This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016
Những người nên thận trọng khi bổ sung dầu cá
Thứ Hai, tháng 1 18, 2016
sống khỏe
No comments
Hiểu đúng về dầu cá
Anh Trường Giang (27 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) làm công việc văn phòng, một ngày ngồi trước máy tính khoảng 9 tiếng. Mắt anh bị cận thị khoảng 1 độ, thỉnh thoảng anh hay bị mỏi mắt, chảy nước mắt. Một đợt, anh đi khám sức khỏe tổng quát thì nhận được kết quả là chỉ số mỡ trong máu cao. “Tôi có kể tình trạng của mình cho một số người bạn nghe thì họ khuyên là nên mua dầu cá uống, vừa bổ sung vitamin A tốt cho mắt, lại vừa giúp ổn định lại chỉ số mỡ trong máu”, anh kể.
Anh Giang uống dầu cá trong suốt một năm trời và cảm thấy đúng là mắt mình đỡ mỏi, không bị chảy nước mắt nữa. Tuy nhiên, khi đi khám sức khỏe thì hàm lượng cholesterol trong máu anh lại tăng cao hơn. “Tôi thắc mắc thì các bác sỹ trả lời rằng, dầu cá chỉ có tác dụng hỗ trợ, ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sức khỏe. Có thể do chế độ dinh dưỡng của tôi không tốt, ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều bia rượu thì dù có uống bao nhiêu dầu cá vẫn bị tăng mỡ máu”, anh chia sẻ.
Sử dụng tùy tiện dầu cá có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe (ảnh minh họa)
Theo BS Hoàng Oanh, nhiều người nhầm tưởng dầu cá là “thần dược” chữa được nhiều bệnh. Thực chất thì không phải như thế. “Dầu cá rất có hiệu quả đối với những người bị viêm khớp, đau lưng vì nó giúp giảm sưng, giảm đau. Dầu cá còn giúp giảm nguy cơ máu vón cục, ngăn ngừa các nếp nhăn, giúp tăng cân, tim khỏe mạnh… Tuy là thuốc bổ nhưng dầu cá không phù hợp với tất cả mọi đối tượng. Nếu sử dụng tuỳ tiện, dầu cá sẽ bị phản tác dụng, thậm chí gây ảnh hưởng đến tính mạng”, bác sỹ Oanh nói.
Vị bác sỹ cho biết, dầu cá là thuốc hoặc thực phẩm chức năng có dạng viên nang mềm chứa vitamin tan trong dầu hoặc chất bổ dưỡng. Có 2 loại dầu cá thông dụng. Loại thứ nhất là dầu cá chứa vitamin tan trong dầu là vitamin A, D. Loại thứ hai là dầu cá chứa acid béo omega-3, omega-6.
Những người cần thận trọng khi dùng dầu cá
Đối tượng cần rất cẩn thận khi sử dụng dầu cá là trẻ nhỏ. Mặc dù hàm lượng DHA có trong dầu cá rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhưng chất EPA có trong dầu cá thì lại gây hại cho các cơ quan trong cơ thể trẻ.
Một số phụ huynh cho con uống dầu cá để bổ sung vitamin A, vitamin D với hy vọng trẻ phát triển tốt về mắt, xương. Đúng là nếu thiếu vitamin A, trẻ sẽ bị quáng gà, khô mắt, có thể dẫn đến mù mắt, dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp… Còn nếu trẻ thiếu vitamin D thì sẽ thiếu chất khoáng cho xương, răng, dẫn đến còi xương, chậm lớn.
Bổ sung dầu cá là biện pháp 2 trong 1 vì cung cấp cả 2 loại vitamin rất quan trọng này. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều dầu cá sẽ dẫn đến thừa vitamin A, có thể khiến trẻ sơ sinh bị tăng áp lực sọ não, gây lồi thóp, viêm teo dây thần kinh thị giác; quá liều vitamin D thì sẽ khiến trẻ bị chán ăn, nôn ói, xương hóa sụn sớm. Vì thế, các bác sỹ khuyến cáo, hằng ngày, trẻ chỉ nên uống lượng dầu cá hoặc vitamin A, D tương ứng với 2.500 đơn vị quốc tế (IU) vitamin A và 400 IU vitamin D.
