Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Không nên uống thuốc cầm tiêu chảy do virut

Khi trẻ bị tiêu chảy, vì sợ trẻ bị mất nước nên nhiều cha mẹ cho trẻ uống các loại kháng sinh becberin, biseptol và các thuốc cầm tiêu chảy, kiêng khem không cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn cháo trắng, cho trẻ ăn, uống nước các loại lá và quả chát như lá nhọ nồi, lá ổi xanh, quả ổi xanh, quả hồng xiêm xanh...
Khi trẻ bị tiêu chảy, cần bổ sung oresol để bù nước và điện giải
Nhưng với tiêu chảy do rota virut hay tiêu chảy do vi khuẩn, nấm, hóa chất… việc ngăn cơ chế đưa chất thải ra khỏi cơ thể theo các phương pháp này lại gây rất nhiều nguy cơ. Bởi thực chất, bệnh chỉ đỡ giả tạo, giảm số lần đi ngoài và thực tế thì các tác nhân gây tiêu chảy thải hồi rất chậm do màng ruột bị săn, làm cho bệnh càng thêm kéo dài, thậm chí nặng hơn.
Tiêu chảy do rota virut gây ra và thường chỉ kéo dài trong 3 - 7 ngày. Trẻ thường có các biểu hiện sốt nhẹ, quấy khóc, hơi mệt, nôn, tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, màu vàng chanh hoặc trắng lẫn dịch nhầy, có khi như màu hoa cà, hoa cải. Lúc này, cần bù nước đúng cách cho trẻ bằng oresol, sau vài ba ngày virut được loại thải ra ngoài trẻ sẽ hết bệnh.
Ngoài ra, cha mẹ phải theo dõi đáp ứng của trẻ. Nếu đã bù oresol đường uống đúng cách mà trẻ vẫn nôn quá nhiều, có dấu hiệu mất nước (mệt, kêu khát nước, đái ít…) thì nên cho trẻ đến viện để bác sĩ khám, chỉ định bù nước bằng truyền dịch, phòng nguy cơ mất nước rất nguy hiểm.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Cẩn trọng với thuốc kích sữa


Sữa mẹ là nguồn thực phẩm quý giá với trẻ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi - Ảnh: T.T.D.
Phụ nữ cho con bú khi dùng thuốc thì hầu hết các tác động của thuốc đối với quá trình tiết sữa đều thực hiện thông qua hormone prolactin.
Vì thế, người mẹ đang cho con bú ngoài việc cần tránh dùng những thuốc không tốt đối với trẻ, còn phải tránh dùng những thuốc ngăn cản sự tiết sữa hoặc ức chế phản xạ bú của trẻ.
Còn thuốc kích thích tiết sữa thì thế nào?
Thuốc không nên dùng
Ở những bà mẹ bị thiếu sữa do nồng độ prolactin không đủ cao nhưng vẫn có đủ số lượng các nang tạo sữa, việc sử dụng một số thuốc ức chế các thụ thể dopamine ở vùng dưới đồi trên não có thể gây tăng tiết prolactin từ tuyến yên và kích thích tạo sữa.
Một số thuốc an thần mạnh dùng trị bệnh tâm thần phân liệt (loạn trí) có tác dụng đối kháng dopamine nên có tác dụng kích thích tạo sữa.
Tuy tác dụng lợi sữa của các thuốc này có thật nhưng tác dụng phụ gây hại ngoại tháp (gây co giật, ưỡn người như bị động kinh) và nhất là nồng độ cao của thuốc được bài tiết vào sữa có thể gây hại trẻ bú. Thuốc này hoàn toàn không được bác sĩ dùng để kích thích sự tiết sữa.
Có một số thuốc khác có tác dụng kích thích sự tiết sữa nhưng không được chỉ định cho bà mẹ cho con bú vì lợi bất cập hại: thuốc trị cao huyết áp methyldopa, thuốc trị hen suyễn theophyllin gây nhiều tác dụng phụ có hại.
