Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2020

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, Fluzinstad

 THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, Fluzinstad

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Điều trị dự phòng đau nửa đầu.

Hàm lượng:

Mỗi viên nang chứa flunarizin 5 mg.

(dưới dạng  flunarizin dihydroclorid)

Liều dùng:

Người lớn ≤ 65 tuổi và người cao tuổi ( > 65 tuổi):

5 mg/ngày, uống vào buổi tối, duy trì từ 4-8 tuần.

Trong thời gian điều trị, nếu xuất hiện các triệu chứng trầm cảm, ngoại tháp hay các biến cố bất lợi nghiêm trọng khác, cần ngừng dùng thuốc (xem mục thận trọng).

Nếu sau 8 tuần điều trị không có sự cải thiện, bệnh nhân được xem như không đáp ứng với điều trị và nên ngừng dùng thuốc.

Thời gian điều trị không quá 6 tháng.

Khuyến cáo chỉ dành cho bệnh nhân ≤ 65 tuổi: Nếu biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân cho thấy đáp ứng điều trị không đầy đủ, có thể tăng liều lên đến 10 mg/ngày nhưng cần cân nhắc trong khả năng dung nạp thuốc của bệnh nhân.

Trẻ em ≥ 12 tuổi, đặc biệt trong trường hợp đau nửa đầu chưa được chẩn đoán xác định: 

5 mg/ngày, uống vào buổi tối. Thời gian điều trị không quá 6 tháng.

Bệnh nhân suy gan:

Liều khởi đầu: 5 mg/ngày, uống vào buổi tối.

Vì thuốc được chuyển hóa với mức độ lớn ở gan nên cần điều chỉnh liều lượng ở những bệnh nhân này.

Tác dụng phụ:

Thường gặp:

Ngủ lơ mơ, mệt mỏi, tăng ngon miệng, tăng cân.

Ít gặp:

Triệu chứng ngoại tháp (vận động chậm, cứng đơ, nằm ngồi không yên, loạn vận động, run), trầm cảm, khô miệng.

Hiếm gặp:

Buồn nôn, đau dạ dày, tăng tiết sữa.

Tần suất không xác định:

Lo lắng, phát ban, đau cơ.

Lưu ý:

Không dùng thuốc quá liều chỉ định vì có thể làm tăng các tác dụng không mong muốn của thuốc. Cần theo dõi bệnh nhân thường xuyên, định kỳ, đặc biệt trong thời gian điều trị duy trì để phát hiện sớm các biểu hiện ngoại tháp, trầm cảm và ngừng điều trị kịp thời.

Một số trường hợp hiếm gặp mệt mỏi với mức độ nặng tăng dần đã được ghi nhận khi sử dụng flunarizin. Nếu tình trạng này xảy ra, cần ngừng điều trị với flunarizin.

Nếu điều trị duy trì không đạt hiệu quả thì ngưng dùng thuốc.

Fluzinstad có chứa lactose. Bệnh nhân bị bệnh không dung nạp galactose di truyền hiếm gặp, thiếu hụt Lapp lactase hoặc chứng kém hấp thu glucose-galactose không dùng thuốc này.

Chưa có dữ liệu an toàn của flunarizin trên phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu trên động vật không chứng tỏ tác động có hại trực tiếp hay gián tiếp đến sự mang thai, phát triển của phôi/thai, quá trình sinh và sự phát triển của trẻ sau sinh. Để phòng ngừa, tránh dùng flunarizin khi mang thai.

Phụ nữ cho con bú: Chưa biết flunarizin có bài tiết qua sữa người hay không. Quyết định hoặc ngưng cho con bú hoặc ngưng sử dụng thuốc, sau khi đã cân nhắc tầm quan trọng giữa lợi ích cho con bú và lợi ích điều trị đối với người mẹ. 

Do buồn ngủ có thể xảy ra, đặc biệt lúc bắt đầu điều trị nên thận trọng trong các hoạt động như lái xe hoặc vận hành máy móc nguy hiểm.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm với flunarizin hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Có triệu chứng bệnh Parkinson trước khi điều trị.

Tiền sử có triệu chứng ngoại tháp.

Trầm cảm hoặc có tiền sử trầm cảm.

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN ,Fluotin 20

 THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN ,Fluotin 20

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Rối loạn tiền kinh nguyệt

Hội chứng hoảng sợ

Chứng ăn vô độ

Rối loạn xung lực cưỡng bức - ám ảnh

Trầm cảm

Hàm lượng:

Mỗi viên nang chứa fluoxetin 20 mg (Dưới dạng fluoxetin hydroclorid)

Liều dùng:

Trầm cảm

Người lớn:

Liều ban đầu: 20 mg x 1 lần/ngày, uống vào buổi sáng. Có thể tăng đến tối đa 80 mg/ngày (60 mg đối với người cao tuổi).

Liều dùng trên 20 mg/ngày có thể được chia làm 2 lần (sáng và trưa) hoặc 1 lần/ngày.

Trẻ em 8 tuổi trở lên:

Liều ban đầu: 10 mg/ngày. Sau 1 tuần tăng đến 20 mg/ngày. 

Trẻ em nhẹ cân không nên tăng liều trong vài tuần và sau đó chỉ tăng khi nào kém đáp ứng lâm sàng.

Rối loạn xung lực cưỡng bức - ám ảnh

Người lớn:

Liều ban đầu: 20 mg x 1 lần/ngày. Sau vài tuần có thể tăng lên 60 mg/ngày. Liều 80 mg/ngày đã được dùng, có thể chia làm 2 lần.

Trẻ em 7 tuổi trở lên:

Liều bắt đầu: 10 mg/ngày. 

Trẻ em nhẹ cân được tăng đến liều 20-30 mg/ngày sau vài tuần.

Thanh thiếu niên và trẻ nặng cân hơn có thể tăng đến 20 mg/ngày sau 2 tuần; có thể tăng thêm đến 60 mg/ngày sau vài tuần.

Chứng ăn vô độ

60 mg x 1 lần/ngày.

