This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015
Phân biệt các loại thuốc bắt đầu bằng chữ "calci"
Thứ Hai, tháng 6 01, 2015
sống khỏe
No comments
Trong thực tế chúng ta có thể gặp các tên thuốc bắt đầu bằng chữ calci như: calciclorid, calcigluconat, calcifediol và calcitonin. Vậy chúng có phải là cùng một loại thuốc không và tác dụng của chúng ra sao?
Theo Dược thư Quốc gia, calci clorid thuộc loại khoáng chất có dạng thuốc tiêm còn calci gluconat là loại thuốc bổ sung calci có các dạng tiêm và viên nén.
Cả hai loại này được chỉ định dùng trong các trường hợp cần tăng nhanh nồng độ ion calci trong máu (co giật do hạ calci huyết ở trẻ sơ sinh, co thắt thanh quản do hạ calci huyết, hạ calci huyết do tái khoáng hoá, hạ calci huyết do thiếu vitamin D...), chế độ ăn thiếu calci...
Calcifediol là thuốc tương tự vitamin D có dạng viên nang và dung dịch, dùng phòng và điều trị bệnh còi xương do dinh dưỡng, điều trị còi xương và nhuyễn xương do chuyển hóa do thuốc chống co giật phòng và điều trị loãng xương.
Còn calcitonin lại là thuốc ức chế tiêu xương, thuốc chống loãng xương và thuốc chống tăng calci huyết, chỉ có dạng thuốc tiêm và thuốc xịt.
Thuốc được chỉ định trong bệnh viêm xương biến dạng, tăng calci huyết do ung thư di căn xương, bệnh xương thứ phát do suy thận, điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh, kết hợp với dùng calci và vitamin D để ngăn ngừa tiến triển mất khối lượng xương.
Như vậy, cùng bắt đầu bằng chữ calci nhưng chúng lại là những loại thuốc khác nhau, có các dạng thuốc khác nhau và chỉ định không hẳn giống nhau. Vì vậy, khi kê đơn cần ghi đúng tên thuốc một cách rõ ràng, dễ đọc tránh sự nhầm lẫn.
Theo DS Hoàng Thu - Sức khỏe và đời sống
Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng
Thứ Hai, tháng 6 01, 2015
sống khỏe
No comments
Việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng khỏi vĩnh viễn là rất khó vì loại trừ hoàn toàn các dị nguyên khỏi môi trường là điều gần như không thể.
Hiện nay, bệnh viêm mũi dị ứng (VMDƯ) ngày càng gặp nhiều, có người chỉ bị theo mùa, có người bị quanh năm. Không có một công thức, phác đồ điều trị chung cho mọi người bệnh.
Nguyên nhân và triệu chứng
Cơ chế bệnh sinh là do sự quá mẫn cảm của niêm mạc mũi đối với các kích thích mà y học gọi là dị nguyên. Những dị nguyên hay gặp trong VMDƯ là bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông súc vật, hóa chất...
Bệnh hay xảy ra trên những cơ địa đặc biệt có tính chất di truyền và có đặc điểm là sự bấp bênh giữa thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Thường xuất hiện đột ngột từng cơn, hay gặp lúc sáng sớm khi thời tiết thay đổi: đột nhiên ngứa ở hai bên hốc mũi lan lên mắt, xuống họng; tiếp đó hắt hơi liên tục thành từng cơn, rồi chảy nhiều nước mũi, tắc mũi dữ dội cả hai bên.
Các cơn nói trên xuất hiện nhiều lần trong ngày, thường kéo dài 3-5 ngày và chỉ mất đi khi các dị nguyên không còn nữa.
Điều trị VMDƯ - Thuốc nào?
Dùng thuốc chống ngạt mũi: Thường dùng naphazolin, xylometazolin... nhỏ hoặc xịt vào mũi 2 - 3 lần/ngày. Thuốc gây co mạch chống phù nề do đó hết nghẹt mũi, người bệnh dễ thở, cảm thấy dễ chịu ngay.