Bác sỹ Oanh cho biết: “Những người có bệnh về đường tiêu hóa cũng nên thận trọng khi sử dụng dầu cá. Bởi khi được bổ sung vào cơ thể một liều lượng dầu cá quá mức, hệ tiêu hóa không có khả năng để hấp thụ, tiêu hóa hết được. Lúc này dầu cá sẽ giải phóng khí sinh ra trướng bụng, đầy hơi, ấm ách, gây đau bụng dữ dội”.
Phụ nữ có thai và cho con bú thì không nên sử dụng dầu cá thô, vì các kim loại nặng, các chất ô nhiễm trong dầu cá có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi và mẹ. Phụ nữ mang thai khi sử dụng dầu cá cần tuân theo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ, liều lượng uống không được quá 5.000 IU vitamin A/ngày.
Một nghiên cứu về ung thư tuyến tiền liệt của Mỹ công bố vào năm 2013 cho thấy, có mối liên hệ giữa dầu cá và ung thư tuyến tiền liệt. Cụ thể, nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tăng ở những người đàn ông có nồng độ axit béo omega-3 cao. Như vậy, các axit béo có liên quan đến sự phát triển của các khối u tuyến tiền liệt. Do đó, những người mắc bệnh tuyến tiền liệt cũng nên lưu ý khi bổ sung dầu cá.
"Đặc biệt, những người có vấn đề máu hoặc đang sử dụng thuốc kháng đông như warfarin, heparin, nếu muốn sử dụng dầu cá thì cần hỏi ý kiến bác sĩ vì dầu cá có thể làm loãng máu. Người bị dị ứng với cá khi dùng dầu cá cần cẩn thận vì có thể bị nôn ói, tiêu chảy...", bác sỹ Oanh khuyến cáo.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Tác hại của việc lạm dụng thuốc nhỏ mũi
Thứ Hai, tháng 1 18, 2016
sống khỏe
No comments
Thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng bị bệnh về mũi ngày càng nhiều. Khi bị viêm mũi, ngạt mũi nhiều người thường ra ngay hiệu thuốc mua các lọ thuốc nhỏ mũi dạng nước hoặc dạng xịt về dùng.
Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng thuốc nhỏ mũi như vậy đã dẫn tới những hậu quả đáng tiếc như bệnh nhân lệ thuộc vào thuốc, phát hiện bệnh muộn, phải phẫu thuật ngoại khoa, mất khả năng cảm nhận mùi vị...
Các loại thuốc nhỏ mũi thông thường như Ephedrin, Phinol, Naphazolin, xymetazolin, Otrivin... có tác dụng làm co mạch máu ở niêm mạc mũi, giảm xung huyết làm cho mũi thông thoáng, dễ thở. Ban đầu sử dụng hiệu quả được khoảng 6 đến 10 giờ, sau đó, tác dụng của thuốc giảm dần, bệnh nhân thường dùng tăng liều hoặc thay bằng thuốc mạnh hơn.
Thuốc co mạch nhỏ xịt vào mũi có hiệu quả trong trường hợp mũi bị viêm do lạnh, nhiễm siêu vi... niêm mạc mũi bị xung huyết, dãn mạch, phù nề và mũi sưng to. Tuy nhiên, các loại thuốc Naphazolin, Otrivin, Coldi-B... chỉ là loại thuốc dùng tạm thời để chữa triệu chứng khó chịu, không phải là thuốc trị bệnh.
Do vậy chỉ được dùng thuốc trong 5-7 ngày, nếu dùng thuốc nhiều lần hoặc kéo dài cho dù mỗi ngày vài lần thì sau nhiều tuần dùng liên tục, thuốc sẽ giảm hiệu quả. Tai hại hơn là thuốc sẽ gây hiệu ứng ngược lại, khiến tình trạng nghẹt mũi càng nặng, trở thành bệnh viêm mũi, điều trị rất khó khăn. Ngoài ra, việc dùng thuốc nhỏ mũi lâu ngày còn có thể gây viêm teo mũi, thủng vách ngăn...
Khi trẻ bị ngạt mũi mà chưa xác định được nguyên nhân, cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc co mạch để nhỏ cho bé. Tốt nhất dùng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để nhỏ, rửa mũi hàng ngày. Nó có tác dụng rửa mũi, làm cho dịch mũi loãng ra và giúp niêm mạc mũi trở lại trạng thái bình thường. Có thể nhỏ 4 - 5 giọt vào một bên mũi rồi hút sạch, ngày làm 2 - 4 lần.
Chú ý không bơm nước mạnh quá vào mũi để khỏi chảy xuống họng, nhất là với trẻ sơ sinh vì dễ gây sặc. Loại này hoàn toàn không gây hại gì, có thể dùng lâu dài. Ngoài ra có thể dùng các loại xịt dạng nước biển phun sương cũng có tác dụng làm cho niêm mạc mũi trở lại bình thường; có nhiều nguyên tố vi lượng như bạc, kẽm (giúp kháng viêm), đồng, mangan (chống dị ứng).
Dạng phun sương nên có tác dụng làm sạch các rỉ mũi, tăng cường dẫn lưu dịch, loại bỏ các vảy ở trong mũi... Tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để các thầy thuốc tìm nguyên nhân gây bệnh, sử dụng đúng thuốc điều trị mới có kết quả.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Lưu ý khi dùng thuốc chống nhiễm khuẩn mắt
Thứ Hai, tháng 1 18, 2016
sống khỏe
No comments
Một số kháng sinh sau thường dùng để điều trị nhiễm khuẩn mắt như: tetracylin, gentamycin...
Tetracyclin
Thuốc được bào chế ở dạng thuốc mỡ 1%, dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn bề mặt nhãn cầu, điều trị đại trà bệnh mắt hột ở vùng có dịch, dự phòng viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh.
Người bị bệnh nhiễm khuẩn mắt cần được bác sĩ khám và chỉ định dùng thuốc thích hợp. Ảnh: Vi Yến
Khi bị nhiễm khuẩn bề mặt nhãn cầu, người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, tra thuốc mỡ 3 - 4 lần/ngày. Dự phòng viêm kết mạc trẻ sơ sinh (khi mới đẻ), sau khi lau sạch mắt bằng gạc tiệt khuẩn, tra thuốc mỡ vào từng mắt 1 lần duy nhất, nhắm mắt và xoa nhẹ để giúp cho mỡ trải rộng.
Đối với bệnh mắt hột, để điều trị ngắt quãng, người lớn và trẻ em tra thuốc mỡ vào từng mắt hai lần mỗi ngày trong 5 ngày, hoặc 1 lần/ngày trong 10 ngày. Mỗi tháng tra thuốc như trên trong 6 tháng liền. Nhắc lại nếu cần thiết.
Điều trị tăng cường liên tục, người lớn và trẻ em, tra thuốc mỡ vào từng mắt, hai lần/ngày, trong ít nhất 6 tuần.
Cần lưu ý, không dùng cho người mẫn cảm với nhóm kháng sinh tetracyclin. Khi dùng kéo dài, có thể dẫn đến tăng phát triển các vi sinh không nhạy cảm (cần thận trọng). Một số tác dụng không mong muốn khi tra thuốc như phát ban, cảm giác châm đốt (hiếm gặp) hoặc nóng rát...
Gentamycin
Đây cũng là một kháng sinh được dùng trong viêm mi mắt, viêm kết mạc do vi khuẩn. Thuốc dạng dung dịch có nồng độ 0,3%. Đối với các nhiễm khuẩn nhẹ và vừa, người lớn và trẻ em nhỏ mắt một giọt, hai giờ/lần. Khi bệnh đã được kiểm soát cần giảm bớt số lần tra và tiếp tục tra thêm 48 giờ sau khi đã khỏi hoàn toàn. Đối với nhiễm khuẩn nặng, người lớn và trẻ em nhỏ mắt 1 giọt mỗi giờ. Khi bệnh được kiểm soát, giảm bớt số lần tra rồi tiếp tục thêm 48 giờ sau khi đã khỏi hoàn toàn.
Thận trọng khi dùng kéo dài (vì có thể dẫn đến quá mẫn ở da và xuất hiện vi sinh kháng thuốc kể cả nấm). Thuốc có thể gây bỏng rát, cảm giác châm đốt, ngứa, viêm da.
Cloramphenicol
Thuốc có hai dạng dung dịch (với nồng độ 0,4%) và mỡ tra mắt (nồng độ 1%), được dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn bề mặt nhãn cầu như viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm giác mạc.
Không dùng thuốc cho các trường hợp quá mẫn với thuốc, suy tủy, trẻ sơ sinh (vì dùng thuốc lâu dài có thể gây suy tủy). Vì vậy đối với các trường hợp có dấu hiệu suy tủy, viêm thần kinh thị giác… phải thận trọng khi dùng thuốc.
Cách dùng, khoảng 3 - 6 giờ tra 1 lần, sau 48 giờ có thể giảm liều tùy theo hiệu quả điều trị. Thuốc hiếm khi gây kích thích tại mắt.
Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc trên phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý sử dụng.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Có bị giãn phế quản không hồi phục do thuốc?
Thứ Hai, tháng 1 18, 2016
sống khỏe
No comments
Rất nhiều bệnh lý được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc giãn phế quản và các thuốc này khá đa dạng, có thể là thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc xịt, hít hoặc khí dung. Nhiều bệnh nhân lo ngại, việc dùng thường xuyên thuốc giãn phế quản có thể gây hỏng phế quản, làm phế quản giãn to bất thường hoặc là giãn phế quản không hồi phục?...
Điều lo ngại này là hoàn toàn không đúng. Vì việc dùng thuốc giãn phế quản trong những trường hợp co thắt hẹp đường thở nhằm mục đích giải quyết tình trạng co thắt phế quản, làm giãn cơ trơn phế quản, từ đó làm lòng phế quản giãn rộng, thông thoáng và do vậy bệnh nhân hết cảm giác khó thở.
Điều lo ngại này là hoàn toàn không đúng. Vì việc dùng thuốc giãn phế quản trong những trường hợp co thắt hẹp đường thở nhằm mục đích giải quyết tình trạng co thắt phế quản, làm giãn cơ trơn phế quản, từ đó làm lòng phế quản giãn rộng, thông thoáng và do vậy bệnh nhân hết cảm giác khó thở.
Trong trường hợp không có co thắt cơ trơn phế quản, thuốc giãn phế quản không có tác dụng trên cơ trơn phế quản, thay vào đó, thuốc sẽ gây ra những tác dụng khác như: làm cho nhịp tim nhanh, gây chuột rút, run tay, hạ kali máu...
Do vậy, bệnh nhân khi được chỉ định dùng thuốc giãn phế quản cần tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ điều trị, cần thông báo đầy đủ những tác dụng không mong muốn, những khó chịu khi dùng thuốc cho bác sĩ.
Do vậy, bệnh nhân khi được chỉ định dùng thuốc giãn phế quản cần tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ điều trị, cần thông báo đầy đủ những tác dụng không mong muốn, những khó chịu khi dùng thuốc cho bác sĩ.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Thực phẩm chức năng - Phụ nữ mang thai có nên dùng?
Thứ Hai, tháng 1 18, 2016
sống khỏe
No comments
Trước hết cần phải nhấn mạnh rằng phụ nữ có thai không nên dùng bất cứ một loại thuốc nào nếu không thật sự cần thiết. Trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, tuyệt đối không nên dùng thuốc.
Khi thật sự cần thiết phải dùng thuốc cần chọn loại thuốc ít ảnh hưởng nhất đến sự phát triển của thai nhi và dùng thuốc liều thấp nhất có hiệu quả với thời gian ngắn nhất để hạn chế thấp nhất những nguy cơ của thuốc đối với sự phát triển của thai kể cả thời gian trong bụng mẹ cũng như ảnh hưởng sau này đến đứa trẻ.
Các loại thuốc bổ như vitamin và chất khoáng vi lượng cũng cần cân nhắc, xem xét kỹ về liều lượng và thành phần xem có phù hợp với đối tượng sử dụng hay không. Tốt nhất, bạn nên cho cô ấy đi khám ở cơ sở y tế gần nhất và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cần nói rõ tiền sử dùng thuốc trước đó của mình để lựa chọn loại thuốc phù hợp.
Cần tìm hiểu nguyên nhân của các triệu chứng như nôn ọe, chóng mặt, hoa mắt là do thiếu nguyên tố vi lượng hay thể trạng cơ thể quá yếu để có hướng xử trí thích hợp. Các loại thực phẩm chức năng không phải hoàn toàn an toàn cho tất cả mọi người.
Dù được bào chế từ nguồn thảo dược hay các nguyên liệu tự nhiên cũng có chứa những hoạt chất không hẳn đã là vô hại cho mọi đối tượng. Đối với phụ nữ mang thai, cần xem cơ địa và thể trạng cần thiết bổ trợ loại gì để dùng thuốc hoặc TPCN ở mức độ cho phép với liều lượng an toàn nhất.
Rất nhiều loại thuốc kháng sinh và sulfamid không được dùng cho phụ nữ có thai như tetracyclin, steptomycin, gentamicin, amikacin, kanamycin, cloramphenicol, rifampicin, cotrimoxazol vì rất nhiều nguy cơ, độc tính đối với thai và có thể gây quái thai. Aspirin gây vàng da nhân ở thai nhi. Liều cao có thể làm chậm chuyển dạ hoặc chảy máy trong, sau đẻ.
Thuốc điều trị phong (hủi) thalidomide gây quái thai. Vitamin A nếu uống với liều >10.000UI/ngày và dùng dài ngày tăng nguy cơ sinh quái thai. Người mẹ khi mang thai hay dùng diazepam (seduxen, valium...) để an thần đứa trẻ sinh ra dễ bị trầm cảm hoặc kích động. Ngoài ra, còn nhiều loại thuốc nữa rất có hại với thai kỳ.
Vì vậy, phụ nữ có thai phải thật cẩn trọng, khi quyết định dùng bất cứ một loại thuốc nào cũng phải xem xét thấu đáo, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết và không có sự lựa chọn khác.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Thuốc điều trị rụng tóc, hói đầu
Thứ Hai, tháng 1 18, 2016
sống khỏe
No comments
Hói đầu là tình trạng rụng tóc bất bình thường với số lượng tóc rụng rất nhiều và để lộ ra những mảng da đầu. Các thuốc điều trị rụng tóc, hói đầu thường gây ra nhiều tác dụng phụ, nên cần có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc.
Khi tóc rụng nhiều sẽ gây ra tâm trạng lo lắng và đặc biệt trong trường hợp hói đầu, sẽ ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ!
Những dạng rụng tóc bệnh lý
Có nhiều dạng rụng tóc bệnh lý (hói đầu) khác nhau:
Rụng tóc di truyền: thường gây ra tình trạng hói đầu ở nam giới, di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, do tác động Androgen lên nang tóc, thu hẹp kích thước nang tóc và làm ngưng sự phát triển của tóc.
Rụng tóc từng mảng: tóc rụng từng mảng trên da đầu, là bệnh lý tự miễn khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công lên nang tóc làm ngưng sự phát triển của tóc.
Rụng tóc toàn bộ: tóc rụng toàn bộ trên da đầu.
Rụng tóc toàn thân: tóc, lông rụng khắp cơ thể.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rụng tóc:
Do yếu tố nội tiết: phụ nữ trong thời kỳ mang thai, cho con bú, mãn kinh hay sự gia tăng hoóc-môn androgen ở nam giới.
Do bệnh lý: một số bệnh lý thường gây ra rụng tóc như bệnh lý tuyến giáp, lupus ban đỏ, thương hàn…
Do chấn thương vùng da đầu, sẹo.
Do thuốc: các thuốc điều trị ung thư, thuốc ngừa thai, thuốc kháng sinh gentamycin, vitamin A liều cao…
Do thói quen bứt tóc, chải đầu quá mạnh, gội đầu quá nhiều.
Do tuổi tác: tuổi càng cao, tóc càng rụng nhiều.
Thuốc điều trị rụng tóc
Nhóm thuốc dinh dưỡng tóc:
Vitamin B5 và vitamin H là hai vitamin cần thiết cho sự phát triển của tóc, giúp tóc bóng, khỏe, ngăn ngừa rụng tóc.
Các thuốc trên thường được trình bày ở dạng thuốc viên hay thuốc chích.
L-cystin: một acid amin tự nhiên có nhiều trong nhung hươu, nai, giúp kích thích sự phát triển nang tóc, làm vững chân tóc, ngăn ngừa rụng tóc.
Nhóm thuốc chữa hói đầu:
Minoxidil: kích thích sự phát triển tóc ở đỉnh đầu, thường được sử dụng trong điều trị hói đầu ở nam giới do rụng tóc di truyền.
Minoxidil trước đây là thuốc điều trị cao huyết áp do có tính giãn mạch, tác dụng phụ của thuốc là gây rậm lông nên hiện nay được ứng dụng trong điều trị hói đầu.
Minoxidil thường được trình bày ở dạng thuốc viên hàm lượng 5 - 10mg hay dạng thuốc xịt tác dụng tại chỗ với nồng độ 2 - 5%.
Finasterid: một hợp chất 4-azasteroid tổng hợp, là chất ức chế dặc hiệu của steroid loại II 5-reductase, là một enzyme trong tế bào có vai trò chuyển hóa các nội tiết tố androgen testosterone thành dihydrotestosterone (DHT) nên làm giảm sự gia tăng androgen gây rụng tóc.
Vì vậy, Finasterid được sử dụng trong điều trị hói đầu ở nam giới do rụng tóc di truyền, và được trình bày ở dạng thuốc viên hàm lượng 1mg (với hàm lượng cao hơn, finasterid dùng trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt lành tính).
Cần lưu ý không được sử dụng finasterid cho trẻ em và phụ nữ mang thai.
Nhóm thuốc corticosteroid (hydrocortison, triamcinolon…): những chất ức chế miễn dịch, ngăn chặn hệ miễn dịch của cơ thể tấn công lên nang tóc.
Vì vậy, nhóm thuốc này thường được sử dụng trong điều trị hói đầu do rụng tóc từng mảng.
Nhóm thuốc corticosteroid thường được trình bày ở dạng thuốc dùng ngoài (thuốc kem, thuốc mỡ…) hay ở dạng thuốc chích.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng tốt, tránh các thói quen xấu ảnh hưởng đến tóc như cột, bó tóc quá chặt, xoắn tóc hay duỗi tóc quá mức… sẽ mang lại kết quả tốt trong điều trị rụng tóc!
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Sử dụng đúng dạng thuốc đặt hậu môn
Thứ Hai, tháng 1 18, 2016
sống khỏe
No comments
Đặt hậu môn thường ở dạng rắn, viên thuốc có hình dáng như viên đạn nên còn được gọi là thuốc đạn.
Thuốc đặt hậu môn được sử dụng bằng cách đặt trực tiếp vào trong trực tràng (hậu môn), dưới tác dụng của thân nhiệt, các hoạt chất sẽ được phóng thích.
Thuốc đặt hậu môn thường được dùng trong các trường hợp người bệnh gặp khó khăn trong việc uống thuốc viên, bị nôn ói, bị viêm loét dạ dày, tá tràng…Do thuốc không đi qua gan, nên thuốc đặt hậu môn còn được sử dụng thích hợp cho người có bệnh lý về gan.
Thành phần:
Trong thành phần của thuốc đặt hậu môn gồm có hoạt chất và tá dược. Các tá được được sử dụng trong thuốc đặt hậu môn là những chất dễ tan chảy như: bơ, ca cao, gelatin, polyethylene glycol…
Khi thuốc đặt hậu môn được đặt vào trong trực tràng, dưới tác dụng của thân nhiệt, các tá dược sẽ tan chảy và phóng thích hoạt chất vào trong cơ thể.
Phân loại:
Có nhiều dạng thuốc đặt hậu môn khác nhau:
Tùy theo sự phân tán của hoạt chất: thuốc đặt hậu môn có tác dụng tại chỗ (hoạt chất phân tán tại chỗ) và thuốc đặt hậu môn có tác dụng toàn thân (hoạt chất sẽ phân tán theo các mạch máu).
Thuốc đặt hậu môn có tác dụng tại chỗ thường sử dụng trong điều trị táo bón, bệnh trĩ. Thuốc đặt hậu môn có tác dụng toàn thân thường được sử dụng trong điều trị hạ sốt, giảm đau, viêm khớp…
Tùy theo nguồn gốc của các thành phần: thuốc đặt hậu môn thảo dược (trong thành phần có chứa dược liệu) và thuốc đặt hậu môn thông thường
Tùy theo tác dụng điều trị:
Thuốc đặt hậu môn hạ sốt thường trong thành phần có chứa paracetamol. Thuốc đặt dạng này thích hợp khi sử dụng hạ sốt cho trẻ em.
Thuốc đặt hậu môn trị thấp khớp trong thành phần có chứa các chất kháng viêm non-steroid: diclophenac, ketoprofene… thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý thấp khớp. Thuốc đặt hậu môn dạng này thích hợp cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng, không thể uống thuốc kháng viêm non-steroid.
Thuốc đặt hậu môn trị táo bón trong thành phần có chứa glycerin (có tác dụng làm mềm phân) hay bisacodyl (giúp kích thích nhu động ruột). Thuốc đặt hậu môn dạng này chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, dùng trong thời gian dài sẽ gây tác hại đến nhu động ruột.
Thuốc đặt hậu môn trị bệnh trĩ trong thành phần thường có chứa các chất kháng viêm corticosteroid (hydrocortisone) và các chất co mạch, có tác dụng làm giảm các triệu chứng sưng, đau, bỏng rát, ngứa của bệnh trĩ
Ngoài ra còn có thuốc đặt hậu môn trị ho, bổ sung nội tiết tố….
Cách sử dụng đúng dạng thuốc đặt hậu môn
Hiện nay ở nước ta, thuốc đặt hậu môn dùng trong điều trị giảm đau, hạ sốt, bệnh trĩ... được sử dụng khá thông dụng nhưng đa số việc bảo quản và sử dụng thuốc đặt hậu môn vẫn chưa được đảm bảo. Sau đây là các hướng dẫn để sử dụng đúng dạng thuốc đặt hậu môn:
- Thuốc nên được bảo quản nơi thoáng mát, nhiệt độ <300C.
- Trước và sau khi đặt thuốc vào cơ thể, cần phải được rửa tay sạch sẽ.
- Tư thế đặt thuận lợi là người bệnh nằm nghiêng một bên, một chân co lên.
- Ngón cái và ngón trỏ cầm viên thuốc, đưa nhẹ nhàng đầu nhọn viên thuốc vào trực tràng.
- Không nên đặt quá sâu, tốt nhất là vừa đủ chiều dài của viên thuốc.
- Cần giữ yên tư thế khoảng 15 phút.
- Khi sử dụng thuốc đặt hậu môn, cần tuân theo các chỉ định liều lượng của thầy thuốc để tránh các tác dụng phụ quá liều và đạt được hiệu quả điều trị cao nhất!.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317