Hội chứng hoảng sợ

Liều ban đầu: 10 mg x 1 lần/ngày, tăng đến 20 mg/ngày sau 1 tuần. Có thể tăng đến 60 mg/ngày sau vài tuần.

Rối loạn tiền kinh nguyệt

20 mg/ngày, bắt đầu 14 ngày trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt và tiếp tục cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ.

Bệnh nhân cao tuổi: Dùng liều thấp hơn hoặc ít thường xuyên hơn.

Bệnh nhân suy gan nặng: Dùng liều thấp hơn (như dùng liều cách ngày)

Tác dụng phụ:

Rất thường gặp

Mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ, tiêu chảy, buồn nôn.   

Thường gặp

Cảm giác lo sợ, lo âu, hốt hoảng, thao thức, rối loạn giấc ngủ, giấc mơ bất thường, căng thẳng, ớn lạnh, nôn, khó tiêu, khô miệng, giảm ham muốn tình dục, hoa mắt, loạn vị giác, thờ ơ, buồn ngủ, run, giảm sự thèm ăn, nhìn mờ, đánh trống ngực, chứng đỏ bừng, ngáp, phát ban, nổi mày đay, ngứa, tăng tiết mồ hôi, đau khớp, đi tiểu thường xuyên, chảy máu phụ khoa, suy giảm chức năng cương dương, rối loạn xuất tinh.

Ít gặp

Khó chịu, cảm giác bất thường, cảm giác lạnh, cảm giác nóng, khó nuốt, tâm trạng phấn chấn, sảng khoái, suy nghĩ bất thường, cực khoái bất thường, nghiến răng, tăng hoạt động tâm thần, rối loạn vận động, mất điều hòa, rối loạn cân bằng, co giật cơ, giãn đồng tử, hạ huyết áp, rụng tóc, tăng xu hướng bị bầm tím, ra mồ hôi lạnh, co giật cơ, khó tiểu, suy giảm chức năng tình dục.

Hiếm gặp

Đau thực quản, phản ứng phản vệ, bệnh huyết thanh, hạ natri huyết, hưng phấn nhẹ, hưng cảm, ảo giác, kích động, hoảng sợ, co giật, bứt rứt, hội chứng miệng lưỡi, viêm mạch, giãn mạch, phù mạch, bầm máu, nhạy cảm ánh sáng, ban xuất huyết, viêm họng, bí tiểu, tiết nhiều sữa.

Lưu ý:

Vì tác dụng gây động kinh nên dùng thận trọng các thuốc SSRI ở những bệnh nhân bị động kinh hoặc có tiền sử các rối loạn này. Nên ngưng điều trị nếu cơn động kinh phát triển hoặc gia tăng tần suất động kinh.

Bệnh nhân bị bệnh tim hoặc có tiền sử rối loạn chảy máu.

Bệnh nhân bị tăng nhãn áp góc đóng.

Bệnh nhân bị tiểu đường vì các thuốc SSRI có thể thay đổi việc kiểm soát đường huyết.

Fluoxetin bị chuyển hóa ở gan nên dùng thận trọng hoặc giảm liều ở bệnh nhân suy chức năng gan.

Bệnh nhân nên được theo dõi chặt chẽ suốt giai đoạn điều trị ban đầu, đến khi cải thiện đáng kể bệnh trầm cảm vì tự tử là một nguy cơ gắn liền với bệnh nhân trầm cảm.

Tính an toàn của fluoxetin chưa được thiết lập trong thời kỳ mang thai và vì thế không khuyến cáo dùng fluoxetin cho phụ nữ mang thai.

Fluoxetin và chất chuyển hóa của nó phân bố vào sữa mẹ. Vì thế, không nên dùng fluoxetin ở phụ nữ cho con bú và nên thông báo cho bác sỹ nếu dự định cho con bú.

Mặc dù fluoxetin cho thấy không gây ảnh hưởng đến tâm thần vận động ởnhững người tình nguyện khỏe mạnh, bất cứ thuốc ảnh hưởng thần kinh nào cũng có thể làm suy giảm óc suy xét hoặc các kỹ năng. Bệnh nhân nên tránh lái xe hoặc vận hành máy móc nguy hiểm cho đến khi chắc chắn hoạt động của họ không bị ảnh hưởng.

Bảo quản:

Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô. Nhiệt độ không quá 30oC.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với fluoxetin hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Không dùng fthuốc kết hợp với các thuốc ức chế monoamin oxidase (MAOI), hoặc tối thiểu 14 ngày sau khi ngưng điều trị với MAOI.

Không dùng thuốc đồng thời với pimozid.

Không kết hợp dùng thioridazin với thuốc hoặc tối thiểu 5 tuần sau khi đã ngưng dùng thuốc.

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN ,Betahistine STADA® 16 mg

 THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN ,Betahistine STADA® 16 mg

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

 Điều trị chóng mặt, ù tai và mất thính lực và buồn nôn do bệnh Meniere.

Hàm lượng:

Mỗi viên nén chứa betahistin dihydroclorid 16 mg.

Liều dùng:

Người lớn:

Liều khởi đầu: 8-16 mg x 3 lần/ngày.

Liều duy trì: 24-48 mg/ngày. Không vượt quá 48 mg/ngày.

Bệnh nhân suy gan và suy thận:

Chưa có dữ liệu.

Người cao tuổi:

Betahistin nên được sử dụng thận trọng.

Trẻ em và thanh thiếu niên:

Betahistin được khuyến cáo không nên dùng cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi do thiếu dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả.

Tác dụng phụ:

Thường gặp:

Đau đầu, khó tiêu, buồn nôn.

Không rõ:

Phản ứng quá mẫn(như sốc phản vệ)

Kích ứng tiêu hóa nhẹ (như nôn, đau dạ dày, đầy bụng và đầy hơi). Có thể giảm triệu chứng này bằng cách uống thuốc trong bữa ăn hoặc giảm liều.

Phản ứng quá mẫn ở da và dưới da, đặc biệt phù mạch thần kinh, mề đay, phát ban và ngứa.

Lưu ý:

Thận trọng ở bệnh nhân có tiền sử loét đường tiêu hóa. Trên lâm sàng, thấy có sự không dung nạp betahistin ở một vài bệnh nhân hen phế quản, vì vậy nên thận trọng khi dùng betahistin cho các bệnh nhân này.