Thuốc dùng 
rất thận trọng
Metoclopramide và domperidone từng được sử dụng nhiều nhất cho mục đích này nay phải dùng rất thận trọng. Metoclopramide với liều thường sử dụng là 10-15mg, 3 lần/ngày, làm tăng rõ rệt lượng sữa bài tiết sau 3-4 ngày dùng thuốc.
Còn domperidone là thuốc kích thích bài tiết prolactin, một số nghiên cứu cho thấy domperidone có thể làm tăng thể tích sữa khoảng 44,5% sau 7 ngày, nồng độ của thuốc có trong sữa rất nhỏ (khoảng 1,2 mg/ml).
Domperidone từng được xem an toàn hơn so với metolclopramide vì không qua hàng rào máu não, do đó không có tác dụng phụ của hệ thần kinh để gây tác dụng phụ ngoại tháp.
Trước đây, bác sĩ thường chỉ định domperidone cho phụ nữ cho con bú vì vừa chữa chứng khó tiêu cho mẹ vừa giúp sữa tiết nhiều hơn cho con bú.
Tuy nhiên, nay phải cẩn trọng hơn vì domperidone đã được phát hiện có tác dụng phụ không tốt cho tim mạch. Domperidone chỉ được dùng trị buồn nôn và nôn, không dùng trị khó tiêu nữa.
Tác dụng kích thích tiết sữa được ghi nhận ở một số thuốc nhưng tới nay việc sử dụng tác dụng này như chỉ định chính thức thì chưa có.
Bác sĩ có thể sử dụng thuốc kích thích tiết sữa như chỉ định ngoài nhãn khi thấy quá cần thiết và sau khi cân nhắc thật kỹ lợi ích nhiều hơn nguy cơ có hại.
Với các bà mẹ cho con bú nói chung, nếu muốn dùng thuốc kích thích sự tiết sữa, nên đến bác sĩ để được tư vấn. Vì như nói ở trên, có loại thuốc kích thích sự tiết sữa nhưng không được dùng, có loại có thể dùng nhưng đòi hỏi phải rất thận trọng.
Cần lưu ý, bà mẹ đang cho con bú là một đối tượng đặc biệt trong sử dụng thuốc (giống như phụ nữ có thai). Không nên nghe lời đồn đãi tự ý sử dụng thuốc. Dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ là tốt hơn cả.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

6 sai lầm khi sử dụng thuốc kê đơn

Theo Cơ quản Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ, sai lầm trong sử dụng và bảo quản thuốc khiến ít nhất một người chết mỗi ngày và làm tổn thương 1,3 triệu người mỗi năm. Dưới đây là những sai lầm phổ biến nên tránh khi dùng thuốc kê đơn, theo abcnews.
Coi trọng thuốc biệt dược hơn thuốc gốc
Thuốc biệt dược (brand name) có nghĩa là tên thương mại. Trong điều trị vai trò của biệt dược đầu tiên rất quan trọng vì tất cả các dữ liệu về hiệu quả và an toàn sử dụng trên người, nghiên cứu trên động vật,... đều từ biệt dược đầu tiên. 
Thuốc biệt dược đầu tiên này được gọi là thuốc biệt dược gốc, hay chỉ gọi tắt là biệt dược gốc. Thuốc gốc (generic drug) là thuốc tương đương sinh học với biệt dược gốc về các tính chất dược động học và dược lực học, được sản xuất khi quyền sở hữu công nghiệp của biệt dược đã hết hạn, nhờ đó thường được bán với giá rẻ.
Mặc dù rẻ hơn nhưng các thuốc gốc cũng hiệu quả như biệt dược. Sự khác biệt duy nhất là các thành phần bất hoạt như thuốc nhuộm hay chất bảo quản, không ảnh hưởng tới hoạt động của thuốc. 
