This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016
Hoạt huyết dưỡng não: Không nên ngộ nhận
Thứ Sáu, tháng 1 15, 2016
sống khỏe
No comments
Hiện nay, các chế phẩm hoạt huyết dưỡng não (thuốc hoặc thực phẩm chức năng) được quảng cáo rầm rộ. Điều này khiến nhiều người khi có các biểu hiện đau nhức đầu hay có các triệu chứng của thiếu máu não, không đi khám bệnh mà chỉ sử dụng chế phẩm hoạt huyết dưỡng não.
Đây là cách chăm sóc sức khỏe có khi là sai lầm, có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm!
Não khi nào cần “dưỡng”?
Bộ não của ta chỉ hoạt động tốt khi được cung cấp đủ lượng máu cần thiết. Nếu lượng máu cung cấp cho não (gọi là tuần hoàn não) bị giảm, ta sẽ bị một số rối loạn, đặc biệt xảy ra ở người già. Nguyên nhân đưa đến tuần hoàn não giảm gồm có: xơ vữa mạch máu não, giảm tiết các chất sinh học được gọi là các chất dẫn truyền thần kinh ở não, thiếu men chuyển hóa, thiếu glucose và oxy cung cấp cho não.
Tuần hoàn não kém sẽ đưa đến các rối loạn như: nhức đầu, ù tai, chóng mặt, lo âu, ám ảnh, mất ngủ, trí nhớ kém, thiếu sự tập trung, nặng hơn là lú lẫn, sa sút trí tuệ, loạn ngôn, mất trí nhớ.
hưng có trường hợp rối loạn tuần hoàn não nặng hơn gọi là thiếu máu não cục bộ. Đây là hiện tượng có sự giảm dòng máu trong nhiều giây hoặc một vài phút đến não và làm hoạt động não bị rối loạn nặng. Nếu dòng máu này ngưng chảy lâu hơn một vài phút thì sẽ gây ra bệnh cảnh nặng hơn là nhồi máu não.
Nguyên nhân do vật nghẽn mạch từ tim hay từ các mạch máu lân cận di chuyển đến não làm ngưng dòng máu chảy đến. Thường gặp trên lâm sàng là tình trạng thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TMCBTQ) được đặc trưng bằng thiếu máu não trong thời gian dưới 24 giờ.
Theo một nghiên cứu, khoảng 30% số bệnh nhân nhồi máu não trước đó có bị TMCBTQ. Vì vậy, phòng và điều trị các cơn TMCBTQ có ý nghĩa dự phòng đột qụỵ. Thủ phạm gây ra tình trạng thiếu máu não cục bộ chủ yếu là do các bệnh lý tim mạch như: xơ vữa động mạch não, bóc tách động mạch, loạn nhịp tim, rung nhĩ, các bệnh lý van tim, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp...
Ảnh minh họa
Thuốc nào cải thiện tuần hoàn não?
Có một số thuốc tân dược được cho là cải thiện tuần hoàn não, tăng cường chuyển hóa tế bào não, hỗ trợ cho các trường hợp lão hóa thần kinh như: cholin alfocerat, glycerylphosphorylcholin, citicholin, vinpocetin, piracetam, pentoxiphylin, cerebrolysin...
Hiện nay, ngoài các thuốc vừa kể còn có một số chế phẩm có nguồn gốc dược thảo như: ginkgo biloba (cao chiết xuất từ lá cây bạch quả) hay một số thực phẩm chức năng được gọi chung là chế phẩm hoạt huyết dưỡng não. Mặc dù là dược thảo hay thực phẩm chức năng vẫn có thể gây tác dụng phụ như: ginkgo biloba gây rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, nổi mẩn đỏ...
Chưa kể các chế phẩm hoạt huyết dưỡng não gần như không có tác dụng phục hồi sự suy giảm trí nhớ do rối loạn tuần hoàn não. Chính vì vậy, sử dụng khi không bị bệnh nhằm bổ dưỡng thần kinh, hay tăng liều để tăng hoạt hóa vỏ não, tăng trí nhớ là ngộ nhận.
Tìm đúng bệnh để dùng đúng thuốc
Ghi nhận từ các phòng khám sức khỏe cho thấy nhiều người khi có các biểu hiện nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt… bất luận vì nguyên nhân gì đã vội nghe theo lời quảng cáo, tự ý tìm mua các thuốc giảm đau thông thường hay thuốc, thực phẩm chức năng cải thiện tuần hoàn não với niềm tin uống sẽ khỏi bệnh ngay. Riêng tình trạng nhức đầu lại có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Phải tùy vào nguyên nhân cụ thể, thầy thuốc mới có những chỉ định dùng thuốc phù hợp. Những nguyên nhân nhức đầu có thể là: nhức đầu do căng thẳng (do stress), nhức nửa đầu (migraine). Nhưng có thể do nguyên nhân nguy hiểm như: bướu não, chảy máu trong não, viêm động mạch thái dương (bệnh này có thể gây mù). Có những cơn TMCBTQ mà bệnh nhân có cảm giác yếu, bị bại, bị liệt đột ngột hoặc mất tiếng nói nhưng có khi không có triệu chứng nhức đầu (đây là tình trạng bệnh nhân bị thiếu máu não, nhưng chưa bị nhồi máu não).
Như vậy, việc người bệnh đau nhức đầu hoặc có các triệu chứng thật sự của TMCBTQ mà lại tùy tiện sử dụng các chế phẩm hoạt huyết dưỡng não khi chưa có ý kiến của thầy thuốc là rất nguy hiểm. Để an toàn cho bản thân, nên đến bác sĩ để được khám. Bác sĩ tùy theo kiểu và mức độ rối loạn tuần hoàn não của người bệnh mà chọn thuốc, liều thích hợp để lập lại cân bằng não; hoặc chữa trị đúng bài bản nếu đó là TMCBTQ.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Dùng thuốc chống co giật do sốt cần lưu ý gì?
Thứ Sáu, tháng 1 15, 2016
sống khỏe
No comments
Sốt cao co giật là một bệnh hay gặp ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi (chủ yếu ở lứa tuổi từ 12 – 18 tháng), khi có đợt sốt cao, chiếm tỷ lệ khoảng 5%.
Đại đa số bệnh khỏi hoàn toàn, tuy nhiên ở một số trường hợp cần phải dùng thuốc để khống chế cơn co giật và tránh những tổn hại về não do sốt cao co giật gây nên.
Sốt co giật có phải là bệnh động kinh?
Sốt cao co giật là cơn giật xuất hiện khi có đợt sốt cao > 38oC (đo ở hậu môn), do nhiễm khuẩn hoặc virut nhưng không có tổn thương ở não cũng như không có rối loạn chuyển hóa. Sốt co giật không đồng nghĩa với động kinh, do đó chúng ta cần phân biệt giữa sốt co giật và bệnh động kinh.
Trong trường hợp sốt co giật, cơn giật chỉ xuất hiện khi có sốt cao, cơn thường ngắn, tạm thời và không có biến chứng, có thể có một cơn duy nhất hoặc vài cơn tùy từng trường hợp. Ngược lại, ở bệnh nhân động kinh, một số cơn đầu tiên xuất hiện khi sốt nhưng những cơn sau đó xuất hiện ngay cả khi không sốt.
Khi trẻ sốt, cần thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho trẻ
Dùng thuốc gì để dự phòng cơn co giật khi sốt cao?
Khi trẻ bị sốt, cần kiểm soát chặt chẽ để thân nhiệt không vượt quá 37,5oC. Dù chưa có bằng chứng để nói dùng thuốc hạ sốt để phòng được cơn co giật, nhưng điều quan trọng của thuốc hạ sốt là có thể làm giảm bớt những tổn thương do sốt cao gây ra.
Mặc dù co giật do sốt tái phát không nhiều nhưng khi tái phát cơn thứ hai thì nguy cơ các cơn tiếp theo có thể xảy ra, vì thế cần theo dõi và đề phòng cơn tái phát. Trẻ càng nhỏ càng dễ tái phát, tiền sử gia đình có sốt cao co giật, sốt xảy ra ngắn đã co giật hay sốt chưa cao đã co giật.
Ở những trẻ đã có bệnh động kinh đang điều trị, sốt cũng là một yếu tố làm cơn giật tái diễn, do đó ngoài việc tránh cho trẻ không bị sốt thì cha mẹ cần cho trẻ dùng thuốc kháng động kinh theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.
Có thể dùng cho trẻ thuốc hạ sốt paracetamol và aspirin xen kẽ nhau với liều phù hợp lứa tuổi, mặt khác cần điều trị nguyên nhân gây sốt. Trên thực tế, việc kiểm soát chặt chẽ thân nhiệt không dễ dàng vì nhiệt độ có thể tăng lên rất nhanh. Do đó, trong một số trường hợp nếu trẻ xuất hiện hai hay nhiều cơn co giật khi sốt cao, có thể cho trẻ uống thuốc chống co giật trong thời gian từ 18 - 24 tháng. Thuốc hay được sử dụng là: valproate de sodium (depakine) hoặc phenobarbital (gardenal).
Những lưu ý khi dùng thuốc
Paracetamol: Được chỉ định dùng rộng rãi khi có các triệu chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa. Dù không độc với liều điều trị, nhưng paracetamol dùng liều cao, dài ngày lại rất nguy hiểm cho chức năng gan. Đặc biệt, nếu dùng thuốc kết hợp với một số thuốc chống co giật như phenytoin, barbiturat hoặc carbamazepin thì có thể làm tăng tính độc hại của thuốc lên gan.
Không được dùng paracetamol quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em (trừ khi có chỉ định của bác sĩ). Để giảm nguy cơ quá liều, không nên cho trẻ em dùng quá 5 liều/24 giờ và phải tuân thủ liều dùng chặt chẽ theo cân nặng hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Aspirin: là một dẫn xuất của acid salicylic, thuộc nhóm thuốc chống viên non steroid. Thuốc cũng có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng không mong muốn phổ biến trên hệ tiêu hóa, thần kinh và cơ chế đông máu.
Trên hệ tiêu hóa, thuốc gây buồn nôn, khó tiêu, khó chịu vùng thượng vị, ợ nóng và thậm chí là loét dạ dày - ruột. Còn trên hệ thần kinh trung ương, thuốc gây mệt mỏi, yếu cơ. Thuốc gây khó cầm máu, chảy máu ẩn, thời gian chảy máu kéo dài dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, thuốc còn gây độc trên cả gan và thận. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này phụ thuộc vào liều lượng và thời gian sử dụng.
Do đó cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời cần thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc đang dùng để tránh tương tác thuốc. Đối với trẻ em, khi dùng aspirin đã gây ra một số trường hợp hội chứng Reye, nên thuốc chỉ được sử dụng ở một số trường hợp đặc biệt.
Valproate de sodium (depakine): là một loại thuốc chống động kinh, có tác dụng chủ yếu trên hệ thống thần kinh trung ương. Tuy nhiên, thuốc cũng được chỉ định trong cơn co giật do sốt cao ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ có nguy cơ tái phát cao và đã có ít nhất một cơn co giật.
Các tác dụng không mong muốn khác như buồn ngủ, lú lẫn (hiếm gặp), rối loạn tiêu hóa gặp trong giai đoạn đầu của điều trị (hạn chế bằng tăng liều dần); tăng cân do ăn ngon miệng; giảm tiểu cầu (mức độ nhẹ); tăng nhẹ men gan; dị ứng da (hiếm); viêm gan hủy hoại tế bào gan rất nặng nhưng không liên quan đến liều lượng, thường xuất hiện trong 6 tháng đầu của điều trị, hay gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi dùng đa trị liệu (phối hợp nhiều loại thuốc).
Thuốc đặc biệt gây độc cho gan nên chống chỉ định với các trường hợp có viêm gan cấp hoặc mạn; tiền sử gia đình có mắc viêm gan mạn (nhất là viêm gan do thuốc). Trong đa số trường hợp, các tổn thương gan thường gặp trong vòng 6 tháng đầu điều trị. Do vậy, trong thời gian này, cần theo dõi chức năng gan định kỳ hoặc khi có các dấu hiệu như mệt nhọc, chán ăn, ủ rũ, nôn mửa, đau bụng... Cần uống trước bữa ăn, uống vào giờ nhất định, tránh quên hoặc bỏ thuốc đột ngột.
Phenobarbital (gardenal): là thuốc chống co giật, an thần và gây ngủ thuộc nhóm barbiturate. Thuốc cũng được chỉ định để phòng co giật do sốt cao tái phát ở trẻ nhỏ. Tác dụng không mong muốn bao gồm ngủ gà, rối loạn chức năng nhận thức, kích động ở trẻ em, còi xương và nhuyễn xương (do thoái dáng vitamin D); nhiễm độc da.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Dư quá nhiều vitamin D có thể dẫn đến gãy xương
Thứ Sáu, tháng 1 15, 2016
sống khỏe
No comments
Trái với nhiều người vẫn tưởng, việc cung cấp quá nhiều vitamin D dường như nguy hiểm, có thể dẫn đến té ngã và gãy xương, các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ vừa khám phá điều này.
Bổ sung vitamin D không đúng liều có thể dẫn đến bất lợi
Nhiều người lớn tuổi thường bổ sung vitamin D để làm cứng cáp xương và ngăn ngừa gãy xương.
Tuy nhiên, một nhóm khoa học gia của đại học Zurich (Thụy Sĩ) lại thấy rằng nếu sử dụng vitamin D với những liều không phù hợp người ta có thể gặp những bất lợi như tăng nguy cơ té ngã và nếu té ngã thì dễ gãy xương hơn.
Trong nghiên cứu này, người ta chọn ra 200 người nam và nữ trên 70 tuổi từng có lần bị té ngã trước đó, chia họ thành ba nhóm: một nhóm nhận 24.000 đơn vị vitamin D (liều khuyên dùng hiện nay, tương đương 800 đơn vị/ngày), một nhóm nhận 60.000 đơn vị vitamin D và một nhóm nhận 24.000 đơn vị vitamin D cùng với 300 microgram của một dạng vitamin D gọi là calcifediol.
Toàn bộ những người này sẽ nhận được các liều trên hàng tháng từ tháng 12/2009 đến tháng 5/2010.
Trong vòng 12 tháng theo dõi sau đó, nhóm nghiên cứu nhận thấy 66,9% người thuộc nhóm nhận 60.000 đơn vị vitamin D và 66,1% người của nhóm nhận vitamin D và calcifediol bị té ngã so với chỉ có 47,9% người của nhóm nhận liều chuẩn 24.000 đơn vị vitamin D.
TS Heike Bischoff-Ferrari, Trưởng nhóm nghiên cứu lão khoa của Bệnh viện Đại học Zurich nói với tờ Time: “Chúng ta nghĩ rằng việc sử dụng liều cao vitamin D sẽ có lợi, nhưng thực tế thì trái lại liều thấp lại có lợi nhất trong việc bảo vệ bộ xương con người”.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với kết quả của nghiên cứu này. Trên tạp chí JAMA Internal Medicine, nơi công bố nghiên cứu, một nhóm nhà khoa học độc lập đã chỉ ra một số điểm yếu của nghiên cứu đó là không có nhóm chứng (không dùng vitamin D) và bệnh nhân được điều trị bằng liều hàng tháng thay vì liều hàng ngày.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Aspirin giảm nguy cơ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt
Thứ Sáu, tháng 1 15, 2016
sống khỏe
No comments
Ung thư tuyến tiền liệt dễ gây tử vong nói trên bao gồm tất cả các trường hợp thiệt mạng do chính ung thư tuyến tiền liệt phát triển và do ung thư lan sang cơ quan khác.
Khảo sát của chuyên gia ung thư tiết niệu Christopher Allard tại ĐH Y khoa Harvard và cộng sự được báo cáo tại hội nghị của Hội Ung thư học lâm sàng Mỹ ở TP San Francisco mới đây nêu khả năng aspirin có thể giúp kéo giảm nguy cơ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt.
Theo trang tin HealthDay News, nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu y tế của 22.000 đàn ông và theo dõi trong khoảng 30 năm. Gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt qua thời gian này, trong đó có hơn 400 người bị dạng dễ gây tử vong.
Ung thư tuyến tiền liệt dễ gây tử vong nói trên bao gồm tất cả các trường hợp thiệt mạng do chính ung thư tuyến tiền liệt phát triển và do ung thư lan sang cơ quan khác.
Aspirin có thể giúp ngăn ngừa ung thư lan sang nơi khácẢnh: HEALTHDAY NEWS
Phân tích cho thấy những người chưa bị chẩn đoán ung thư dùng hơn 3 viên aspirin/tuần có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt dạng dễ tử vong thấp hơn 24% so với người không dùng. Ở nhóm người đã mắc ung thư tuyến tiền liệt, việc dùng aspirin thường xuyên có nguy cơ tử vong thấp hơn 39% so với bệnh nhân không dùng.
TS Allard tình nghi chính khả năng trấn áp tiểu cầu của aspirin có thể giải thích cách thức thuốc này giúp ngăn ngừa sự tái phát ung thư tuyến tiền liệt dạng dễ tử vong. Theo ông Allard, aspirin cũng có thể giúp ngăn ngừa ung thư lan sang nơi khác, như qua xương.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
'Loạn' dầu cá omega-3
Thứ Sáu, tháng 1 15, 2016
sống khỏe
No comments
Dầu cá omega-3, omega-6 bán tràn lan trên thị trường với nhiều nguồn gốc xuất xứ. Người dùng cũng mua theo giới thiệu mà không biết rằng có những trường hợp cấm uống dầu cá.
Thúy, nhân viên một hiệu thuốc ở quận 4, TPHCM cho biết ở đây có bán dầu cá viên nang của 7 hãng khác nhau. Tất cả đều được niêm yết dòng chữ "chiết xuất 100% từ cá tươi". Mỗi hộp 100 viên có giá dao động từ 250.000 đến 850.000 đồng, nếu mua lẻ thì đắt hơn khoảng vài trăm đồng mỗi viên.
Lấy ra một hộp dầu cá omega-3 1.000 mg, Thúy cho biết hàng xuất xứ Australia, hiện bán rất chạy với giá 260.000 đồng và nhiều công dụng như làm sáng mắt, đẹp da, bảo vệ tim mạch. "Mỗi viên có 2.600 đồng, chỉ cần uống 3 hộp như thế này sẽ thấy hiệu quả ngay", nữ nhân viên thuyết phục khi thấy khách hàng dè chừng về giá thành sản phẩm.
Ảnh minh họa: fitnessedgemedia
|
Trên thị trường hiện có hàng trăm nhãn hiệu dầu cá dưới dạng viên nang thực phẩm chức năng được quảng cáo như "thần dược" có công dụng bảo vệ mắt, khỏe tim và tránh đột quỵ, chống lão hóa, cải thiện các rối loạn tâm thần như bệnh trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và tâm thần phân liệt...
Dầu cá được bán tràn lan trên các trang mạng với nhiều mức giá khác nhau. Chỉ cần gõ từ khóa "dầu cá omega" trên công cụ tìm kiếm Google sẽ cho ra hàng trăm kết quả về hàng trăm website khác nhau.
Hầu hết các sản phẩm này đều được quảng cáo là nhập từ Australia, Mỹ, Nhật, giảm giá từ 30 đến 50%, rẻ nhất khoảng 130.000 đồng, đắt nhất lên đến hơn một triệu đồng. Một số trang còn quảng cáo là hàng xách tay do "người quen" đưa về. Người mua chỉ cần đặt hàng online sẽ có nhân viên giao đến tận nhà mà không được hướng dẫn thêm về cách sử dụng sao cho an toàn.
Phó giáo sư, dược sĩ Nguyễn Hữu Đức cho biết, dầu cá là thuốc hoặc thực phẩm chức năng có công dụng tốt với sức khỏe. Dầu cá hiện được chia làm 2 loại là loại dầu cá chứa vitamin tan trong dầu gồm vitamin A, D và loại chứa acid béo omega-3, omega-6.
Omega-3 có 3 loại chủ yếu được hấp thu từ thức ăn là acid alpha linoleic (ALA), acid eicosapentaenoic (EPA) và acid docosahexaenoic (DHA). Khi vào cơ thể, ALA chuyển thành EPA và DHA, tiêu thụ nhanh chóng. Omega 3 có thể được hình thành từ triglyceride có trong tự nhiên và ethyl ester dạng tổng hợp.
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng An toàn thực phẩm, dầu cá tự nhiên có các chất béo không ester hóa, song nếu không ester thì dầu cá dễ bị phân hủy, biến chất. Vì thế để đảm bảo độ ổn định, các loại dầu cá đã được nhà sản xuất ester hóa. Với bản chất này, tất cả các loại dầu cá đều có tác dụng làm tan xốp (thành phần là polystyrene), thời gian hòa tan nhanh hay chậm tùy thuộc vào từng loại sản phẩm khác nhau.
Cơ thể con người không có polystyrene như xốp nên khi sử dụng dầu cá sẽ không bào mòn ruột, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi vào cơ thể con người, dầu cá qua quá trình hấp thu và phân hủy sẽ tạo ra các chất có lợi cho sức khỏe. Dầu cá không ăn mòn xốp thì có thể không được ester hóa, song như vậy thì thời gian bảo quản sẽ ít hơn.
Theo bác sĩ Lê Thị Ngọc Vân, Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhân dân 115 dầu cá có chứa các acid béo omega-3 có khả năng mang lại nhiều lợi ích với tim mạch, giảm lượng cholesterol và triglycerid trong máu, giảm nguy cơ tăng huyết áp, tác dụng hỗ trợ mắt...
Theo bác sĩ Vân, khẩu phần ăn cần cân đối omega 3 và omega 6 để cơ thể khỏe mạnh. Trong dầu ăn hàng ngày chỉ chứa omega-6 là chủ yếu. Cơ thể không tự sản xuất omega-3 mà cần được cung cấp từ thức ăn. Omega-3 có nhiều trong cá biển, gan cá biển, một vài loại rau, đậu, tảo... Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên một tuần nên ăn cá tối thiểu 3 lần để tăng cường omega-3.
“Những người mắc bệnh dễ chảy máu, cơ địa thiếu vitamin K khi dùng omega-3 liều cao, kéo dài nhiều ngày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe”, bác sĩ Vân chia sẻ.
Theo phó giáo sư Đức, khẩu phần ăn uống cân đối đầy đủ dưỡng chất thì không cần thiết phải sử dụng dầu cá. Dù là thực phẩm chức năng nhưng nếu sử dụng thì phải tuân thủ đúng liều lượng theo hướng dẫn. Khi lựa chọn dầu cá omega-3 cần xem xét hàm lượng, thành phần bên trong, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Dược sĩ Phạm Thị Mỹ Linh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn chia sẻ, cách để phân loại dầu cá có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng là omega-3 nhập khẩu sẽ có chữ “VISA: số đăng ký sản phẩm”. Nếu là omega-3 tại Việt Nam sản xuất có nguồn gốc và kiểm định rõ ràng sẽ có “SĐK: số đăng ký sản phẩm”. Đối với các sản phẩm chức năng nhập khẩu hoặc trong nước sản xuất đã đăng ký sản phẩm sẽ có “CNTP: số đăng ký sản phẩm”
Các chuyên gia khuyên cũng không nên quá tin vào thực phẩm chức năng đã đăng ký. Vì khi đăng ký sản phẩm là thuốc thì sở y tế sẽ kiểm tra quy trình gắt gao hơn, nhưng nếu doanh nghiệp đăng ký sản phẩm là thực phẩm chức năng thì công đoạn kiểm tra sẽ đơn giản rất nhiều.
Hiện thực phẩm chức năng được quản lý chưa tốt, hàm lượng omega-3 trên bao bì đôi khi không thể hiện đúng lượng omega-3 có thật trong sản phẩm. Các doanh nghiệp thường chỉ kiểm tra định tính các chất vitamin A, D, E, K trong dầu cá nhưng vitamin tan được trong nhiều dung môi.
Và doanh nghiệp có thể thay đổi một phần lớn dầu cá thành các loại dung môi khác rẻ tiền hơn để chế tạo dầu cá làm ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe người dùng.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Tác dụng phụ cực nguy hiểm của dầu cá omega 3
Thứ Sáu, tháng 1 15, 2016
sống khỏe
No comments
Sử dụng dầu cá omega 3 không đúng cách, liều lượng và dầu cá kém chất lượng, người sử dụng có thể gặp một số vấn đề rắc rối với sức khỏe.
Chứng ợ mùi tanh của cá. Đây là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất liên quan đến việc bổ sung dầu cá omega 3. Hệ tiêu hóa sẽ phản ứng tiêu cực với dầu cá là nguyên nhân mà dầu cá không được hấp thụ đúng cách. Phản ứng này sẽ giải phóng khí trong bụng, buộc bạn phải ợ lên mùi tanh khó chịu. Một trong những nguyên chính dẫn tới việc ợ tanh là uống dầu cá trong khi đói.
Nguy cơ nhiễm độc kim loại. Thủy ngân là một chất hủy hoại các cơ quan một cách nghiêm trọng. Nhiễm độc do thủy ngân, nếu không được chú ý kịp thời, có thể gây cho hại cho tim và gan. Hầu như đối với các loại dầu cá kém chất lượng đều có thể chứa mức thủy ngân cao.
Tăng cân. Nếu bạn đang trong thời gian giảm cân, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn bắt đầu dùng dầu cá bổ sung, vì đã có một số người tăng cân sau khi sử dụng. Đây thực sự là một tác dụng phụ đáng ngạc nhiên của dầu cá. Có thể do bạn đang sử dụng một loại dầu cá chất lượng thấp.
Đau quặn bụng. Có nhiều người từng trải qua cơn đau quặn bụng sau khi bổ sung dầu cá. Các nghiên cứu đã theo dõi về những tác động tiêu cực này và nhận ra rằng hệ thống tiêu hóa của chúng ta không có khả năng để tiêu hóa lượng dầu cá dư thừa. Dầu cá không được tiêu hóa hết sẽ gây đầy hơi, dẫn đến trướng bụng. Trướng bụng nhiều khi dẫn đến quặn thắt và đau vùng bụng.
Khó thở. Mặc dù hiếm gặp nhưng thực tế đã có nghiên cứu chỉ ra rằng một số người đã bị khó thở sau khi bổ sung quá nhiều dầu cá. Nguyên nhân có thể là do dị ứng với dầu cá khiến hệ hô hấp bị viêm, ngăn chặn các đường dẫn khí và làm tắc chúng. Điều này đương nhiên ảnh hưởng tới việc hít thở hàng ngày.
Chứng ợ nóng. Sử dụng dầu cá không đúng liều lượng, uống quá nhiều có thể làm đảo lộn hệ tiêu hóa, gây chứng ợ nóng và trào ngược axít. Nếu bạn muốn tăng liều lượng sử dụng dầu cá, hãy tiến hành từ từ theo thời gian để ngăn chặn sự xáo trộn trong hệ tiêu hóa.
Phân lỏng. Đau dạ dày có thể gây ra hiện tượng phân lỏng để tránh đầy hơi và trường bụng. Nếu bạn dùng quá nhiều dầu cá, chắc chắn bạn sẽ phải ghé thăm nhà vệ sinh nhiều hơn ngày thường.
Nguy cơ bị xuất huyết. Dùng dầu cá bổ sung quá liều lượng có thể đưa bạn đến nguy cơ bị xuất huyết. Nguy cơ tăng cao hơn nếu chất lượng dầu cá không tốt. Như được lưu ý ở trên, bất cứ khi nào bạn dùng trên 3 gram sẽ gây hại cho sức khỏe. Bạn có thể thấy xuất hiện tia máu trong nước tiểu, chảy máu mũi và thậm chí tồi tệ hơn là bị đột quỵ do xuất huyết.
Mức glucose tăng cao. Mức độ đường glucose quá cao trong máu rõ ràng là không tốt đối với bất kỳ ai. Và nếu bạn đang tăng cân hoặc béo phì, hẳn là bạn sẽ lo lắng. Nếu bạn đang bị tiểu đường hãy dùng dầu cá với liều lượng đảm bảo an toàn vì mức độ đường có thể tăng lên do dùng dầu cá. Trong khi chưa có bằng chứng để xác thực về quan điểm trên, bạn vẫn nên cẩn trọng với tác dụng phụ được cảnh báo này.
Giảm huyết áp. Giảm huyết áp hay còn gọi là huyết áp thấp là một trong những mối nguy hiểm khi sử dụng loại vitamin bổ sung hàng ngày này. Những người bị huyết áp thấp dùng các loại thuốc chống tụt huyết áp tự nhiên nên cẩn trọng về liều lượng. Hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ về việc dùng thuốc đồng thời chống tụt huyết áp và dầu cá bổ sung. Tác dụng của cả hai loại này có thể đưa huyết áp của bạn xuống mức quá thấp.
Tăng cholesterol xấu. Các nghiên cứu cho thấy, những người đang ở chế độ ăn uống nhiều chất béo thì có xu hướng làm cho lượng cholesterol tăng cao hơn khi dùng kèm thêm dầu cá trong chế độ ăn uống của họ. Để tránh tình trạng này khi dùng dầu cá, bạn chỉ cần cắt giảm chất béo trong bữa ăn.
Dị ứng. Dầu cá giống như những vitamin bổ sung khác cũng có thể gây dị ứng. Những người có mức nhạy cảm cao có xu hướng gặp một số loại phản ứng dị ứng khi dùng loại vitamin bổ sung này, chẳng hạn: ngứa và nổi mụn, phát ban và nổi mẩn đỏ trên da, viêm họng, buồn nôn, đau đầu, khó thở….
Tác động tiêu cực với những rối loạn thần kinh. Các nghiên cứu nhận định rằng những người đang bị những rối loạn về thần kinh như rối loạn lưỡng cực và trầm cảm nếu sử dụng dầu cá bổ sung có thể làm tình trạng tồi tệ hơn. Đối với những người mắc các chứng bệnh này họ trải qua cảm giác kiến bò, bồn chồn không yên, dùng dầu cá làm tình trạng nghiêm trọng hơn, họ có thể trở nên hung bạo. Bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ nếu thực sự muốn sử dụng dầu cá hợp lý khi có các vấn đề rối loạn thần kinh.
Không an toàn cho phụ nữ mang thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ. Bác sĩ trên toàn thế giới nghiêm cấm việc sử dụng dầu cá dưới hình thức chưa tinh chế đối với bà mẹ mang thai và đang cho con bú. Bởi kim loại nặng cùng với những chất độc khác có trong dầu cá này có thể gây hại cho cả mẹ và em bé. Phụ nữ dùng dầu cá không đúng liều có nguy cơ chảy máu tử cung cao vì tính chất chống đông máu tự nhiên của Omega-3.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Cách sử dụng thuốc hạ sốt acetaminophen an toàn cho trẻ
Thứ Sáu, tháng 1 15, 2016
sống khỏe
No comments
Không bao giờ uống nhiều hơn một loại thuốc có chứa acetaminophen. Nếu uống thuốc tình trạng của con bạn không tốt lên hoặc cải thiện cần thông báo lại cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết.
Bạn đang ở trong cửa hàng thuốc, tìm kiếm một thuốc hạ sốt cho con em của mình. Chúng có độ tuổi từ 6 tháng đến 7 năm, và bạn muốn mua một sản phẩm, có thể sử dụng cho tất cả lứa tuổi này. Điều mà bạn nghĩ tới là sẽ mua acetaminophen dạng lỏng.
Đối với trẻ sơ sinh và em bé sử dụng ống nhỏ giọt, còn đối với trẻ lớn tuổi hơn thì sử dụng muỗng cà phê để đong liều. Điều này có thể là một sai lầm nguy hiểm. Dùng thuốc không đúng cách là một trong những vấn đề lớn nhất trong việc sử dụng acetaminophen cho trẻ em.
Acetaminophen (paracetamol) có thể ở dạng một thành phần hoạt chất duy nhất dưới các thương hiệu như tylenol thường được sử dụng để hạ sốt và giảm đau, nhưng nó cũng được sử dụng kết hợp với các thành phần khác trong sản phẩm để làm giảm nhiều triệu chứng như ho và cảm cúm… Acetaminophen có thể được tìm thấy trong hơn 600 sản phẩm OTC (không kê đơn) và các loại thuốc kê đơn.
Thuốc nói chung là an toàn và hiệu quả nếu bạn làm theo hướng dẫn trên bao bì, nhưng nếu bạn dùng quá liều theo hướng dẫn hoặc dùng hơn một loại thuốc đều có chứa acetaminophen, nó có thể gây buồn nôn và nôn… Trong một số trường hợp, ở cả người lớn và trẻ em, thuốc có thể gây suy gan và tử vong. Trong thực tế, ngộ độc acetaminophen là nguyên nhân hàng đầu gây suy gan ở Mỹ.
Sử dụng ống nhỏ giọt đi kèm hộp/lọ thuốc để đong liều
Theo quy định của FDA năm 2009, các nhà sản xuất phải đặt chữ "acetaminophen" trên mặt trước của tất cả các sản phẩm OTC có chứa các thành phần và các "thông tin thuốc” trên nhãn, trên bao bì và đóng gói nhỏ nhất.
Tuy nhiên, các loại thuốc theo toa chỉ có nhãn trên hộp, kiện thuốc lớn mà không có nhãn trực tiếp tới đơn vị thuốc đưa cho người sử dụng, mà thay vào đó, các hiệu thuốc phải in nhãn thuốc dựa trên toa thuốc trên thùng, hộp thuốc lớn đó trước khi đưa nó cho người tiêu dùng.
Thuốc thường sử dụng từ viết tắt "APAP" (N-acetyl-p-aminophenol) hoặc một phiên bản rút gọn của acetaminophen để đại diện cho các thành phần. Việc đọc kỹ các thành phần trên thuốc, hoặc tên gốc có thể giúp cha mẹ tránh được việc sử dụng quá liều acetaminophen cho trẻ.
Lời khuyên sử dụng an toàn acetaminophen (paracetamol) cho trẻ em
Không bao giờ cho con của bạn dùng nhiều hơn một loại thuốc có chứa acetaminophen cùng một lúc. Để tìm hiểu xem một loại thuốc OTC có chứa acetaminophen, hãy tìm "acetaminophen" trên nhãn thuốc hoặc hướng dẫn sử dụng, mục thành phần của thuốc. Đối với thuốc giảm đau theo toa, hãy hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ nếu thuốc có chứa acetaminophen.
Chọn thuốc OTC phải dựa trên trọng lượng và tuổi của con bạn. Các "hướng dẫn" của nhãn thuốc có thể cho bạn biết nếu loại thuốc đó có phù hợp với lứa tuổi và cân nặng của con bạn hay không? Nếu một liều cho trọng lượng hay tuổi tác của con bạn không được liệt kê trên nhãn hoặc trong hướng dẫn sử dụng hoặc bạn không biết có thể dùng bao nhiêu là phù hợp, hãy hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ phải làm gì.
Không bao giờ uống nhiều hơn một loại thuốc có chứa acetaminophen. Nếu uống thuốc tình trạng của con bạn không tốt lên hoặc cải thiện cần thông báo lại cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết.
Nếu thuốc là một chất lỏng, sử dụng công cụ đo lường đi kèm với hộp (lọ) thuốc mà không sử dụng bất kỳ dụng cụ đong, do lường nào khác trong bếp ăn của mình.
Giữ một bản ghi hàng ngày các loại thuốc mà con bạn đang sử dụng, và chia sẻ thông tin này với bất cứ ai giúp đỡ chăm sóc cho con mình.
Nếu con bạn uống quá nhiều acetaminophen, cần có sự trợ giúp y tế ngay lập tức, ngay cả khi con bạn không cảm thấy bị bệnh.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317