Bệnh nhân bị hen phế quản nên được theo dõi cẩn thận trong điều trị với betahistin.

Cần thận trọng trong điều trị với betahistin cho bệnh nhân bị mề đay, phát ban hoặc viêm mũi dị ứng vì có khả năng tăng nặng các triệu chứng này.

Cần thận trọng với bệnh nhân bị hạ huyết áp nặng.

Các bệnh nhân có vấn đề về dung nạp lactose di truyền, thiếu hụt Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose thì không nên sử dụng thuốc này.

Chưa có dữ liệu đầy đủ về việc dùng betahistin cho phụ nữ có thai. Vì vậy, không nên dùng betahistin trong thai kỳ trừ khi thật cần thiết.

Chưa biết betahistin có được bài tiết vào sữa mẹ hay không. Nên cân nhắc tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ so với lợi ích của việc cho con bú và nguy cơ có thể xảy ra cho trẻ.

Betahistin được chỉ định trong điều trị hội chứng Meniere, triệu chứng này bao gồm chóng mặt, ù tai, mất thính lực, các triệu chứng này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Trong các nghiên cứu lâm sàng thiết kế đặc biệt để điều tra về khả năng lái xe và vận hành máy móc, betahistin không có hoặc có ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng này.

 

Chống chỉ định:

Quá mẫn với betahistin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Betahistin chống chỉ định với bệnh nhân bị u tế bào ưa crôm. Vì betahistin là một dẫn chất tổng hợp giống histamin, có thể gây giải phóng lượng lớn catecholamin từ khối u dẫn tới tăng huyết áp cấp.

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ,Staclazide 60 MR

  THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ,Staclazide 60 MR

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

cTiểu đường không phụ thuộc insulin (typ 2) ở người lớn khi không kiểm soát được glucose huyết bằng chế độ ăn kiêng, luyện tập thể lực và giảm cân.

Staclazide MR được uống mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng. Nuốt nguyên viên thuốc, không nhai, bẻ hay làm vỡ viên thuốc trước khi uống.

Liều dùng hàng ngày có thể dao động từ 1 viên Staclazide 30 MR đến 2 viên Staclazide 60 MR, tương ứng với 30 - 120 mg gliclazid.

Nếu quên dùng thuốc, không tăng liều vào ngày kế tiếp. 

Cũng như với tất cả các thuốc hạ glucose huyết khác, phải chỉnh liều theo đáp ứng chuyển hóa đối với từng bệnh nhân (glucose huyết, HbA1c).

Hàm lượng:

Mỗi viên nén phóng thích kéo dài chứa gliclazid 60 mg.

Liều dùng:

Liều khởi đầu khuyến cáo là 30 mg/ngày (1 viên Staclazide 30 MR).

Nếu glucose huyết được kiểm soát thỏa đáng, có thể dùng liều này trong điều trị duy trì.

Nếu glucose huyết không được kiểm soát thỏa đáng, có thể tăng liều lên 60 mg/ngày (2 viên Staclazide 30 MR hoặc 1 viên Staclazide 60 MR), 90 mg/ngày (3 viên Staclazide 30 MR) hoặc 120 mg/ngày (4 viên Staclazide 30 MR hoặc 2 viên Staclazide 60 MR), bằng cách tăng liều từng nấc. Mỗi lần tăng liều cách nhau ít nhất 1 tháng, ngoại trừ ở những bệnh nhân có glucose huyết không giảm sau 2 tuần điều trị. Trong trường hợp này, có thể tăng liều ngay ở cuối tuần thứ hai điều trị.

Liều khuyến cáo tối đa là 120 mg/ngày (4 viên Staclazide 30 MR hoặc 2 viên Staclazide 60 MR).

Chuyển từ viên nén gliclazid 80 mg thông thường sang viên nén phóng thích kéo dài Staclazide 30 MR: 

1 viên nén gliclazid 80 mg thông thường có hiệu quả tương đương với 1 viên nén phóng thích kéo dài Staclazide 30 MR. Do đó có thể thực hiện việc chuyển đổi nhưng phải theo dõi glucose huyết cẩn thận.

Chuyển từ một thuốc chống tiểu đường dạng uống khác sang viên nén phóng thích kéo dài Staclazide MR:

Có thể sử dụng viên nén phóng thích kéo dài Staclazide MR để thay thế thuốc chống tiểu đường dạng uống khác.

Nên lưu ý đến liều lượng và thời gian bán thải của thuốc chống tiểu đường dùng trước đó khi chuyển sang viên nén phóng thích kéo dài Staclazide MR. 

Thông thường không cần giai đoạn chuyển tiếp. Nên bắt đầu ở liều 30 mg (1 viên Staclazide 30 MR), sau đó điều chỉnh tùy theo đáp ứng glucose huyết của từng bệnh nhân như đã nêu ở trên. 

Nếu chuyển tiếp từ một sulfonylurê hạ glucose huyết có thời gian bán thải dài, có thể có một giai đoạn không điều trị trong vài ngày nhằm tránh tác động cộng hợp của hai thuốc, dẫn đến hạ glucose huyết. Khi chuyển từ thuốc khác sang Staclazide MR, nên áp dụng như khi mới bắt đầu điều trị, có nghĩa là nên bắt đầu ở liều 30 mg/ngày (1 viên Staclazide 30 MR), sau đó tăng liều từng nấc, tùy theo đáp ứng chuyển hóa.  

Phối hợp với các thuốc chống tiểu đường khác:

Staclazide MR có thể được dùng phối hợp với biguanid, các thuốc ức chế alpha-glucosidase hoặc insulin.

Ở những bệnh nhân không đủ kiểm soát bệnh với Staclazide MR, có thể phối hợp với insulin nhưng phải theo dõi chặt chẽ.

Các đối tượng đặc biệt:

Người cao tuổi: Dùng chế độ liều Staclazide MR tương tự như đối với bệnh nhân dưới 65 tuổi. 