Theo tiến sĩ Kim Russo, Giám đốc điều trị tại VUCA Health - một dịch vụ thư viện video y học lớn tại Mỹ, những sự khác biệt nhỏ trong thuốc gốc là được phép. Hầu như chúng ta đã không nhận ra điều đó về mặt y học. Nếu không dung nạp một trong các thành phần bất hoạt, bạn có thể cần biệt dược. Nếu không thì bạn hãy tiết kiệm tiền và dùng thuốc gốc.
thuoc-8781-1416363546.jpg
Ảnh: medimoon
Kết hợp thuốc với thực phẩm hoặc đồ uống sai cách
Hãy luôn kiểm tra các loại thực phẩm và đồ uống có thể tương tác với thuốc. Một loại thực phẩm cần đề phòng là bưởi và nước ép bưởi. Có khoảng 50 loại thuốc trên thị trường có thể bị ảnh hưởng bởi loại thực phẩm này. Tùy vào loại thuốc, nước ép bưởi có thể giảm hoặc tăng hấp thu (dễ gây quá liều). 
Có một số loại thuốc nhất định không nên được dùng chung với các thực phẩm giàu canxi vì chúng làm cản trở khả năng hấp thu thuốc của cơ thể. Ngoài ra, một số loại thuốc có thể khiến bạn bị mất hoặc giữ kali. Vì vậy, hãy trao đổi với bác sĩ xem bạn có thể bắt đầu hoặc cần ngừng ăn loại thực phẩm nào đó trong khi đang uống thuốc hay không. Bạn cũng nên cân nhắc việc uống rượu. Rượu có thể biến những tác dụng phụ nhẹ trở nên nguy hiểm.
Không kiểm tra nhãn thuốc
Để tránh mua sai thuốc, bạn cần chắc chắn mua đúng thuốc theo đơn trước khi rời nhà thuốc. Màu sắc hoặc hình dạng khác biệt chỉ có thể có nghĩa là thuốc đến từ nhà sản xuất thuốc gốc mới nhưng không đồng nghĩa với an toàn.
Không nói với dược sĩ
Phần lớn các dược sĩ sẽ trả lời nếu bạn có câu hỏi về thuốc. Bạn không nên vội vã lựa chọn một loại thuốc mới. Đây là lúc tìm hiểu loại thuốc này để làm gì cũng như lợi ích và các tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc tiềm ẩn. Nếu đã dùng thuốc một thời gian và gần đây có những thay đổi không giải thích được như phát ban hoặc đau đầu kéo dài, thì bạn cũng nên hỏi dược sĩ.
Bảo quản thuốc sai cách
Không nên bảo quản thuốc ở những nơi có độ ẩm cao như phòng tắm vì hơi ẩm có thể làm hỏng thuốc. Các thuốc cũng cần được bảo quản tránh ánh sáng. Đó cũng là lý do các lọ đựng thuốc có màu hổ phách để ngăn tia cực tím.
Bạn nên giữ thuốc ở nơi tối, đặc biệt nếu bạn có tủ đựng thuốc sáng và ánh sáng có thể xuyên qua. Một số loại thuốc không nên bỏ ra ngoài lọ. Một số thuốc như insulin, có thể cần phải được bảo quản lạnh nhưng có thể đưa ra làm ấm lên trước khi tiêm và sau đó bảo quản ở nhiệt độ phòng trong một số ngày theo quy định. Bạn cần nhớ là một số loại thuốc cần được bảo quản trong tủ lạnh và chúng có thể mất hiệu lực nếu để ở nhiệt độ phòng thậm chí chỉ vài giờ.
