổ biến nhưng thuốc ngừa thai uống vẫn khiến không ít người lo lắng về nguy cơ làm thai nhi dị tật, nhưng nghiên cứu mới nhất đã bác bỏ nỗi lo này.
Nghiên cứu các nhà khoa học của Trường y tế công cộng Harvard T.H. Chan (Hoa Kỳ) và Viện Statens Serum (Đan Mạch) thực hiện bằng cách kiểm tra và theo dõi trong vòng một năm gần 900.000 trẻ chào đời ở Đan Mạch từ năm 1997 – 2011
Không thể phủ nhận thuốc ngừa thai thi thoảng vẫn gây ra những vấn đề nho nhỏ cho sức khỏe như làm tăng nguy cơ đột quỵ, thay đổi cấu trúc não, đau nửa đầu và cao huyết áp, nhưng nghiên cứu mới nhất lại phủ nhận khả năng thuốc ngừa thai gây ra dị tật trên thai nhi như một số người lo lắng.
“Chúng tôi khẳng định không có bất kỳ sự phối hợp nào giữa thuốc ngừa thai uống và các dị tật thai nghiêm trọng”, Brittany Charlton, nhà khoa học thuộc trường đại học Harvard nói.
Bà Charlton cho rằng phần lớn những nghiên cứu trước đây thuộc dạng “nghiên cứu ca bệnh có kiểm soát”, bắt đầu với một số trường hợp dị tật thai nhi khá ít ỏi rồi quay lại tìm kiếm nguyên nhân.
Các nghiên cứu đó được làm cách đây nhiều thập kỷ, cho thấy có một mối liên hệ giữa việc sử dụng thuốc ngừa thai làm từ nội tiết tố và dị tật thai nhi cho dù nhiều phụ nữ trong nghiên cứu không sử dụng thuốc ngừa thai.
“Chúng tôi có một cách tiếp cận khác để nghiên cứu và bảo đảm loại bỏ những trường hợp không dùng thuốc ngừa thai”, Charlton nói.
Ở đây Charlton và các cộng sự chia mẫu nghiên cứu thành 4 nhóm. Khoảng 176.000 phụ nữ (1/5 cỡ mẫu) không sử dụng thuốc ngừa thai, trong khi 2/3 số phụ nữ khác ngưng sử dụng ít nhất ba tháng trước khi có thai, 8% không sử dụng trong vòng ba tháng sau khi có thai, 1% – hơn con số 10.000 phụ nữ có ý nghĩa thống kê – sử dụng thuốc ngừa thai sau khi có thai.
Trong tất cả nhóm này, tỷ lệ thai bình thường so với thai có dị tật nghiêm trọng đều như nhau, 25 trường hợp trên 1.000 trường hợp thai sống.
Nghiên cứu công bố trên tạp chí British Medical Journal.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317