Bệnh nhân suy thận: Ở những bệnh nhân suy thận nhẹ đến vừa, dùng chế độ liều tương tự như đối với bệnh nhân có chức năng thận bình thường nhưng phải theo dõi cẩn thận. Các dữ liệu này đã được chứng minh qua các thử nghiệm trên lâm sàng. 

Bệnh nhân có nguy cơ hạ glucose huyết: 

Do dinh dưỡng kém hoặc suy dinh dưỡng,

Do mắc các rối loạn nội tiết nặng hoặc còn bù kém (suy tuyến yên, suy tuyến giáp, suy thượng thận),Đang trong giai đoạn ngưng corticoid sau khi dùng kéo dài và/hoặc liều cao,

Bệnh mạch máu nặng (bệnh mạch vành nặng, tổn thương động mạch cảnh nặng, bệnh mạch máu lan tỏa); 

Khuyến cáo dùng liều khởi đầu tối thiểu là 30 mg/ngày (1 viên Staclazide 30 MR).

Trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của Staclazide MR ở trẻ em và trẻ vị thành niên chưa được thiết lập. Hiện chưa có dữ liệu.

Tác dụng phụ:

Thường gặp

Tụt glucose huyết.

Ðau đầu.

Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.

Phát ban.

Ít gặp

Giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, thiếu máu có hồi phục.

Phản ứng da, niêm mạc.

Hiếm gặp

Trạng thái lơ mơ, đổ mồ hôi.

Tăng nhịp tim.

Tái xanh.

Nôn, đói cồn cào.

Lưu ý:

Sulfonylurê không được sử dụng trong điều trị tiểu đường typ 1. Khi dùng trong điều trị tiểu đường typ 2, chống chỉ định với bệnh nhân đã vào giai đoạn nhiễm toan ceton và nhiễm trùng nặng, chấn thương hoặc các tình trạng nặng khác mà thuốc nhóm sulfonylurê không thể kiểm soát được sự tăng glucose huyết.

Khi cần dùng sulfonylurê cho bệnh nhân tăng nguy cơ tụt glucose huyết, một thuốc tác động ngắn như gliclazid thích hợp hơn; gliclazid bị bất hoạt chủ yếu ở gan nên có thể thích hợp cho bệnh nhân suy thận, mặc dù vậy, cần theo dõi cẩn thận nồng độ glucose huyết.

Sulfonylurê nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân thiếu hụt G6PD vì có nguy cơ gây thiếu máu tan huyết.

Phụ nữ có thai: Không có hoặc có ít dữ liệu về việc sử dụng gliclazid trên phụ nữ có thai, ngay cả các sulfonylurê khác cũng có rất ít dữ liệu. 

Trong các nghiên cứu trên động vật, gliclazid không gây quái thai.

Như một biện pháp phòng ngừa, tốt nhất nên tránh sử dụng gliclazid trong thai kỳ.

Cần kiểm soát bệnh đái tháo đường trước khi có thai để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh do không kiểm soát bệnh tiểu đường.

Trong thai kỳ, không nên sử dụng các thuốc hạ glucose huyết dạng uống, insulin là thuốc được lựa chọn đầu tiên để điều trị tiểu đường. Cần phải chuyển ngay thuốc hạ glucose huyết dạng uống sang insulin trước khi muốn có thai hay ngay khi phát hiện có thai.

Phụ nữ cho con bú: Chưa biết gliclazid hay các chất chuyển hóa có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Với nguy cơ gây tụt glucose huyết ở trẻ sơ sinh, chống chỉ định dùng thuốc này cho các bà mẹ cho con bú. Không loại trừ nguy cơ đối với trẻ sơ sinh/ trẻ nhỏ.

Bệnh nhân nên được cảnh báo về những nguy hiểm của việc tụt glucose huyết trong lúc đang lái xe và có cách xử lý thích hợp trong tình trạng này (ngừng lái xe sớm nhất có thể, nhanh chóng bổ sung carbohydrat và rời ghế xe, tắt máy). Bệnh nhân bị mất nhận thức khi tụt glucose huyết hoặc bị tụt glucose huyết thường xuyên không nên lái xe.

Chống chỉ định:

Bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Tiểu đường typ 1.

Tiền hôn mê hoặc hôn mê do tiểu đường, nhiễm toan ceton do tiểu đường.

Nhiễm khuẩn nặng hoặc chấn thương nặng, phẫu thuật lớn.

Suy gan, thận nặng.

Đang điều trị với miconazol. 

Phụ nữ đang cho con bú.

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, Staclazide 30 MR

   THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, Staclazide 30 MR

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Tiểu đường tuýp 2 (không phụ thuộc insulin) mà chế độ ăn kiêng đơn thuần không kiểm soát được glucose huyết.

Uống một liều duy nhất vào bữa sáng, nuốt nguyên viên thuốc.

Hàm lượng:

Mỗi viên nén phóng thích kéo dài chứa gliclazid 30 mg.

Liều dùng:

Một viên phóng thích kéo dài 30 mg tương đương với một viên nén 80 mg thông thường. Liều khởi đầu là 30 mg mỗi ngày (1 viên). Nếu việc kiểm soát glucose huyết đã đạt thì có thể coi đó là liều duy trì. Nếu việc kiểm soát glucose huyết chưa đạt, thì có thể tăng dần liều lên 60 mg (2 viên), 90 mg (3 viên), 120 mg (4 viên)/ngày theo từng nấc, cách nhau tối thiểu 1 tháng một lần, trừ những bệnh nhân mà glucose huyết không có đáp ứng giảm sau 2 tuần điều trị. Trong trường hợp này, có thể tăng liều ngay sau tuần điều trị thứ 2. Liều tối đa là 120 mg (4 viên) mỗi ngày.

Gliclazid có thể phối hợp với metformin, các chất ức chế, α - glucosidase (ví dụ acarbose) hoặc với insulin. Khi điều trị phối hợp với insulin, cần có sự giám sát của thầy thuốc.

Người cao tuổi sử dụng liều như khuyến cáo đối với bệnh nhân dưới 65 tuổi.

Ở những bệnh nhân suy thận nhẹ đến trung bình dùng liều như liều cho bệnh nhân có chức năng thận bình thường, theo dõi cẩn thận.

