Ảnh minh họa
|
This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016
Dùng thuốc nhỏ mắt: 9 người 10 kiểu sai
Thứ Hai, tháng 2 29, 2016
sống khỏe
No comments
“Mượn” thuốc nhỏ mắt để dùng
Để tiết kiệm chi phí hoặc ngại ra đường mua nên nhiều người trong gia đình thường dùng chung thuốc. Tuy nhiên, đây là con đường lây truyền vi khuẩn hoặc bụi bẩn từ người này sang người khác.
Không quan tâm đến hạn sử dụng
Thông thường, một lọ thuốc nhỏ mắt có hạn dùng khoảng 15 ngày. Còn theo quy chế hiện hành (tại Úc) là một khi lọ thuốc nhỏ mắt được mở ra thì sẽ trở thành phế phẩm sau 28 ngày.
Tuy nhiên, hoặc không biết, hoặc tiếc mà rất nhiều người sử dụng cho bằng hết. Điều này không những không mang lại tác dụng mà còn gây hại cho đôi mắt của chúng ta. Nó cũng là một trong các nguyên nhân khiến các bệnh về mắt, bao gồm cả các tật khúc xạ gia tăng.
Để lọ thuốc chạm vào mắt khi nhỏ
Hàng ngày, đôi mắt của chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn, yếu tố gây bệnh trong không khí. Bởi vậy, việc để lọ thuốc chạm vào mắt khi nhỏ có thể khiến cho các vi khuẩn, bụi bẩn, chất dịch trong mắt bám vào lọ và gây hại ngược trở lại cho mắt trong những lần sử dụng sau đó.
Lưu ý không được chạm đầu lọ thuốc vào mắt vì có thể làm mắt trầy xước cũng như ô nhiễm phần còn lại của lọ.
Không rửa sạch tay trước khi nhỏ mắt
Cho dù tay bạn không trực tiếp chạm vào mắt hay phần miệng lọ thuốc nhỏ mắt, nhưng những vi khuẩn, các chất bẩn, yếu tố gây hại trên tay hoàn toàn có thể rơi vào mắt và cả lọ thuốc khi chúng ta sử dụng.
Tự “kê đơn” thuốc nhỏ mắt
Nhiều người tự làm bác sĩ cho mình khi mắt có các biểu hiện như đỏ, cộm… và tự mua thuốc nhỏ mắt để điều trị. Tuy nhiên, các dấu hiệu khi đôi mắt mệt mỏi cũng rất dễ bị nhầm lẫn với đau mắt đỏ hoặc cườm nước, đau mắt hột… Bởi vậy, sử dụng thuốc một cách bừa bãi không những không mang lại tác dụng mà còn khiến cho bệnh nặng hơn, điều trị mất thời gian và khó khăn hơn.
Lạm dụng thuốc nhỏ mắt
Sử dụng thuốc nhỏ mắt thường xuyên quá không phải là việc làm tốt. Trong thuốc nhỏ mắt có chứa các thành phần phụ, chất bảo quản hay chất kháng sinh… Đây đều là những chất có khả năng gây hại nếu sử dụng quá nhiều. Nó có thể gây ra các tác dụng phụ như cườm nước, thủng mắt, làm teo dây thần kinh thị giác, dẫn đến mù lòa… Bởi vậy, các bạn cần hết sức lưu ý nhé!
Bao nhiêu giọt là đủ?
Mỗi lần dùng thuốc, chỉ nên nhỏ 1 giọt vì giọt thứ hai sẽ “giội” đi giọt thứ nhất, nếu không thì cũng làm tăng sự hấp thụ toàn thân và tăng độc tính. Giọt thứ hai thường sẽ nằm lại trên phần da của mí mắt và có thể làm cho người sử dụng mắc phải tình trạng dị ứng tiếp xúc. Sử dụng 2 giọt cùng một lúc còn làm tăng gấp đôi chi phí điều trị.
Thời gian giữa 2 lần nhỏ thuốc
Dạng bào chế của thuốc nhỏ mắt và tình trạng bệnh của bệnh nhân sẽ quyết định khoảng thời gian giữa 2 lần sử dụng thuốc. Trong những trường hợp viêm nhiễm nghiêm trọng, bệnh nhân cần nhỏ thuốc cách mỗi 30 phút. Ngược lại, trong trường hợp dùng thuốc nhỏ mắt để điều trị bệnh tăng nhãn áp (glaucoma), khoảng cách giữa 2 lần nhỏ có thể kéo dài tới 24 giờ.
Uống thuốc kiểu ‘thập cẩm’
Thứ Hai, tháng 2 29, 2016
sống khỏe
No comments
Một cụ bà 78 tuổi được một người hàng xóm phát hiện nằm bất tỉnh trên sàn nhà. Cụ bà đã không nhớ tại sao mình bị té nhưng đã bảo với bác sĩ rằng trước khi đi ngủ, cụ đã phải trải qua một ca đau bụng nghiêm trọng kèm theo ói mửa và đi cầu phân đen, sau đó cụ cảm thấy có hiện tượng hồi hộp, tim đập nhanh và đầu óc quay cuồng.
Toa thuốc “hầm bà lằn”
Cụ bà có tiền sử bệnh cao huyết áp, bệnh động mạch vành, suy tim xung huyết và viêm khớp, cụ cũng đang bị cảm kèm theo những cơn ho dữ dội. Với mỗi căn bệnh, cụ được kê những loại thuốc chuyên biệt. Tuy nhiên, cụ cũng tự tìm đến nhà thuốc tây để tự chữa bệnh cho mình.
Danh sách những loại thuốc mà cụ bà cung cấp cho bác sĩ bao gồm những loại thuốc sau: Lopressor để kiểm soát huyết áp; Digitalis để trợ giúp sự hoạt động của tim và kiểm soát nhịp đập của tim; Coumadin để ngăn ngừa những cơn đột quỵ gây ra do sự hình thành những cục máu đông; Furosemide là một chất lợi tiểu nhằm hạ huyết áp; Lipitor giúp hạ cholesterol huyết thanh; Aspirin giúp hạn chế những rủi ro về tim mạch bởi hình thành những cục máu đông; Celebrex giảm những cơn đau khớp; Paxil cho những cơn trầm cảm, lo âu; Valium giúp cụ dễ ngủ hơn,…
Hỗn hợp thuốc kiểu như trên được giới y học gọi là thuốc “ thập cẩm” (polypharmacy, multiple drugs), đôi khi được gọi là “cốc tai độc chất” (poisonous cocktail).
Không nên tự ý mua thuốc tự điều trị, kể cả vitamin, dược liệu mà thiếu sự chỉ dẫn của thầy thuốc
Tác hại khôn lường
Những loại thuốc “thập cẩm” có thể tương tác với nhau theo một cách thức vô cùng nguy hiểm và có thể gây nên những tác dụng phụ có thể còn nguy hiểm hơn cả căn bệnh đang được điều trị. Người cao niên càng dễ bị ảnh hưởng vì họ thường mắc phải một lúc nhiều chứng bệnh mà đối với mỗi chứng bệnh họ sẽ gặp một bác sĩ khác nhau, mỗi bác sĩ sẽ kê cho họ một toa thuốc khác nhau mà không cần biết rằng bệnh nhân đang sử dụng những loại thuốc khác.
Theo TS Michael Stern (BV Lão khoa New York), người cao tuổi sử dụng khoảng 40% thuốc được kê đơn, số lượng gấp đôi thanh niên. Do đó, người cao tuổi phải chịu một tần suất rủi ro của thuốc (phản ứng bất lợi của thuốc) cao gấp hai lần thanh niên.
Đừng uống thuốc theo kiểu “người cao tuổi là thanh niên già”
Khi người cao tuổi uống chung những loại thuốc khác nhau, một số loại thuốc sử dụng con đường chuyển hóa giống nhau vì vậy sẽ cạnh tranh nhau. Sự tương tác thuốc cũng sẽ có khả năng làm suy giảm chức năng thận, giảm khả năng chuyển hóa, phân bố, thải trừ thuốc. Sự tương tác thuốc có thể làm một số thuốc có hiệu lực hơn gấp nhiều lần so với dự tính của thầy thuốc.
Cũng giống như một đứa trẻ không phải là “người lớn thu nhỏ”, khi bàn về khía cạnh dược lý học, người cao tuổi cũng không phải là một “thanh niên già”. Khi “gió heo may đã về”, khả năng bơm máu của tim sẽ suy giảm cũng như sự giảm hấp thu ở ruột, sự chuyển hóa thuốc ở gan, sự giảm chức năng thải trừ thuốc ở thận…
Khi tuổi đã cao, tỉ lệ phần trăm thịt bị giảm, tỉ lệ phầm trăm mỡ sẽ tăng. Vì thế, tuổi tác sẽ tác động đến việc hấp thu, chuyển hóa, phân phối, thải trừ thuốc. Những loại thuốc như Digitalis và Coumadin vốn được phân phối trong mô nạc thường sẽ đạt nồng độ thuốc trong máu cao hơn đối với những người trên 65 tuổi. Vì thế khi kê toa cho những bệnh nhân này cần phải giảm liều lượng nhằm hạn chế rủi ro của tác dụng phụ.
Uống sao cho đúng?
Luôn giữ danh sách thuốc mà người cao tuổi đang sử dụng. Cần quan tâm đến liều lượng thuốc. Danh sách thuốc sẽ gồm tất cả loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng, chẳng hạn như thuốc kê toa, thuốc không cần toa, dược liệu, vitamin… Danh sách thuốc này phải luôn mang theo khi người bệnh đến gặp bác sĩ để bác sĩ có thể xem xét lại trước khi kê cho bệnh nhân một loại thuốc thích hợp hơn.
Không nên tự ý mua thuốc tự điều trị (kể cả vitamin, dược liệu) mà thiếu sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Nếu bác sĩ gặp khó khăn trong việc nắm bắt tất cả thông tin về tác dụng phụ của thuốc nên thảm khảo ý kiến dược sĩ.
Luôn luôn sử dụng đúng liều lượng thuốc, đặc biệt đối với những loại thuốc có ghi rõ cách sử dụng như “dùng trong bữa ăn”, “trước bữa ăn một giờ”, “không sử dụng thuốc với rượu bia”, “không nên dùng thuốc này nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc…”.
Luôn hỏi thăm người kê toa về những tác dụng phụ có thể xảy ra. Đừng cho rằng sự suy giảm sức khỏe là do bệnh tật và tuổi tác. Nó có thể là hậu quả của một tác dụng phụ nào đó của thuốc.
Hormone tăng trưởng có giúp tăng chiều cao?
Thứ Hai, tháng 2 29, 2016
sống khỏe
No comments
Lợi và hại của hormone tăng trưởng
Tại sàn não người có một tuyến nội tiết gọi là tuyến yên, nó như một phần lồi lên bên dưới của đại não, kích thước tuy rất nhỏ (chỉ nặng 0,5gam) nhưng cũng rất đặc biệt với nhiều chức năng quan trọng. Đó là nơi sản sinh ra hormone tăng trưởng gọi tắt là GH (growth hormone).
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phát triển chiều cao.
Thuốc chứa hormone tăng trưởng là chế phẩm tổng hợp bằng công nghệ sinh học tái tổ hợp gen người (hGH=human growth hormon). hGH được dùng trong một số bệnh, trong đó có làm tăng chiều cao dùng cho trẻ em tuổi đang lớn có chiều cao khiêm tốn do thiếu GH (đã được xác định chắc chắn có nồng độ GH máu thấp bằng xét nghiệm).
Những người thấp, lùn thường là do thùy trước tuyến yên sản xuất GH cung không đủ cầu. Khi dùng phương pháp phóng xạ miễn dịch đã phát hiện được trong máu những người thấp lùn thường bị thiếu hụt nhiều GH so với người bình thường.
Như vậy, nếu thu được lượng GH đầy đủ, đem tiêm cho người thấp lùn còn đang ở tuổi ấu thơ thì sẽ làm cho cao lên được. Với những trẻ này, nếu không bị bệnh tuyến giáp, có chế độ ăn tốt thì sau một thời gian dùng đủ liều (theo chỉ định của thầy thuốc) có cải thiện về chiều cao, nhưng cũng ở mức hạn chế và khá tốn kém (một liệu trình điều trị khoảng 100.000USD).
Với trẻ có chiều cao khiêm tốn nhưng không do thiếu GH thì dùng hGH không có hiệu quả gì. Thông thường, việc điều trị tốt nhất là trong giai đoạn trẻ từ 3-7 tuổi và cần được duy trì liều điều trị cho đến hết tuổi dậy thì. Từ 21 tuổi trở đi, việc phát triển chiều cao đã an bài, dù có tiêm hormone tăng trưởng cũng không cao được nữa.
Vì hGH là một protein, khi uống bị enzym tiêu hóa phân hủy nên phải dùng theo đường tiêm. Khi dùng hGH không đúng chỉ dẫn mà dùng liều cao và/hoặc kéo dài thì sẽ bị các tác dụng phụ: dùng hGH ngắn hạn có thể bị giữ nước, phù, sưng ngón tay, hội chứng ống cổ tay, một số trường hợp bị to vú (nam), nhức đầu, ngủ gà, sưng đau khớp, đầy bụng.
Dùng hGH lâu dài có thể bị chứng to cực (to các đầu chi) kết hợp với một số biến chứng và tử vong, làm tăng tần suất bị đái tháo đường, tim mạch, u ác tính đường tiêu hóa hoặc có thể gây ra khối u giả trong não (pseudotumor cerebri), nhức đầu dữ dội buộc phải ngừng thuốc, nếu không sẽ bị các tổn thương khác.
Trước đây, dùng hGH từ tuyến yên người nên giá thành rất cao. Nguy hiểm nhất, sau 15 năm dùng, người sử dụng thường bị bệnh thoái hóa thần kinh, gọi là bệnh não xốp. Ngày nay, các nhà khoa học đã tạo ra được hGH tái tổ hợp (somatotropin, somatotrem) có giá thành thấp hơn trước, có thể chủ động hơn, tránh được bệnh thoái hóa thần kinh, song vẫn bị các tác dụng phụ nói trên.
Các yếu tố giúp cải thiện chiều cao
Chiều cao mỗi người phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: nhân chủng, di truyền, điều kiện sống (bao gồm dinh dưỡng và luyện tập). Người châu Âu cao hơn người châu Á, người phương Bắc cao hơn người phương Nam - đó là yếu tố nhân chủng.
Con cái mang gen quy định chiều cao của bố mẹ, ông bà. Nếu không phải là đột biến, chiều cao của con cái phụ thuộc vào chiều cao của bố mẹ. Chiều cao tăng nhiều nhất vào vài năm đầu đời và tuổi dậy thì.
Ở giai đoạn dậy thì, sẽ có khoảng thời gian mà chiều cao tăng vọt thêm 10-12 cm/năm nếu được chăm sóc dinh dưỡng tốt. Sau thời gian dậy thì và chiều cao đã phát triển hết cỡ thì không thể dùng thuốc, dù đó là hormone tăng trưởng để phát triển thêm chiều cao.
Hơn nữa, chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển chiều cao. Ví dụ, thập niên 40 (thế kỷ trước), người Nhật Bản rất thấp nhưng qua nhiều thế hệ cải thiện chế độ dinh dưỡng, đến nay, sau khoảng 60-70 năm, chiều cao của người Nhật đã được cải thiện đáng kể. Các chuyên gia khuyến cáo, muốn phát triển chiều cao thì yếu tố đầu tiên là đảm bảo chế độ dinh dưỡng từ nhỏ, nên cung cấp đầy đủ chất béo, vitamin, muối khoáng và chất xơ, đặc biệt là các chất liên quan đến chiều cao (canxi, vitamin D, các chất khoáng như magiê, vitamin B trong bữa ăn hàng ngày. Chăm chỉ tập luyện thể thao.
Thận trọng với việc dùng các chế phẩm bổ sung giúp tăng chiều cao vì trong thực phẩm chức năng (TPCN) đường uống thường không đưa hGH trực tiếp vào sản phẩm bởi sẽ bị hỏng, nếu còn lại chút ít thì vào đường ruột cũng bị enzym tiêu hóa phân hủy. TPCN chỉ đưa vào những chất mà khi uống sẽ kích thích cơ thể tự sản xuất ra GH (với lượng rất ít), có thể giúp phát triển chiều cao nhưng chỉ bổ sung khi cần.
Đối với những người đã đủ dinh dưỡng hoặc không nằm trong đối tượng chỉ định dùng, nếu dùng sẽ gây lãng phí, thậm chí còn gây hại. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hGH với hy vọng giải quyết cấp tốc chiều cao. Dùng hGH như vậy sẽ không đạt được mục đích mà còn hàm chứa nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe.
Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin
Thứ Hai, tháng 2 29, 2016
sống khỏe
No comments
Vết nứt miệng
Các vết nứt ở miệng có thể do thiếu vitamin B, kẽm và sắt. Ăn nhiều trứng, cá, lạc, các loại đậu, đậu lăng và cải bắp, bông cải xanh, ớt đỏ, cà chua để bổ sung những loại vitamin này.
Rụng tóc và phát ban
Những tình trạng này có thể do cơ thể thiếu vitamin K, E, D, B7 và A. Ngoài ra, cũng có thể do thiếu kẽm. Bơ, hoa quả khô, chuối, nấm, hạt bí ngô, ngũ cốc nguyên hạt, quả mâm xôi là những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin này.
Mụn trên toàn cơ thể
Thiếu vitamin D và A có thể gây ra tình trạng này. Cần giảm hấp thu chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa. Tăng cường sử dụng hạt lanh, hoa quả khô, ớt đỏ, khoai tây ngọt, cà rốt, quả óc chó và hạnh nhân.
Tê và ngứa
Tình trạng này có thể là một dấu hiệu thiếu vitamin B, B12, B9 và B6. Bạn cần ăn nhiều đồ biển, trứng, các loại đậu, rau lá xanh và măng tây.
Chuột rút
Chuột rút là do thiếu hụt vitamin B và các khoáng chất như magiê, canxi và kali. Nên ăn nhiều hạnh nhân, chuối, rau bina, cải bắp, táo, anh đào và quả bí ngô.
Thiếu vitamin B
Tình trạng này gây ra các triệu chứng mệt mỏi, mất ngủ, trầm cảm, rối loạn tiêu hóa và giảm cân.
Thiếu vitamin C
Thiếu vitamin C gây chảy máu lợi, khó tiêu, chảy máu mũi, chậm liền vết thương và đau khớp. Nên uống nước chanh hàng ngày để cải thiện tình hình.
Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016
7 loại thuốc không nên uống khi đói
Thứ Bảy, tháng 2 20, 2016
sống khỏe
No comments
Khi hướng dẫn sử dụng thuốc ghi “uống thuốc khi ăn”, thì bạn cần tuân theo hướng dẫn này, chúng có thể ngăn ngừa những tương tác tiêu cực như buồn nôn và bất ổn ở dạ dày.
Một số thuốc hoạt động tốt hơn khi uống cùng với thức ăn để máu có thể hấp thu chúng đúng cách.
Dưới đây là một sanh sách những loại thuốc không nên uống khi đói. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ kê đơn hoặc dược sĩ về cách dùng bất cứ loại thuốc nào.
Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
NSAID được sử dụng để điều trị đau nhờ ức chế prostaglandin, là những thụ thể đau củacơ thể. Naproxen được dùng để điều trị đau đầu, đau do viêm khớp và đau do kinh nguyệt. Ibuprogen có thể giúp giảm sốt và giảm đau nhẹ khi chữa răng.
Aspirin được coi là một loại thuốc kì diệu một phần vì khả năng dự phòng đau tim và đột quỵ do thiếu máu cục bộ gây ra bởi cục máu đông. Uống những loại NSAID này trong khi ăn có thể ngăn ngừa những vấn đề về dạ dày ruột hoặc xuất huyết ở đường tiêu hóa.
Thuốc giảm đau gây ngủ
Không giống các NSAID, các thuốc giảm đau gây ngủ là những opioid, làm giảm các tín hiệu đau trong não. Một số opioid là codein, hydrocodon, oxycodon và morphin. Để tránh buồn nôn và nôn, hãy uống những thuốc này trong khi ăn. Những thực phẩm có chất xơ đặc biệt có lợi để tránh táo bón.
Prednisone
Prednisone là nhóm thuốc có thể dưới dạng thuốc viên hoặc thuốc nước. Nó được sử dụng cho những người có lượng corticosteroid thấp, loại hormon điều tiết tuyến thượng thận giúp ức chế viêm trong cơ thể và bảo vệ chống lại các tình trạng như viêm khớp và xơ cứng rải rác.
Cần uống những thuốc này cùng với đồ ăn hoặc sữa để giúp giảm kích ứng và loét dạ dày. Nếu dùng prednisone dạng thuốc nước, Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ khuyên nên pha với nước ép trái cây, nước sốt táo hoặc bất cứ loại thực phẩm mềm nào khác.
Metformin
Metformin được sử dụng để điều trị tiểu đường týp 2. Loại thuốc này cũng cần được uống trong khi ăn để tránh tiểu tiện không tự chủ hoặc kích ứng dạ dày. Uống thuốc tiểu đường chung với đồ ăn cũng giúp ngăn ngừa đường huyết thấp.
Kháng sinh
Mỗi loại kháng sinh hoạt động theo một cơ chế khác nhau, vì vậy một số nên uống trong khi ăn, nhưng một số khác lại không nên vì có thể gây hại. Các loại kháng sinh nên uống trong khi ăn là amoxicillin, augmentin, clofazimine và một số loại khác.
Thuốc tránh thai
Uống thuốc tránh thai đúng giờ mỗi ngày là rất quan trọng để phát huy tối đa hiệu quả, nhưng bạn cũng cần uống thuốc trong bữa ăn. Uống thuốc tránh thai trong khi ăn sẽ giúp giảm thiểu buồn nôn. Ngoài ra đặt lịch dùng thuốc trùng với bữa ăn sẽ giúp bạn nhớ uống thuốc.
Thuốc kháng axit
Thuốc kháng axit làm giảm ợ nóng và khó tiêu nhờ trung hòa axit dạ dày. Bạn có thể mua những thuốc này không cần đơn nhưng cần uống thuốc trong vòng 1 giờ sau khi ăn hoặc trong bữa ăn. Tuy nhiên nếu triệu chứng khó tiêu xuất hiện ban đêm, thì hãy uống thuốc mà không cần ăn.
Thuốc tránh thai có thể ngăn ngừa ung thư
Thứ Bảy, tháng 2 20, 2016
sống khỏe
No comments
Nghiên cứu mới đây của của các chuyên gia Anh thuộc trường Trường Đại học Oxford cho thấy, thuốc tránh thai uống làm giảm nguy cơ ung thư tử cung 25% sau mỗi 5 năm sử dụng.
Thuốc tránh thai có thể ngăn ngừa ung thư
Nghiên cứu mới đây của của các chuyên gia Anh thuộc trường Trường Đại học Oxford cho thấy, thuốc tránh thai uống làm giảm nguy cơ ung thư tử cung 25% sau mỗi 5 năm sử dụng.
Theo đó, các loại thuốc này có thể bảo vệ phụ nữ khỏi nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Hormone estrogen trong thuốc tránh thai tác động và làm giảm sự hình thành tế bào ung thư ở tử cung.
Để đưa ra kết luận này, các nhà nghiên cứu của Anh dựa trên thông tin vể 27.276 phụ nữ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung. Họ phát hiện rằng, sau 10 - 15 năm sử dụng thuốc tránh thai, nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ trước tuổi 75 giảm đáng kể.
Nghiên cứu, công bố trên tạp chí The Lancet oncology, cho thấy những phụ nữ đã uống thuốc tránh thai trong 10 năm thì tỷ lệ có chẩn đoán ung thư tử cung giảm từ 2,3/100.000 xuống còn 1,3/100.000. Người phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai trong cứ mỗi 5 năm sẽ giảm khả năng bị ung thư tử cung khoảng 25%.
Nghiên cứu mới đây của của các chuyên gia Anh thuộc trường Trường Đại học Oxford cho thấy, thuốc tránh thai uống làm giảm nguy cơ ung thư tử cung 25% sau mỗi 5 năm sử dụng.
Theo đó, các loại thuốc này có thể bảo vệ phụ nữ khỏi nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Hormone estrogen trong thuốc tránh thai tác động và làm giảm sự hình thành tế bào ung thư ở tử cung.
Để đưa ra kết luận này, các nhà nghiên cứu của Anh dựa trên thông tin vể 27.276 phụ nữ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung. Họ phát hiện rằng, sau 10 - 15 năm sử dụng thuốc tránh thai, nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ trước tuổi 75 giảm đáng kể.
Nghiên cứu, công bố trên tạp chí The Lancet oncology, cho thấy những phụ nữ đã uống thuốc tránh thai trong 10 năm thì tỷ lệ có chẩn đoán ung thư tử cung giảm từ 2,3/100.000 xuống còn 1,3/100.000. Người phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai trong cứ mỗi 5 năm sẽ giảm khả năng bị ung thư tử cung khoảng 25%.
Các tác giả đã xem xét số liệu từ 36 nghiên cứu gồm 143.000 phụ nữ và ước tính trong 50 năm qua thuốc tránh thai uống đã ngăn ngừa được 400.000 ca ung thư nội mạc tử cung.
Nghiên cứu cũng thấy rằng hiệu quả bảo vệ khỏi ung thư của thuốc tránh thai uống có thể kéo dài trên 30 năm sau khi người phụ nữ ngưng uống thuốc. Uống thuốc tránh thai trong thời gian càng dài thì nguy cơ bị ung thư nội mạc càng giảm.
Trước đó, năm 2008, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng thường xuyên uống thuốc tránh thai trong 15 năm có thể làm giảm một nửa nguy cơ ung thư buồng trứng.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng nguy cơ về sức khỏe do thuốc ngừa thai là điều bạn phải cân nhắc khi sử dụng. Thực tế, ung thư nội mạc tử cung có thể phát hiện sớm và chữa khỏi.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng nguy cơ về sức khỏe do thuốc ngừa thai là điều bạn phải cân nhắc khi sử dụng. Thực tế, ung thư nội mạc tử cung có thể phát hiện sớm và chữa khỏi.
Dung dịch bù nước và điện giải: Pha không đúng sẽ gây hại
Thứ Bảy, tháng 2 20, 2016
sống khỏe
No comments
Thấy con bị tiêu chảy, dù chưa biết nguyên nhân chị Yến chạy ngay ra hiệu thuốc mua vài gói oresol về pha cho con uống. Kiến thức này chị nghe trên đài, ti vi nhiều rồi.
Chị nhớ như in nguyên tắc đầu tiên là phải bù nước và điện giải. Vì thế, nên khi mua thuốc về, chị pha nửa gói vào cái bát tô to rồi ép cho con uống. Hai mẹ con đánh vật với nhau đến là vất vả. Con chị vừa uống, vừa phun ra, rồi có lúc còn đạp đổ cả bát. Thế nhưng chị vẫn kiên trì vì sợ con bị mất nước.
Mỗi lúc uống thuốc là thằng bé lại nhăn nhó khóc mếu, không chịu uống. Chị Nhàn hàng xóm thấy vậy chạy sang giúp một tay. Nếm dung dịch chị Nhàn thấy mặn chát:
- Chị pha oserol có đúng tỷ lệ không mà em thấy mặn quá.
- Chị đổ nửa gói vào cái bát này rồi cho đầy nước vào.
- Trời ơi, chị pha như vậy là không đúng cách rồi. Dạo trước thằng cu nhà em đi bệnh viện, em cũng pha đại khái như chị và được bác sĩ giải thích cặn kẽ.
Bác sĩ bảo một gói oserol này cần phải pha với đúng 1 lít nước đun sôi để nguội, không được pha oresol trong nước khoáng mặn hay nước khoáng ngọt. Sau khi cho nước vào phải quấy đều. Với tỷ lệ này ta sẽ có được dung dịch đẳng trương dùng cho người mất muối và nước nhẹ độ I (nghĩa là có mất muối, nước nhưng da không nhăn nheo, chưa có rối loạn nặng cân bằng muối - nước, người bệnh còn tỉnh táo, uống được).
- Quan trọng thế sao hả em. Chị nghĩ cứ pha với nước là được mà?
- Nếu pha không đủ 1 lít nước cho 1 gói bột oresol ta sẽ có dung dịch oresol đậm đặc hơn yêu cầu giống như ăn canh mặn, nước trong tế bào phải thoát ra ngoài để cân bằng và tế bào sẽ bị mất nước sẽ gây hại cho cơ thể.
Với tiêu chảy nhẹ (tương ứng với mất nước và muối nhẹ), cần cho trẻ uống từng ít một, tùy theo tình trạng mất nước muối, tuổi, cân nặng mà cho uống bù vừa đủ, tránh bù thừa sẽ lại gây rối loạn cân bằng điện giải. Oresol đã pha ra phải dùng hết trong ngày. Không dùng hết phần dung dịch còn thừa phải bỏ đi không được dùng để uống sang ngày hôm sau vì dung dịch để qua đêm có thể bị chua, nhiễm khuẩn…
Nghe lời chị Nhàn, chị Yến đã đi pha lại oserol theo đúng tỷ lệ.