Tuy nhiên, cần lưu ý không lạm dụng, chỉ dùng thuốc trong thời gian ngắn (thường không quá 7 ngày), vì dùng các loại này kéo dài dễ gây hiện tượng quen thuốc không có hiệu quả nữa, thậm chí còn gây "tác dụng dội ngược" làm nghẹt mũi nhiều hơn. Mặt khác, không những thuốc có tác dụng tại chỗ mà còn thấm qua niêm mạc vào máu gây tác dụng toàn thân, bởi vậy không nên dùng liều cao dài ngày, không dùng cho trẻ em dưới 7 tuổi.
Thuốc nhóm corticoid: Tuy có thể dùng viên corticoid uống có tác dụng toàn thân, nhưng nó có nhiều tác dụng phụ có hại. Bởi vậy, corticoid nên dùng dạng xịt vào mũi tốt hơn. Khi xịt, thuốc chủ yếu tác dụng tại chỗ, tuy có hấp thu vào máu nhưng với hàm lượng rất nhỏ, không gây tác dụng phụ như corticoid dùng uống.
Nếu dùng, người bệnh nên xịt sớm khi bệnh còn nhẹ. Việc điều trị cần phải kéo dài một thời gian nhất định, thường một năm dùng một tháng thì bệnh gần như ổn định trong cả năm.
Thuốc kháng histamin: Các thuốc kháng histamin chống dị ứng là những thuốc có tác dụng bằng cơ chế tranh chấp với histamin ở thụ thể (receptor) H1 trong cơ thể đẩy histamin ra khỏi thụ thể H1 khiến cho biểu hiện lâm sàng của dị ứng không còn nữa.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc kháng histamin. Dựa vào tính chất, tác dụng dược lý và trình tự phát triển người ta chia ra các loại kháng histamin sau:
Các thuốc thế hệ 1 (chlopheniramin, promethazin, hydroxyzin...): Tuy đã được dùng từ lâu nhưng có nhược điểm là phải dùng nhiều lần trong ngày gây khô miệng và buồn ngủ, nên hiện nay ít dùng.
Các thuốc thế hệ 2 (loratadin, cetirizin, terfenadin...): được ưa chuộng hơn thế hệ 1 nhưng cũng còn một số hạn chế như ảnh hưởng đến chức năng gan, có thể gây buồn ngủ nhẹ. Thậm chí có một loại thuốc (astemizol) đã bị loại khỏi thị trường vì có tác dụng phụ nguy hại đối với tim. Còn những thuốc khác vẫn đang được dùng.
Các thuốc thế hệ 3: Đó là fexofenadin chất chuyển hóa của terfenadin. Nó có tính chất tương tự các kháng histamin thế hệ 2 như loratadin... Hiệu quả điều trị VMDƯ của fexofenadin cũng tương tự như của terfenadin.
Nhưng vì nó không chuyển hóa qua gan nhiều nên fexofenadin không tương tác với các thuốc được chuyển hóa. Vấn đề quan trọng hơn nữa là fexofenadin không tương tác với các kênh kali ở tim, do đó không có khuynh hướng như một số thuốc thế hệ 2 (nhất là astemizol) là làm tăng khoảng QT của tim, một tác dụng phụ có thể dẫn đến loạn nhịp tim nghiêm trọng.
Fexofenadin có phạm vi an toàn rộng hơn đa số các thuốc kháng histamin đang dùng hiện nay. Tuy nhiên, fexofenadin cũng có chống chỉ định đối với trẻ em dưới 12 tuổi và phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú.
Phòng bệnh
Để phòng ngừa VMDƯ, nhà cửa cần sạch sẽ càng ít bụi bặm, ẩm mốc càng tốt. Diệt bọ nhà, gián, chuột và không nuôi chó, mèo, chim... ở cùng phòng. Nên đeo khẩu trang khi quét nhà, lau cửa, chùi đồ đạc nhiều bụi hoặc dùng máy hút bụi.
Theo BS Vũ Hướng Văn - Sức khỏe và đời sống
Những loại thuốc ''cứu bạn'' khi bị ốm trong chuyến du lịch
Thứ Hai, tháng 6 01, 2015
sống khỏe
No comments
Aspirin có thể giúp hạn chế ung thư đường tiêu hóa
Thứ Hai, tháng 6 01, 2015
sống khỏe
No comments
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại Học viện Y tế Cộng đồng Harvard ở TP Boston nêu khả năng dùng aspirin lâu dài có thể giúp phòng tránh ung thư đường tiêu hóa.
Trong nghiên cứu được trình bày tại hội nghị của Hội Nghiên cứu ung thư Mỹ ở TP Philadelphia hồi đầu tuần này, TS Yin Cao và cộng sự cho biết nguy cơ ung thư đường tiêu hóa có thể giảm 20% ở những người dùng aspirin thường xuyên trong vòng nhiều năm.
Việc dùng aspirin nên được cân nhắc do có nguy cơ gây xuất huyết dạ dày. Ảnh: The Telegraph
Theo trang tin HealthDay News, các nhà khoa học đã theo dõi dữ liệu y tế của 82.600 phụ nữ và 47.650 đàn ông trong hơn 30 năm và nhận thấy có khoảng 20.400 ca ung thư ở nữ giới cũng như 7.570 ca ở nam giới. Ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông không được tính đến trong số liệu nói trên.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy những người dùng aspirine thường xuyên (viên 325 mg 2 lần/tuần hoặc hơn) có nguy cơ bị bệnh ung thư nói chung, đặc biệt là ung thư trực - kết tràng và thực quản, thấp hơn đáng kể so với những người không dùng thuốc này. Nhóm nghiên cứu cũng ghi nhận aspirin không kéo giảm ung thư vú, phổi và tuyến tiền liệt.
Theo Trúc Lâm - Người lao động
Không uống nước trà xanh khi dùng nadolol
Thứ Hai, tháng 6 01, 2015
sống khỏe
No comments
Nadolol là loại thuốc chẹn beta - adrenergic không chọn lọc, tác dụng kéo dài. Thời gian bán thải 16 giờ nên chỉ cần dùng thuốc một lần/ngày.
Công dụng của thuốc để điều trị tăng huyết áp; giảm tần số thất trong nhịp xoang nhanh, nhịp nhanh kịch phát trên thất, rung nhĩ, cuồng nhĩ, ngoại tâm thu thất hoặc nhĩ; điều trị dự phòng chứng đau thắt ngực mạn tính ổn định; dự phòng chứng đau nửa đầu (thuốc dùng theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa tim mạch, người bệnh không được tự ý dùng).
Không dùng thuốc trong các trường hợp: sốc do tim, nhịp tim chậm, bloc nhĩ thất; hen phế quản; co thắt phế quản; nhiễm toan chuyển hóa; người mang thai; người đang thời kỳ cho con bú.
Theo tạp chí Clinical Pharmacology & Therapeutic (Mỹ) ngày 13/1/2014, các nhà khoa học Nhật Bản thuộc Đại học Fukushima cho 10 tình nguyện viên bị tăng huyết áp uống một liều 30mg nadolol/ngày, liên tục trong 14 ngày (trong số đó 5 người uống nước trắng, 5 người uống 3 tách trà xanh/ngày) rồi kiểm tra nồng độ nadolol/máu thấy người uống trà xanh có nồng độ nadolol thấp hơn 76% so với người uống nước trắng.
Các nhà khoa học cho rằng, các thành phần trong trà xanh là tác nhân gây ảnh hưởng đến sự hấp thu của nadolol vào đường ruột. Vì vậy, những người dùng thuốc nadolol không nên uống nước trà xanh.
Thời kỳ mang thai nếu mẹ dùng nadolol thì trẻ sơ sinh sẽ bị nhịp tim chậm, hạ đường máu.
Người suy gan, suy thận phải sử dụng thận trọng nadolol; suy thận có thể phải giảm liều.
Ngoài các yêu cầu chung về bảo quản thuốc viên như để trong dụng cụ khô, sạch, nadolol còn phải được bảo quản tránh ánh sáng và ở nhiệt độ không quá 25oC, vì vậy ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, người bệnh không nên dự trữ thuốc trong nhà quá 10 ngày vào mùa hè.
Theo DS Trần Xuân Thuyết - Sức khỏe và đời sống
Bệnh lang ben và thuốc chữa
Thứ Hai, tháng 6 01, 2015
sống khỏe
No comments
Số bệnh nhân nhiễm vi nấm ngoài da ở nước ta khá nhiều, xếp hàng thứ hai trong số bệnh da liễu, chỉ sau bệnh chàm (eczema).
Số bệnh nhân nhiễm vi nấm ngoài da ở nước ta khá nhiều, xếp hàng thứ hai trong số bệnh da liễu, chỉ sau bệnh chàm (eczema). Một trong số những bệnh da do vi nấm hay gặp nhất là lang ben. Điều trị bệnh lang ben "tuy dễ mà khó" vì bệnh thường rất dễ tái phát.
Lang ben lây lan rất nhanh
Lang ben là bệnh nấm nông ngoài da, nguyên nhân do nấm Malassezia furfur gây bệnh. Bệnh thường gặp ở người trẻ, ở các vùng khí hậu nóng, ẩm. Bệnh lan nhanh từ vùng da này sang vùng da khác và lây nhiễm từ người này sang người khác trực tiếp hoặc gián tiếp qua khăn lau, quần áo, giường chiếu…
Điều kiện thuận lợi để phát bệnh là làn da nóng ẩm do khí hậu, hoạt động thể lực, mặc quần áo bít kín, tiết nhiều mồ hôi nhờn. Bệnh nhân mắc các bệnh Cushing (một loại bệnh nội tiết), sự suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng cũng là những yếu tố làm bệnh dễ phát sinh.
Tổn thương da do lang ben
Tổn thương da do lang ben thường là các dát giảm sắc tố (trắng hơn da bình thường), đôi khi là các dát tăng sắc tố (sậm hơn da bình thường) hoặc dát hồng ban (vết hồng đỏ). Bề mặt các thương tổn có vảy mịn như phấn. Nếu dùng bìa cứng hoặc dao cùn cạo thì vảy mịn tróc ra rõ hơn (dấu hiệu vỏ bào).
Vị trí tổn thương thường là những vùng da bị che kín, tiết nhiều mồ hôi nhờn như giữa lưng, giữa ngực, mạn sườn, bụng, mặt trong cánh tay, đùi, vùng mặt (trước tai, hàm dưới).
Lang ben thường gây cảm giác châm chích khi nóng nực, ngứa ít hoặc không ngứa. Do đó, người bệnh ít khi chữa trị sớm, nhất là khi tổn thương ở vùng da khó nhìn thấy (vùng lưng). Nếu không ngứa, thương tổn chỉ gây mất thẩm mỹ nên bệnh nhân thường để cho lang ben lan rộng, trở nên khó trị và có thể là nguồn lây cho người khác. Bệnh rất hay tái phát, nhất là khi không biết cách phòng ngừa và điều trị đúng.
Chữa trị thế nào?
Có hai dạng thuốc được dùng để điều trị bệnh lang ben: thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống toàn thân.
Thuốc bôi gồm có các loại: dung dịch BSI (acid benzoic + acid salicylic + lod), ASA (acid acetylsalicylic, natri salicylat); kem, mỡ hoặc gel trong đó có chứa các loại thuốc kháng nấm như: ketoconazol, bifonazol, clotrimazol, econazol, miconazol...
Dùng thuốc bôi tại chỗ cần chú ý:
Dung dịch ASA hoặc BSI: có thể gây kích ứng da tại chỗ, gây bỏng da, lột da, vì vậy, không được bôi trên diện rộng, không nên bôi ở những vùng da mỏng, nhạy cảm. Không được để thuốc dính vào vùng niêm mạc và bán niêm mạc như mắt, miệng, sinh dục.
Nên bôi ngày 1 lần vào buổi tối. Nếu tổn thương quá nhiều, nên chia ra bôi từng vùng vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Các thuốc loại này hiệu quả thấp, dễ tái phát nếu dùng đơn độc, vì vậy, nên kết hợp với các loại thuốc khác nếu bị bệnh trên diện rộng.
Thuốc bôi dạng kem, mỡ: Cần bôi thuốc khi bề mặt da sạch, khô, không có mồ hôi. Bôi đều và để hở khoảng 30 phút rồi mới mặc áo để tránh thuốc dính vào quần áo vừa lãng phí thuốc lại vừa mất tác dụng. Nên bôi thuốc 2 lần/ngày. Thuốc có thể gây dị ứng nhẹ. Tuy nhiên, dị ứng này sẽ giảm và hết khi ngưng bôi thuốc hay dùng thuốc chống dị ứng.
Thuốc uống toàn thân: Có thể sử dụng các loại thuốc kháng nấm sau: nhóm imidazol (ketoconazol, itraconazol, fluconazol…), nhóm allylamin (terbinafin) và kháng sinh chống nấm griseofulvin.
Lưu ý khi dùng thuốc kháng nấm đường uống:
Mỗi nhóm thuốc đều có những ưu thế và nhược điểm riêng. Ketoconazol rất độc với gan, vì vậy, trước khi điều trị, cần làm các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan. Itraconazol, fluconazol ít độc với gan và hiệu quả hơn. Nhóm allylamin hấp thu rất tốt qua đường tiêu hóa, ít gây độc cho gan, những tác dụng phụ có thể gặp là gây rối loạn tiêu hóa, gây rối loạn vị giác.
Griseofulvin là thuốc uống chống nấm rẻ nhất có hiệu quả với các loại nấm da, tuy nhiên, hiệu quả thực sự không bằng các thuốc nhóm imidazol và allylamin. Thuốc có thể làm tăng nhạy cảm ánh sáng của da, vì vậy, cần tránh nắng trong thời gian dùng thuốc. Nên uống thuốc sau khi ăn vì thuốc hấp thu tốt hơn sau khi ăn các loại thức ăn dầu và nên uống thuốc với nhiều nước.
Người bệnh cần biết
Để điều trị lang ben hiệu quả, cần kết hợp cả thuốc uống và thuốc bôi. Ðiều trị liên tục cho đến khi da lành, sau đó cần tiếp tục bôi thuốc ít nhất 2 tuần nữa để tránh tái phát.
Nếu điều trị sau 4 tuần không có dấu hiệu cải thiện thì nên đi bác sĩ khám để được chẩn đoán kỹ hơn. Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không dùng bừa bãi, theo kinh nghiệm mách bảo, bệnh sẽ càng khó chữa, lây lan nhanh và nhanh tái phát.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị, cần thực hiện vệ sinh thân thể sạch sẽ. Không nên tắm bằng xà bông, sữa tắm mà nên dùng chanh để tắm, không nên chà xát nhiều. Nên giữ cho cơ thể khô ráo, tránh ẩm ướt và ra mồ hôi.
Giặt sạch quần áo và phơi dưới nắng to hoặc là ủi mặt trong quần áo trước khi mặc. Không nên mặc quần áo chung với người khác. Khi bệnh đã lui, da đã lành, phải diệt nấm ở những vật dụng cá nhân như quần áo, chăn màn... bằng cách luộc ở nước sôi 100oC trong vòng 15 phút.
Theo DS Lâm Thanh - Sức khỏe và đời sống
Các tác dụng phụ cần xử trí ngay
Thứ Hai, tháng 6 01, 2015
sống khỏe
No comments
Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây ra tác dụng phụ và thuốc điều trị tăng huyết áp (THA) cũng không có ngoại lệ.
Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây ra tác dụng phụ và thuốc điều trị tăng huyết áp (THA) cũng không có ngoại lệ.
Do phải sử dụng liên tục, dài ngày nên người bệnh cần tìm hiểu tác dụng phụ của thuốc là điều cần thiết. Hơn nữa, người bệnh cần thông tin và hợp tác chặt chẽ với bác sĩ để kiểm soát được các tác dụng phụ khi dùng thuốc.
THA, khi nào cần dùng thuốc?
Không phải ai bị THA cũng phải điều trị ngay bằng thuốc. Thông thường, THA cấp độ nhẹ và vừa (140/90 - 160/99mmHg) nếu không kèm các yếu tố nguy cơ sẽ được áp dụng biện pháp không dùng thuốc. Nếu sau 6 tháng, HA chưa được cải thiện mới phải dùng thuốc.
Các biện pháp không dùng thuốc có thể giúp bệnh nhân kiểm soát HA được khuyên nên áp dụng như: ăn giảm mặn, giảm mỡ và cholesterol. Chế độ ăn thêm kali, magie và canxi, bỏ rượu. Vận động thể lực đều đặn, kiểm soát cân nặng đẩy lùi tình trạng thừa cân béo phì, giảm stress…
Khi dùng thuốc trị THA cần thông tin chặt chẽ với bác sĩ để tránh tác dụng phụ
Cho dù áp dụng biện pháp không dùng thuốc hay dùng thuốc hoặc cả 2 biện pháp thì nguyên tắc điều trị là phải đưa được huyết áp (HA) về mức an toàn, ổn định hay còn gọi là "HA đích". Không hạ HA cao xuống quá nhanh để không gây thiếu máu cục bộ não và cơ tim đột ngột, trừ một số trường hợp cấp cứu.
Các tác dụng phụ của thuốc hạ HA
Hãy thông tin ngay cho bác sĩ, dược sĩ nếu trong quá trình dùng thuốc điều trị THA gặp các biểu hiện sau đây để kịp thời xử trí:
Hạ HA thế đứng
Một số thuốc HA có thể gây hạ HA quá mức và quá nhanh (HA tâm thu giảm ít nhất 20mmHg và/hoặc HA tâm trương giảm ít nhất 10mmHg khi đứng trong vòng 3 phút) gây ra hiện tượng choáng váng, xây xẩm mặt mày khi đứng và có thể dẫn đến ngất xỉu. Hạ HA thế đứng làm tăng nguy cơ té ngã với nhiều hệ lụy. Do đó, việc phòng ngừa hạ HA thế đứng cần phải được chú trọng đặc biệt ở người cao tuổi.
Các thuốc điều trị THA có tác dụng phụ gây hạ HA thế đứng gồm: nhóm thuốc chẹn alpha (prazosin, alfuzosin, terazosin); thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin II (captopril); thuốc lợi niệu: indapamid, hydroclorothiazid (hiếm gặp), triamterene; thuốc hủy thần kinh giao cảm (methyldopa, clonidin)…
Ho khan
Ho là một trở ngại lớn đối với người bệnh THA khi phải điều trị bằng nhóm thuốc ức chế men chuyển (captopril, enalapril, benazepril, lisinopril, perindopril, quinepril...). Thuốc có thể gây ho khan, thậm chí ho dữ dội, mạn tính kéo dài, ho nhiều về đêm mà không phụ thuộc vào liều dùng. Nghĩa là nếu như ai đó đã mẫn cảm với thuốc thì có thể bị ho ngay từ liều điều trị thông thường.
Sau khi đã bị ho, người bệnh cũng không ho tăng thêm khi tăng liều điều trị. Nhưng chỉ cần dừng thuốc từ 3-5 ngày là cơn ho có thể tự hết. Một số trường hợp ho kéo dài và phải sau 2 tháng ngừng thuốc, cơn ho mới chấm dứt hẳn. 2 trong số các thuốc trên bị chỉ ra nhiều nhất vì tác dụng phụ gây các biến chứng hô hấp là captopril và enalapril.
Tỷ lệ bị ho do thuốc ức chế men chuyển khá cao (từ 5 - 30%) nên không ít trường hợp phải uống "oan" rất nhiều kháng sinh, thuốc ho, xông họng vì cứ ngỡ bị ho do viêm họng hoặc co thắt phế quản, mà các cơn ho vẫn không dứt. Đáng ngại hơn, khi bị ho, nhiều người bệnh dùng thuốc long đờm khiến cơn ho ngày càng dữ dội, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt.
Rối loạn tình dục
Bệnh THA qua nhiều cơ chế làm giảm lượng máu chảy đến dương vật ở nam giới, gây khó khăn cho việc cương và duy trì sự cương cứng đủ để có thể giao hợp và đạt cực khoái. Với nữ, bệnh làm cho lượng máu tới âm đạo giảm, gây khô âm đạo, khó đạt được đỉnh điểm cảm giác nên từ đó cũng giảm ham muốn tình dục.
Đã vậy, một số loại thuốc điều trị THA hiện nay lại là nguyên nhân gây rối loạn tình dục, cụ thể là rối loạn cương dương ở nam giới. Điều tồi tệ này làm một số người không thể duy trì dài hạn thuốc trị THA. Rủi thay, ngưng thuốc thì có đến 70% bệnh nhân lại bị HA tăng lên. Những thuốc trị THA có thể gây rối loạn cương dương là thuốc lợi tiểu (hydrochlorothiazide), thuốc ức chế beta (propanolol, atenolol).
Cách xử trí 2 loại thuốc này khi gặp tác dụng bất lợi trên tình dục có khác nhau. Đối với thuốc lợi tiểu, nếu đang sử dụng mà bị rối loạn cương dương, bệnh nhân nên tiếp tục sử dụng cho đến khi kiểm soát được HA.
Nếu vẫn còn bị rối loạn cương dương hoặc HA tăng trở lại, nên nói với bác sĩ điều trị để đổi thuốc khác không gây rối loạn cương dương hoặc phối hợp thuốc điều trị THA để kiểm soát HA tốt hơn và giảm nguy cơ bị rối loạn cương dương. Nếu đang sử dụng thuốc ức chế beta mà bị rối loạn cương dương, tốt nhất là ngưng thuốc và chuyển sang thuốc khác ít hoặc không gây rối loạn cương dương.
Một số thuốc trị THA hiếm khi gây rối loạn cương dương là thuốc ức chế men chuyển (enalapril, lisinopril), thuốc ức chế alpha (prazosin), thuốc chẹn kênh canxi (nifidipine, amlodipine), thuốc đối kháng thụ thể angiotensin (losartan, irbesartan).
Các tác dụng phụ khác
Các cảnh báo khác của thuốc trị THA bao gồm rối loạn nhịp tim, chóng mặt, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, suy nhược, ù tai, khô mắt, rối loạn giấc ngủ...
Một số thuốc trị THA có tác dụng làm tăng men gan, suy gan, vàng da… dẫn đến chán ăn, suy nhược. Một vài thuốc HA khi sử dụng lâu dài có thể làm tăng ure và creatinin huyết thanh, làm trầm trọng thêm tình trạng suy thận.
Người bệnh lưu ý
Việc gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc trị THA không phải là hiếm. Nếu bệnh nhân ngưng dùng thuốc, cần phải báo với bác sĩ.
Trong một số trường hợp, việc dừng thuốc rất nguy hiểm, có thể gây ra cơn THA kịch phát. Nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai, hãy xin ý kiến bác sĩ về các loại thuốc an toàn nhất để sử dụng vì nhiều nhóm thuốc hạ HA có thể gây hại cho thai phụ và sự phát triển của thai nhi.
Theo DS Thanh Hoài - Sức khỏe và đời sống