Liều khởi đầu tối thiểu là 30 mg/ ngày đối với những bệnh nhân có nguy cơ hạ glucose huyết: 

Suy dinh dưỡng hoặc kém hấp thu.

Rối loạn nội tiết nặng hoặc kém bù (giảm năng tuyến yên, giảm năng tuyến giáp, thiểu năng vỏ thượng thận).

Ngưng điều trị corticoid kéo dài và/ hoặc liều cao.

Bệnh mạch máu nặng (bệnh mạch vành nặng, suy động mạch cảnh nặng, bệnh mạch máu lan tỏa).

Chưa có dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả của Staclazide 30 MR ở trẻ em và trẻ vị thành niên.

Tác dụng phụ:

Thường gặp

Gây hạ glucose huyết.

Ðau đầu.

Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.

Phát ban.

Ít gặp

Giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, thiếu máu.

Phản ứng da, niêm mạc.

Hiếm gặp

Trạng thái lơ mơ, vã mồ hôi.

Tăng tần số tim.

Tái xanh.

Nôn, đói cồn cào.

Lưu ý:

Không dùng thuốc trong điều trị tiểu đường tuýp 1. Khi dùng trong điều trị tiểu đường túyp 2 thì chống chỉ định với bệnh nhân đã vào giai đoạn nhiễm acid ceton và nhiễm trùng nặng, chấn thương hoặc tình trạng nặng khác mà thuốc nhóm sulfonylurê không thể kiểm soát được sự tăng đường huyết.

Gliclazid thích hợp cho bệnh nhân tăng nguy cơ hạ đường huyết. Gliclazid được bất hoạt chủ yếu ở gan nên có thể thuốc thích hợp cho bệnh nhân suy thận, mặc dù vậy, cần theo dõi cẩn thận nồng độ glucose huyết.

Sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân thiếu hụt G6PD vì có nguy cơ gây thiếu máu tan huyết.

Phụ nữ có thai không dùng gliclazid. Người đang dùng gliclazid mà có thai, phải báo ngay cho bác sỹ để chuyển sang dùng insulin.

Chống chỉ định sử dụng gliclazid cho phụ nữ cho con bú.

Bệnh nhân nên được cảnh báo về những nguy hiểm của việc hạ đường huyết trong lúc đang lái xe và có cách xử lý thích hợp trong tình trạng này (ngừng lái xe sớm nhất có thể, nhanh chóng bổ sung đường và rời ghế xe, tắt máy). Bệnh nhân bị mất nhận thức khi hạ đường huyết hoặc bị hạ đường huyết thường xuyên không nên lái xe.

Chống chỉ định:

Bệnh nhân nhạy cảm với gliclazid hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Tiểu đường tuýp 1.

Tiểu đường đã vào giai đoạn tiền hôn mê hoặc hôn mê, tiểu đường nhiễm acid ceton.

Nhiễm khuẩn nặng hoặc chấn thương nặng, phẫu thuật lớn.

Suy gan, suy thận nặng.

Đang điều trị với miconazol.

Phụ nữ đang cho con bú.

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ,Pranstad 1

 THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ,Pranstad 1

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Đơn trị hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng và tập thể dục trong điều trị tiểu đường tuýp 2.
Phối hợp với meformin khi không kiểm soát được mức đường huyết bằng chế độ ăn kiêng, tập thể dục và đơn điều trị với metformin, sulfonylure, repaglinid hay thiazolidinedion. 

Hàm lượng:

Mỗi viên nén chứa repaglinid 1 mg.

Liều dùng:

Liều khởi đầu: 

Bệnh nhân chưa từng điều trị hoặc có HbA1C< 8%: 0,5 mg.

Bệnh nhân đã điều trị với các thuốc hạ đường huyết và có HbA1C≥ 8%: 1-2 mg/ lần. 

Điều chỉnh liều dựa vào đáp ứng đường huyết khi đói.

Tăng liều gấp đôi đến 4 mg cho đến khi mức đường huyết đạt yêu cầu. Đo chỉ số đường huyết sau điều chỉnh liều ít nhất 1 lần/tuần.

Thang liều đề nghị từ 0,5 mg - 4 mg, trước bữa ăn 2, 3, hoặc 4 lần/ ngày. Liều tối đa:16 mg/ngày. 

Bệnh nhân đang dùng thuốc tiểu đường khác: 

Có thể chuyển sang dùng repaglinid. Liều bắt đầu tối đa là 1 mg. 

Phối hợp với metformin:

Điều chỉnh liều của mỗi thuốc để kiểm soát được đường huyết. Mỗi thuốc nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả. 

Nhóm bệnh nhân đặc biệt: 

Bệnh nhân bị suy thận nặng: Bắt đầu với liều 0,5 mg, sau đó điều chỉnh liều cẩn thận.

Trẻ em và thanh thiếu niên < 18 tuổi hoặc bệnh nhân > 75 tuổi: Không chỉ định.

Tác dụng phụ:

Thường gặp

Hạ đường huyết, nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm xoang, viêm mũi, viêm phế quản, buồn nôn, tiêu chảy, đau khớp, đau lưng, đau đầu.

Ít gặp

Táo bón, nôn, khó tiêu, dị cảm, đau ngực, nhiễm trùng đường tiết niệu, dị ứng.

Lưu ý:

Repaglinid không được dùng chung với NPH-insulin.

Tất cả các thuốc hạ đường huyết kể cả repaglinid đều có khả năng gây hạ glucose huyết.

Suy gan có thể gây tăng nồng độ repaglinid trong máu cao và có thể làm giảm khả năng tân tạo glucose, cả 2 điều này làm tăng nguy cơ hạ glucose huyết nghiêm trọng.

Người cao tuổi, bệnh nhân suy nhược hoặc suy dinh dưỡng và suy tuyến thượng thận, suy gan, suy tuyến yên, hoặc suy thận nặng đặc biệt nhạy cảm với tác dụng hạ glucose huyết.