Không bỏ thuốc cũ
Phần lớn các thuốc vẫn có hiệu lực tới 2 năm sau khi hết hạn. Đó là lúc phải loại bỏ chúng, tuy nhiên không được cho vào toilet. Xả một số loại thuốc tim, thuốc tai biến hoặc thuốc hormon có thể rất có hại cho môi trường. Chỉ một số loại thuốc bao gồm thuốc giảm đau là có thể tiêu hủy bằng cách xả nước. Những thuốc còn lại bạn nên cho vào một túi nhựa rồi bỏ vào thùng rác.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Cảnh giác với thuốc gây mụn trứng cá

Mụn trứng cá do thuốc được định nghĩa là những mụn nổi trên da trông giống như mụn trứng cá có mối liên quan là do sử dụng thuốc. Đây không phải là do dị ứng đối với thuốc, cũng không phải là do biến thể của mụn trứng cá thông thường. Hiện cơ chế bệnh sinh của rối loạn này đến nay vẫn chưa được giải thích một cách rõ ràng.
Mụn trứng cá do thuốc là sau một thời gian sử dụng thuốc, bệnh xuất hiện nổi trên da các mụn bị viêm với một ít có nhân mụn. Các mụn trứng cá do thuốc thường nổi ở ngực, lưng, vai và cánh tay. Người ta ghi nhận các thuốc dùng toàn thân (tức uống hoặc tiêm) kể sau đây có thể gây nổi mụn: glucocorticoid, steroid tăng đồng hóa (anabolic steroid như durabolin trị suy nhược, suy dinh dưỡng ở người già), các vitamin nhóm B, thuốc chống động kinh, lithium, isoniazid, quinidin, azathioprin, cyclosporin, etretinat (thuốc trị bệnh vẩy nến)…
Cần phân biệt chẩn đoán mụn trứng cá do thuốc với mụn trứng cá thông thường, viêm nang lông (folliculitis) hoặc ban clor (chloracne)…
Để điều trị mụn trứng cá do thuốc, cần ngưng ngay thuốc nghi ngờ gây nổi mụn. Có thể dùng thuốc dạng kem hoặc thuốc mỡ chứa tetracycline hoặc tretinoin (nồng độ 0.025%) để trị liệu.
Điều đáng chú ý là bên cạnh việc bị mụn trứng cá thông thường, người bệnh bị các dạng mụn khác mà không biết. Do không biết bị loại mụn trứng cá nào và đặc biệt, chữa trị không đúng cách mà việc trị mụn trở nên phức tạp. Ở nước ta, theo một nghiên cứu của Bệnh viện Da liễu Cần Thơ thực hiện từ năm 2002, mụn trứng cá chiếm tỷ lệ 14% tổng số bệnh nhân đến khám và điều trị, phần lớn có liên quan đến việc điều trị không đúng trước đó.
Cũng theo nghiên cứu vừa kể, về lâm sàng, trong tất cả các dạng mụn thì mụn trứng cá do dị ứng mỹ phẩm chiếm đa số (56.3% trên tổng số các dạng mụn trứng cá). Tỷ lệ này gợi ý đến những vấn đề có liên quan trong thói quen điều trị của các bệnh nhân bị mụn trứng cá. 
Trong 80 trường hợp nghiên cứu, có đến 42,5% tự điều trị, trong khi chỉ có 21,3% điều trị theo y tế công và 23,8% điều trị y tế tư. Đây cũng là vấn đề có tính phổ biến hiện nay, người dân thường có thói quen tự điều trị bằng nhiều loại thuốc bôi tự pha chế mà thành phần chính có chứa glucorticoid (thường gọi tắt corticoid). 
Đặc biệt, có sự dùng nhầm dược phẩm bôi ngoài da dạng kem, thuốc mỡ chứa corticoid và dùng như kem dưỡng da! Đây là sai lầm khá phổ biến. Các thuốc bôi ngoài da như cortibion, halog, synalar, flucinar, topsyne, diprisone… đã được dùng nhầm và đã gây tai biến có khi rất trầm trọng. Có sự dùng nhầm vì kem dưỡng da và thuốc bôi ngoài da có cùng dạng bào chế: kem, gel, nhũ tương. 
Quan trọng hơn là vì nhiều người dùng nhầm do thuốc cho tác dụng tức thời mà nhiều người rất thích: da trắng, mịn, da láng hơn do tác dụng chống viêm của glucocorticoid. Trong thời gian đầu sử dụng thuốc có chứa glucocorticoid, mụn giảm nhanh chóng, nhưng sau dùng lâu dài là hàng loạt các tác dụng phụ có hại có thể xảy ra, trứng cá xuất hiện trở lại với tình trạng nặng hơn hoặc bị mụn đỏ, mụn li ti, teo da, rạn da, tăng tiết bã nhờn, giãn mạch máu, làm tổn thương da mặt. Làn da trong bối cảnh lệ thuộc corticoid, gây nhiều trở ngại cho những tiến trình điều trị sau đó. Và bệnh nhân có khi phải nhập viện trong tình trạng như thế.
Mụn trứng cá do thuốc rất phức tạp và cần thận trọng tối đa trong trị loại mụn này, đặc biệt đối với các bạn trẻ. Trong trường hợp cần phải điều trị mụn bằng thuốc, tốt nhất nên đến khám và chữa trị ở chuyên khoa da liễu.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thuốc kháng axít: Không thể dùng tùy thích

Thuốc kháng axít là những loại dược phẩm có nhiệm vụ thực hiện một phản ứng trung hòa hydrochloric acid tiết ra trong dịch tiêu hóa ở dạ dày; nó cũng hoạt động như một chất đệm cho axít dạ dày bằng cách làm tăng độ pH nhằm giảm tính axít ở dạ dày. Khi dạ dày có quá nhiều axít sẽ gây ra hiện tượng đau, lở loét hệ tiêu hóa... 
Vì vậy, những loại thuốc kháng axít được chỉ định dùng để giảm đau và khó chịu trong các rối loạn về hệ tiêu hóa. Những loại thuốc kháng axít “đình đám” nhất phải kể tới aluminium hyfroxide, calcium carbonate, magnesium hydroxide, sodium carbonate...
Thực tế, có những trường hợp “trục trặc kỹ thuật” ở hệ tiêu hóa là do lượng axít ở dạ dày thấp, thiếu các loại enzyme tiêu hóa, thức ăn không được nhai kỹ trước khi nuốt nên lượng thức ăn này sẽ “đình công” tại bộ máy tiêu hóa và “nằm vạ” ở đấy lâu hơn bình thường. 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Kết quả là thực phẩm sẽ được lên men và sinh ra khí độc. Nếu khí độc này tràn ra thực quản có thể gây nên những cơn đau ngực dữ dội và bệnh nhân tưởng lầm là đau tim. Đồng thời, axít sẽ tràn vào thực quản, gây ra cảm giác nóng rát mà ta thường gọi là ợ nóng, ợ chua.
Trong những trường hợp ợ nóng, sử dụng loại thuốc kháng axít có thể tạm thời cải thiện được cảm giác nóng rát vì như đã nói, những thuốc này có tác dụng làm giảm axít dạ dày, thế nhưng sau đó lại bị “tổ trác” bởi do thiếu axít ở dạ dày nên sự tiêu hóa không đúng cách sẽ xảy ra, dẫn đến tình trạng thực phẩm lại bị lên men, tạo ra vòng luẩn quẩn.
Nếu tiếp tục sử dụng thuốc kháng axít thì dạ dày sẽ bị thiếu axít dẫn đến những khiếm khuyết trong quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng, nhất là vitamin nhóm B và sắt. 
Axít trong dịch tiêu hóa còn có thêm chức năng tiêu diệt một số vi khuẩn có trong thức ăn. Nếu cứ bị thuốc kháng axít trung hòa hết axít thì dạ dày sẽ “nổi cáu” và trả đũa bằng cách tiết ra nhiều axít hơn. Vì vậy, sử dụng thuốc kháng axít một cách vô tội vạ thì chẳng khác nào tự chuốc họa vào người!
Ngoài ra, bản thân các loại thuốc kháng axít còn có những tác dụng phụ đáng lưu ý như sau:
Muối nhôm: Những muối nhôm sẽ can thiệp vào sự hấp thu của phốt phát nên có thể gây táo bón, mệt mỏi, ăn không ngon miệng, gây tổn hại xương. Muối nhôm càng trở nên “khó ưa” hơn đối với những người bị các bệnh về thận, xương và Alzheimer.
Muối canxi: Nếu sử dụng không đúng cách, các muối canxi có thể gây táo bón, bệnh về đường tiểu, nhức đầu, thay đổi tâm trạng, yếu cơ, ói mửa...
Sodium bicarbonate: Chất này có tác dụng nhuận tràng, làm thay đổi huyết áp, gây sưng chân...
Magnesium hydroxide: Lưu ý khi sử dụng thuốc này ở những bệnh nhân suy thận, tim mạch và bị biến chứng thần kinh.
Ngoài những tác dụng phụ nguy hiểm kể trên, các thuốc kháng phốt phát còn làm thay đổi tính sinh khả dụng của một số loại thuốc, đặc biệt là các thuốc kháng sinh như tetracycline, thuốc kháng nấm như ketoconazole..



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

6 lỗi sai hay gặp khi sử dụng thuốc giảm đau

Trước khi dùng thuốc để trị bệnh, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ càng. Hầu hết chúng ta có xu hướng sử dụng thuốc giảm đau quá thường xuyên mà không lường trước các rủi ro. Prevention liệt kê dưới đây những lỗi sai thường mắc bạn cần tránh.
[Caption]
Ảnh: tribune.com.pk.
Dùng thuốc cho mọi cơn đau
Cơn đau đầu có thể rất tồi tệ nhưng sử dụng thuốc giảm đau trong trường hợp này có thể làm hại cơ thể nhiều hơn bạn nghĩ. Martin Hoffman, chuyên gia y tế từ Hệ thống Chăm sóc Sức khỏe Thương binh Bắc California (Mỹ) cho biết thuốc giảm đau ngăn chặn sự sản sinh prostaglandin khiến bạn trở nên nhạy cảm hơn với cơn đau. Bởi vậy, khi đau đầu, bạn nên thử các phương pháp như nghỉ ngơi, chườm nóng hoặc lạnh, thiền hay tập yoga trước.
Dùng quá liều
Khi bị cảm cúm, bạn thường kết hợp thuốc đa triệu chứng với thuốc giảm đau mà không biết chúng có chung một số thành phần, rất dễ dẫn đến dùng quá liều. Tốt nhất, hãy chỉ uống loại thuốc đặc trị triệu chứng bạn đang gặp. Trong trường hợp ho nhiều, bạn dùng siro ho là đủ.
Nghĩ rằng chỉ người uống nhiều mới gặp nguy hiểm
Từ lâu, các chuyên gia đã khuyến cáo thuốc giảm đau làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Gần đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ phát hiện nguy cơ này tăng lên ngay từ tuần đầu tiên dùng thuốc. 
Một báo cáo năm 2013 khẳng định sử dụng thuốc giảm đau nhiều hơn liều được kê sẽ dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng hoặc nặng hơn là tử vong chỉ sau vài ngày. "Hãy uống thuốc giảm đau trong thời gian ngắn nhất với liều lượng ít nhất có thể", Jennifer L Bacci, trợ lý giáo sư tại Khoa Dược, Đại học Washington (Mỹ) khuyên.
Uống thuốc thường xuyên khi đang cố thụ thai
Thuốc giảm đau và chống viêm ngăn chặn rụng trứng do ức chế giải phóng prostaglandin. Trong một nghiên cứu gần đây, 90% phụ nữ không thể rụng trứng có thói quen uống thuốc giảm đau. Tin vui là hiện tượng này sẽ chấm dứt khi chị em ngừng dùng thuốc.
Giảm sốt cấp tốc
Sốt 38 độ chưa cần thiết để dùng tới brufen hay acetaminophen. Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước một số loại bệnh và bản thân nó không phải là một điều xấu. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau với liều lượng tối thiểu nếu nhiệt độ vượt quá 38,5 độ và bạn cảm thấy đau nhức toàn thân. Trong trường hợp sốt từ 39 độ trở lên, hãy đi gặp bác sĩ. Một số loại thuốc có tác dụng cắt cơn sốt để phòng tránh co giật ở trẻ em hoặc hạn chế nhiễm trùng nhưng chỉ được uống nếu được bác sĩ chỉ dẫn.
Dùng thuốc trước khi luyện tập
Thuốc giảm đau giúp ích cho bệnh nhân đang trị liệu vật lý nhưng không thể áp dụng vào mục đích luyện tập. Trên thực tế, cảm giác đau được coi như cơ chế an toàn báo hiệu cho bạn biết chuyện gì đang xảy ra với cơ thể. 
Sử dụng thuốc giảm đau để tập nhiều hơn khiến bạn dễ bị chấn thương, đồng thời làm trầm trọng thêm các vấn đề vốn có. Ngoài ra, chúng gây hại cho thận vì làm cơ thể mất nước vì vậy hãy chắc chắn bổ sung đủ chất lỏng trong trường hợp bắt buộc phải dùng.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Vitamin C và nhu cầu cho sức khỏe con người

Vitamin C (acid ascorbic) là vi chất dinh dưỡng giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe của con người, nếu thiếu nó sẽ để lại nhiều tác hại to lớn.
Cho nên, chúng ta cần chế độ ăn hợp lý hằng ngày, trong đó phải chú trọng vitamin C đủ cả về số lượng cũng như chất lượng.
Vai trò của vitamin C
Vitamin C là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho các loài linh trưởng bậc cao, và cho một số nhỏ các loài khác. Vitamin C có nguồn gốc nhiều trong các loại rau quả tươi như: cam, chanh, quít, và có hàm lượng cao trong rau xanh, đặc biệt là bông cải xanh, tiêu, khoai tây, rau cải, cà chua, cam, quít, chanh, bưởi… 
Vitamin C với nhiều chức năng quan trọng, là thành phần chính để giúp cơ thể sản xuất collagen, một protein quan trọng cho các mô liên kết, cấu trúc cơ thể với nhau đặc biệt trong sụn khớp và các dây chằng. 
Vitamin C giúp cho sự mau lành vết thương, sự chắc khỏe cho hệ thống nướu răng, ngăn ngừa các mảng bầm ở trên da.
Thiếu vitamin C sẽ dễ bị cảm cúmThiếu vitamin C sẽ dễ bị cảm cúm
Đặc biệt, vitamin C còn có chức năng miễn dịch. Các nhà khoa học đã thấy rằng vitamin C làm tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể ngăn ngừa và điều trị cảm cúm thông thường, chống nhiễm trùng, nếu thiếu hoặc suy giảm lượng dự trữ trong các bạch cầu, nhất là Lymphocyte, thì nhiễm trùng nhanh chóng tăng lên.
Vitamin C cũng hoạt động cùng với các enzyme chống oxy hóa khác như: Glutathione peroxidadase, Catalase và Superoxide dismutase; hỗ trợ cho vitamin E trong vai trò chống oxy hóa trong cơ thể, tăng cường hiệu lực của vitamin E; cùng với vitamin E, glutathione đảm đương vai trò chống đỡ và ngăn ngừa các tổn thương do các gốc tự do. 
Nếu thiếu glutathione sẽ dẫn đến các tế bào hồng cầu, bạch cầu và mô thần kinh bị ảnh hưởng, hậu quả là vỡ hồng cầu, giảm chức năng bạch cầu và thoái hóa mô thần kinh. Với liều 500mg mỗi ngày, vitamin C đảm bảo duy trì nồng độ phù hợp glutathione hồng cầu. 
Vitamin C cũng là một chất dinh dưỡng chống oxy hóa rất quan trọng, tham gia sản xuất một số chất dẫn truyền thần kinh và hoóc-môn, tổng hợp hấp thụ và sử dụng các yếu tố dinh dưỡng khác. 
Các nhà khoa cũng thấy rằng, vitamin C rất hữu ích cho người bệnh nhân hen suyễn, nhờ làm giảm nồng độ histamine, và được xem như là một chất kháng histamine tự nhiên…
Không để thừa - thiếu
Tuy nhiên, với chức năng quan trọng đối với cơ thể thì vitamin C vẫn là con dao hai lưỡi, vì thiếu hay thừa đều có thể tác hại nhất định cho cơ thể.
Giai đoạn đầu thiếu vitamin C thường có các dấu hiệu không điển hình, chủ yếu là mệt mỏi, suy nhược.
Khi bệnh phát triển, một số triệu chứng sẽ xuất hiện như: tăng sừng hóa quanh lỗ chân lông, ban xuất huyết, đau ở các chi, chảy máu xung quanh các nang lông, thường gặp ở chi dưới như: đầu gối, bàn chân, mặt sau đùi, ở các chỗ hay bị đè ép, va chạm; hiện tượng chảy máu dưới da và trong cơ thể xuất hiện ở vùng bả vai, mắt cá, cùng với chảy máu dưới màng xương, màng phổi. 
Thiếu vitamin C, sức đề kháng của cơ thể giảm, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và viêm phổi; là nguyên nhân của thiếu máu nhược sắc do thiếu sắt, giảm hàm lượng cholesterol trong máu. 
Thiếu vitamin C gây ra bệnh Scorbut, với biểu hiện ở người lớn thì viêm lợi, chảy máu chân răng; tụ máu dưới màng xương, đốm xuất huyết, tăng sừng hóa ở nang lông. 
Nếu không điều trị có thể tử vong do chảy máu ồ ạt hoặc do thiếu máu cục bộ cơ tim. Ở trẻ còn bú, thường do chế độ ăn nhân tạo, bị chảy máu dưới màng xương, nhất là chi dưới; dễ chảy máu dưới da; vết thương lâu lành.
Vitamin C tuy ít khi tích lũy trong cơ thể, nhưng nếu dùng vitamin C liều cao trên 1g/ngày với thời gian dài sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày-tá tràng, tiêu chảy và đau bụng, ngoài ra còn có thể đọng oxalate, urat dễ gây sỏi thận. 
Nếu dùng đường tiêm liều cao có thể gây tán huyết làm giảm thời gian đông máu, giảm độ bền hồng cầu. Ở sản phụ, nếu dùng vitamin C liều cao kéo dài sẽ gây tăng nhu cầu bất thường về vitamin C ở thai dẫn đến bệnh Scorbut sớm ở trẻ sơ sinh, có khả năng tăng nguy cơ gây dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Với tính chất quan trọng như vậy, nhu cầu vitamin C của mỗi người chúng ta hàng ngày là bao nhiêu? Theo khẩu phần dinh dưỡng được khuyến khích (RDA), nhu cầu vitamin C là 60mg/ngày. 
Nhu cầu này tăng lên với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con bú, giai đoạn cần tăng trưởng nhanh như: thiếu niên tuổi dậy thì, người già, người làm việc ở môi trường nhiệt độ cao… liều dùng hằng ngày đối với trẻ sơ sinh đến 3 tuổi ở vào khoảng 25 - 30mg từ 4 - 18 tuổi cơ thể có nhu cầu khoảng 30 - 40mg mỗi ngày. Đối với người trưởng thành, nhu cầu trung bình là 45mg/ngày. Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu là 55mg/ngày và phụ nữ cho con bú là 70mg/ngày.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons