This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015
Dùng nhiều kháng sinh tăng nguy cơ bị tiểu đường
Thứ Tư, tháng 6 03, 2015
sống khỏe
No comments
Theo một nghiên cứu mới của ĐH Pennsylvania (Mỹ) công bố tuần rồi trên tạp chí y khoa European Journal of Endocrinology, người dùng kháng sinh càng nhiều thì rủi ro bị tiểu đường của họ càng cao.
Ảnh minh họa - Internet
Nghiên cứu được thực hiện với dữ liệu của khoảng 200.000 bệnh nhân tiểu đường ở Anh. Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu lịch sử dùng kháng sinh của số bệnh nhân này trước thời điểm được chẩn đoán bị tiểu đường ít nhất một năm, sau đó so sánh với thực tế dùng kháng sinh của khoảng 800.000 người không bị tiểu đường.
Kết quả, so với người không dùng hoặc chỉ dùng một đợt penicillin, rủi ro bị tiểu đường type 2 của người dùng 2-5 đợt penicillin cao hơn 8% và cao hơn 23% nếu dùng từ năm đợt trở lên. Với kháng sinh quinolones, so với người không dùng hoặc dùng chỉ một lần, rủi ro bị tiểu đường của người dùng 2-5 lần cao hơn 15%, nếu dùng từ năm lần trở lên rủi ro bị tiểu đường type 2 sẽ cao hơn 37%. Tỉ lệ rủi ro bị tiểu đường type 2 của người không dùng và dùng chỉ một đợt kháng sinh là ngang nhau.
BS Ben Boursi - trưởng nhóm nghiên cứu nghi ngờ tiểu đường có liên quan đến việc kháng sinh làm mất cân bằng vi khuẩn trong ruột. Cũng theo ông, một số nghiên cứu trước đây cho thấy mất cân bằng vi khuẩn trong ruột có liên quan đến béo phì, kháng insulin và tiểu đường ở động vật và người.
Ông cũng khuyến cáo bên cạnh thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh, mọi người cũng nên cẩn trọng trong ăn uống vì hiện lượng kháng sinh trong thực phẩm rất nhiều, chẳng hạn từ thịt gia cầm, gia súc. Số lượng người bị tiểu đường type 2 tăng lên trong những năm gần đây có thể có liên quan đến vấn đề kháng sinh trong thực phẩm.
Theo Đăng Khoa - Pháp luật TPHCM
7 mối nghi ngại thường gặp về vaccine
Thứ Tư, tháng 6 03, 2015
sống khỏe
No comments
Vaccine có an toàn không? Liệu vaccine có gây ra tự kỷ? Và nó có thực sự cần thiết? Theo Parents.com, các chuyên gia sẽ giúp bạn giải tỏa 7 nghi ngại về vaccine sau đây.
1. Nghi ngại: Vaccine không an toàn
Sự thật: PGS. TS Matthew Kronman, Chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm nhi khoa tại bệnh viện Nhi Đồng Seattle (Mỹ) cho biết: Để một loại vaccine được đưa vào lưu thông, cung cấp cho bệnh nhi đều phải trải qua các thử nghiệm nghiêm ngặt của Cơ quan quản thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Sau đó, các tổ chức, cùng với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), tiếp tục theo dõi các vấn đề liên quan. "Nếu một đứa trẻ gặp các phản ứng phụ với vaccine, thì thường chúng đều rất nhẹ, ví dụ như sốt chiếm 5-15% các trường hợp hoặc sưng đau tại chỗ. Một số tác dụng phụ khác, mặc dù hiếm gặp vẫn có thể xảy ra, nhưng với tỷ lệ ít hơn nhiều so với tỷ lệ biến chứng nặng do sởi". - PGS. TS Matthew Kronman hcho biết.
2. Tin đồn: Vaccine sởi gây tự kỷ
Sự thật: "Gần như không có một bằng chứng khoa học nào đối với tin đồn này. Có chăng chỉ có một loạt các nghiên cứu cho thấy điều ngược lại: loại vaccine này không gây ra tự kỷ". - TS. Richard Rupp, Giám đốc Văn phòng thử nghiệm lâm sàng tại trung tâm Sealy của Viện phát triển vắc xin, Đại học y Texas, cơ sở Galveston cho biết.
Sở dĩ xuất hiện thông tin này là do một nghiên cứu gian lận, trong đó người đứng đầu nghiên cứu là một bác sĩ người Anh sau đó đã bị tước giấy phép hành nghề y tế đã nói dối về việc tìm thấy mối liên hệ giữa vaccine sởi và bệnh tự kỷ. Cũng chẳng có ý nghĩa gì nhiều khi những dấu hiệu đáng chú ý của chứng tự kỷ có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở trẻ khoảng 12 tháng tuổi, sau khi đứa trẻ được tiêm một loạt các loại vaccine.
"Thông thường, các biểu hiện rối loạn xuất hiện khi trẻ còn nhỏ. Nhưng tự kỷ dễ được phát hiện hơn khi một đứa trẻ bắt đầu bỏ qua các sự kiện quan trọng nào đó". Các nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ đã tiêm chủng hay chưa tiêm đều có nguy cơ tự kỷ như nhau.
3. Cho rằng: Con tôi được tiêm vaccine có nghĩa là con tôi đã được an toàn
Sự thật: Có một điều chắc chắn là nguy cơ con bạn mắc các bệnh có thể phòng ngừa giảm đáng kể khi những người xung quanh đã được tiêm phòng. Nhưng 90% dân cư cần phải được tiêm phòng thì mới tạo ra sự miễn dịch hiệu quả cho cả cộng đồng.
Mặc dù tỉ lệ tiêm chủng quốc gia (của Hoa Kỳ) đã chạm mốc 90%, các dịch bệnh, ví dụ như dịch sởi gần đây ở California có xu hướng xảy ra ở vùng dân cư có tỷ lệ trẻ được tiêm chủng thấp.
4. Nghi ngại: Con tôi phải tiêm quá nhiều loại vaccine
Sự thật: Con bạn kiên cường hơn bạn nghĩ đấy. Cũng theo TS Rupp thì "Số lượng rất ít các hợp chất từ vi sinh vật có chứa trong vaccine không là gì so với số lượng được sản sinh ra bởi hàng ngàn vi trùng mà hệ miễn dịch của bé phản ứng lại mỗi ngày".
Trên thực tế, cơ thể bé nhỏ của một em bé có khả năng tạo ra các kháng thể lên tới 100,000 liều vaccine một lúc. Nhưng các bé chỉ phải tiêm chủng khoảng 26 mũi trong suốt 2 năm đầu đời để bảo vệ trước 14 căn bệnh chết người khác nhau.
5. Hiểu lầm: Không có gì đáng ngại khi thay đổi lịch trình tiêm chủng
Sự thật: Thực hiện sai các khuyến nghị tiêm chủng của các cơ quan chuyên môn khiến cho em bé của bạn dễ bị các loại bệnh nghiêm trọng đe dọa tại một thời điểm khi mà hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu.
PGS. TS Matthew Kronman (BV Nhi Đồng Seattle) cho biết: "Phải mất một thời gian để hệ miễn dịch non nớt của bé xây dựng đủ kháng thể để chống lại bệnh tật".
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ đã xây dựng lịch tiêm chủng, cung cấp cho trẻ khả năng bảo vệ tối ưu càng sớm càng tốt. Khoảng cách giữa các mũi tiêm xa hơn khuyến cáo tạo ra lỗ hổng trong việc bảo vệ trẻ khỏi các vi khuẩn, virus. "Mặc dù con bạn đã được bảo vệ bởi mũi tiêm đầu tiên, bé vẫn chưa được bảo vệ toàn diện cho đến khi được tiêm đủ tất cả các mũi".
6. Hiểu lầm: Không có sự khác biệt giữa việc để trẻ phơi nhiễm tự nhiên với thủy đậu và tiêm ngừa vaccine cho bé
Sự thật: Virus thủy đậu gây ra những hậu quả nguy hiểm hơn việc chỉ gây ngứa hay phát ban khó coi. Nó khiến một đứa trẻ có thể gặp những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.
Khoảng 1 trong tổng số 1.000 trẻ bị thủy đậu gặp biến chứng viêm phổi nặng hoặc nhiễm trùng não. Một số phát triển thành liên cầu nhóm A, một loại bệnh chết người thường được gọi là vi khuẩn ăn thịt. Trước khi vaccine thủy đậu được cung cấp vào năm 1995 đã có 2 trẻ chết vì virus này mỗi tuần.
7. Cho rằng: Vaccine chứa thủy ngân, và thế là không tốt
Sự thật: Các loại vaccine trước đây thường có chứa thimerosal, một chất bảo quản có chứa thủy ngân nhưng là một loại hợp chất khác chứ không hẳn là thủy ngân.
Quan trọng hơn, loại chất bảo quản này đã không được sử dụng trong các loại vaccine trẻ em từ năm 2001, kể từ khi Cơ quan quản thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) loại bỏ ra khỏi danh mục, mặc dầu, các nghiên cứu đều cho thấy nó an toàn.
Thimerosal được cho vào vaccine để giữ cho các loại vi khuẩn không phát triển trong các loại vaccine đa liều. Các loại vaccine tiêm 1 lần được bảo quản bằng thimerosal hiện nay được cho vào các loại lọ hoặc ống tiêm đơn liều để chúng không bị nhiễm khuẩn.
Theo Diệu Thúy - Sức khỏe gia đình
Thuốc trị nhiễm trùng roi
Thứ Tư, tháng 6 03, 2015
sống khỏe
No comments
Tệ nạn mại dâm đang là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Người ta đã cảnh báo nhiều về các bệnh lây qua đường tình dục như AIDS, giang mai, lậu…
Đáng nói hơn nữa là các nhóm đối tượng nguy cơ cao như gái bán dâm, quan hệ đồng tính, tiêm chích ma túy thường có những hành vi tình dục không an toàn nên dễ lây lan các bệnh nguy hiểm.
Trong đó, không thể không kể đến một loại vi sinh vật thường xuyên sống ký sinh trong những khoang hốc tự nhiên của cơ thể mà những người quan hệ tình dục dễ lây cho nhau. Đó là loại trùng roi có tên là Trichomonas.
Trichomonas là loài nguyên sinh động vật thuộc lớp trùng roi, gây ra những bệnh nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trichomonas có 3 loại: Trichomonas buccalis sống ở khoang miệng gây bệnh viêm quanh răng và chảy mủ; Trichomonas intestinalis sống ở ruột gây bệnh tiêu chảy và lỵ; nguy hiểm nhất là Trichomonas vaginalis sống ở âm đạo, tuyến tiền liệt ở nam, niệu đạo nam và nữ gây viêm âm đạo, viêm bàng quang, viêm niệu đạo ở nam giới.
Nhiễm Trichomonas qua đường tình dục hiện rất phổ biến trên toàn cầu. Hằng năm, trên thế giới có hơn 250 triệu người bị nhiễm. Lối sống phóng đãng và những hành vi tình dục không an toàn đã và đang làm bệnh này gia tăng.
Do bị lây qua đường tình dục nên rất nhiều người e ngại không đi khám bệnh để được điều trị đúng cách dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và lây cho người khác. Nhiễm Trichomonas cũng là bệnh thường gặp ở phụ nữ, kể cả những người có đời sống tình dục đúng mực, chung thủy một vợ một chồng.
Nhiễm Trichomonas vaginalis được điều trị bằng metronidazol. Thuốc này có các tên biệt dược như Flagyl, Klion. Có cả loại thuốc uống và thuốc dùng đặt trong âm đạo. Thường thì dùng một thứ nhưng cũng có khi thầy thuốc cho dùng phối hợp 2 thứ. Phải điều trị cả nam và nữ, vợ chồng hoặc bạn tình cùng một lúc mới có kết quả.
Khi dùng metronidazol cần tuân theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. Liều thuốc uống thông thường là mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên metronidazol 250 mg. Dùng liên tục trong 7 ngày. Phụ nữ đang có thai và cho con bú, những người có rối loạn về mặt huyết học hay có bệnh ở hệ thần kinh trung ương không được dùng thuốc này.
Thuốc có vị đắng, kích ứng đường tiêu hóa nên rất khó uống. Khi dùng thuốc, nước tiểu có thể có màu nâu hoặc đỏ nhạt. Thuốc này có thể gây một số phản ứng phụ khó chịu như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, khô miệng, nhức đầu; đau cơ và xương khớp cũng xảy ra nhưng ít gặp.
Chú ý tuyệt đối không uống rượu khi đang dùng thuốc vì có thể gây rối loạn tâm thần. Dạng thuốc trứng metronidazol 500 mg hoặc kem bôi âm đạo 10% là thuốc dành riêng cho phụ nữ nhiễm Trichomonas vaginalis. Thực hành đặt thuốc hoặc bôi kem theo đúng hướng dẫn để thuốc phát huy tác dụng và giữ vệ sinh, tránh lây nhiễm.
Sống lành mạnh, sinh hoạt tình dục an toàn và giữ vệ sinh vùng sinh dục đúng cách cho mỗi người là biện pháp tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của loại trùng roi này.
Theo BS Ngô Văn Tuấn - Người lao độn
Thuốc trị ho cho trẻ dưới 5 tuổi
Thứ Tư, tháng 6 03, 2015
sống khỏe
No comments
Ở trẻ, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi, chỉ nên dùng thuốc trị ho khi trẻ ho khan, ho quá mức gây mệt, gây nôn ói, mất ngủ.
Ho là triệu chứng thường gặp. Riêng ở trẻ con rất dễ bị ho do dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp, dễ bị các bệnh tai mũi họng đưa đến cơ quan thụ cảm ho bị kích thích.
Trước hết ta cần biết, ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể. Chính nhờ ho biểu hiện bằng sự thở ra rất mạnh giúp làm sạch đường thở, tống xuất đàm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp, giúp nhung mao hô hấp hoạt động tốt.
Có một số trường hợp như: bị hen phế quản, viêm phế quản cấp, cần ho để tống xuất đàm nhớt mà lại dùng thuốc ức chế phản xạ ho là không có lợi, chỉ có hại. Ở trẻ, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi, chỉ nên dùng thuốc trị ho khi trẻ ho khan, ho quá mức gây mệt, gây nôn ói, mất ngủ.
Những nguyên nhân và cách xử lý
Ho có đàm: phản xạ ho trong trường hợp này giúp đẩy đàm ra khỏi cổ họng vì có thể trẻ bị viêm phế quản cấp hoặc vô tình nuốt phải thứ gì đó khiến cổ ngứa ngáy. Trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi cổ thông thoáng sau cơn ho. Thuốc trị ho thường ngăn cản quá trình trên của trẻ, và trong trường hợp này không nên dùng.
Cảm lạnh vào mùa mưa dễ khiến trẻ bị ho. Một số chuyên gia khuyên nên giữ ấm cho trẻ, dinh dưỡng đầy đủ chất, cho uống nước nhiều hơn, đặc biệt là nước cam hoặc nước chanh để tăng sức đề kháng thì trẻ có khả năng tự khỏi sau một đến hai tuần và không ảnh hưởng nhiều đến trẻ mà không cần dùng thuốc.
Nếu nghi ngờ trẻ bị viêm nhiễm tức có sự nhiễm khuẩn dẫn đến ho, nhất thiết phải đưa trẻ đi khám bệnh ở bác sĩ.
Hít phải khói thuốc lá người lớn hay còn gọi là "hút thuốc lá thụ động" cũng là nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc chứng ho và từ đó dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, các ông bố cần phải chấm dứt việc hút thuốc lá khi trong nhà có con trẻ.
Thuốc trị ho
Loại thuốc trị ho hay được dùng là thuốc kháng histamin, có tác dụng chống dị ứng nhưng cũng có tác dụng làm dịu, giảm ho, và thuốc dùng cho trẻ có dạng sirô hoặc thuốc nước. Thuốc chỉ chứa một hoạt chất kháng histamin có thể kể: sirô Phénergan, sirô Théralène.
Còn thuốc chứa nhiều thành phần giảm ho (trong đó có thuốc kháng histamin và thuốc ức chế ho là dextromethorphan), có thuốc nước Pulmofar, sirô Toplexil, sirô Atussin … Liều của thuốc dạng sirô được tính theo muỗng hoặc dụng cụ lường có khắc vạch kèm theo thuốc, liều dùng như thế nào cho trẻ sẽ căn cứ vào bản hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc hỏi dược sĩ tại nhà thuốc để biết.
Đặc biệt, thuốc trị ho chứa hoạt chất chứa kháng histamin có một tác dụng phụ là gây buồn ngủ. Rất đáng tiếc là có một số bậc phụ huynh lạm dụng tác dụng phụ gây buồn ngủ cho trẻ uống sirô Phénergan hay sirô Théralène giống như thuốc ngủ để trẻ không quấy, không khóc đêm và dùng vài ngày, từ tháng này sang tháng kia (!).
Xin lưu ý, dùng như thế rất có hại cho sức khoẻ của trẻ. Năm 2010, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo không được dùng thuốc kháng histamin là promethazin (ở ta có sirô Phenergan) cho trẻ dưới 2 tuổi vì đối trẻ quá nhỏ, thuốc có thể gây kích động, co giật.
Vài điều cần lưu ý
Khi thấy trẻ ho và đã cho dùng một số thuốc trị ho thông thường như sirô chống dị ứng trị ho kể ở trên dăm ba ngày không thấy đỡ, hoặc thấy trẻ ho mà cách thở, nhịp thở bất thường như: thở nhanh từ 50 lần/phút trở lên, thở khó, lõm ngực khi hít vào hoặc thở khó khăn kiểu suyễn, nên đưa trẻ đi đến cơ sở y tế hoặc bác sĩ khám bệnh ngay để được điều trị kịp thời.
Không nên dùng thuốc kháng histamin khi trẻ ho có đàm kèm suyễn vì sẽ có hại cho sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý đến việc vui chơi, nghỉ ngơi của trẻ. Cần cho trẻ hoạt động trong không gian thoáng mát, sạch sẽ. Môi trường tự nhiên là yếu tố tích cực giúp trẻ tránh được nhiều nguy cơ dẫn đến bệnh.
Cần phải đặc biệt chú ý, có loại thuốc viên trị ho trong thành phần chứa codein (như biệt dược là thuốc viên Neo-codion, Eucalyptine, Terpine Gonnon, Terpin-codein…) chỉ dành cho người lớn, không được dùng cho trẻ. Đã có trẻ quá nhỏ ngộ độc thuốc codein bị ngủ lịm, ngừng thở.
Thấy trẻ ho và đã cho trẻ dùng thuốc sirô chống dị ứng ho dăm ba ngày mà không thấy đỡ thì nên đưa trẻ đi khám. Lúc này, rõ ràng chọn lựa khi nào nên dùng thuốc trị ho khan, khi nào dùng thuốc làm loãng đàm, thậm chí dùng thêm kháng sinh, thuốc chống viêm loại corticoid chỉ có bác sĩ là người hiểu biết chuyên môn chỉ định dùng đúng thuốc. Có khi, chính nhờ bác sĩ khám mà phát hiện trẻ bị ho do dị vật trong đường thở.
Có một số trường hợp, ta thấy các bác sĩ điều trị ho cho trẻ có dùng kháng sinh do đã xác định ho là triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc xác định sẽ có bội nhiễm. Có khi bác sĩ cho trẻ dùng thuốc chống viêm loại corticoid (như prenisone, prednisolone, …) khi trẻ bị viêm đường hô hấp nặng (viêm phổi, viêm phế quản…).
Hoặc để trị ho có đàm đặc, khó khạc, có loại thuốc làm loãng đàm tức làm giảm độ quánh đặc của đàm nhầy trong phế quản như: Mucomyst, Exomuc… cũng được bác sĩ chỉ định cho trẻ. Xin được nhấn mạnh, những thuốc như: kháng sinh, thuốc chống viêm corticoid phải để cho bác sĩ khám bệnh cho trẻ chỉ định, chứ các bậc phụ huynh không nên tự ý tìm cách mua cho trẻ dùng, dùng sai sẽ có hại cho trẻ.
Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức - Sức khỏe và Đời sống
Đại học Y Dược TPHCM
Đại học Y Dược TPHCM
Các thuốc dùng để trị đau bụng kinh
Thứ Tư, tháng 6 03, 2015
sống khỏe
No comments
Đau bụng kinh nguyên phát không có những tổn thương thực thể ở cơ quan sinh dục của người phụ nữ mà do tử cung co thắt không điều hòa khi hành kinh gây đau.
Còn đau bụng kinh thứ phát xảy ra khi người phụ nữ bị các bệnh như: bệnh lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu kinh niên, viêm vòi trứng….
Các trường hợp gọi là thứ phát này có tổn thương là nguyên nhân và người phụ nữ cần đi khám chuyên khoa để điều trị, khi chữa khỏi sẽ hết đau. Đau bụng kinh được đề cập ở đây và có khi phải dùng thuốc làm giảm đau là đau bụng kinh nguyên phát.
Nguyên nhân nào đưa đến đau bụng kinh nguyên phát?
Nguyên nhân đưa đến đau bụng kinh nguyên phát là do chất sinh học có tên prostaglandin. Prostaglandin là chất sinh học do cơ thể tự tổng hợp, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhiều hoạt động sinh lý trong cơ thể. Khi người phụ nữ hành kinh, tử cung sẽ tiết ra prostaglandin.
Prostaglandin sinh ra sẽ gây co thắt tử cung, đặc biệt sự co thắt sẽ nhiều hơn khi nội mạc tử cung sẽ bong tróc gây chảy máu kinh. Ở nhiều phụ nữ, sự co thắt không đến độ gây đau. Nhưng ở một số chị em, sự co thắt tử cung lại quá đáng đưa đến đau bụng kinh.
Cơn đau có thể xảy ra trước khi thấy kinh nhưng thông thường xảy ra vào ngày thứ nhất của kỳ kinh và có thể kéo dài đến 48 giờ. Ở một số phụ nữ, đau bụng kinh có thể kèm theo buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhức đầu…
Các thuốc dùng để trị đau bụng kinh nguyên phát?
Khi đau bụng kinh, có người chịu đựng có khi cả ngày và sẽ khỏi, nhưng có người cảm thấy không chịu đựng được và phải dùng thuốc.
Thuốc dùng để trị đau bụng kinh gồm nhiều loại nhưng tựu chung tác dụng theo 2 cơ chế: hoặc là trị triệu chứng bằng cách làm giãn cơ trơn tử cung (tức làm giảm co thắt đưa đến giảm đau), hoặc trị nguyên nhân là ức chế sự sinh tổng hợp prostaglandin trong cơ thể. Có thể kể các nhóm thuốc sau đây:
Thuốc chống co thắt hướng cơ: đây là thuốc trị triệu chứng làm giãn các cơn co thắt của tử cung để làm giảm đau, như: dipropyline, alverine (Spasmaverine), drotaverine (No-spa)…
Thuốc nội tiết tố sinh dục nữ: hoặc dùng thuốc phối hợp estrogen + progesterone, hoặc dùng thuốc đơn độc là dẫn chất từ progesterone (dydrogesterone, lynestrenol).
Đây là thuốc dùng khi người phụ nữ vừa muốn chữa đau bụng kinh vừa muốn tránh thai, vì thuốc dùng thực chất là thuốc tránh thai. Thuốc tránh thai không chỉ có tác dụng tránh thai mà còn giúp người phụ nữ không bị một số rối loạn khi hành kinh như: đau bụng kinh hoặc trị mụn trứng cá.
Thuốc ức chế prostaglandin: đây chính là thuốc chống viêm không steroid, viết tắt là NSAID. Cơ chế tác dụng của thuốc nhóm này là ức chế sự sinh tổng hợp prostaglandin trong cơ thể là nguồn gốc đưa đến sự co thắt tử cung gây đau nên có thể xem đây là thuốc điều trị nguyên nhân đau bụng kinh nguyên phát. Đặc biệt thuốc nhóm này dễ được chọn ở thiếu nữ chưa có quan hệ tình dục. Thuốc ức chế prostaglandin thường dùng: axít mefenamic, diclofenac (Cataflam), ibuprofen, naproxen (Anaprox)…
Về cách dùng thuốc ức chế prostaglandin để trị đau bụng kinh nguyên phát, tùy theo loại cách dùng có khác nhau. Có thuốc uống khi hành kinh, có thuốc uống trước vài ngày. Thuốc thường được dùng trong 1 - 3 ngày, liều ấn định cho mỗi lần uống sẽ lặp lại mỗi 6 - 8 giờ trong ngày.
Sự ức chế prostaglandin không chỉ làm giảm đau mà còn có thể dẫn đến một số rối loạn khác. Vì vậy, khi sử dụng loại thuốc này để trị đau bụng kinh, cần xem kỹ trong bản hướng dẫn sử dụng thuốc: chỉ định, chống chỉ định, tác dụng ngoại ý, thận trọng lúc dùng để thực hiện đúng. Tốt hơn nên hỏi kỹ dược sĩ ở nhà thuốc. Nếu có sự nghi ngờ, đặc biệt có thể bị đau bụng kinh thứ phát đã nói trên, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh việc dùng thuốc có lời khuyên chườm nóng ở vùng bụng, kết hợp việc nghỉ ngơi đầy đủ cũng là việc cần thiết.
Đối với câu hỏi: "Có nên dùng thuốc giảm đau khi hành kinh?", có thể trả lời như sau:
Khi phụ nữ hành kinh và có triệu chứng đau bụng rất khó chịu mới dùng thuốc giảm đau, và không phải dùng bất cứ thuốc giảm đau nào mà phải có sự chọn lựa như đã trình bày ở trên. Thuốc có thể dùng là thuốc NSAID như: diclofenac, naproxen.
Có thể hỏi mua thuốc tại nhà thuốc và nhờ dược sĩ tư vấn dùng thuốc. Nếu có sự nghi ngờ về các trường hợp gọi là đau bụng kinh thứ phát, người phụ nữ cần đi khám chuyên khoa để điều trị, khi chữa khỏi nguyên nhân gây tổn thương đưa đến đau thì sẽ hết đau bụng kinh.
Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức - Sức khỏe và Đời sống
Đại học Y Dược TPHCM
Đại học Y Dược TPHCM
Tác dụng phụ của thuốc hạ áp captopril
Thứ Tư, tháng 6 03, 2015
sống khỏe
No comments
Captopril là một thuốc được dùng trong điều trị tăng huyết áp. Tác dụng hạ huyết áp xảy ra trong khoảng 60 - 90 phút sau khi uống liều thứ nhất.
Thời gian tác dụng phụ thuộc vào liều. Sau một liều bình thường, tác dụng thường duy trì ít nhất 12 giờ. Trong điều trị tăng huyết áp, đáp ứng điều trị tối đa đạt được sau 4 tuần điều trị. Việc giảm phì đại thất trái đạt được sau 2 - 3 tháng dùng captopril.
Tác dụng hạ huyết áp không phụ thuộc vào tư thế đứng hay nằm. Hạ huyết áp tư thế (hạ huyết áp thế đứng) thường ít gặp, nhưng có thể xảy ra, đặc biệt ở người có thể tích máu giảm. Ngoài điều trị tăng huyết áp thuốc còn được dùng để điều trị suy tim và nhồi máu cơ tim.
Thuốc được uống trước bữa ăn 1 giờ. Liều lượng và số lần dùng thuốc bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.
Dùng thuốc điều trị tăng huyết áp cần theo dõi các tác dụng phụ.
Khi dùng thuốc này cần thận trọng ở người có suy giảm chức năng thận, người bệnh mất nước và/hoặc điều trị thuốc lợi tiểu mạnh vì có nguy cơ hạ huyết áp nặng.
Bản thân captopril có thể gây tăng nhẹ kali huyết, vì vậy không kết hợp với các thuốc lợi tiểu giữ kali như spironolacton, triamteren, amilorid trong điều trị tăng huyết áp và thận trọng khi dùng các muối có chứa kali (vì có thể gây tăng kali gây ra bất lợi trong điều trị).
Không được dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai vì có thể dẫn đến thương tổn cho thai nhi và trẻ sơ sinh như hạ huyết áp, giảm sản sọ sơ sinh, vô niệu, chậm phát triển thai, đẻ non và còn ống động mạch đã xảy ra. Captopril bài tiết vào sữa mẹ, gây nhiều tác dụng có hại cho trẻ bú sữa mẹ, vì vậy không được dùng captopril đối với người cho con bú.
Trong điều trị tăng huyết áp đôi khi phải dùng phối hợp hai loại thuốc trở lên hoặc với người mắc nhiều bệnh mạn tính cùng lúc thì cũng phải dùng đồng thời nhiều loại thuốc, cần tránh sự tương tác bất lợi giữa các thuốc điều trị bệnh với nhau. Cụ thể, cần tránh dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu furosemid vì dễ gây ra tác dụng hiệp đồng hạ huyết áp. Dùng đồng thời captopril với các chất chống viêm không steroid (đặc biệt indomethacin) làm giảm tác dụng hạ huyết áp của captopril.
Một số tác dụng phụ không mong muốn thường gặp khi dùng thuốc này là chóng mặt và ngoại ban, ho. Các phản ứng này thường phụ thuộc vào liều dùng và liên quan đến những yếu tố biến chứng như suy thận, bệnh mô liên kết ở mạch máu. Ngoài ra, thuốc còn gây viêm miệng, viêm dạ dày, đau bụng, đau thượng vị và thay đổi vị giác (thay đổi vị giác thường mất đi trong vòng 2-3 tháng điều trị).
Người bệnh cần lưu ý phát hiện những bất thường này có thể xảy ra với mình trong quá trình dùng thuốc, kịp thời báo cho bác sĩ biết để có cách xử trí kịp thời.
Theo DS. Hoàng Thu Thủy - Sức khỏe và Đời sống
Paracetamol không chữa được đau lưng, viêm khớp
Thứ Tư, tháng 6 03, 2015
sống khỏe
No comments
Khảo sát của các nhà khoa học Úc mới được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh cho thấy thuốc paracetamol không công hiệu đối với bệnh đau lưng... nhưng lại có thể gây hại cho gan.
Nhóm nghiên cứu đã xem xét lại 13 thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả và an toàn của thuốc paracetamol, bao gồm 10 thử nghiệm chữa trị bệnh viêm khớp gối và khớp háng mạn tính ở 3.541 bệnh nhân và 3 thử nghiệm trị đau lưng trên 1.825 bệnh nhân.
Các nhà khoa học nhận thấy paracetamol không công hiệu trong giảm đau và không giúp phục hồi vận động cho bệnh nhân đau lưng.
Paracetamol không làm giảm đau lưng Ảnh: BBC
Đối với bệnh viêm khớp, họ chỉ phát hiện lợi ích nhỏ và không quan trọng khi sử dụng paracetamol. Điều đáng lo ngại là thuốc này có thể gây độc cho gan vì những kết quả xét nghiệm chức năng gan cho thấy tỉ lệ bất thường ở bệnh nhân dùng paracetamol cao hơn 4 lần so với những người dùng giả dược để đối chiếu. Nhóm nghiên cứu khuyến cáo các thầy thuốc nên tìm giải pháp thay thế paracetamol để chữa đau lưng và viêm khớp.
Viện Y tế quốc gia Anh (NHS) thông báo sẽ xem xét lại hướng dẫn sử dụng thuốc đối với các chứng bệnh nêu trên đồng thời khuyến cáo bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn đổi thuốc.