Triệu chứng hạ glucose huyết khó nhận thấy ở người cao tuổi, người dùng thuốc chẹn beta-adrenergic. Hạ glucose huyết thường xảy ra khi lượng calori đưa vào cơ thể không đủ, sau khi hoạt động thể lực nặng hoặc kéo dài, uống rượu hoặc dùng đồng thời nhiều loại thuốc hạ glucose huyết.

Chưa có nghiên cứu về độ an toàn của repaglinid trên phụ nữ mang thai, nên chỉ dùng repaglinid cho phụ nữ mang thai khi thật sự cần thiết. Nồng độ glucose huyết bất thường trong thời kỳ mang thai có thể liên quan đến sự tăng tỉ lệ dị tật bẩm sinh, insulin được khuyên dùng thay thế cho repaglinid trong thời kỳ mang thai để duy trì kiểm soát nồng độ glucose huyết tối ưu.

Do khả năng repaglinid gây hạ glucose huyết và biến đổi xương có thể xảy ra ở trẻ đang bú sữa mẹ, nên ngưng dùng thuốc hoặc ngưng cho con bú, cân nhắc tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ. Nếu ngưng dùng repaglinid và chế độ ăn kiêng không đủ để kiểm soát glucose huyết thì dùng insulin thay thế.

Bệnh nhân cần thận trọng tránh để hạ glucose huyết trong khi đang lái xe. Điều này đặc biệt quan trọng ở những người khó nhận biết những dấu hiệu của hạ glucose huyết hay thường xuyên bị hạ glucose huyết. Việc lái xe nên được cân nhắc trong những trường hợp này.

Bảo quản:

Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô. Nhiệt độ không quá 30oC.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với repaglinid hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Tiểu đường tuýp 1.

Bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng nhiễm toan chuyển hóa cấp tính hoặc mạn tính, kể cả nhiễm acid-ceton do tiểu đường, có hoặc không có hôn mê; trường hợp này phải dùng insulin.

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, Metformin STADA® 850 mg

 THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, Metformin STADA® 850 mg

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Ðiều trị bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (typ II): Ðơn trị liệu, khi không thể điều trị tăng glucose huyết bằng chế độ ăn đơn thuần.

Có thể dùng metformin đồng thời với một sulfonylurê khi chế độ ăn và khi dùng metformin hoặc sulfonylurê đơn thuần không có hiệu quả kiểm soát glucose huyết một cách đầy đủ.

 

Hàm lượng:

Mỗi viên nén bao phim chứa metformin hydroclorid 850 mg.

 

Liều dùng:

Chuyển từ những thuốc chống tiểu đường khác sang: 

Nói chung không cần có giai đoạn chuyển tiếp, trừ khi chuyển từ clorpropamid sang. Khi chuyển từ clorpropamid sang, cần thận trọng trong 2 tuần đầu vì sự tồn lưu clorpropamid kéo dài trong cơ thể, có thể dẫn đến sự cộng tác dụng của thuốc và có thể gây hạ đường huyết. 

Ðiều trị đồng thời bằng metformin và sulfonylurê uống: 

Nếu người bệnh không đáp ứng với điều trị trong 4 tuần ở liều tối đa metformin trong liệu pháp đơn, cần thêm dần một sulfonylurê uống trong khi tiếp tục dùng metformin với liều tối đa, dù là trước đó đã có sự thất bại nguyên phát hoặc thứ phát với một sulfonylurê. Khi điều trị phối hợp với liều tối đa của cả 2 thuốc, mà người bệnh không đáp ứng trong 1-3 tháng, thì thường phải ngừng điều trị bằng thuốc uống chống tiểu đường và bắt đầu dùng insulin. 

 

Liều khởi đầu đối với bệnh nhân đang không sử dụng metformin là 500 mg, ngày một lần, dùng đường uống. Nếu bệnh nhân không gặp phản ứng có hại đường tiêu hóa và cần phải tăng liều thì có thể dùng thêm 500 mg sau mỗi khoảng thời gian điều trị từ 1 đến 2 tuần. Liều dùng của metformin cần được cân nhắc điều chỉnh trên từng bệnh nhân cụ thể dựa trên hiệu quả và độ dung nạp của bệnh nhân và không vượt quá liều tối đa được khuyến cáo là 2000 mg/ngày.

Người lớn:

Bắt đầu uống 1 viên/ngày, uống 1 lần (uống vào bữa ăn sáng). Tăng liều thêm 1 viên 1 ngày, cách 1 tuần tăng 1 lần, được chia làm nhiều liều cho tới mức tối đa là 3 viên/ngày.

Liều duy trì thường dùng là 1 viên x 2 lần/ngày (uống vào các bữa ăn sáng và tối). Một số người bệnh có thể dùng 1 viên x 3 lần/ngày (vào các bữa ăn). 

Trẻ em ≥ 10 tuổi và thanh thiếu niên:

Đơn trị và kết hợp với insulin: Liều khởi đầu thông thường là 1 viên x 1 lần/ngày. Sau 10 đến 15 ngày, liều dùng nên được điều chỉnh dựa trên việc đo đường huyết. Liều cao nhất được đề nghị là 2 g/ngày, được chia làm 2 - 3 liều.

Người cao tuổi:

Liều bắt đầu và liều duy trì cần dè dặt, vì có thể có suy giảm chức năng thận. Nói chung, những người bệnh cao tuổi không nên điều trị tới liều tối đa metformin.

Bệnh nhân suy thận: 

Đánh giá chức năng thận trước khi khởi đầu điều trị với metformin và đánh giá định kỳ sau đó. 

Chống chỉ định metformin trên bệnh nhân có eGFR dưới 30 mL/phút/1,73 m2.

Không khuyến cáo khởi đầu điều trị với metformin ở bệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng 30 – 45 mL/phút/1,73 m2.

Ở bệnh nhân đang sử dụng metformin và có eGFR giảm xuống dưới 45 mL/phút/1,73 m2, đánh giá nguy cơ – lợi ích khi tiếp tục điều trị.

Ngừng sử dụng metformin nếu bệnh nhân có eGFR giảm xuống dưới  30 mL/phút/1,73 m2 [xem thêm mục Chống chỉ định, mục Thận trọng].

Người bị tổn thương gan:

Do nguy cơ nhiễm acid lactic hiếm xảy ra nhưng có gần 50% trường hợp gây tử vong, nên phải tránh dùng metformin cho người có biểu hiện rõ bệnh gan về lâm sàng và xét nghiệm.

Ngừng sử dụng metformin khi thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc cản quang chứa iod: 

Trên những bệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng từ 30 – 60 mL/phút/1,73 m2, trên những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý về gan, nghiện rượu hoặc suy tim, hoặc trên những bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc cản quang chứa iod qua đường động mạch, ngừng metformin trước hoặc tại thời điểm thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc cản quang chứa iod. Đánh giá lại chỉ số eGFR sau khi chiếu chụp 48 giờ, sử dụng lại metformin nếu chức năng thận ổn định [xem thêm mục Thận trọng].

Tác dụng phụ:

​Những tác dụng không mong muốn thường gặp nhất của metformin là về tiêu hóa. Những tác dụng này liên quan với liều, và thường xảy ra vào lúc bắt đầu điều trị, nhưng thường là nhất thời.

Thường gặp: 

Chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy thượng vị, táo bón, ợ nóng.

Ban, mày đay, nhạy cảm với ánh sáng.

Giảm nồng độ vitamin B12.

Ít gặp:

Loạn sản máu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết, suy tủy, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.

Nhiễm acid lactic.

Lưu ý:

Nhiễm toan lactic:

 

Quá trình giám sát hậu mãi đã ghi nhận những ca nhiễm toan lactic liên quan đến metformin, bao gồm cả trường hợp tử vong, giảm thân nhiệt, tụt huyết áp, loạn nhịp chậm kéo dài. Khởi phát của tình trạng nhiễm toan acid lactic liên quan đến metformin thường không dễ phát hiện, kèm theo các triệu chứng không điển hình như khó chịu, đau cơ, suy hô hấp, lơ mơ và đau bụng. Nhiễm toan acid lactic liên quan đến metformin được đặc trưng bằng nồng độ lactat tăng lên trong máu (> 5 mmol/L), khoảng trống anion (không có bằng chứng của keto niệu hoặc keto máu), tăng tỷ lệ lactat/pyruvat và nồng độ metformin huyết tương nói chung tăng > 5 μg/mL.

Yếu tố nguy cơ của nhiễm toan acid lactic liên quan đến metformin bao gồm suy thận, sử dụng đồng thời với một số thuốc nhất định (ví dụ các chất ức chế carbonic anhydrase như topiramat), từ 65 tuổi trở lên, có thực hiện chiếu chụp sử dụng thuốc cản quang, phẫu thuật và thực hiện các thủ thuật khác, tình trạng giảm oxy hít vào (ví dụ suy tim sung huyết cấp), uống nhiều rượu và suy gan.

Các biện pháp giảm thiểu nguy cơ và xử trí nhiễm toan acid lactic liên quan đến metformin ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao được trình bày chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc (mục Liều lượng và cách dùng, Chống chỉ định, Thận trọng, Tương tác thuốc và sử dụng thuốc trên những đối tượng đặc biệt).

Nếu nghi ngờ có toan lactic liên quan đến metformin, nên ngừng sử dụng metformin, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện và tiến hành các biện pháp xử trí. Ở những bệnh nhân đã điều trị với metformin, đã được chẩn đoán toan lactic hoặc nghi ngờ có khả năng cao bị toan lactic, khuyến cáo nhanh chóng lọc máu để điều chỉnh tình trạng nhiễm toan và loại bỏ phần metformin đã bị tích lũy (metformin hydroclorid có thể thẩm tách được với độ thanh thải 170 mL/phút trong điều kiện huyết động lực tốt). Lọc máu có thể làm đảo ngược triệu chứng và hồi phục.

Hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà về các triệu chứng của toan lactic và nếu những triệu chứng này xảy ra, cần ngừng thuốc và báo cáo những triệu chứng này cho bác sỹ.

Đối với mỗi yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic liên quan đến metformin, những khuyến cáo nhằm giúp giảm thiểu nguy cơ và xử trí tình trạng toan lactic liên quan đến metformin, cụ thể như sau: 

Suy thận: Những ca nhiễm toan lactic liên quan đến metformin trong quá trình giám sát thuốc hậu mãi xảy ra chủ yếu trên những bệnh nhân bị suy thận nặng. Nguy cơ tích lũy metformin và nhiễm toan lactic liên quan đến metformin tăng lên theo mức độ nghiêm trọng của suy thận bởi metformin được thải trừ chủ yếu qua thận. Khuyến cáo lâm sàng dựa trên chức năng thận của bệnh nhân bao gồm [xem mục Liều lượng và cách dùng, Dược lý lâm sàng]: 

Trước khi khởi đầu điều trị với metformin cần ước tính mức độ lọc cầu thận (eGFR) của bệnh nhân.

Chống chỉ định metformin trên bệnh nhân có eGFR dưới 30 mL/phút/1,73 m2 [xem mục Chống chỉ định].

Không khuyến cáo khởi đầu điều trị với metformin ở bệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng 30 – 45 mL/phút/1,73 m2.

Thu thập dữ liệu về eGFR ít nhất 1 lần/năm ở tất cả các bệnh nhân sử dụng metformin. Ở bệnh nhân có khả năng tăng nguy cơ suy thận (ví dụ như người cao tuổi), chức năng thận nên được đánh giá thường xuyên hơn.

Ở bệnh nhân đang sử dụng metformin và có eGFR giảm xuống dưới 45 mL/phút/1,73 m2, đánh giá nguy cơ – lợi ích của việc tiếp tục phác đồ.

Tương tác thuốc:

Sử dụng đồng thời metformin với một số thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic liên quan đến metformin: Bệnh nhân suy giảm chức năng thận dẫn tới những thay đổi đáng kể về mặt huyết động, ảnh hưởng tới cân bằng acid-base hoặc làm tăng tích lũy metformin [xem mục Tương tác thuốc]. Vì vậy, cân nhắc theo dõi bệnh nhân thường xuyên hơn. 

Bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên: Nguy cơ toan lactic liên quan đến metformin tăng lên theo tuổi của bệnh nhân bởi bệnh nhân cao tuổi có khả năng bị suy gan, suy thận, suy tim lớn hơn những bệnh nhân trẻ tuổi hơn. Cần đánh giá chức năng thận thường xuyên hơn đối với những bệnh nhân lớn tuổi.

Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán có sử dụng thuốc cản quang: Tiêm thuốc cản quang vào nội mạch ở những bệnh nhân đang điều trị metformin có thể dẫn tới suy giảm cấp tính chức năng thận và gây ra toan lactic. Ngừng sử dụng metformin trước hoặc tại thời điểm thực hiện chiếu chụp có sử dụng thuốc cản quang có chứa iod ở những bệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng 30 – 60 mL/phút/1,73 m2, những bệnh nhân có tiền sử suy gan, nghiện rượu, suy tim hoặc những bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc cản quang chứa iod theo đường động mạch. Đánh giá lại eGFR 48 giờ sau khi chiếu chụp và sử dụng lại metformin nếu chức năng thận ổn định.

Phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác: Sự lưu giữ thức ăn và dịch trong quá trình phẫu thuật hoặc thực hiện các thủ thuật khác có thể làm tăng nguy cơ giảm thể tích, tụt huyết áp và suy thận. Nên tạm thời ngừng sử dụng metformin khi bệnh nhân bị giới hạn lượng thức ăn và dịch nạp vào.

Tình trạng giảm oxy hít vào: Quá trình theo dõi hậu mãi đã ghi nhận một số ca nhiễm toan lactic liên quan đến metformin xảy ra trong bệnh cảnh suy tim sung huyết cấp (đặc biệt khi có kèm theo giảm tưới máu và giảm oxy huyết). Trụy tim mạch (sốc), nhồi máu cơ tim cấp, nhiễm khuẩn huyết và các bệnh lý khác liên quan đến giảm oxy huyết có mối quan hệ với toan lactic và cũng có thể gây nitơ huyết trước thận. Khi những biến cố này xảy ra, ngừng metformin.

Uống rượu: Rượu có khả năng ảnh hưởng đến tác động của metformin lên chuyển hóa lactat và từ đó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic liên quan đến metformin.  Bệnh nhân không uống rượu khi sử dụng metformin.

Suy gan: Bệnh nhân suy gan có thể tiến triển thành toan lactic liên quan đến metformin do suy giảm thải trừ lactat dẫn tới tăng nồng độ lactat trong máu. Vì vậy, tránh sử dụng metformin trên những bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh gan thông qua bằng chứng xét nghiệm hoặc lâm sàng.

Người bệnh cần được khuyến cáo điều tiết chế độ ăn, vì dinh dưỡng điều trị là một khâu trọng yếu trong quản lý bệnh đái tháo đường. Ðiều trị bằng metformin chỉ được coi là hỗ trợ, không phải để thay thế cho việc điều tiết chế độ ăn hợp lý.

 

Đã có báo cáo về việc dùng các thuốc điều trị đái tháo đường đường uống làm tăng tỷ lệ tử vong về tim mạch, so với việc điều trị bằng chế độ ăn đơn thuần hoặc phối hợp insulin với chế độ ăn.

 

Phụ nữ có thai: 

Khảo sát sự tồn tại của metformin hydroclorid trên nhau thai chứng tỏ rằng có 1 phần thuốc qua được hàng rào nhau thai. Khi nồng độ glucose trong máu ở mẹ bất thường trong suốt thời gian mang thai có thể kết hợp gây nguy cơ cao bất thường bẩm sinh, hầu hết những chuyên gia khuyến cáo rằng nên sử dụng insulin trong thời kỳ mang thai để duy trì tốt nhất nồng độ glucose trong máu. 

Phụ nữ cho con bú:

Metformin hydroclorid có bài tiết vào sữa mẹ. Việc ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc tùy thuộc vào mức độ quan trọng của thuốc đối với người mẹ. Nếu ngưng dùng metformin hydroclorid và chế độ ăn uống không kiểm soát mức đường huyết thỏa đáng nên tiến hành điều trị bằng insulin.

Sử dụng metformin hydroclorid đơn trị không gây hạ đường huyết và vì thế không ảnh hưởng trên tình trạng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên bệnh nhân cần được cảnh báo về nguy cơ hạ đường huyết khi sử dụng metformin hydroclorid kết hợp với các thuốc trị tiểu đường khác (các sulfonylurê, insulin, repaglinid).

Chống chỉ định:

Bệnh nhân đã có tiền sử quá mẫn với metformin hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Người bệnh có trạng thái dị hóa cấp tính, nhiễm khuẩn, chấn thương (phải được điều trị tiểu đường bằng insulin).

Giảm chức năng thận do bệnh thận, hoặc rối loạn chức năng thận (creatinin huyết thanh lớn hơn hoặc bằng 1,5 mg/dL ở nam giới, hoặc lớn hơn hoặc bằng 1,4 mg/dL ở phụ nữ) có thể do những tình trạng bệnh lý như trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim cấp tính và nhiễm khuẩn huyết gây nên.

Bệnh nhân suy thận nặng (eGFR dưới 30 mL/phút/1,73 m2) [xem mục  Thận trọng].

Bệnh nhân toan chuyển hóa cấp tính hoặc mãn tính, bao gồm cả nhiễm toan ceton do tiểu đường.

Bệnh gan nặng, bệnh tim mạch nặng, bệnh hô hấp nặng với giảm oxygen huyết.

Suy tim sung huyết, trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim cấp tính.

Bệnh phổi thiếu oxygen mạn tính.

Nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn huyết.

Những trường hợp mất bù chuyển hóa cấp tính, ví dụ những trường hợp nhiễm khuẩn hoặc hoại thư.

Người mang thai (phải điều trị bằng insulin, không dùng metformin).

Phải ngừng tạm thời metformin cho người bệnh chụp X quang có tiêm các chất cản quang có iod vì sử dụng những chất này có thể ảnh hưởng cấp tính chức năng thận.

Hoại thư, nghiện rượu, thiếu dinh dưỡng.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons