Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Những bệnh không nên dùng vitamin


Vitamin là thuốc bổ, cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, có khả năng phòng chống bệnh tật. Nhưng không phải tất cả vitamin lúc nào cũng bổ, mà ngược lại có một số loại bệnh nếu dùng một số loại vitamin sẽ càng làm cho tình trạng bệnh xấu đi.
Bệnh tim mạch
Đối với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, nếu uống vitamin E quá liều thì tỷ lệ phát bệnh phải nhập viện tăng gần 20%. Ngoài ra, người bệnh tim không được dùng thuốc có chứa kali ở liều cao (trên 3.500mg mỗi ngày), vì lượng kali dư thừa cũng sẽ làm tim đập nhanh và loạn nhịp tim.
​Vitamin & B1 thúc đẩy nhanh tiến triển bệnh ung thư
Bệnh đái tháo đường
Vitamin B3 giúp giảm lượng cholesterol, giúp ích cho quá trình tuần hoàn máu và hình thành hệ thần kinh. Nhu cầu vitamin B3 hàng ngày của người trưởng thành là từ 15 - 18mg. Nhưng với người bệnh đái tháo đường, nếu dùng vitamin B3 hàng ngày gây tăng cường phân giải glycogen nên làm tăng đường huyết. Do đó, người mắc bệnh đái tháo đường cần lưu ý điều chỉnh liều dùng thuốc kiểm soát đường huyết khi phối hợp với vitamin B3.
Bệnh tăng huyết áp
Trong khi dùng thuốc chữa tăng huyết áp, nhiều người thường phối hợp dùng vitamin C làm tăng cường khả năng miễn dịch. Loại vitamin C dạng sủi được ưa chuộng. Trong viên sủi chứa nhiều natribicarbonat (NaHCO3) làm tăng lượng Na như người dùng nhiều muối trong bữa ăn hàng ngày. Na kéo ion canxi (Ca 2) vào nhiều trong nội bào. 
Chính Ca 2 khi vào nội bào nhiều sẽ gắn kết với phức tropomin C làm thay đổi cấu trúc không gian của phức này, bộc lộ actin, tạo điều kiện cho actin kết hợp với myosin gây co cơ. Sự co cơ thành tiểu động mạch tăng sẽ cản trở lưu thông máu dẫn tới tăng huyết áp. Như vậy, tá dược NaHCO3 trong viên sủi C làm giảm hiệu lực của thuốc chữa tăng huyết áp.
Bệnh ung thư
Người ta đã nói tới nhiều loại vitamin có khả năng phòng chống ung thư, nhưng ngược lại cũng có nhiều loại vitamin không những không góp phần ngăn chặn sự phát triển của ung thư mà lại “tiếp tay” cho các tế bào ác tính có điều kiện thuận lợi để nhanh chóng lớn lên và di căn đến nhiều nơi khác.
Vitamin B1: Đây là loại vitamin không thuộc diện chống chỉ định cho những bệnh nhân ung thư nhưng phải hết sức thận trọng khi dùng cho các bệnh nhân này. Một số bệnh nhân ung thư như bệnh ung thư máu (bệnh bạch cầu), bệnh ung thư đường tiêu hóa và một số khối u ác tính tiến triển nhanh đều gây ra hậu quả thiếu hụt vitamin B1
Hơn nữa, khi dùng các thuốc điều trị khối u cũng phát sinh ra sự thiếu hụt này dẫn đến những hậu quả như tê bì, suy giảm trí nhớ và tăng lượng acid lactic trong máu (gây tình trạng toan hóa máu). 
Vì vậy, người bệnh ung thư thường được bác sĩ chỉ định cho dùng bổ sung vitamin B1 trong quá trình điều trị. Nhưng nếu dùng quá nhiều vitamin B1 cho bệnh nhân thì lại gây ra sự tăng trưởng của các khối u làm cho ung thư tiến triển mau hơn.
Vitamin B12: Vitamin B12 được biết đến đầu tiên với tác dụng chống lại bệnh thiếu máu có hồng cầu to (bệnh Biermer) và tăng cường chuyển hóa đối với các nơron thần kinh nên thường được dùng phối hợp với vitamin B1 và vitamin B6để điều trị nhiều căn bệnh đau nhức, tê bại... 
Về tác dụng được lý, vitamin B12 có khả năng làm cho các tế bào tăng trưởng mạnh, vì thế bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu hồng cầu to sau khi được điều trị bằng vitamin B12 đã nhanh chóng hồi phục. 
Về mặt cơ chế bệnh sinh, ung thư cũng là một căn bệnh mà sự phát triển các tế bào ác tính là vô tổ chức và không thể kiểm soát nổi. Các thuốc điều trị ung thư đều nhằm tiêu diệt tế bào hoặc là kìm hãm sự phát triển của chúng. Nhưng vitamin B12 lại tác dụng ngược lại kích thích các tế bào phát triển nhanh hơn. Vì vậy, việc dùng vitamin B12 cho bệnh nhân ung thư chỉ là làm cho bệnh càng tiến triển nhanh hơn mà thôi.
Lời khuyên của thầy thuốc
Vitamin là loại thuốc dễ bị lạm dụng nhất vì mọi người thường nghĩ đó là thuốc bổ thì ai cũng có thể dùng được. Đây là thói quen không có lợi cho sức khỏe. Hơn nữa, một số vitamin không phải lúc nào cũng tốt mà thậm chí còn gây hại cho sức khỏe nếu dùng không đúng. Vì vậy, khi cần dùng vitamin, mọi người nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Cách tốt nhất để bổ sung vitamin cho cơ thể là thông qua thực phẩm ăn uống hàng ngày.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Cảnh giác với thuốc gây trướng bụng

Đầy hơi, trướng bụng là các triệu chứng thuộc về đường tiêu hóa, tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho người bệnh. Chứng đầy hơi thường là loại bệnh chức năng, nghĩa là không do tổn thương thực thể như viêm loét dạ dày- tá tràng, khối u hay hẹp tắc ruột. 
Thông thường, chứng đầy hơi xảy ra khi thói quen ăn uống nhiều tinh bột, các loại thức ăn chứa nhiều sorbitol, thói quen hay nhai kẹo cao su, thiếu hụt enzyme lactase, suy tuyến tụy. Tuy nhiên cũng cần chú ý, khi sử dụng một số loại thuốc liều cao, kéo dài có thể dẫn tới tình trạng đầy hơi.
Vitamin E
Vitamin E là thuật ngữ chỉ một nhóm các chất có hoạt tính sinh học tương tự nhau là α, β, γ, δ tocoferol trong đó α - tocoferol có hoạt tính mạnh nhất, hoạt tính của 1mg α - tocoferol bằng 1 đơn vị vitamin E. Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật như dầu cám, dầu lạc, trong các hạt nảy mầm, trong rau xanh; được hấp thu qua niêm mạc ruột và cần có sự nhũ hóa của acid mật.
Vitamin E có rất nhiều tác dụng quan trọng, trong đó nó có tác dụng chống ôxy hóa bảo vệ màng tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào. Đồng thời nó có tác dụng hiệp đồng với vitamin C, vitamin A, selen, nhất là có tác dụng bảo vệ vitamin A không bị ôxy hóa.
Chính vì tác dụng chống ôxy hóa mà hiện nay, việc sử dụng vitamin E trong điều trị nhiều khi bị lạm dụng. Do đó cần phải lưu ý, khi dùng liều cao, kéo dài có thể gặp các tác dụng không mong muốn như buồn nôn, nôn, đầy hơi, tiêu chảy...
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sắt
Sắt hàng ngày cung cấp cho cơ thể chủ yếu từ thức ăn như gan, tim, trứng, thịt nạc, hoa quả. Ở người bình thường, nhu cầu sắt khoảng 0,5 - 1mg trong 24 giờ, nhưng tăng gấp đôi ở phụ nữ khi hành kinh, và tăng 5 - 6 lần ở phụ nữ mang thai.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm cơ thể thiếu sắt, trong đó đáng chú ý là các nguyên nhân dẫn đến kém hấp thu sắt như viêm dạ dày mạn tính, lao dạ dày, sau cắt đoạn dạ dày, tiêu chảy mạn, trĩ, ung thư... hoặc do nhiễm giun, do tăng nhu cầu sử dụng sắt ở phụ nữ có thai, ở tuổi dậy thì.
Chính vì vậy, thuốc được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau cắt đoạn dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, viêm ruột mạn tính, rong kinh, trĩ, nhiễm giun móc, phụ nữ mang thai hoặc thời kỳ cho con bú.
Tuy nhiên cần chú ý, khi dùng đường uống, thuốc có thể gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa dẫn đến tình trạng lợm giọng, buồn nôn, táo bón, đầy hơi... khi dùng đường tiêm có thể gây nhức đầu, buồn nôn, sốt và đặc biệt khi dùng quá liều có thể gây tử vong.
Canxi
Canxi là khoáng chất phong phú nhất trong cơ thể, tham gia vào hầu hết các quá trình của sự sống và canxi còn có tên gọi là “nguồn gốc của sự sống”. Từ việc hình thành xương, co giãn cơ bắp, nhịp đập quả tim, hoạt động thần kinh và tư duy bộ não cho đến sự phát triển, loại bỏ sự mệt mỏi, kiện não ích trí và làm chậm quá trình lão hóa,... 
Có thể nói, mọi hoạt động của sự sống đều liên quan mật thiết với canxi. Canxi trong cơ thể ổn định mới có thể ngăn ngừa tai biến mạch máu não, ung thư và bệnh tim để từ đó giúp kéo dài tuổi thọ.
Tuy nhiên trong thực tế, không phải ai cũng có thể duy trì chế độ ăn uống để cung cấp đủ canxi, nhất là với các đối tượng có nhu cầu canxi cao hơn bình thường như phụ nữ có thai, trẻ em đang phát triển, người cao tuổi... khi đó cần phải sử dụng canxi bổ sung dưới dạng thuốc. Nhưng bên cạnh tác dụng tích cực, khi dùng canxi bổ sung có thể gặp các tác dụng không mong muốn như:
Đầy hơi: Đây là tác dụng phụ thường gặp và thường xảy ra khi mới bắt đầu sử dụng canxi bổ sung. Khi đã quen dần với liều lượng bổ sung canxi hằng ngày, sự đầy hơi cũng không còn xảy ra.
Buồn nôn và ói: Bổ sung canxi liều cao lúc bụng đói có thể gây buồn nôn và nôn. Điều này gây ảnh hưởng tai hại cho hệ tiêu hóa. Trong trường hợp này, cần phải giảm liều lượng bổ sung canxi.
Táo bón: Đây cũng là một tác dụng phụ “kinh điển” của việc bổ sung canxi, với hệ lụy là tích lũy độc chất trong cơ thể gây trướng bụng và đau bụng.
Vitamin D
Vitamin D là một nhóm gồm từ D2 đến D7, trong đó hai chất có hoạt tính mạnh nhất là D2 và D3. D3 được tổng hợp ở các tế bào da nhờ ánh sáng tử ngoại, nếu được tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời thì lượng D3 tạo ra đủ cho nhu cầu vitamin D của cơ thể.
Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng chuyển hóa các chất vô cơ mà chủ yếu là canxi và phosphat; nó làm tăng hấp thu canxi và phosphat ở ruột, tăng tái hấp thu canxi ở thận, tham gia vào quá trình canxi hóa sụn tăng trưởng. Do vậy vai trò của nó rất quan trọng trong sự phát triển bình thường của trẻ em. 
Bên cạnh đó, nó còn có vai trò điều hòa nồng độ canxi trong máu luôn hằng định, khi thiếu vitamin D, ruột không hấp thu đủ canxi và phospho làm canxi máu giảm, khi đó canxi bị huy động từ xương ra để ổn định nồng độ canxi trong máu nên gây hậu quả là trẻ em chậm lớn còi xương, chậm biết đi, chân vòng kiềng... người lớn sẽ bị loãng xương, thưa xương, xương dễ gãy..
Tuy nhiên, khi nào bổ sung và bổ sung như thế nào cần có ý kiến của nhân viên y tế, không nên tự ý sử dụng thuốc, vì bên cạnh các tác dụng như trên, nếu dùng thuốc không đúng có thể gây chứng tăng canxi huyết, tăng canxi niệu, thậm chí sỏi thận, tăng huyết áp, đau nhức khớp; có thể gặp tình trạng ngộ độc với các biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, nôn, buồn nôn, tiêu chảy và đặc biệt là tình trạng trướng bụng đầy hơi.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Hạn chế tác dụng phụ khi dùng thuốc cho trẻ

Ở trẻ em, về cơ thể học và sinh lý học chức năng cơ quan khác người lớn hay trẻ trưởng thành, tác dụng phụ và biến chứng do dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc di chứng cơ quan nặng nề cho trẻ, nhất là trẻ nhỏ, do đó dùng thuốc phải thận trọng.
Đặc điểm cơ thể trẻ
Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, chức năng gan, thận của trẻ chưa hoàn thiện, do đó khả năng chuyển hóa, tích lũy, đào thải kém dễ dẫn đến ngộ độc thuốc.
Thuốc vào cơ thể được gắn với protein để vận chuyển đến nơi cần phát huy tác dụng. Ở trẻ em, khả năng gắn thuốc với protein còn kém và có sự cạnh tranh giữa các thuốc đồng thời cạnh tranh với bilirubin tự do dẫn đến một số thuốc không gắn được với protein, dễ gây ngộ độc thuốc và tăng bilirubin tự do trong máu gây tình trạng vàng da ở trẻ. Ở trẻ em, lượng nước toàn phần và sự phân bố nước ở trong và ngoài tế bào thay đổi theo lứa tuổi, do đó sự phân bố khối lượng thuốc cũng rất khác nhau ở từng lứa tuổi.
Một trường hợp trẻ bị ngộ độc thuốc
Não của trẻ em có nhiều nước, nhiều mạch máu và chức năng hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh nên dễ có tình trạng phản ứng thuốc.
Các đường dùng thuốc ở trẻ nhỏ
Đường uống: Ở trẻ nhỏ, ta thường dùng thuốc nước, thuốc bột. Các loại thuốc viên hay nang khó uống hơn. Dạng sirô thì không để được lâu.
Không nên ép trẻ nhỏ khi không chịu uống thuốc, vì có thể bị sặc vào đường hô hấp nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vì vậy, khi cho trẻ uống thuốc phải dỗ dành. Ở trẻ lớn hơn thì tốc độ hấp thu thuốc sẽ giảm theo thứ tự sau: dung dịch, huyền phù, viên nén. Nhu động ruột trẻ nhỏ tăng hơn trẻ lớn nên tốc độ di chuyển thuốc trong ống tiêu hóa nhanh hơn.
Đường tiêm: Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da dùng trong trường hợp bệnh nặng hay nôn mửa, hôn mê. Đường tiêm thường gây đau và phản ứng thuốc nhiều hơn.
Đường tủy sống: Thường dùng trong trường hợp viêm màng não ở trẻ sơ sinh. Đường dùng này hay có biến chứng. Không dùng penicillin tiêm tủy sống cho trẻ nhỏ.
Đường hậu môn: Đoạn cuối của ruột già và trực tràng là nơi có thể hấp thu thuốc. Thường dùng đường này khi trẻ hôn mê, co giật, nôn mửa hay thuốc bị hủy do dịch tiêu hóa. Nhược điểm là sự hấp thu thuốc không hằng định, một số thuốc có thể gây kích thích tại chỗ cho trực tràng.
Và lưu ý khi dùng
Vì ở trẻ em, về cơ thể học và sinh lý học chức năng cơ quan khác người lớn hay trẻ trưởng thành, do đó dùng thuốc phải thận trọng, vì tác dụng phụ và biến chứng do dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc di chứng cơ quan nặng nề cho trẻ, nhất là trẻ nhỏ. Bộ Y tế nước ta quy định một số thuốc thông thường như aspirin, levamisol… không được dùng ở trẻ em, vì aspirin gây hội chứng Reye, levamisol gây biến chứng thần kinh.
Khi dùng thuốc cho trẻ em, người thầy thuốc phải chú ý: ghi rõ tên thuốc; liều lượng đường dùng (uống, tiêm…); số lần dùng trong ngày; thời gian dùng; không nên ghi đơn theo viên, ống mà phải ghi theo đơn vị, gam. miligam... hoặc đậm độ dung dịch, ví dụ adrenalin 0,1% thì phải ghi cụ thể số mililit. Ngoài ra, trong khi ghi tên thuốc thương mại, phải biết rõ tên gốc chính của nó. Ví dụ: tifomycin (chloramphenicol), bevitin (vitamin B1)...
Trong khi điều trị cần phải theo dõi các phản ứng gây ra do thuốc, bao gồm: phản ứng do quá liều (lượng thuốc dùng gần bằng liều lượng độc tính) và phản ứng phụ (khi dùng thuốc với liều lượng thông thường). Ngoài ra, cần theo dõi phản ứng của trẻ tùy theo giai đoạn tăng trưởng:
Giai đoạn bào thai: một số thuốc người mẹ dùng có thể gây dị tật bẩm sinh như thalidomid gây dị tật tay chân hải cẩu, testosteron gây nam hóa bào thai nữ.
Giai đoạn thai nhi: các thuốc iod phóng xạ, thiouracil dùng cho mẹ có thể gây bướu giáp ở trẻ lúc sinh. Các thuốc trị ung thư gây dị tật bẩm sinh, ức chế tăng trưởng. Lúc sắp sinh, các thuốc giảm đau, thuốc gây mê, thuốc an thần, thuốc hạ huyết áp, thuốc giãn cơ... có thể gây ức chế hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Giai đoạn sơ sinh: Chloramphenicol gây hội chứng xám. Sulfamid dễ gây tích tụ bilirubin gián tiếp tại nhân xám não bộ. Vitamin K tổng hợp có thể gây tan máu.
Giai đoạn trẻ nhỏ: Các loại thuốc á phiện, morphin và các dẫn xuất, gây ức chế hô hấp nên không được dùng cho trẻ dưới 3 tuổi.
Phenothiazin gây ra các dấu hiệu thần kinh ngoại tháp.
Vitamin A, D liều cao, quinolon thế hệ 2 có thể gây tăng áp lực sọ não.
Tóm lại, dù dùng thuốc gì, đường nào thì đối với trẻ nhỏ phải hết sức thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra cũng như các biến chứng nguy hiểm trẻ có thể gặp phải khi dùng thuốc.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Chọn thuốc trị viêm mũi dị ứng trong thai kỳ

Viêm mũi dị ứng (VMDƯ) là chứng bệnh hay gặp nhất trong các bệnh dị ứng và có xu hướng gia tăng nhanh trong thời gian gần đây. VMDƯ với các triệu chứng hắt hơi nhiều, ngứa mũi, chảy nước mũi, kích ứng mắt... gây phiền toái cho người bệnh, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Việc dùng thuốc chữa VMDƯ cho bà bầu sao cho an toàn là vấn đề cần lưu ý.
Phân biệt VMDƯ và viêm mũi thai kỳ
Việc mang thai thường gây ra sung huyết và phù nề niêm mạc mũi. Gần 1/3 bà bầu có các triệu chứng nghẹt mũi khi mang thai - gọi là viêm mũi thai kỳ. Viêm mũi thai kỳ không có dấu hiệu khác của nhiễm trùng đường hô hấp và nguyên nhân gây dị ứng không rõ. Bệnh nhân nghẹt mũi liên tục, kèm theo tiết dịch mũi lỏng. Nghẹt mũi có thể dẫn đến thở bằng miệng vào ban đêm và giảm chất lượng giấc ngủ.
​Phụ nữ mang thai nên thận trọng lựa chọn thuốc trị viêm mũi dị ứng
Sinh lý bệnh của viêm mũi thai kỳ chưa được biết rõ. Có ý kiến cho là do sự thay đổi nồng độ estrogen và /hoặc progesterone, mặc dù có rất ít bằng chứng cụ thể.
VMDƯ và viêm mũi thai kỳ không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát được, bệnh viêm mũi có thể gián tiếp ảnh hưởng đến thai bằng cách ảnh hưởng đến dinh dưỡng thai kỳ, giấc ngủ, hoặc căng thẳng. 
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy viêm mũi không kiểm soát được có thể là nguyên nhân gây ra ngáy ngủ, điều này có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật và thai chậm phát triển trong tử cung. Không kiểm soát được bệnh viêm mũi cũng có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn đi kèm hoặc dẫn đến viêm xoang trong quá trình mang thai.
Thuốc điều trị VMDƯ cho phụ nữ mang thai
Glucocorticoid dạng xịt mũi:
Glucocorticoid đường mũi có hiệu quả cao đối với VMDƯ và được coi là thích hợp để sử dụng trong thai kỳ. Phụ nữ có thai nên sử dụng liều thấp nhất mà vẫn hiệu quả. Không có sự khác biệt lớn về hiệu quả hoặc tính an toàn giữa các dạng bào chế glucocorticoid dùng đường mũi. 
Như vậy, nếu một bệnh nhân đã sử dụng bất kỳ chế phẩm glucocorticoid đường mũi nào và được kiểm soát tốt, việc tiếp tục sử dụng chế phẩm đó trong thời gian mang thai là điều hợp lý.
Thuốc kháng histamin:
Thuốc kháng histamin đường uống ít hiệu quả hơn để làm giảm nghẹt mũi và chảy nước mũi trong điều trị VMDƯ so với glucocorticoid đường mũi. Một số nghiên cứu đã đánh giá sự an toàn của thuốc kháng histamin trong thời kỳ mang thai. 
Hầu hết phụ nữ mang thai có nhu cầu dùng thuốc kháng histamin thích hợp nhất với thế hệ hai như: acrivastin, cetirizin, loratadin, mizolastin và terfenadin… bởi vì các thuốc này ít có tác dụng an thần và tác dụng phụ cholinergic cũng thấp hơn so với thế hệ một (alimemazin, chlopheniramin, promethazin). Loratadin và cetirizin có thể được coi là lựa chọn đầu tay trong thời kỳ mang thai. Đã có dữ liệu an toàn của các thuốc này trên một số lượng lớn bệnh nhân mang thai.
Thuốc xịt mũi kháng histamin: Chưa có dữ liệu về tính an toàn trên người của azelastine hoặc olopatadine dạng xịt mũi, mặc dù nghiên cứu trên động vật cho thấy an toàn. Cho đến khi có thêm thông tin, nên tránh sử dụng các loại thuốc này trong thời kỳ mang thai, trừ khi bệnh nhân chỉ đáp ứng với duy nhất một trong hai thuốc trên trước khi mang thai.
Thuốc co mạch làm thông mũi, giảm sung huyết:
Thuốc co mạch dùng tại chỗ (naphazolin, oxymetazolin, xylometazolin…): có thể được sử dụng trong thời gian ngắn (dưới 3 ngày) để làm giảm tạm thời tình trạng nghẹt mũi nặng. Có một số dữ liệu về tính an toàn trên người của oxymetazolin dùng đường mũi khi sử dụng ngắn hạn có thể chấp nhận trong thai kỳ. Tuy nhiên, bệnh nhân nên được cảnh báo về sự phụ thuộc thuốc nếu sử dụng kéo dài.
Thuốc co mạch, thông mũi đường uống: Tốt nhất nên tránh hoàn toàn sử dụng thuốc thông mũi đường uống trong 3 tháng đầu thai kỳ do nguy cơ không chắc chắn về một dị tật bẩm sinh hiếm gặp mà các thuốc này gây ra, đó là hở thành bụng.
Thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi kết hợp: Bệnh nhân viêm mũi dị ứng có triệu chứng nghẹt mũi đáng kể thường báo cáo giảm triệu chứng nhiều hơn khi được điều trị kết hợp một thuốc kháng histamin và pseudoephedrin (một chất chống co mạch, giảm sung huyết đường hô hấp trên) so với sử dụng đơn lẻ một trong hai loại thuốc trên. Tuy nhiên, cần lưu ý pseudoephedrin được khuyến cáo nên tránh sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Lời khuyên của thầy thuốc
Phụ nữ mang thai cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc. Khi có những biểu hiện bệnh cần đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc. Tuyệt đối không dùng thuốc theo mách bảo, vì thuốc có thể an toàn với người này nhưng lại nguy hiểm cho người khác. 
Đặc biệt với bà bầu bị chứng dị ứng, việc dùng thuốc càng phải thận trọng hơn vì họ có cơ địa rất nhạy cảm. Việc dùng thuốc không đúng có thể xảy ra những hậu quả đáng tiếc, nguy hiểm cho cả mẹ và co


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Lạm dụng thuốc bổ gan = hại gan

Methionin là thuốc hỗ trợ chức năng gan, nhưng không ít người cho là thuốc “bổ gan” và lạm dụng (tự ý mua dùng, dùng liều cao và/hoặc kéo dài, dùng quá nhiều thuốc có chứa methionin trong thành phần mà không biết. Việc dùng không đúng này sẽ gây hại.
Methionin là acid amin cần thiết có chứa lưu huỳnh, tham gia vào quá trình chuyển hóa tổng hợp các chất cần thiết khác: Giúp sản xuất các chất chống ôxy hóa chứa lưu huỳnh khác  như cystein, taurin; đặc biệt giúp gan sản xuất glutathion dùng cho việc hóa giải chất độc (như khi nhiễm độc do dùng paracetamol liều cao); giúp việc chuyển hóa  mỡ, ngăn chặn sự tích tụ mỡ ở gan, được coi là chất hướng mỡ; là yếu tố cần thiết để sản xuất carnitin, một chất dinh dưỡng tự nhiên có trong các mô cơ, cung cấp năng lượng cho cơ hoạt động cơ kể cả cơ tim, hỗ trợ sự vận động cho tim và  hệ tuần hoàn khi bình thường cũng như khi cần nâng cao cường độ; là yếu tố cần cho việc hình thành collagen, giúp cho sự phát triển mô liên kết da, móng tay; làm  giảm  dị  ứng (như viêm mũi dị ứng).
Lạm dụng thuốc bổ gan = hại gan
Dùng thuốc phải có ý kiến của bác sĩ. Ảnh: Quốc Thanh
Thế nhưng, thuốc lại có nhiều tác dụng không mong muốn:
Đối với gan, ở những người bị suy gan, methionin làm cho tổn thương gan nặng thêm và có thể làm bệnh não do gan tiến triển mạnh; Làm giảm chức năng chuyển hóa của gan, giảm chu trình acid folic gan - ruột. 
Khi dùng quá liều và/hoặc kéo dài có thể dẫn tới bị bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, thiếu acid folic - máu cấp rất nguy hiểm. Điều này hay xảy ra khi dùng dạng uống dài ngày (đặc biệt ở người xơ gan, uống nhiều rượu) hay khi nuôi dưỡng dài ngày bằng chế độ truyền dung dịch đạm (dung dịch này có chứa methionin).
Dùng liều cao và/hoặc kéo dài methionin (nhất là ở người bị tắc động mạch não hoặc ngoại vi thường có lượng homocystein máu cao) sẽ làm tăng homocystein máu,  tăng homocystein niệu, làm xuất hiện hay nặng thêm bệnh xơ vữa động mạch, tắc mạch do huyết khối, chậm phát triển tinh thần, loãng xương.
Methionin có thể gây buồn nôn, ngủ gà, nhiễm toan, tăng nitơ máu (hay xảy ra ở người suy chức năng gan, thận).
Lạm dụng methioin thường gặp trong các trường hợp sau: Nghe nói virut gây viêm gan nguy hiểm khó tránh hoặc cảm thấy mỏi mệt, tự nhận mình yếu gan rồi tìm mua thuốc “bổ gan” methionin dùng (dùng chưa đúng chỉ định).
Có  viêm gan do rượu hay do thuốc, thầy thuốc cho methionin hỗ trợ chức năng gan, dùng thấy có hiệu quả, sau đó người bệnh cứ nghĩ methionin là thuốc “bổ gan” nên tự ý dùng tiếp (kéo dài thời gian dùng). Dung dịch đạm tiêm truyền chứa nhiều acid amin trong đó có methionin, dùng để nuôi người bệnh khi không ăn được với liều lượng thích hợp.
Có người cũng cho đó là “thuốc bổ” tự ý truyền không giới hạn là đã dùng quá liều methionin sẽ không lợi (như các tác dụng không mong muốn nêu trên). Nếu truyền cho người mà chức năng gan bị suy yếu một lượng lớn như vậy, gan không dung nạp được sẽ bị sốc phản vệ.
Quan niệm methionin là thuốc “bổ gan” dẫn đến các cách dùng sai lầm, vì vậy cần coi methionin là thuốc chữa bệnh. Trong bệnh viêm gan phải dùng đúng chỉ định, thời điểm và liều lượng mới có hiệu quả và tránh được tai biến do thuốc.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

6 cách dùng kháng sinh sai

Để việc dùng kháng sinh đạt hiệu quả thì phải tuân thủ các nguyên tắc: đúng bệnh, đúng thuốc, đủ thời gian và đúng liều. Dưới đây là 6 cách dùng kháng sinh sai.
1. Dùng cho những bệnh không cần phải dùng: thông thường khi bị sốt ho do bị cảm cúm, nhiễm siêu vi thì theo chu kỳ sinh sản tự nhiên, khoảng 4 - 5 ngày, virút sẽ tự thoái lui, thêm vào đó, cơ thể tự đề kháng nên tự khỏi. 
Nhưng do nôn nóng điều trị và vì thiếu hiểu biết, người bệnh tự động mua kháng sinh để điều trị. Thế là khi khỏi bệnh lại lầm tưởng là nhờ kháng sinh mà bệnh khỏi, nhưng thực tế, có thể dẫn tới tình trạng kháng thuốc rất nguy hiểm.
2. Dùng kháng sinh mạnh khi chưa cần thiết: trong một số trường hợp chỉ mới ở độ I, tức là có sốt có ho nhưng không có triệu chứng khó thở thì thay vì chỉ cần dùng kháng sinh thông dụng, có phổ kháng khuẩn hẹp là đủ. 
Nhưng với quan niệm chắc ăn, nhiều người đã dùng kháng sinh cực mạnh, như thế sẽ góp phần làm tăng khả năng vi khuẩn kháng thuốc và sản sinh ra chủng loại vi khuẩn thế hệ sau có mức độ đề kháng cả với loại cực mạnh, khi bị bệnh nặng sẽ không có loại kháng sinh tốt hơn để dùng.
3. Dùng tùy tiện các kháng sinh phổ rộng: kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng thường được dùng trong điều trị nhiễm trùng do nhiều chủng loại vi khuẩn gây ra. 
Thế nhưng, khi có dấu hiệu nóng sốt nhiễm trùng, không biết nhiễm do bao nhiêu loại vi khuẩn mà lại dùng loại kháng sinh này. Điều này thật là tai hại, nó tạo ra những chủng vi khuẩn kháng thuốc, lờn thuốc.
4. Dùng kháng sinh kéo dài quá mức: mỗi kháng sinh chỉ có thể kháng lại một hay vài loại vi khuẩn. Nếu dùng đúng loại đặc hiệu, chỉ vài ngày bệnh sẽ thuyên giảm, thời gian dài nhất cho một đợt điều trị kháng sinh là 7 - 10 ngày.
Nếu dùng không đúng kháng sinh đặc hiệu, bệnh chẳng những sẽ không đáp ứng mà vi khuẩn gây bệnh cũng như các vi khuẩn khác trong cơ thể sẽ quen dần và sinh ra các chủng kháng thuốc.
5. Dùng kháng sinh không đủ liều, không đủ thời gian: sử dụng kháng sinh phải tuyệt đối đảm bảo nguyên tắc đủ liều, đủ thời gian. 
Thông thường sau khi dùng khoảng 3 - 5 ngày bệnh sẽ hết căn bản triệu chứng nhưng phải dùng củng cố thêm vài ngày nữa bệnh sẽ khỏi hẳn. 
Thế nhưng có không ít trường hợp cứ ngỡ là khỏi hẳn nên tự ý ngưng thuốc. Do vậy, nếu dùng dang dở, vi khuẩn không bị trị tận gốc, dễ tái nhiễm, nhờn thuốc, sinh ra chủng kháng thuốc.
6. Phối hợp không đúng các loại kháng sinh: trong nhiều trường hợp khi bị nhiễm trùng phải phối hợp nhiều loại kháng sinh như lao chẳng hạn, để mỗi loại tác dụng lên một giai đoạn sinh sản phát triển của chúng. Nếu khi cần mà lại không phối hợp, sẽ không hiệu quả mà phát sinh chủng kháng thuốc.
Thường khi bị sốt ho do bị cảm cúm thì khoảng 4 - 5 ngày virút sẽ tự thoái lui.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Nhầm lẫn tai hại khi dùng vitamin C trị cảm lạnh

Người lớn thường bị cảm lạnh khoảng 3 - 4 lần một năm trong khi số lần trẻ em mắc bệnh thường cao gấp đôi số này. Một trong những dấu hiệu chỉ ra cơ thể bị nhiễm lạnh là tình trạng sổ mũi, hắt hơi và nhức đầu.
Nham lan tai hai khi dung vitamin C tri cam lanh
Vitamin C không giúp trị cảm lạnh. Thậm chí, lạm dụng chúng có thể gây nhiều rủi ro sức khỏe nghiêm trọng.
Trước đây, viên vitamin C thường được cho là có khả năng chống lại cảm lạnh. Nhưng theo các nhà khoa học Australia thì bổ sung vitamin Ctrị cảm lạnh là quan niệm sai lầm, nó không làm giảm nguy cơ nhiễm cảm, không giúp gì đáng kể trong việc giảm các triệu chứng gây khó chịu.

Việc tận dụng đồ ăn nhiều vitamin C lúc này cũng không giúp bạn khỏi bệnh hay rút ngắn thời gian mang bệnh. Thậm chí, lạm dụng chúng có thể gây nên những rủi ro sức khỏe không như mong đợi.
Kết quả nghiên cứu thực hiện năm 2013 từng chỉ ra, những người thường xuyên bổ sung vitamin C có khả năng phục hồi khi bị cảm lạnh nhanh hơn so với đối tượng không sử dụng chúng. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bổ sung vitamin C khi bị cảm lạnh sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơn.
Đáng báo động, kết quả nghiên cứu thực hiện với 48.450 đàn ông Thụy Điển chỉ ra người bổ sung vitamin C thường xuyên có khả năng bị sỏi thận cao hơn gấp 2 lần.
Bạn không nên tham lam, hiểu lầm khi cho rằng bổ sung càng nhiều vitamin C càng có lợi. Viện Y tế Quốc gia (NIH) từng khẳng định, lượng vitamin C cơ thể không hấp thụ hết sẽ được bài tiết khỏi cơ thể qua nước tiểu. 

Chính vì vậy, phụ nữ chỉ nên bổ sung 75mg trong khi nam giới cần bổ sung 90mg vitamin C (tương đương một cộc nước cam hoặc dâu tây) mỗi ngày.
NIH cũng khuyến cáo một người trưởng thành không nên ăn quá 2.000mg vitamin C mỗi ngày. Bổ sung lượng lớn vi chất này khiến bạn dễ đối diện với tình trạng co rút dạ dày, tiêu chảy, chảy nước mũi và đau đầu.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons