This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015
Thuốc biến đổi trong cơ thể thế nào?
Thứ Tư, tháng 6 03, 2015
sống khỏe
No comments
Thuốc khi được đưa vào cơ thể với mục đích để trị bệnh. Trong quá trình đó, thuốc sẽ phải đi tới các cơ quan của cơ thể để phát huy tác dụng. Đa số thuốc sau khi tác dụng sẽ được chuyển hóa trước khi thải trừ ra khỏi cơ thể. Qua chuyến hóa, thuốc thường mất tác dụng, giảm hoặc hết độc tính và dễ dàng đào thải ra ngoài.
Gan - nhà máy chuyển hóa khổng lồ
Chuyển hóa thuốc là quá trình biến đổi rất phức tạp, làm thay đổi tính chất, cấu trúc và tác dụng của thuốc. Chuyển hóa thuốc xảy ra theo nhiều cơ chế khác nhau và sau khi chuyển hóa, nói chung thuốc sẽ bị giảm hoặc mất tác dụng. Tuy nhiên, có một số loại thì thuốc sau khi chuyển hóa mới có tác dụng chữa bệnh.
Sơ đồ hấp thu, chuyển hóa và thải trừ thuốc
Các loại thuốc sau khi được uống sẽ được hấp thu qua đường tiêu hóa. Tiếp theo thuốc được hấp thu vào hệ tuần hoàn rồi phân phối đến các mạch máu, phóng thích hoạt chất phát huy tác dụng điều trị. Sau đó thuốc sẽ được chuyển hóa.
Niêm mạc ruột, phổi, huyết tương, thận, não, phổi cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa thuốc, nhưng chỉ ở một mức độ nhất định. Quá trình chuyển hóa thuốc chủ yếu diễn ra ở gan.
Để thấm qua màng tế bào, đa số các loại thuốc là những chất dễ hòa tan trong lipid. Khi thuốc qua gan sẽ được chuyển hóa thành những chất chuyển hóa có tính phân cực, dễ dàng hòa tan trong mật và nước tiểu để được đào thải ra ngoài.
Kết quả của quá trình chuyển hóa thuốc là đa số các thuốc bị giảm hoạt tính, một số ít tăng hoạt tính hoặc vẫn giữ hoạt tính, một số tiền chất không hoạt tính chuyển sang dạng có hoạt tính, một số trở thành chất chuyển hóa có độc tính...
Quá trình chuyển hóa thuốc ở gan cũng ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như ở người già và trẻ sơ sinh, tốc độ chuyển hóa ở gan chậm. Những người có bệnh lý mạn tính như suy tim, suy thận thì khả năng chuyển hóa thuốc cũng bị giảm.
Một số thuốc như chloramphenicol, cimetidin, quinine gây ức chế enzym làm chậm tốc độ trao đổi chất hoặc một số thuốc như phenobarbital, meprobamat, clorpromazin gây cảm ứng enzym làm tăng tốc độ trao đổi chất.
Nước ép bưởi cũng ức chế sự hoạt động của enzym nên làm chậm quá trình chuyển hóa thuốc, tích lũy nồng độ thuốc gây hại cho cơ thể. Vì vậy, không được uống nước ép quả bưởi khi đang sử dụng các loại thuốc giảm cholesterol nhóm statin, thuốc huyết áp nhóm đối kháng canxi...
Các cơ quan xử lý "rác" thải từ thuốc
Thuốc được thải trừ ra khỏi cơ thể theo nhiều đường khác nhau, trong đó có một đường chính là thải qua thận. Tốc độ thải trừ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tính chất của thuốc và trạng thái của các cơ quan bài tiết; đường đưa thuốc vào cơ thể; tỷ lệ liên kết thuốc với protein huyết tương.
Thải trừ thuốc qua thận
Thải trừ thuốc qua thận là đường thải trừ quan trọng nhất; có khoảng 90% thuốc thải trừ qua đường thận. Phần lớn các thuốc hay sản phẩm chuyển hóa dễ tan trong nước sẽ thải trừ chủ yếu qua đường này. Khả năng thải trừ thuốc qua thận phụ thuộc vào các yếu tố như sức lọc qua mao mạch cầu thận; sự bài tiết và tái hấp thu của ống thận; độ pH nước tiểu.
Trong ba yếu tố trên, yếu tố pH nước tiểu có vai trò rất quan trọng. Khi pH của nước tiểu thấp, các thuốc có tính kiềm dễ thải trừ, khi pH nước tiểu cao các thuốc có tính acid nhẹ dễ thải trừ. Dựa vào mối liên quan giữa pH nước tiểu với tốc độ thải trừ thuốc qua thận, người ta có thể áp dụng để tăng hay giảm tốc độ thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể.
Đa số các kháng sinh đào thải qua thận và bài tiết vào nước tiểu dưới dạng thuốc có hoạt tính hoặc không, các chất chuyển hóa bất hoạt hay ít nhiều có hoạt tính. Cơ chế thải trừ rất quan trọng trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiểu.
Các kháng sinh đào thải qua thận thường tập trung trong nước tiểu bàng quang với nồng độ cao hơn nồng độ huyết thanh. Điều này rất hữu ích về mặt trị liệu vì một số tác nhân gây bệnh có thể đề kháng với kháng sinh ở nồng độ thông thường trong huyết thanh, nhưng vẫn nhạy cảm với nồng độ kháng sinh trong nước tiểu bàng quang.
Ngược lại, các kháng sinh đào thải qua gan thường không đạt đủ nồng độ trong nước tiểu. Vì vậy, tùy thuộc vào kháng sinh và bệnh tật cùng với quá trình chuyển hóa - đào thải thuốc, bác sĩ sẽ có những lựa chọn thuốc hiệu quả.
Thải trừ thuốc qua đường tiêu hóa
Hầu hết các thuốc không tan trong nước hoặc tan trong nước nhưng không hấp thu qua đường uống đều được thải trừ qua đường tiêu hóa. Có nhiều thuốc được thải trừ từ gan, qua mật rồi theo đường tiêu hóa ra ngoài.
Một số thuốc qua mật xuống ruột non, lại bị chuyển hóa ở ruột, rồi qua tĩnh mạch cửa để trở lại gan theo chu kỳ gan - ruột. Những thuốc tham gia vào chu kỳ gan - ruột sẽ tồn tại lâu trong cơ thể.
Thải trừ (tiết) thuốc vào sữa mẹ
Có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, nếu người mẹ ở thời kỳ cho con bú đang dùng thuốc thì trong 24 giờ có khoảng 1% lượng thuốc do người mẹ dùng trong ngày được tiết vào sữa.
Lượng thuốc tiết vào sữa phụ thuộc vào các yếu tố: bản chất của thuốc đang dùng; liều lượng dùng, số lần dùng thuốc trong ngày và cách dùng thuốc (uống hoặc tiêm); lượng sữa con đã bú, thời gian và khoảng cách các lần cho con bú...
Ngoài các đường thải trừ thuốc như đã nêu, thuốc còn có thể được thải trừ qua các đường khác như: qua tuyến mồ hôi, qua niêm mạc mũi, tuyến nước bọt, nước mắt.
Theo ThS Nguyễn Bạch Đằng - Sức khỏe và Đời sống
Dùng thuốc sai giờ nguy hiểm như thế nào?
Thứ Tư, tháng 6 03, 2015
sống khỏe
No comments
Khi gặp những tai biến do dùng thuốc, nhiều người có thói quen đổ lỗi do thuốc kém chất lượng hoặc dùng sai thuốc, ít ai nghĩ đến chuyện đã uống thuốc không đúng giờ.
Ngay cả khi có chỉ định của dược sĩ thì nhiều người cũng không mấy bận tâm. Chính từ đây đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị và tạo điều kiện cho các tai biến do thuốc gia tăng.
Dược lý thời khắc
Thuốc là sản phẩm được bào chế để có hiệu lực phòng, chữa và chẩn đoán bệnh. Muốn nâng cao hiệu lực của một thứ thuốc, từ lâu đã có hai biện pháp chủ yếu: thay đổi cấu trúc hoá học của thuốc để tạo ra những dẫn chất mới tốt hơn; chọn con đường đưa thuốc vào cơ thể và bào chế dạng thuốc tối ưu để giảm thiểu tác dụng phụ, gia tăng hiệu quả điều trị.
Mãi cho đến gần đây, khi phát hiện và xác định vai trò các chu kỳ sinh học có trong cơ thể người, đã xuất hiện một biện pháp khác tỏ ra có nhiều triển vọng trong nâng cao hiệu lực của thuốc. Đó là chọn thời điểm để thuốc có tác dụng tốt nhất. Và đó cũng là nội dung nghiên cứu của một lĩnh vực mới của ngành y dược học: dược lý thời khắc (chronopharmacologie).
Trước đây, khi nghiên cứu một hiện tượng sinh học trong cơ thể, người ta thường chú ý nhiều đến tính hệ thống và tìm cách xây dựng cấu trúc không gian của hiện tượng đó. Chẳng hạn, theo dõi hoạt động bài tiết của các tuyến nội tiết, người ta đi xác định các hiện tượng nào xảy ra ở cơ quan nào, mô nào, tế bào nào.
Tức là chỉ chú ý giải đáp các câu hỏi: "ở đâu" và "thế nào". Nhưng các hiện tượng sinh học xảy ra không phải lúc nào cũng giống nhau. Các trạng thái có khi nhanh, khi chậm, khi mạnh, khi yếu, khi đạt đến điểm cực đại, khi đạt đến điểm cực tiểu, và câu hỏi: "bao giờ hoạt động mạnh, bao giờ hoạt động yếu"… không được các nhà nghiên cứu quan tâm lắm.
Hiện nay thì người ta đã nhận rõ, những thay đổi trong các hiện tượng sinh học trong cơ thể người xảy ra đều đặn và liên tiếp, tạo thành chu kỳ, gọi là chu kỳ sinh học.
Kết quả nghiên cứu các chu kỳ sinh học giúp cho việc xây dựng một cấu trúc mới của cơ thể ngoài cấu trúc không gian, đó là cấu trúc sinh học theo thời gian, trong đó các chu kỳ sinh học liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất và liên quan chặt chẽ với môi trường bên ngoài.
Kết quả nghiên cứu các chu kỳ sinh học giúp cho việc xây dựng một cấu trúc mới của cơ thể ngoài cấu trúc không gian, đó là cấu trúc sinh học theo thời gian, trong đó các chu kỳ sinh học liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất và liên quan chặt chẽ với môi trường bên ngoài.
Trạng thái bệnh lý của cơ thể có thể hiểu là sự biểu hiện rối loạn cấu trúc sinh học nào đó đưa đến rối loạn cấu trúc sinh học theo thời gian. Và tác dụng điều trị của thuốc có thể xem là điều chỉnh lại sự rối loạn này. Ngược lại, chính cấu trúc sinh học theo thời gian cũng ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dùng sai giờ, thuốc lành thành độc
Một thứ thuốc đưa vào cơ thể, hiệu lực của nó tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là do tính dung nạp (nói theo dân dã là tính "hạp" hay "chịu") của cơ thể đối với thuốc và sự chuyển hoá thuốc trong cơ thể, đưa đến tác dụng.
Về tính dung nạp thuốc: tức là sức chịu đựng của cơ thể đối với thuốc, nếu cơ thể không dung nạp thuốc tốt thì thuốc sẽ có tác dụng xấu, thậm chí có thể gây độc. Nhiều nghiên cứu cho thấy tính dung nạp thuốc của cơ thể cũng biến đổi theo chu kỳ tương ứng với chu kỳ sinh học trong cơ thể có liên quan.
Thí dụ chu kỳ sinh học của sự tiết adrenalin nội sinh là đạt mức tối đa vào lúc chín giờ sáng trong ngày, nếu tiêm thuốc adrenalin vào thời điểm này hoàn toàn không có lợi vì cơ thể đã có sẵn adrenalin.
Hay như người ta đã nghiên cứu cho thấy độc tính của thuốc chống ung thư 5-Fluoruracil nếu tiêm vào buổi sáng sẽ mạnh gấp đôi so với buổi chiều, tức là sự chịu đựng của cơ thể đối với thuốc chống ung thư này tốt hơn vào buổi chiều.
Hay như người ta đã nghiên cứu cho thấy độc tính của thuốc chống ung thư 5-Fluoruracil nếu tiêm vào buổi sáng sẽ mạnh gấp đôi so với buổi chiều, tức là sự chịu đựng của cơ thể đối với thuốc chống ung thư này tốt hơn vào buổi chiều.
Về chuyển hoá thuốc: nhiều thuốc nếu được cơ thể chuyển hoá nhanh, tác dụng sẽ mạnh nhưng ngắn. Còn chuyển hoá quá chậm, tác dụng sẽ yếu và kéo dài. Không kể có trường hợp chuyển hoá chậm có thể tích luỹ lại trong cơ thể gây ngộ độc.
Qua nghiên cứu người ta nhận thấy sự chuyển hoá thuốc không phải lúc nào cũng giống nhau mà có sự thay đổi theo chu kỳ hàng ngày, lý do là sự chuyển hoá thuốc tuỳ thuộc vào hoạt động của các enzyme, gọi là enzyme chuyển hoá thuốc.
Bản thân các enzyme hoạt động theo chu kỳ và cả hệ nội tiết có ảnh hưởng nhiều đến điều hoà các enzyme cũng hoạt động theo chu kỳ.
Bản thân các enzyme hoạt động theo chu kỳ và cả hệ nội tiết có ảnh hưởng nhiều đến điều hoà các enzyme cũng hoạt động theo chu kỳ.
Như vậy, rõ ràng là tác dụng của thuốc có tuỳ thuộc vào yếu tố thời gian. Dùng thuốc đúng lúc thì tác dụng sẽ tốt nhất. Dùng thuốc không đúng lúc không những không làm khỏi bệnh mà có khi có hại vì làm rối loạn thêm cấu trúc sinh học theo thời gian của cơ thể.
Dùng thuốc phải đúng chỉ định
Cho tới nay, có nhiều thuốc được nghiên cứu để chọn thời điểm cho thuốc tối ưu trong ngày. Thí dụ như thuốc loại glucocorticoid được dùng trị hen suyễn thì có khuyến cáo nên dùng vào buổi sáng.
Thậm chí để hạn chế tác dụng phụ nguy hiểm của glucocorticoid, có khi phải uống thuốc cách ngày, tức hai ngày dùng thuốc một lần. Trái lại, thuốc theophyllin thì khuyến cáo nên dùng vào chiều tối.
Thậm chí để hạn chế tác dụng phụ nguy hiểm của glucocorticoid, có khi phải uống thuốc cách ngày, tức hai ngày dùng thuốc một lần. Trái lại, thuốc theophyllin thì khuyến cáo nên dùng vào chiều tối.
Đặc biệt đối với thuốc trị ung thư là thuốc có độc tính, khai thác hiện tượng cơ thể nhạy cảm với thuốc không đồng đều trong ngày, các nhà khoa học hiện cũng đang tìm cách nâng cao hiệu quả điều trị, bảo đảm người bệnh vẫn chịu đựng được những thuốc có độc tính cao.
Nói cách khác, nếu chọn được thời điểm cho thuốc tối ưu thì có thể giảm được sự độc hại mà không cần phải giảm liều thuốc. Thậm chí, người ta còn hy vọng rồi đây sẽ sử dụng được tất cả những chất trước đây dùng trị ung thư nhưng sau đó phải loại bỏ vì quá độc.
Đối với người sử dụng thuốc, nên lưu ý dùng thuốc theo đúng chỉ định của thầy thuốc hoặc theo đúng bản hướng dẫn sử dụng. Không những theo đúng loại mà còn theo đúng cách uống, đặc biệt theo đúng số lần và theo đúng thời điểm dùng thuốc trong ngày.
Theo Sài Gòn tiếp thị/ Nông thôn ngày nay
Dùng kháng sinh khi mang thai sinh con bại não, động kinh?
Thứ Tư, tháng 6 03, 2015
sống khỏe
No comments
Dùng thuốc khánh sinh khi mang thai có thể khiến con bạn tăng 50% nguy cơ động kinh, bại não so với thông thường.
Các nhà nghiên cứu thuộc BV phố Great Ormond và ĐH College London vừa tìm thấy mối liên hệ giữa việc dùng kháng sinh khi bầu bí và khả năng bị động kinh, bại não.
Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát sức khỏe của 200.000 em bé ở Anh. Kết quả cho thấy, những em bé sinh ra ở người mẹ không dùng thuốc kháng sinh có rất ít khả năng phát triển căn bệnh động kinh hoặc bại não.
Trong khi đó, những phụ nữ mang thai điều trị bằng nhóm kháng sinh erythromycin và macrolide, thường dùng để điều trị nhiễm trùng tiết niệu và hô hấptăng gấp đôi nguy cơ con sinh ra bị các bệnh như trên so với những bà mẹ sử dụng penicillin.
Trong khi đó, những phụ nữ mang thai điều trị bằng nhóm kháng sinh erythromycin và macrolide, thường dùng để điều trị nhiễm trùng tiết niệu và hô hấptăng gấp đôi nguy cơ con sinh ra bị các bệnh như trên so với những bà mẹ sử dụng penicillin.
Nhóm kháng sinh erythromycin và macrolide nguy hiểm cho thai nhi. |
Nghiên cứu mới này được công bố trên Tạp chí PLoS ONE. Theo các báo cáo trước đó, khoảng 1/3 phụ nữ mang thai dùng kháng sinh, thường là penicillin.
BS Christoph Lees, trường ĐH London, cho biết: "Phụ nữ có thai vẫn nên sử dụng kháng sinh khi được kê đơn vì nguy cơ của nhiễm trùng không điều trị đối với thai nghén có thể rất bi thảm. Mặt khác, việc sử dụng các kháng sinh macrolide kê đơn, nếu nguy cơ là có thật, cũng rất nhỏ".
Người phát ngôn của MHRA, cơ quan quản lý thuốc của Anh, nói: "Mọi phụ nữ có thai được kê đơn kháng sinh đều cần dùng thuốc theo như chỉ dẫn và trao đổi với bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào".
Theo Linh Chi - Kiến thức
Sử dụng hợp lý thuốc chứa sắt trong điều trị thiếu máu
Thứ Tư, tháng 6 03, 2015
sống khỏe
No comments
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu. Trong đó, thiếu máu do thiếu sắt (Fe) là bệnh lý thường hay gặp ở vùng dân cư có mức sống thấp.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu. Trong đó, thiếu máu do thiếu sắt (Fe) là bệnh lý thường hay gặp ở vùng dân cư có mức sống thấp, chế độ dinh dưỡng kém, người bệnh mạn tính, phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ, trẻ đẻ non...
Sắt là một vi chất dinh dưỡng rất cần trong quá trình tạo máu. Sắt trong cơ thể của mỗi người phụ thuộc vào lượng sắt trong chế độ ăn, khả năng hấp thu, dự trữ, nhu cầu và thải trừ.
Vai trò của sắt trong cơ thể
Sắt trong khẩu phần ăn có thể chia thành hai nhóm: Sắt trong thực phẩm nguồn gốc động vật có giá trị sinh học cao, nhất là các loại thịt, hấp thu vào khoảng 20 - 30%. Sắt từ nguồn thực phẩm thực vật ngũ cốc, đậu đỗ, rau quả thì giá trị sinh học thấp, hấp thu kém hơn khoảng 2-20%.
Không ăn ổi xanh khi uống thuốc có sắt
Sắt hàng ngày cung cấp cho cơ thể chủ yếu từ thức ăn, nhưng nếu sắt không ở dạng hòa tan, cơ thể không hấp thu được. Bởi vậy, sắt trong thức ăn khi vào dạ dày sẽ được chuyển thành dạng hòa tan hóa trị 2 rồi đi xuống niêm mạc ruột.
Tại đây, sắt hóa trị 2 được apoferitin tiếp nhận và chuyển thành sắt hóa trị 3 feritin, hấp thu vào bên trong. Tiếp đó, feritin giao lại sắt cho betaglobulin để trở lại thành apoferitin quay về niêm mạc ruột nhận sắt hóa trị 2 mới, tiếp tục chu trình vận chuyển sắt.
Còn sắt từ máu thì đi vào tủy xương để tạo hồng cầu và vào các cơ quan tổ chức để cấu tạo men (enzym). Chính sắt quyết định màu của máu và cả tính chất chủ yếu của máu, nghĩa là khả năng liên kết ôxy và khả năng cho ôxy.
Khả năng đó là của phức chất hem - một hợp phần của phân tử hemoglobin. Khi cơ thể thiếu sắt, cả ruột non ruột già đều tích cực tham gia vào chu trình vận chuyển sắt. Còn khi đã đủ sắt, tác động của betaglobulin giảm, sắt ở dưới dạng feritin không chuyển thành apoferitin quay về niêm mạc ruột tiếp nhận sắt mới.
Tổng lượng sắt trong cơ thể có khoảng 3-5g, trong đó 57% có ở huyết cầu tố (hemoglobin). 23% ở cơ và enzym các tổ chức, 20% dưới dạng dự trữ trong gan, lách, tụy và thận. Khi cơ thể thiếu máu trong một thời gian dài sẽ gây ra bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Ai dễ có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt?
Phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ do lượng sắt mất đi theo chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, thậm chí có người còn bị rong kinh, rong huyết. Phụ nữ có thai cũng dễ bị thiếu máu vì nhu cầu sắt tăng cao để phát triển thai nhi và tăng khối lượng máu cho người mẹ, nhưng không được cung cấp đủ.
Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai thường bị thiếu máu do sắt dự trữ cung cấp qua tuần hoàn rau thai ít. Trẻ không được bú sữa mẹ, ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn, ăn nhiều chất bột, thiếu thức ăn nguồn gốc động vật. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, nhiều giun sán, đặc biệt là giun móc, ảnh hưởng đến hấp thu sắt gây thiếu máu.
Mất máu cấp tính do bị thương hoặc xuất huyết đường tiêu hóa...
Thiếu máu thiếu sắt có đặc điểm là thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ. Trẻ em thiếu máu thường mệt mỏi, kém ăn, da xanh niêm mạc nhợt nhạt, tóc thưa dễ rụng, tim đập nhanh, khó thở khi gắng sức. Mặt khác, có thể gây rối loạn hành vi, ảnh hưởng đến phát triển tâm thần vận động, ngôn ngữ và giảm trí thông minh, kết quả học tập kém hơn so với những trẻ cùng lứa tuổi.
Người lớn thiếu máu thiếu sắt hay bị hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, đau ngực, kém minh mẫn, dễ mệt, hay quên, năng suất lao động giảm, phụ nữ thì kinh nguyệt không đều...
Những lưu ý khi dùng thuốc
Khi thiếu máu thiếu sắt cấp tính, hay kéo dài thì nhất thiết phải bổ sung bằng thuốc có chứa sắt:
Có thể dùng các loại viên thuốc chứa sắt đơn thuần được sản xuất ở dạng có hóa trị 2 như: viên sắt gluconat, sắt succinat, sắt fumarat, sắt oxalate...Muốn dùng viên sắt có hiệu quả thì không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng, thuốc kém chất lượng vì đã chuyển sang dạng sắt khó hòa tan.
Tác dụng phụ của viên thuốc sắt là buồn nôn, táo bón, nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Để tránh táo bón, một số viên sắt người ta có cho thêm đại hoàng vào để nhuận tràng, nhưng nếu dùng nhiều đại hoàng sẽ bị tiêu chảy, ngừng dùng thuốc sẽ hết. Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc người già không được dùng dạng viên mà dùng dạng sirô.
Viên sắt acid folic (một viên gồm có 60mg sắt và 0,40mg acid folic) dùng cho phụ nữ có thai.
Sắt phối hợp với một số chất khác, bào chế dưới dạng dung dịch hoặc sirô cho dễ uống. Trong số này có tot' héma, ferrolip, fer-C-B12, sắt peptonat hòa tan,...
Khi dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của thầy thuốc, tránh bổ sung sắt quá liều lượng trong một thời gian dài có thể gây ra nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim, đái tháo đường. Những bệnh thiếu máu không do thiếu sắt (thiếu máu huyết tán, thiếu máu do nhiễm độc chì, thiếu máu do bệnh Thalassémie, suy tủy...) thì không được dùng loại thuốc có sắt.
Khi đang điều trị bằng thuốc có sắt, không nên uống nhiều nước trà và ăn quả xanh có nhiều tanin vì sẽ ức chế hấp thụ sắt. Đi tiêu phân có màu đen (do thuốc) - người bệnh có tiền căn viêm loét dạ dày cần lưu ý để tránh lầm tưởng là chảy máu dạ dày.
Với trẻ em khi cho uống dung dịch có sắt không cho thuốc tiếp xúc trực tiếp với răng vì dễ làm cho răng có màu nâu xỉn, không cho uống thuốc cùng với sữa bò hoặc uống vào sát thời điểm bú mẹ để tránh tạo thành chất sắt không hòa tan cản trở sự hấp thu sắt. Khi cho trẻ uống cần theo đúng chỉ dẫn về liều lượng số giọt hoặc thìa đong thuốc hợp với từng lứa tuổi của đứa trẻ.
Khi dùng thuốc nên ăn nhiều rau quả tươi có nhiều vitamin C giúp cho việc tăng hấp thu sắt. Sau khi dùng thuốc phục hồi đủ sắt thì ngừng thuốc mà chỉ duy trì bằng chế độ ăn giàu chất sắt, protein, vitamin. Nếu bị các bệnh gây ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt thì cần chữa trị cho lành bệnh.
Theo BS Vũ Hướng Văn - Sức khỏe và đời sống
Dùng thuốc cầm tiêu chảy do Rotavirus cho trẻ - Nguy hiểm!
Thứ Tư, tháng 6 03, 2015
sống khỏe
No comments
Một vấn đề trong điều trị tiêu chảy do Rotavirus cho trẻ là có nhiều người mong con mau khỏi bệnh đã vội vã cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy khi mới mắc bệnh.
Điều này vô tình đã khiến trẻ ở trong tình trạng nguy hiểm.
Tiêu chảy là tình trạng thường gặp ở trẻ em, trong đó tác nhân gây tiêu chảy do Rotavirus nguy hiểm hơn tiêu chảy do các nguyên nhân khác. Trẻ mắc tiêu chảy do Rotavirus thường bị nôn, sau đó đi ngoài, sốt vừa phải.
Trẻ nôn rất nhiều vào ngày đầu và giảm bớt khi bắt đầu đi tiêu lỏng. Phân lúc đó sẽ toàn nước, có thể có màu xanh, đờm nhớt nhưng không có máu. Do bị nôn và đi tiêu lỏng nhiều (có thể đi hơn 20 lần trong ngày) nên trẻ rất dễ bị mất nước và chất điện giải, nhanh chóng khô kiệt, có thễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị, chăm sóc kịp thời.
Mô hình cấu trúc Rotavirus gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em.
Khi trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus thì việc cần làm là dùng dung dịch oresol để bù nước và điện giải trước khi nghĩ đến chuyện cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy. Hiện nay có nhiều loại gói và viên oresol khác nhau. Có loại pha trong 200ml, có loại pha trong 250ml, có loại pha trong 1 lít nước...
Vì vậy, cần phải chuẩn bị dụng cụ đong nước cho phù hợp với các hướng dẫn ghi trên gói oresol. Rửa tay trước khi pha oresol và sử dụng các dụng cụ sạch để đựng. Dung dịch oresol đã pha chỉ dùng trong 24 giờ. Khi cho trẻ uống oresol cần chú ý: với trẻ dưới 2 tuổi cho uống từng thìa nhỏ cách nhau 1-2 phút. Trẻ lớn hơn cho uống từng ngụm bằng cốc. Nếu trẻ nôn, cho trẻ uống từng thìa, chậm hơn.
Nếu không có oresol thì có thể cho trẻ uống nước cháo, nước đun sôi để nguội hoặc các loại nước sạch khác như nước dừa hoặc nước hoa quả tươi nhưng không được pha thêm đường. Nếu đã bù oresol đường uống đúng cách mà trẻ vẫn nôn quá nhiều, có dấu hiệu mất nước (mệt, kêu khát nước, đái ít...) thì nên cho trẻ đến bệnh viện để có chỉ định bù nước bằng truyền dịch, phòng nguy cơ mất nước nặng, rất nguy hiểm cho trẻ.
Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy (smectite intergrade, berberin, loperamid...) cho trẻ vì khi bị tiêu chảy, cơ thể cần thải trừ hết virut, độc tố. Các thuốc cầm tiêu chảy có tác dụng làm giảm nhu động ruột nên giảm số lần đi ngoài.
Khi đó trẻ vẫn bị tiêu chảy nhưng các tác nhân gây bệnh lại bị thải hồi rất chậm, làm cho bệnh càng thêm kéo dài, thậm chí nặng hơn. Phân không tống xuất ra ngoài được, ứ lại trong ruột sinh đầy hơi, trướng bụng, trẻ càng nôn nhiều, thậm chí làm viêm ruột, tắc ruột, dẫn đến tử vong.
Mặt khác, không nên tự ý cho trẻ dùng kháng sinh hay các loại men sinh học để điều trị tiêu chảy do Rotavirus. Vì khi trẻ đang tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đường ruột đang bị tổn thương, không thể hấp thu được thuốc.
Hơn nữa, kháng sinh không trị được virut. Nên việc dùng thuốc không có tác dụng mà đôi khi còn gây ngộ độc khi cơ thể trẻ đang rất yếu ớt. Việc dùng thuốc phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của thầy thuốc.
Theo các nhà chuyên môn, biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh tiêu chảy do Rotavirus là cho trẻ từ 6 tuần tuổi uống vắc-xin ngừa tiêu chảy do Rotavirus, lúc cơ thể đang khỏe mạnh và hoàn tất lịch chủng ngừa bệnh tiêu chảy do Rotavirut trước 24 tuần tuổi sau sinh.
Theo DS. Minh Anh - Sức khỏe và Đời sống
Những trường hợp không nên dùng thuốc aspirin
Thứ Tư, tháng 6 03, 2015
sống khỏe
No comments
Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những thuốc có trong Danh mục thuốc thiết yếu và Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
Thuốc có mặt khá phổ biến trong các hiệu thuốc với nhiều dạng và hàm lượng khác nhau như viên nén, viên nén giải phóng chậm, viên nén bao phim, viên nén nhai được…
Thuốc được dùng để giảm các cơn đau nhẹ và vừa, đồng thời giảm sốt (nhưng do thuốc có tác dụng phụ ở đường tiêu hóa cao nên hiện nay người ta dùng paracetamol thay thế aspirin để giảm đau, hạ sốt).
Aspirin cũng được sử dụng trong chứng viêm cấp và mạn như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên, viêm (thoái hóa) xương khớp và viêm đốt sống dạng thấp. Nhờ tác dụng chống kết tập tiểu cầu, aspirin còn được sử dụng trong một số bệnh lý tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và dự phòng biến chứng tim mạch ở các bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao; điều trị và dự phòng một số bệnh lý mạch não như đột quỵ...
Bên cạnh tác dụng chữa bệnh, thuốc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn cho người sử dụng, phổ biến nhất liên quan đến hệ tiêu hóa, thần kinh và cầm máu. Các tác dụng bất lợi này còn phụ thuộc vào liều dùng, liều càng cao càng dễ gặp tai biến.
Thường gặp nhất là các triệu chứng buồn nôn, nôn, khó tiêu, khó chịu ở thượng vị, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày - ruột; mệt mỏi; ban, mày đay; thiếu máu tan máu, chảy máu ẩn, thời gian chảy máu kéo dài, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu; yếu cơ; khó thở và thậm chí là sốc phản vệ…
Do các tác dụng bất lợi trên nên không dùng aspirin trong các trường hợp sau: người đã bị dị ứng với thuốc, tiền sử bệnh hen, người có bệnh ưa chảy máu, giảm tiểu cầu, loét dạ dày hoặc tá tràng đang hoạt động, suy tim vừa và nặng, suy gan, suy thận, xơ gan.
Phụ nữ có thai trong 3 tháng cuối của thai kỳ không được dùng aspirin vì aspirin ức chế co bóp tử cung, do đó gây trì hoãn chuyển dạ. Sử dụng aspirin trong giai đoạn này còn có thể dẫn đến đóng sớm ống động mạch trong tử cung, với nguy cơ nghiêm trọng tăng huyết áp động mạch phổi và suy hô hấp sơ sinh. Do aspirin ức chế kết tập tiểu cầu ở mẹ và thai nhi nên nguy cơ chảy máu tăng lên ở cả mẹ và thai nhi.
Cần thận trọng khi dùng aspirin đồng thời với thuốc chống đông máu hoặc khi có nguy cơ chảy máu khác. Không kết hợp aspirin với các thuốc kháng viêm không steroid và các glucocorticoid. Ở trẻ em, khi dùng aspirin đã gây ra 1 số trường hợp hội chứng Reye, vì vậy cần hạn chế hoàn toàn chỉ định aspirin cho trẻ em dưới 16 tuổi.
Theo DS Nguyễn Thị An - Sức khỏe và Đời sống
Vì sao cần bổ sung oxid nitric?
Thứ Tư, tháng 6 03, 2015
sống khỏe
No comments
Các nhà khoa học quan tâm hơn đến oxid nitric (NO) bởi vai trò trong việc ngăn chặn hình thành các khối xơ vữa dẫn đến đau tim và đột quỵ.
Khi các bệnh có liên quan đến hệ tim mạch gia tăng trong cộng đồng thì các nhà khoa học lại càng quan tâm hơn đến oxid nitric (NO) bởi vai trò của nó trong việc ngăn chặn hình thành các khối xơ vữa trong lòng mạch máu dẫn đến đau tim và đột quỵ.
NO làm giãn nở mạch máu
Vai trò của oxid nitric (NO)
Hệ tim mạch bao gồm tim và các mạch máu, trong đó tim là trung tâm của mọi hoạt động. Oxid nitric (NO) là một phân tử hiện diện trong hệ thống tim mạch và thần kinh của cơ thể. Với vai trò làm giãn nở các mạch máu, nó giúp kiểm soát sự lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể.
Hệ thống mạch máu của chúng ta co giãn và lưu chuyển được máu đi trong mạch là nhờ mô cơ trơn mạch máu. Điều gì sẽ xảy ra nếu mô cơ trơn này không có khả năng co thắt và giãn nở? Máu sẽ lưu thông kém, ứ trệ gây nguy cơ hình thành huyết khối. Đồng thời, nếu thành mạch máu bị tổn hại do khối xơ vữa đã tích lũy trong thành động mạch sẽ làm ngăn chặn hoặc giảm sự lưu thông của máu.
Khi các khối xơ vữa trở nên lớn, chúng có thể bị nứt, vỡ và di chuyển trong lòng động mạch, cơ thể phản ứng lại bằng cách làm vón cục máu (tiểu huyết khối), khi tiểu huyết khối hình thành trong lòng mạch máu kết quả là làm tắc nghẽn mạch máu, ngăn dòng máu lưu thông đến tim và não, đó là một trong các nguyên nhân gây nên cơn đau tim hay đột quỵ.
Với tác dụng làm giãn nở các mạch máu và giữ cho máu bơm đều đặn thông qua hệ thống tuần hoàn, NO giúp bảo vệ các mô trơn của mạch máu khỏi sự co thắt có hại, điều hòa sự tái hấp thu nước của cơ thể, giúp duy trì và ổn định huyết áp.
Đồng thời, khi hệ thống mạch máu được tăng cường, NO có thể làm giảm khối xơ vữa và tiểu huyết cầu, ngăn chặn các khối máu vón cục thiết lập, làm tăng cường lưu thông máu tự do khắp cơ thể. Chính cơ chế này mà trong điều trị những cơn đau thắt ngực người ta sử dụng nitroglycerin vì khi vào trong cơ thể nitroglycerin chuyển thành NO có tác dụng giãn mạch.
Bổ sung NO cho cơ thể
Trong cơ thể người NO được sản sinh chủ yếu từ các tế bào màng trong của mạch máu, một phần ở các tế bào thần kinh trong não, phổi và các tế bào bạch cầu. Ngoài ra, rau xanh và một số loại củ cải đường thường chứa lượng nitrat nhất định, khi ăn lượng nitrat được hấp thu, hòa quyện với nước bọt rồi được vi khuẩn bề mặt khử thành nitrit, khi vào dạ dày dưới tác dụng của acid dịch dạ dày và acid ascobic nó khử mạnh thành NO.
Khi lượng NO của cơ thể thiếu khiến lượng máu lưu thông trong cơ thể giảm, đồng thời là cơ hội cho các mảng xơ vữa và tiểu huyết khối dễ bong ra và di chuyển trong lòng mạch gây bít tắc lòng mạch.
Ngoài ra, L-arginin và L- citrulline là hai amino acid đóng vai trò then chốt trong việc sản sinh NO của cơ thể. Một lượng ít L-arginin và L- citrulline được cơ thể sản xuất ra. Nguồn thực phẩm chứa nhiều L-arginin và L- citrulline là nguồn thực phẩm giàu protein như thịt đỏ, gà, cá...
Tuy nhiên, việc hấp thu các thực phẩm này từ việc ăn uống không được hoàn toàn, hơn nữa chúng cũng giàu protein là điều không tốt cho bệnh nhân đang áp dụng chế độ ăn giảm protein. Vì thế, chúng ta có thể bổ sung L-arginin và L-citrulline từ thuốc hoặc thực phẩm chức năng mỗi ngày để giúp cơ thể thúc đẩy sản sinh NO.
Một số vitamin bổ sung tốt cho tim mạch
Vitamin C: giúp thành mạch máu vững chắc, đặc biệt với mạch máu nuôi tim, giúp chuyển cholesterol thành acid mật bằng cách giảm cholesterol trong máu, giảm LDL-cholesterol, tăng HDL-cholesterol. Hạn chế tăng huyết áp, chống tạo cục máu đông để giảm thuyên tắc mạch.
Vitamin E: tác dụng trên tim mạch bằng cách giảm bớt sự kết tụ của cholesterol xấu ở lòng mạch máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch kể cả nhồi máu cơ tim và tai biến mạch não.
Acid folic: có thể làm giảm nồng độ Homoafsteine máu - một yếu tố nguy cơ độc lập và nguy hiểm của các bệnh lý tim mạch, nhất là xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành.
Acid alpha lipoic (ALA): ngoài việc tạo thuận lợi cho sự trao đổi glucose và điều trị các biến chứng viêm dây - rễ thần kinh của bệnh đái tháo đường, nó còn làm giảm các chỉ số huyết áp, bảo vệ não khỏi các tổn thương liên quan đến đột quỵ, cải thiện chức năng của hệ thống mạch máu. ALA cũng làm tăng lượng NO, cải thiện tính ổn định và kéo dài hoạt động của NO.
Như vậy, để tăng lượng NO ngoài việc bổ sung từ đường ăn uống và thuốc, cần hạn chế các tác dụng xấu đến quá trình sản sinh NO như giảm ăn các chất béo bão hòa, các đồ ăn có chứa nhiều cholesterol xấu và transfat. Cùng với đó tập đều đặn các môn thể thao để giúp cho việc lưu thông máu tốt và kích thích nội mạc tạo ra NO, tăng tổng hợp các enzym để chuyển L-arginin thành oxid nitric.
Theo BS. Nguyễn Thị Hường - Sức khỏe và Đời sống